Bệnh viện công lập đã được phân tích và đánh giá.
Chương 2: Thực trạng chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao tại các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tác giả phân tích về thực trạng chính sách thu hút nhân lực trình của nghành y tế tỉnh Nghệ An và nguồn nhân lực trình độ cao tại các Bệnh viện công lập. Thực trạng về các chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao tại các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh, khó khăn, thách thức trong công tác thu hút nhân lực được phân tích cụ thể trong chương này.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trong chương này, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề về cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các giải pháp này, một mặt có thể giúp cho các bệnh viện công lập tuyển dụng thu hút và lưu giữ đội ngũ nhân lực tận tâm cống hiến làm việc tại bệnh viện.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO TRONG CÁC TỔ CHỨC
1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực và chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao trong tổ chức
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 1
- Chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 2
- Khái Niệm Về Chính Sách Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao
- Chính Sách Về Môi Trường Làm Việc Và Cơ Hội Phát Triển
- Thực Trạng Chính Sách Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Tại Các Bệnh Viện Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa như hiện nay, con người được coi là một “Tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Do đó, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề trung tân trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Quan tâm đầy đủ đến con người là yếu tố quan trọng thiết yếu và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau nên hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn luận về khái niệm nguồn nhân lực.
Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) đưa ra định nghĩa về nguồn nhân lực như sau: “Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trịnh tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lại. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng, chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội” [2].
Nguyễn Tiệp (2005) định nghĩa: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động” theo khái niệm này nguồn nhân lực được hiểu là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động [17].
Theo Liên Hợp quốc “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Khái niệm này dựa trên phương diện chất lượng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của cá nhân và đất
nước.
Theo Ngân hàng thế giới “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người
bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,… của mỗi cá nhân”. Khái niệm này xem xét nguồn nhân lực như một nguồn vốn trong số các vốn vật chất khác như khoa học kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên thiện nhiên,…
Theo Tổ chức lao động quốc tế “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”.
Xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực cùng với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ sự phát triển nói chung của các tổ chức, do vậy nguồn nhân lực được hiểu là "Nguồn lực con người của tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới”
Trong một tổ chức nguồn nhân lực chính là những người lao động tham gia vào quá trình quá trình phát triển của tổ chức. Tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động mà các tổ chức xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với số lượng, cơ cấu và chất lượng đảm bảo phát triển hoạt động chuyên môn, khoa học kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ, tăng quy mô cạnh tranh của tổ chức theo thời gian.
Như vậy, nguồn nhân lực có thể được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển.
Theo nghĩa hẹp: Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, là tổng thể các yếu tố về thể thực, trí lực được huy động vào quá trình lao động.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, máy
móc thiết bị, công nghệ số hóa dần thay thế sức lao động của con người do đó người lao động trong các tổ chức cần phải có sự nhạy bén, sự thay đổi trong nhân thức, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động nói chung và năng suất lao động của tổ chức nói riêng phát triển tổ chức một cách bền vững
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm nguồn nhân lực trình độ cao
1.1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực trình độ cao:
Tại Việt Nam cụm từ nguồn nhân lực trình độ cao được đề cập đến kể từ khi nước ta gia nhập WTO. Khái niệm nguồn nhân lực trình độ cao được nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế, tác giả nghiên cứu, phân tích trên nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều khái niệm về nguồn nhân lực trình độ cao:
Theo Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực. Nhà xuất bản lao động-xã hội đã nêu khái niệm nguồn nhân lực trình độ cao là những người trước hết phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, trí tuệ phát triển, có một số phẩm chất nổi bật mà rất ít người có, đồng thời phải là người thường xuyên tìm tòi kiến thức mới, giàu tính sáng tạo, có tư duy độc đáo, giải quyết các công việc nhanh, chính sách, mang lại hiệu quả cao [8].
Quan điểm của Nguyễn Huy Trung (2006): Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân lực đã qua đào tạo, có kiến thức tốt về một lĩnh vực công việc, thành thạo kỹ năng thực hiện công việc, có thể chất tốt và tiềm năng phát triển trong môi trường công việc để đáp ứng được các yêu cầu công việc hiện tại cũng như tương lai của tổ chức, cơ quan, đơn vị, …”[18].
Quan điểm của Đỗ Văn Đạo (2009) cho rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao; có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm
chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả [7].
Theo Phạm Minh Hạc (2009): Nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả việc sử dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào CNH, HĐH được mỏ rộng theo kiểu vết dầu loàn bằng cách dẫn những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh [9].
Tại Đại hội XI (năm 2011), Đảng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 41, Đảng đã đánh dấu sự chuyển hướng từ nhận thức có tính chất lý luận về vị trí, vai trò của nhân tố con người và nguồn nhân lực đến coi phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là chiến lược phát triển đất nước [26].
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế trí thức nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong các yếu tố cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo,... nhằm trở thành “Nguồn vốn – vốn con người” do đó, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau nguồn nhân lực trình độ cao có thể được hiểu như sau:
Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có khả năng sáng tạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ vào hoạt động thực tiễn nhằm đem lại năng
suất, chất lượng, hiệu quả. Mặt khác, đây còn là những lao động có tác phong nghề nghiệp, tính kỷ luật cao, có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, có ý chí tự lập, tự cường và có phẩm chất đạo đức tốt. Đó là bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực.
Theo các quan điểm trên, đối với lĩnh vực y tế, nguồn nhân lực trình độ cao có thể được hiểu là những người được đào tạo từ đại học trở lên làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực y tế như bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, có năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt những công việc có yêu cầu cao về mặt chuyên môn tạo ra hiệu quả, năng suất lao động cao trong công việc.
Lĩnh vực y tế là lĩnh vực mà được nhà nước quan tâm chú trọng phát triển chuyên sâu để phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, do đó hệ thống bệnh viện công lập luôn là sự lựa chọn tối ưu đối với các y bác sỹ khi lựa chọn đơn vị công tác. Tại các bệnh viện công lập nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động chung của bệnh viện với số lượng người lao động rất lớn tuy nhiên trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho ngưười bệnh và thực hiện được các yêu cầu cao về mặt chuyên môn, thì cần thiết phải có đội ngũ nhân lực có trình độ cao như bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, …
Nguồn nhân lực trình độ cao tại các Bệnh viện công lập là những cán bộ phải tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học trở lên, đội ngũ nhân lực này được đào tạo bài bản về lý thuyết tại các trường đại học y khoa và đào tạo thực hành các bệnh viện về từng lĩnh vực chuyên môn, sau khi về công tác tại các Bệnh viện tùy theo cơ cấu vị trí việc làm mà đội ngũ nhân lực có trình độ cao đã được đào tạo nền tảng cơ bản tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo chuyên khoa, chuyên ngành chuyên sâu phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn được giao đáp ứng được nhu cầu vị trí việc làm của từng tổ chức.
1.1.2.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực trình độ cao
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật càng yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của thời đại để làm việc chủ động, ứng dụng được các công cụ kỹ thuật công nghệ hiện đại vào trong thực tiễn công việc. Do đó nguồn nhân lực trình độ cao cao được xem xét trên góc độ trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng thực hành.
+ Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật: Nguồn nhân lực trình độ cao là lao động trí tuệ, được đào tạo bài bản (từ bậc đại học trở lên) có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với vị trí việc làm có khả năng đảm nhận các chức năng quản lý phức tạp, hiện đại ở các ngành, lĩnh vực. Người có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cao am hiểu, nắm bắt thông tin nhanh, chính xác đặc biệt trong giai đoạn hiện nay việc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cần thiết phải nắm bắt kiến thức chuyên môn và vận dụng được một cách khoa học vào thực tế.
+ Kỹ năng thực hành: nguồn nhân lực trình độ cao được đào tạo bài bản, nắm vững các vấn đề từ tổng thể đến chi tiết của công việc, có tay nghề cao nên tạo ra sản phẩm nhanh hơn, đẹp hơn, có giá trí kinh tế cao hơn.
Trong lĩnh vực y trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực công tác, kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh,… là các tiêu chí tiên quyết để phản ánh chất lượng của đội ngũ y bác sỹ tại cơ sở khám chữa bệnh.
Y tế là một ngành dịch vụ với môi trường làm việc hết sức nhạy cảm và áp lực do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người do đó đội ngũ cán bộ làm chuyên môn về y tế phải được đào tạo bài bản cả về mặt lý thuyết lần thực hành, có chuyên môn và kinh nghiệm điều này được tích lũy trong cả quá trình học tập tại trường và thực tiễn hoạt động chuyên môn, sự phức tạp và đòi hỏi cao trong nghề nghiệp nên đội ngũ nhân lực có trình độ cao về trí
lực trong ngành y tế luôn khan hiếm..
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các đơn vị khám chữa bệnh để đảm bảo sự cạnh tranh và cập nhật các kỹ thuật cao trong khám và điều trị, rất nhiều máy móc thiết bị công nghệ cao hiện là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho đội ngũ y bác sỹ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Để áp dựng và sử dụng hiệu quá khoa học công nghệ trong công việc đòi hỏi đội ngũ cán bộ y tế phải cập nhân công nghệ thông tin, thành thạo sử dụng các trang thiết bị y tế tiên tiến, đây là một nhiệm vụ mang tính thiết yếu đối với đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực y tế.
Nguồn nhân lức có trình độ cao đòi hỏi trong công việc có tính kỷ luật tốt, tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ, chấp hành nội quy, quy chế, giải quyết công việc trong mối quan hệ tốt, hài hòa, ngoài ra còn có 2 tiêu chí là khả năng mềm và năng lực ngoại ngữ, tin học.
Kỹ năng mềm: Là khả năng liên quan đến sự lãnh đạo, huấn luyện, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. Theo tổng hợp nghiên cứu của các nước thì ngưười lao động cần có 10 kỹ năng mềm: kỹ năng học và tự học; kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân; kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng đàm phán. Việc trang bị hoàn thiện các kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ và hoàn thiện năng lực làm việc của người lao động và vị trí việc làm của người lao động trong tập thể.
Năng lực ngoại ngữ, tin học: Trước nhu cầu hiện đại hóa của xã hội việc thông thạo tin học, ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu khách quan để đáp ứng đưược yêu cầu vận hành các quy trình công nghệ tiên tiến, đây là công cụ hữu hiệu không chỉ cho công việc mà cả cuộc sống hàng ngày.