Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội Và Tình Hình Sử Dụng Đất Của Thị Trấn Phố Lu


Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu. máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation V8i,Gcadas. Vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính.

- Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 24 của Thị Trấn Phố Lu – Huyện Bảo thắng - Tỉnh Lào Cai.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: công ty TNHH VietMap

- Thời gian tiến hành: Từ 03/01/2020 đến ngày 15/05/2020

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của thị trấn Phố Lu

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý ( địa hình, khí hậu....)

- Địa hình tự nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên nước …)

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Kinh tế (lao động, giao thông, năng lượng...)

- Xã hội ( văn hóa, y tế, giáo dục...)

3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ

- Hiện trạng quỹ đất

- Tình hình quản lý đất đai

3.3.3. Thành lập tờ BĐĐC số 24 của thị trấn phố Lu từ số liệu đo chi tiết

* Công tác chuẩn bị

- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ.

- Khảo sát thực địa khu đo.


- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền.

* Công tác ngoại nghiệp

- Chôn mốc thông hướng.

- Đo các yếu tố cơ bản của lưới

* Công tác nội nghiệp

- Bình sai lưới khống chế

3.3.4. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết

- Công tác ngoại nghiệp (đo vẽ chi tiết ngoài thực địa)

- Công tác nội nghiệp: thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm chuyển ngành MicroStation V8i và phần mềm Gcadas; In và lưu trữ bản đồ.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu

Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân thị trấn Phố Lu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài,đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.

3.4.2.Phương pháp đo đạc

Đề tài sử dụng máy RTK KOLIDA K9 - T lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS với 3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.

3.4.3. Phương pháp xử lư số liệu

Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành


các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.

3.4.4 Phương pháp bản đồ

Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.


Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN


4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý :

Thị Trấn Phố Lu là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng và nằm tại trung tâm huyện Bảo Thắng. Thị Trấn Phố Lu có 13 thôn, dân số 10.802 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 22,19 km², mật độ dân số đạt 487 người/km².

Về địa giới:

+ Phía Đông giáp xã Xuân Quang, Trì Quang

+ Phía Bắc giáp xã Thái Niên, Xuân Quang

+ Phía Nam giáp xã Sơn Hà, Phố Lu

+ Phía Tây giáp xã Sơn Hà, Sơn Hải

- Phố Lu có quốc lộ 4E, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc đi qua địa bàn.

- Về địa hình: Thị trấn Phố Lu là một dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng.

+ Phía Bắc và phía Tây không được bằng phẳng, đồi núi nhiều, có chênh lệch về độ cao giữa các khu vực.

+ Phía Nam và phía Đông địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, phía Đông giáp Sông Hồng cho nên kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rò rệt, nhiệt độ trung bình 22 - 24°C (tháng 7 - 8). Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của thị trấn Phố Lu tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.


Địa hình :

Thị trấn Phố Lu có địa hình tương đối bằng phẳng xen vào những cánh đồng và khu dân cư là những đồi bát úp rải rác trong toàn xã. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao thương giữa các khu vực.

Khí hậu :

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, thị trấn Phố Lu mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rò rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, nhiệt độ tối đa 34°C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9855°C. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. thị trấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rò rệt, nhiệt độ trung bình 22 - 24°C (tháng 7 - 8). Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500mm.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện Kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND thị trấn Phố Lu về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2012 - 2017 và kết quả bước đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành lâm nghiệp thu hút trên 53.69% lực lượng lao động toàn xã.

Điều kiện xã hội

Đến hết năm 2019, dân số toàn thị trấn: 6832 người với 1571 hộ, bình quân 4 -5 người/hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%; mật độ dân số 790 người/km2; chủ yếu là dân tộc kinh (Chiếm 80.57% và một số dân tộc khác (Chiếm 19,93%). Toàn thị trấn có 13 khu dân cư.


Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2019



Số TT


Tên thôn (bản)

Dân số

Tổng số

Trong đó chia theo dân tộc

Tỷ lệ phát

triển dân số (%)

Hộ

Khẩu

Kinh

Dân tộc khác


Tổng số

1571

6832

5504

1328

1,42

1

Phú Long 1

83

356

161

195

1,42

2

Phú Long 2

68

292

285

7

1,42

3

Phú Cường 1

98

421

356

65

1,42

4

Phú Cường 2

113

485

368

117

1,42

5

Phú Thịnh 1

125

537

451

86

1,42

6

Phú Thịnh 2

87

374

335

39

1,42

7

Phú Thịnh 3

178

765

612

153

1,42

8

Phú Thành 1

150

645

413

232

1,42

9

Phú Thành 2

143

614

452

162

1,42

10

Phú Thành 3

141

606

584

22

1,42

11

Tổ Dân Phố 1

135

580

465

115

1,42

12

Tổ Dân Phố 2

113

485

451

34

1,42

13

Tổ Dân Phố 3

137

672

571

101

1,42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp đo RTK thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 24 tỷ lệ 1:1000 Thị trấn phố Lu huyện Bảo Thắng Tỉnh Lào Cai - 5

(Nguồn: UBND thị trấn Phố Lu)

4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai của thị trấn Phố Lu

Từ khi có Luật đất đai 2014 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn xã, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện và xã đề ra.

Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật.

- Thị Trấn Phố Lu, được đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000.

- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT

– BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính


4.1.3.2. Hiện trang sử dụng đất đai

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2019


TT

Hiện trạng sử dụng đất

Mã đất

Diên tích (ha)

Tỷ lệ (%)


Tổng diện tích đất tự nhiên


1642,13

100,00

1

Đất Nông nghiệp

NNP

267,81

16,30

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

231,32

14,08

1.2

Đất trồng cây hàng năm

NHK

232,61

14,16

1.3

Đất trồng lúa nước

LUC

219,15

13,34

1.4

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

14,36

0,87

1.5

Đất trồng cây lâu năm

CLN

68,64

4,17

2

Đất lâm nghiệp

LNP

28,72

1,74

2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

119,59

7,28

2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

30,84

1,87

3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

36,42

2,2

4

Đất phi nông nghiệp

PNN

66,34

4,04

4.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

60,57

3,68

4.2

Đất ở tại đô thị

ODT

54,36

3,68

5

Đất chuyên dùng


92,30

5,62

5.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

DSK

2,52

0,15

5.2

Đất quốc phòng

CQP

2,84

0,17

5.3

Đất có mục đích công cộng

DSH

31,98

1,94

5.4

Đất giao thông

DGT

28,54

1,73

5.5

Đất thủy lợi

DTL

68,26

4,15

5.6

Đất công trình năng lượng

DNL

0

0

5.7

Đất công trình bưu chính viễn thông

DBV

0,89

0,05

5.8

Đất cơ sở văn hóa

DVH

1,81

0,11

5.9

Đất cơ sở y tế

DYT

4,15

0,25

5.10

Đất cơ sở giáo dục – đào tạo

DGD

3,08

0,18

5.11

Đất cơ sở thể dục – thể thao

DTT

3,52

0,21

5.12

Đất tôn giáo tín ngưỡng

TIN

1,86

0,11

5.13

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

5,10

0,31

5.14

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SON,MNC

51,12

3,11

6

Đất chưa sử dụng

CSD

3,41

0,20

6.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

1,66

0,10

6.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

3,74

0,22

(Nguồn: UBND TT Phố Lu)


4.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ

4.2.1. Công tác chuẩn bị

4.2.1.1. Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ.

- Bản đồ Địa giới hành chính thị trấn Phố Lu.

- Thị Trấn Phố Lu, được đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000.

- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.

4.2.1.2. Khảo sát khu đo

Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính.

4.2.1.3. Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ

Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.

Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022