Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Đường Sông Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Việt Nam


Ở các khu vực khác, hoạt động DLĐS cũng diễn ra sôi nổi và giữ vai trò quan trọng trong phát triển DL, đặc biệt ở những quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Từ Seoul (Hàn Quốc), Thượng Hải, Quảng Châu (Trung Quốc), Bangkok (nay là Krung Thep Maha Nakhon, Thái Lan), Phnom penh (Campuchia), Singapo hay Kuala Lumpur (Malaixia)... Mỗi nơi đều có những chương trình DL bằng thuyền rất hấp dẫn trên các con sông trong TP, đây luôn là những chương trình DL ưa thích trong chương trình khám phá dành cho khách nước ngoài (Nguyễn Thị Hồng Diệu & Vũ Diệu Ngân, 2014). Hoạt động DLĐS chủ yếu ở đây là du thuyền ngắm cảnh và tham quan các điểm DL ven sông. Đặc biệt, ở một số quốc gia châu Á còn có sản phẩm DLĐS đặc trưng là hoạt động chợ nổi trên sông, tiêu biểu là chợ nổi Damnoen Saduak ở tỉnh Ratchaburi và chợ nổi Talat Nam Wat Bang Pramung ở thủ đô Bangkok (nay là Krung Thep Maha Nakhon) của Thái Lan, chợ nổi Cái Răng của Việt Nam... Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới hoạt động DLĐS cũng được diễn ra sôi nổi như trên các sông Colorado, Mississipi, Niagara ở Hoa Kỳ, trên sông Brisbane ở Úc, sông Nile từ TP đền Luxor tới Aswan - điểm cực Nam của Ai Cập…

1.2.1.1. Ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển DLĐS. Mặc dù được khai thác khá muộn, nhưng DLĐS cũng được hình thành ở một số địa phương trong cả nước, tiêu biểu như ở tỉnh Quảng Bình, TP. Huế, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đặc biệt là Cần Thơ...

Xu hướng trong phát triển DLĐS ở mỗi địa phương gắn liền với những đặc điểm riêng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tài nguyên DL ven sông, do đó mà DLĐS cũng mang những sắc màu riêng cho mỗi địa phương. Ở Quảng Bình DLĐS được khai thác ở trên dòng sông Son và sông Chày, DLĐS theo hướng khai thác các giá trị tự nhiên của con sông kết hợp với tài nguyên DL tự nhiên. Sản phẩm DLĐS chủ yếu là du thuyền, chèo thuyền, các hoạt động vui chơi, thể thao, giải trí trên sông và hoạt động ăn uống, nghỉ dưỡng ven sông. Còn ở TP. Huế DLĐS được khai thác trên dòng Hương Giang, DLĐS ở đây lại gắn liền với các giá trị văn hóa, tâm linh của con sông như vị trí, ý nghĩa văn hóa của con sông đối với người dân xứ Huế, cảnh quan ven sông, điểm đến là những tài nguyên DL văn hóa nổi tiếng của TP. Huế, ẩm thực, nhã nhạc cung đình Huế… Ở TP. Hồ Chí Minh hoạt động DLĐS có xu hướng lại mang âm hưởng hiện đại gắn với


các phương tiện hiện đại như loại hình xe buýt trên sông và du thuyền. Sản phẩm DLĐS chủ yếu là du thuyền và các hoạt động ăn uống, nghỉ dưỡng. Còn các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long thì DLĐS lại có xu hướng gắn liền với chợ nổi khai thác hoạt động du thuyền, chèo thuyền, mua sắm và trải nghiệm văn hóa, ẩm thực,... trong đó, sản phẩm DL nổi tiếng nhất là chợ nổi Cái Răng ở TP. Cần Thơ (Nguyễn Trọng Nhân, 2019).

Nhìn chung, DLĐS là một trong những loại hình DL phát triển ở trên thế giới và ở Việt Nam cũng đang dần đưa và khai thác dựa vào thế mạnh của từng địa phương. Ở mỗi châu lục, quốc gia, vùng miền thì DLĐS lại mang những nét độc đáo riêng gắn liền với đặc tính tự nhiên của khu vực con sông chảy qua, các giá trị lịch sử, văn hóa, tài nguyên DL ở ven sông để tạo được những sản phẩm DL hấp dẫn riêng, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

1.2.1.1. Trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

- Phát triển du lịch đường sông ở Đức

Đức là quốc gia có nhiều sông lớn, hoạt động DLĐS cũng đã sớm được khai thác tại đây, trong đó hoạt động du thuyền rất phát triển. Du thuyền được tổ chức ở tàu nhà hàng trên sông hoặc trên các thuyền có kích thước lớn với phong cách sang trọng tương tự như trên tàu DL đại dương lớn bao gồm: phòng ngủ chất lượng cao, hồ bơi, phòng xông hơi khô, trung tâm thể dục, spa, tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện, thư viện và phòng truyền thông… Tàu DL trên sông có kích thước lớn hơn cũng có thể tổ chức các buổi hội thảo và thuyết trình cũng như các hoạt động giải trí văn hóa. Mỗi hành trình, trên mỗi tàu luôn được trang bị xe đạp, khi đến các điểm chỉ định sẽ sử dụng xe đạp tham quan điểm DL dọc con sông. Do đó, đã làm xuất hiện thuật ngữ “bootwandern” của Đức đề cập đến việc chia sẻ phương thức đi lại giữa thuyền và đi bộ đường dài hoặc đi xe đạp, cho phép hành khách ở trên tàu vào ban đêm. Nguyên tắc tương tự cũng phù hợp với xe đạp và ca nô (Prideaux and Copper, 2009). Hoạt động này thường được công ty kinh doanh về các hoạt động DLĐS tổ chức với các chuyến đi trong ngày hoặc dài ngày. Du thuyền được khai thác trên sông Rai nơ và sông Enbơ với nhiều chương trình xây dựng ngắm cảnh, tham quan khám phá các điểm DL hấp dẫn dọc ven sông của nước Đức và nhiều quốc gia láng giềng có sông chảy qua như Hà Lan, Séc, Pháp, Thụy Sĩ…

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 8


Do đó, dọc con sông được thiết kế những con đường đi bộ, đi xe đạp, các giá trị văn hóa hai bên bờ sông đều được gìn giữ và bảo tồn.

- Phát triển du lịch đường sông ở Hungary

Sông Đa Nuýp chảy qua trung tâm của thủ đô Budapest, nó trở thành biểu tượng của vẻ đẹp thơ mộng tô điểm cho TP được mệnh danh là “trái tim châu Âu” và cũng là địa điểm thu hút khách DL khi đến thăm nơi này. Trên sông Đa Nuýp khai thác tuyến du thuyền để ngắm cảnh, kết hợp ngắm cảnh và thăm thú các điểm DL hai bên bờ sông. Hệ thống các bến bãi được xây dựng xen kẻ dọc hai bên bờ sông ở trước các điểm DL, mua sắm, giải trí giúp khách DL chủ động trong việc lên xuống tham quan. Giá vé du thuyền không cao, có thể mua các loại vé khác nhau như theo tuyến, giờ, ngày, vé tháng hoặc vé được tích hợp trong vé xe buýt, tàu điện ngầm, do đó, khách DL dễ dàng khi muốn tham gia DLĐS. Việc quản lý hoạt động du thuyền cũng được giao cho doanh nghiệp khai thác dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước, vậy nên, không có hiện tượng chèo kéo khách DL. Dọc sông có nhiều cây cầu bắc qua nối liền hai phần TP là Buda cổ kính và Pest hiện đại, như cầu Xích (Széchenyi Lánchíd), cầu Tự do (Szabadság-híd), cầu treo bằng sắt Elisabeth,... mỗi cây cầu đều có kiến trúc đặc sắc riêng, là điểm DL hấp dẫn tượng trưng cho Budapest. Hai bên bờ sông là những cung đường, phố đi bộ và xe đạp, tàu điện để khách DL vãn bộ ngắm cảnh. Hằng năm, dọc bờ sông cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao như: Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội pháo hoa, cuộc thi đua máy bay dọc sông rất thu hút khách DL. Bên cạnh đó, ở phần thượng và hạ nguồn sông Đa Nuýp và trên nhiều hệ thống sông khác ở Hungary cũng khai thác hoạt động chèo thuyền rất thu hút các nhóm khách đặc biệt dịp cuối tuần.

- Phát triển du lịch đường sông ở Hà Lan

Thành phố Amsterdam được biết đến là TP của DL sông nước và kênh rạch. Ở đây có hệ thống kênh đào chằng chịt xây dựng nên sản phẩm DL đặc trưng riêng. Sản phẩm DL chủ yếu là du thuyền trên các kênh và sông chảy ra biển trên vịnh Amsterdam rất thu hút khách DL. Ngoài ra, một trong những sản phẩm DL độc đáo chính là ngôi làng Giethoorn, đây là làng không có đường đi, những ngôi nhà mái tranh được xây dựng dọc theo các con kênh uốn lượn và liên kết với nhau bởi những cây cầu gỗ, phương tiện di chuyển chính là thuyền bè đã tạo nên sản phẩm DL đặc sắc cho Hà Lan. Bên cạnh


đó, các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí trên các nhà thuyền với các dịch vụ cao cấp hay mang bản sắc địa phương rất thu hút khách DL.

- Phát triển du lịch đường sông ở Trung Quốc

Hoạt động DLĐS được khai thác rất sớm, gắn liền với sự ra đời của tàu hơi nước ở Trung Quốc. Hoạt động DLĐS phát triển mạnh trên sông Dương Tử (Trường Giang) chủ yếu là du thuyền với sự tham gia ngày càng tăng của khách nội địa. Sau đó, hoạt động DLĐS được đổi mới sử dụng các tàu sang trọng với hoạt động du thuyền ngắm cảnh với các kỳ quan ở Tam Hiệp, hay tuyến DL liên vùng bằng đường sông giữa Trùng Khánh và Vũ Hán. Trung Quốc cũng đầu tư xây dựng các điểm DL ven các sông gắn liền với văn hóa bản địa phục vụ khai thác DL, các dịch vụ du thuyền được cung cấp với các tàu lớn nhỏ, đa dạng các dịch vụ nhằm phục vụ cho khách DL (Prideaux, 2009). Hiện nay, Phượng Hoàng Cổ Trấn trên sông Đà Giang là một trong những điểm nổi tiếng về khai thác DLĐS. Các sản phẩm DL được khai thác tại đây như là hoạt động giải trí trên bờ như đi bộ, tham quan, khám phá văn hóa địa phương, hoạt động chèo thuyền ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, ăn uống ven sông. Việc khai thác các hoạt động trên, kết hợp với việc xây dựng được hình ảnh, văn hóa, ẩm thực đã tạo nên sức hút lôi cuốn của điểm DL trên sông Đà Giang .

- Phát triển du lịch đường sông ở Thái Lan

Ở Thái Lan, DLĐS khai thác trên sông Chao Phraya và các sông, kênh rạch ở tỉnh Ratchaburi. Trên sông Chao Phraya hoạt động DL chủ yếu là du thuyền ngắm cảnh và ăn uống trên tàu. Ở đây xây dựng hệ thống bến bãi gần các điểm DL, do đó rất thuận lợi để khách DL tham gia hoạt động DLĐS kết hợp với việc tham quan điểm DL hai bên bờ sông. Chợ nổi Damnoen Saduak ở tỉnh Ratchaburi là điểm DL hấp dẫn. Tại đây khách DL được ngồi trên thuyền chèo tay khám phá chợ nổi, tham quan, mua sắm, ăn uống trải nghiệm văn hóa, dịch vụ trên khu chợ nổi. Ngoài ra, ở thủ đô Krung Thep Maha Nakhon còn có chợ nổi Talat Nam Wat Bang Pramung diễn ra chủ yếu vào cuối tuần với hoạt động DLĐS chủ yếu là chèo thuyền, mua sắm và thưởng thức văn hóa ẩm thực.

- Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Brisbane nước Úc

Thành phố Brisbane thuộc bang Queensland và là TP lớn thứ ba của nước Úc nằm bên dòng sông Brisbane. Đây cũng là một trong những trung tâm về DL của nước Úc và DLĐS cũng là loại hình DL rất phát triển ở đây. Hoạt động DLĐS ở TP. Brisbane


được khai thác trên sông Brisbane với sản phẩm chủ yếu là du thuyền và đi xe đạp dọc bờ sông. Chính quyền TP đã xây dựng hệ thống các bến tàu dọc theo bờ sông, vị trí các bến tàu được xây dựng gần với các điểm DL dọc bờ sông để khách DL có thể dễ dàng lên, xuống tham quan DL. Các tuyến du thuyền được phân bổ theo khung giờ cố định trong ngày với các điểm lên xuống theo quy định sẵn. Vé du thuyền được bán tại các quầy bán vé tự động, các điểm dịch vụ… Đặc biệt, với loại vé Go card sử dụng được cho việc bất cứ phương tiện công cộng bất kỳ của TP, bao gồm xe bus, tàu điện, du thuyền, xe đạp trong vùng được quy định. Du thuyền dọc bờ sông Brisbane được khai thác không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tham quan, ngắm cảnh, giải trí mà đây cũng được xem như là một phương tiện công cộng của TP. Brisbane. Bên cạnh hoạt động du thuyền, TP. Brisbane còn xây dựng đường dành cho xe đạp, đi bộ, chủ yếu là tuyến đường dọc sông Brisbane để thưởng thức cảnh quan kết hợp tham quan các điểm DL dọc sông, tạo môi trường DL thân thiện (Hoàng Hà, 2019).

1.2.2.2. Ở Việt Nam

- Phát triển du lịch đường sông ở Quảng Bình

Hoạt động DLĐS ở Quảng Bình gắn liền với các sản phẩm DLĐS trên sông Son và sông Chày thuộc khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Trên sông Son chủ yếu khai thác tuyến du thuyền ngắm cảnh đôi bờ sông kết hợp điểm đến tham quan hệ thống hang động karst Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc xuôi ngược về hạ lưu để ngắm cảnh, tham quan các điểm DL địa phương như làng Trằm, làng Mé, làng Phong Nha, lồng nuôi cá trắm, làng nấu rượu Gia Hưng (tuy nhiên tuyến này rất ít khai thác). Bên cạnh đó, dọc bờ sông chủ yếu thuộc khu vực thị trấn Phong Nha có rất nhiều cơ sở ăn uống, giải trí, nghỉ dưỡng ven sông được xây dựng khai thác không gian cảnh quan, khí hậu vùng sông nước sơn cước đáp ứng nhu cầu khách DL. Trên sông Chày (Trooc) hoạt động DLĐS được khai thác đa dạng bao gồm: Khu liên hợp thể thao dưới nước Chày Lập Riverside kết hợp hệ thống nhà hàng, cà phê bên bờ sông Chày, hoạt động du thuyền trên sông và cắm trại ven sông. Khu liên hợp thể thao dưới nước Chày Lập Riverside với các môn thể thao dưới nước hấp dẫn như: chèo thuyền (kayak, thuyền thúng, xuồng, SUP nước, đi xe đạp nước...). Hệ thống nhà hàng, cafe bên bờ sông Chày và khu nghỉ dưỡng Chày Lập phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của khách DL. Hoạt động cắm trại ven sông cũng rất phổ biến với gói


dã ngoại cắm trại qua đêm tại trung tâm thể thao dưới nước tại thôn Chày Lập, hoặc kết hợp đạp xe đạp tham quan các điểm DL địa phương. Tại đây còn rất hấp dẫn bởi các loại hình DL mạo hiểm trên sông ở khu vực Hang Tối như: trò chơi đu dây mạo hiểm qua sông (zip-line), tắm bùn, tham gia trò chơi dưới nước hay chinh phục hang Tối rất hấp dẫn (Chày Lập Farmstay, 2017). Bên cạnh đó, dọc hai bên bờ sông đã có nhiều cơ sở lưu trú, kết hợp ăn uống do người dân bản địa tự xây dựng khai thác đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Tuy nhiên, việc xây dựng tự phát đã ảnh hưởng một phần tới hệ sinh thái và vẻ đẹp tự nhiên của con sông.

- Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Huế

Ở TP. Huế DLĐS chủ yếu khai thác trên sông Hương chảy qua trung tâm TP với loại hình du thuyền ngắm cảnh, thưởng thức Ca Huế trên sông Hương và đặc sản địa phương. Hoạt động này đã trở thành sản phẩm DL mang đặc trưng riêng cho xứ Huế. Bên cạnh đó, tại Huế còn khai thác tuyến du thuyền dọc sông kết hợp thăm điểm DL dọc sông như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng, đại Nội, chợ Đông Ba... Trên sông Hương có tàu nhà hàng nổi Sông Hương với kiến trúc hình bông hoa Sen là địa điểm giải trí, ăn uống hấp dẫn. Dọc bờ sông xây dựng tuyến đường bộ, công viên ven sông và phố đi bộ Huế ở bờ Nam từ cầu Trường Tiên lên cầu Phú Xuân là điểm DL vãn bộ rất được ưa chuộng.

- Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã khai DLĐS trên nhiều tuyến đường sông khác nhau với hoạt động chủ yếu là du thuyền bằng phương tiện ca nô hoặc tàu thuyền kết hợp tham quan điểm DL trên sông Bạch Đằng và sông Sài Gòn. Đối với DLĐS bằng ca nô có các tuyến: Tour du lịch miền Đông - Tân Cảng - Bình dương - Bến Đình; Tour du lịch miền Đông: Tân Cảng - Bình Dương - Khu DL sinh thái cá Koi Hải Thanh; Tour du lịch xanh: Tân Cảng - bán đảo Thanh Đa - Bình Quới; Tour du lịch nhà vườn: Tân Cảng – Long Phước, quận 9; Tour du lịch hạ nguồn sông Sài Gòn. Tour DLĐS nội đô như tuyến hướng đi quận 1, 4, 6, 8 theo các tuyến kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ, Lò Gốm, Bến Nghé và tour đi làng Họa Sỹ, hướng đi quận 2 qua rạch Đỉa - rạch Ông - ngã ba Nhà Bè. Tuyến DL bằng thuyền trên sông Bạch Đằng di chuyển theo sông Sài Gòn ra sông Nhà Bè đến Cần Giờ. Khách DL thăm thú cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn và trải nghiệm Cần Giờ để tìm hiểu đời sống, lịch sử văn hóa địa phương và khám phá đa


dạng sinh thái ngập mặn. Bên cạnh đó, loại hình buýt trên sông cũng rất hấp dẫn khách DL và đã được khai thác tại sông Sài Gòn (Châu Văn Bình, 2015). Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động DLĐS tại TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.

- Phát triển du lịch đường sông ở Cần Thơ

Ở Cần Thơ, DLĐS đã được khai thác từ lâu và đã tạo được dấu ấn với hình thức chủ yếu là du thuyền ngắm cảnh trên sông (chủ yếu tại khu bến Ninh Kiều), đi thuyền hoặc chèo các loại ghe, thuyền nhỏ để tham quan các điểm DL, như khám phá chợ Nổi Cái Răng, tham quan, trải nghiệm mua sắm tại chợ, thưởng thức sản phẩm đặc sản địa phương, chèo thuyền, chèo ghe dọc kênh rạch để ngắm phong cảnh làng quê thôn dã, có thể kết hợp khám phá miệt vườn Cần Thơ, thưởng thức nhiều loại trái cây và ẩm thực đặc sản miền sông nước cũng như kết hợp điểm tham quan văn hóa, lịch sử địa phương (Nguyễn Trọng Nhân, 2019). Trong đó hoạt động DL chợ nổi trở thành sản phẩm đặc trưng trong phát triển DL ở TP. Cần Thơ.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

Thực tiễn hoạt động DLĐS đã được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam. Việc phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng có thể kế thừa được bài học thực tiễn, mô hình phát triển DLĐS trong và ngoài nước. Một số bài học kinh nghiệm có thể xem xét vận dụng cụ thể cho DLĐS ở TP. Đà Nẵng như sau:

- Phát triển DLĐS phải tối đa hóa nguồn tài nguyên DLĐS để tạo nên sự đa dạng sản phẩm DLĐS, bao gồm cả hoạt động DL trên sông và trên bờ, gắn với các giá trị tự nhiên, văn hóa, xã hội dọc bờ sông để tạo nên nhiều sản phẩm DLĐS hấp dẫn. Việc đa dạng hóa sản phẩm DLĐS phải dựa trên đặc điểm riêng của từng con sông để xây dựng sản phẩm phù hợp đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hóa địa phương dọc con sông.

- Cơ sở hạ tầng và CSVCKT DLĐS là phương tiện quan trọng và cũng là sản phẩm của DLĐS, do đó cần đầu tư hệ thống tàu thuyền, bến tàu thuyền, bãi đỗ xe, nhà chờ, hệ thống đường đi bộ, đi xe đạp dọc bờ sông như là xương sống để khai thác DLĐS vừa đảm bảo hiệu quả, an toàn, thẩm mỹ và tính nhận diện cho DLĐS ở TP. Đà Nẵng.


- Phát triển DLĐS cần phải tôn trọng hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa của cộng đồng địa phương dọc con sông. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển DLĐS, cộng đồng địa phương cùng với giá trị văn hóa của họ là nguồn tài nguyên hấp dẫn cho du lịch đường sông.

- Trong quá trình phát triển DLĐS cần có sự phối kết hợp giữa vai trò của chính quyền với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý và khai thác du lịch đường sông.

- Phát triển DLĐS cần gắn với liên kết vùng, liên kết giữa các quốc gia, lãnh thổ con sông chảy qua và liên kết với tài nguyên DL vùng phụ cận sông nhằm tạo sức hấp dẫn của tuyến DLĐS và khai thác hết lợi thế của con sông đó.

- Phát triển DLĐS không chỉ phục vụ cho phát triển DL mà còn được sử dụng kết hợp như là một phương tiện giao thông công cộng phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan, do đó cần phát triển mạng lưới CSHT và CSVCKT để đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, thưởng thức các điểm DL dọc ven sông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2024