Cơ Chế Thu Hút Sự Tham Gia Của Các Thành Phần Kinh Tế

136


trường và UBND thành phố, huyện nơi địa bàn có nhiều khách du lịch tăng cường công tác kiểm tra, thiết lập đường dây nóng, yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá công khai. Khắc phục được cơ bản về tình trạng nâng giá, ép giá bắt chẹt khách của một số cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống, …

Việc thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, ăn uống còn thất thoát nhiều, tuy đã có nhiều giải pháp quản lý thu thuế nhưng vẫn chưa khắc phục được việc các doanh nghiệp trốn thuế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải tự động nâng giá trong các dịp lễ hội, mùa trọng điểm du lịch như lễ, tết... trong nhiều năm qua tuy đã hạn chế rất nhiều, đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, có giải pháp hữu hiệu để quản lý tốt hơn nhằm làm lành mạnh môi trường du lịch.

4.3.2.3. Cơ chế thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế

Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo cho các doanh nghiệp dân doanh được kinh doanh ở mọi địa bàn, không bị hạn chế về quy mô kinh doanh, có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh liên kết với các DNNN. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trên thị trường và đều thực hiện nghiêm các quy định về quản lý theo pháp luật.

Để tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý, chính sách của mình, cụ thể:

- Rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư, loại bỏ những chính sách không còn phù hợp với yêu cầu hội nhập trong nước và quốc tế, bổ sung các ưu đãi về giá thuê đất, về tỷ lệ hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh du lịch. Đồng thời tỉnh cần xây dựng và hoạch định chính sách ưu đãi đầu tư cho các ngành nghề có triển vọng cạnh tranh lâu dài trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp lý của tỉnh có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng để loại bỏ các quy định không còn phù hợp với các chuẩn định quốc tế bởi nước ta đã chính thức trở thành thành viên WTO.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Tích cực triển khai các chính sách, luật pháp của Chính phủ mới ban hành theo chương trình đổi mới và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hơn lúc nào hết chính quyền tỉnh Ninh Bình cần phải nhạy cảm, năng động sáng tạo và nắm bắt kịp thời sự đổi mới để giúp các doanh nghiệp thực sự yên tâm

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 19

137


phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, tạo sức cạnh tranh chính đáng cho môi trường sản xuất, kinh doanh của địa phương.

4.3.3. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững

4.3.3.1. Về tổ chức bộ máy và nhân sự

Trong xây dựng tổ chức bộ máy QLNN nói chung và QLNN về kinh tế nói riêng, việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Văn kiện Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ một khuyết điểm của tổ chức bộ máy hành chính là “chức năng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành của tổ chức, bộ máy chưa được quy định rõ ràng, hợp lý” [8, tr.160] và đề ra nhiệm vụ: “Tập trung xây dựng, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức, hoạt động, lề lối làm việc của cơ quan nhà nước, trước hết là cơ quan hành pháp” [8, tr. 195].

Đối với hoạt động QLNN về du lịch ở tỉnh Ninh Bình hiện nay cần xác định rõ, QLNN về kinh tế nói chung và đối với du lịch nói riêng là chức năng của chính quyền cấp tỉnh, còn sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch là cơ quan chức năng giúp UBND tỉnh quản lý toàn bộ mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Để xác định đúng chức năng và thực hiện tốt chức năng QLNN đối với hoạt

động du lịch trên địa bàn tỉnh, cần làm tốt một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, xác định đúng chức năng QLNN đối với du lịch trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh thống nhất QLNN về hoạt động du lịch trên địa bàn và giao cho sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch là cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp quản lý điều hành nhà nước về hoạt động du lịch đối với các DNNN, các doanh nghiệp dân doanh chuyên kinh doanh du lịch.

Thứ hai, thực hiện chức năng quản lý thống kê. Cần có quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương việc chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế cho các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh. Hiện nay chỉ có các doanh nghiệp trực thuộc sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch quản lý có báo cáo định kỳ, còn các DNNN trung ương và các tỉnh kinh doanh trên địa bàn, các doanh nghiệp dân doanh, … không báo cáo. Muốn có số liệu tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của các đơn vị nói trên, sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch phải lấy số liệu của Cục thống kê, dẫn đến hiệu lực QLNN bị hạn chế.

Thứ ba, thực hiện chức năng tổ chức đăng ký kinh doanh, đảm bảo cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh một cách thuận tiện, phù hợp với quy mô, phạm

138


vi hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ tư, Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát. Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch phải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống các hành vi lũng đoạn thị trường, kinh doanh lữ hành trái phép, trốn lậu thuế, … Đẩy mạnh hoạt động của đội kiểm tra liên Ngành nhằm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường xã hội, ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất là Luật Du lịch, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của QLNN về du lịch ở cấp tỉnh. Xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật. những trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Từng bước thiết lập trật tự kỷ cương trên thị trường, tạo nên sự công bằng, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tìm kiếm lợi nhuận bất chính.

Các nội dung mà UBND tỉnh quan tâm tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: công tác cổ phần hóa DNNN về du lịch, thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về thuế, giá cả...

Để làm tốt chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn cần sắp xếp, chấn chỉnh,

đổi mới tổ chức bộ máy QLNN đảm bảo các yêu cầu sau:

- UBND tỉnh thống nhất QLNN đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn.

- Sắp xếp chấn chỉnh, đổi mới tổ chức bộ máy nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước về du lịch. Tăng cường công tác quản lý bằng pháp luật, chính sách kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện để phát huy tính năng động sang tạo, tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, thương nhân.

- Bảo đảm được sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương thông qua hệ thống văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn và hệ thống kiểm tra, thanh tra trong mối quan hệ trên dưới, ngang dọc.

Từ những yêu cầu đó, Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch vừa chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh vừa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Tổng cục Du lịch về thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật đối với hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.

4.3.3.2. Về tổ chức quản lý và phát triển du lịch

 Điều hành thực hiện quy hoạch

139


Xây dựng quy hoạch phải mang tính đột phá trên cơ sở quan điểm phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực sau năm 2010; dự báo các yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển du lịch của tỉnh; dự báo các chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn, khắc phục bằng được tính chủ quan duy ý chí, đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng và địa phương triển khai thực hiện quy hoạch; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó phải làm rõ tiến độ thực hiện các chỉ tiêu theo dự báo, tìm ra nguyên nhân đạt và chưa đạt, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện quy hoạch. Sau khi có quy hoạch tổng thể cần tổ chức quy hoạch chung các cụm, khu, điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư. Việc quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch thì Nhà nước chỉ định hướng các tiêu chí, loại hình theo quy hoạch chung, phần còn lại để nhà đầu tư tự quy hoạch; thực hiện việc này thì nhà đầu tư sẽ quy hoạch theo ý tưởng đầu tư và phù hợp với loại hình kinh doanh của họ, đồng thời Nhà nước sẽ không phải tốn kinh phí để quy hoạch chi tiết.

Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề du lịch truyền thống, tiêu biểu. Sắp xếp lại hệ thống bán hàng lưu niệm tại các khu, điểm du lịch, hình thành các khu phố, trung tâm bán hàng đặc sản, lưu niệm theo các tour du lịch.

Quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa việc xây dựng các công trình, nhà ở của nhân dân theo hướng đảm bảo các quy định về mật độ, tầng cao, thẩm mỹ, tránh phá vỡ cảnh quan kiến trúc. Chỉnh trang khu trung tâm thành phố Ninh Bình; thực hiện tốt công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển kiến trúc đặc thù của Ninh Bình. Khuyến khích xây dựng các công trình có kiến trúc đặc thù của ĐBDTTS, gắn với việc khai thác tài nguyên nhân văn, tô đậm bản sắc văn hóa của ĐBDTTS địa phương để tạo ra điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch.

 Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ

Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của Ninh Bình là du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh; du lịch văn hóa - lịch sử, trong đó có du lịch làng quê; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu. Những sản phẩm du lịch cụ thể được phát triển trên cơ sở định hướng những loại hình du lịch đặc trưng đã xác định trên. Những sản phẩm này có thể bao gồm:

* Nhóm các sản phẩm thăm quan danh lam thắng cảnh:

140


- Cảnh quan quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An

- Cảnh quan Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư.

- Cảnh quan Vân Long - Địch Lộng, Kênh Gà - Vân Trình - động Hoa Lư.

- Cảnh quan vùng Tam Điệp, các hồ Yên Thắng, Yên Đồng

- Cảnh quan vùng làng quê Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô.

* Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa:

- Các di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư - nhà nước phong kiến tập quyên đầu tiên của Việt Nam tồn tại 42 năm qua 3 triều đại (nhà Đinh, tiền Lê và mở đầu nhà Lý), nơi phát tích của 3 vị Đế Vương

- Các di tích lịch sử văn hóa khu vực Tam Cốc - Bích Động gắn liền với cuộc

đời sự nghiệp vua Trần Thái Tông

- Các công trình văn hóa tâm linh tôn giáo mà tiêu biểu là nhà thờ đá Phát Diệm và chùa Bái Đính…

- Các lễ hội văn hóa tâm linh

- Các làng Việt và làng nghề truyền thống tiêu biểu cho văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư

* Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái:

- Du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Tràng An.

- Du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương

- Du lịch sinh thái ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long

* Nhóm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần ở

các vùng cảnh quan:

- Du lịch nghỉ dưỡng vùng sinh thái Vân Long.

- Du lịch nghỉ dưỡng hồ (Cúc Phương, Đồng Chương, Yên Thắng, Yên Đồng).

- Du lịch nghỉ dưỡng Kênh Gà.

- Du lịch cuối tuần Thạch Bích-Thung Nắng (Ninh Hải, Hoa Lư), Vân Long.

- Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí sân golf 54 lỗ hồ Đồng Thái.

- Vui chơi giải trí hồ nước.

Thời gian qua, trong bối cảnh “Việt Nam là nơi duy nhất còn lại ở Châu Á chưa từng được khám phá”, Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng được khách du lịch quốc tế quan tâm chú ý.

Tuy nhiên, cho đến nay ở Ninh Bình đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã bị khai thác quá mức, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch Ninh Bình cùng với sự xuống cấp của một số khu, điểm du lịch.

141


Để khắc phục những hạn chế trên đây, cần thiết phải có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch ở Ninh Bình. Một số hướng cơ bản để giải quyết vấn đề trên đây cần được xem xét bao gồm:

- Tiến hành điều tra đánh giá một cách chính xác về hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính của Ninh Bình và những tiềm năng còn chưa được khai thác.

- Tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là ở các khu vực tập trung tài nguyên du lịch có giá trị cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại hệ thống các cơ sở dịch vụ, bao gồm cả các cơ sở lưu trú theo tiêu chuẩn phân loại đã được Tổng cục Du lịch ban hành và có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở những quy định đã thống nhất cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không bị xuống cấp.

Trong hệ thống khách sạn - nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn của các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực này (ví dụ các dịch vụ về bảo hiểm; y tế; ngân hàng; hàng không; bưu điện; thông tin về các dịch vụ ở những điểm du lịch khác; các dịch vụ về vui chơi giải trí như trò chơi điện tử..; các dịch vụ giặt là; vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe...).

- Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng nhiều loại hình vui chơi -giải trí ở các điểm hiện có, xây dựng các điểm vui chơi giải trí mới, đặc biệt vui chơi giải trí cao cấp như sân Golf. ở mỗi điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và các hình thức vui chơi giải trí. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch.

- Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật và dân tộc cao. Đây sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn bởi mục đích của phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam (khoảng 70%) là để tìm hiểu đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ trước đến nay, sản phẩm du lịch này chưa được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nên còn đơn điệu và kém hấp dẫn. Cần có chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với các nghệ nhân tham gia thực hiện các chương trình phục vụ du khách. Trong vấn đề này cần thiết phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa ngành du lịch và ngành văn hóa.

- Tiến hành phân loại, hệ thống hóa và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến, quảng cáo đối với loại sản phẩm này.

142


- Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm điêu khắc đá, các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý tại các trung tâm du lịch. Nên có những quy định đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này cho khách du lịch.

- Khuyến khích việc quy hoạch lại các làng nghề truyền thống, đặc biệt ở Hoa Lư, Kim Sơn để phục vụ khách du lịch. ở đây cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân địa phương.

 Đầu tư cơ sở phát triển du lịch

Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù riêng của ngành cũng như trong điều kiện cụ thể của du lịch Việt Nam nói chung, của Ninh Bình nói riêng, cơ cấu đầu tư phát triển du lịch ở Ninh Bình cần bao gồm những nội dung cơ bản sau:

* Đầu tư xây dựng các khu du lịch: Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với du lịch cả nước.

Cho đến nay ở vùng du lịch Bắc Bộ và trên phạm vi cả nước, đã và đang hình thành tương đối rõ các tuyến, điểm du lịch, tuy nhiên những khu du lịch với đầy đủ ý nghĩa của nó bao gồm các sản phẩm du lịch đặc sắc có sức hấp dẫn và sức cạnh tranh với các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ tương ứng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách, với những chính sách, mô hình tổ chức quản lý và đội ngũ lao động tốt, hiện còn rất hạn chế. Điều này đã hạn chế sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung, của các địa phương nói riêng, trong đó có Ninh Bình. Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư xây dựng phát triển các khu du lịch, đặc biệt là các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, là một hướng ưu tiên đầu tư và là yêu cầu bức xúc đối với sự phát triển của du lịch Ninh Bình nói riêng và đối với du lịch vùng du lịch Bắc Bộ cũng như du lịch cả nước nói chung.

- Ưu tiên hàng đầu để hoàn thành việc đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An - Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư thành khu du lịch quốc gia: Hoàn thành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Cố đô Hoa Lư; đồng bộ và hoàn chỉnh quần thể di tích và các công trình dịch vụ du lịch ở khu vực núi, chùa Bái Đính; Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giữa các khu vực khu du lịch sinh thái Tràng An - Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư - núi chùa Bái Đính…; xây dựng một số hạng mục dịch vụ du lịch ở khu vực trung tâm khu du lịch sinh thái Tràng An; xây dựng các công trình dịch vụ du lịch ở Tam Cốc - Bích Động theo quy hoạch.

143


- Không gian du lịch Trung tâm thành phố Ninh Bình: kêu gọi vốn đầu tư, xây dựng khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, hội nghị… Chuẩn bị cơ sở về đào tạo, tuyên truyền quảng bá…

- Đối với khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương: Với khu vực này, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông đến các điểm du lịch); xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống “cáp treo sinh thái” xuyên rừng nguyên sinh (dạng cầu treo dưới tán rừng) để phục vụ khách tham quan; phát triển khu sinh thái ở khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương; xây dựng khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước khoáng nóng Kỳ Phú; xây dựng khu bến thuyền du lịch quy mô nhỏ để phục vụ khách tham quan theo tuyến đường sông Hoàng Long.

- Đối với vùng ven biển huyện Kim Sơn: Đầu tư xây dựng quy hoạch khu nuôi trồng hải sản ven biển, khu trồng và chế biến các sản phẩm cói (làng nghề); đầu hình thành các khu nuôi trồng hải sản, các làng nghề trồng và chế biến các sản phẩm từ cói; xây dựng “khu ẩm thực” với quy mô thích hợp (theo định hướng của quy hoạch) ở khu vực Kim Sơn để phục vụ khách du lịch và dân địa phương; xây dựng một số cơ sở dịch vụ du lịch thích hợp (lưu trú, vui chơi giải trí…) để phục vụ khách tham quan.

- Đối với khu suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn tự nhiên Vân Long - chùa Địch Lộng - động Hoa Lư: hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và khu trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long; hoàn thiện bến thuyền du lịch ; tôn tạo Chùa Địch Lộng xây dựng một số hạng mục dịch vụ; hoàn thiện khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước khoáng nóng Kênh Gà.

- Không gian du lịch thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn: Với không gian du lịch này, ưu tiên đầu tư xây dựng và hoàn thiện có chất lượng cao khu sinh thái miệt vườn Tam Điệp , đặc biệt là miệt vườn đào phai để phục vụ kịp thời khách du lịch, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa quan trọng trên địa bàn (đền Dâu, đền Quán Cháo…); xây dựng cơ sở hạ tầng đến động Tam Giao, động Bà chúa Mát, động Trà Tu.

- Khu du lịch hồ Yên Thắng - hồ Đồng Thái - động Mã Tiên - cửa Thần Phù: Với khu du lịch này, hoàn thành và khai thác hạng mục của khu du lịch vui chơi giải trí và thể thao hồ Yên Thắng và xây dựng các dịch vụ kèm theo để phục vụ khách tham quan…

* Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch:

Trong xu thế du lịch Việt Nam hội nhập với du lịch khu vực và thế giới thì các tiêu chuẩn về dịch vụ khách du lịch phải được nâng cao phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống khách sạn và các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023