Các Phương Pháp Thành Lập Bản Đồ Địa Chính Hiện Nay


chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa.

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷlệ1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độY của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Sốhiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.


- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000


Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000.

Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.

- Bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.

- Bản đồ tỷ lệ 1:200

Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. ( Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính ).

Bảng 2.1 Một số thông số phân mảnh bản đồ.


Tỷ lệ bản đồ

Cơ sở để chia

mảnh

Kích thước bản vẽ (cm)

Kích thước thực tế (m)

Diên tích đo vẽ (ha)

Ký hiệu thêm

vào


Ví dụ

1:25000

Khu đo

48*48

12000*12000

14400


25-340 493

1:10000

1:25000

60*60

6000*6000

3600


10-334 499

1:5000

1:10000

60*60

3000*3000

900


331.502

1:2000

1:5000

50*50

100*100

100

149

331.502-9

1:1000

1:2000

50*50

500*500

25

A,b,c,d

311.502-9-d

1:500

1:2000

50*50

250*250

6,25

(1)..(16)

331.502-9-(16)

1:200

1:2000

50*50

100*100

1,0

14100

331502-9-100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp đo RTK thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 24 tỷ lệ 1:1000 Thị trấn phố Lu huyện Bảo Thắng Tỉnh Lào Cai - 3

( Nguồn:Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2013)


2.1.1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay

* Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính

Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau:

- Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ thông thường.

- Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay ( ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối hợp với bình đồ ảnh, ảnh đơn).

- Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ.

Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước.

Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc ( bản đồ địa chính cơ sở )


Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã ( gọi tắt là bản đồ địa chính ).

* Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp GPS


Xác định khu vực thành lập bản đồ, Xác định ranh giới hành chính cấp xã

Xây dựng lưới khống chế đo vẽ

Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất

Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản

vẽ, kiểm tra thực địa,đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất

Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửa

Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số

- In bản đồ giấy

- Ghi bản số trên đĩa CD

Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính


2.1.2. Lưới khống chế

2.1.2.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính

Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500; 1: 200 ở các vùng đô thị.

Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng , đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều.

Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp.

Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử.

2.1.2.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ

Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:


Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ


STT

Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính

Chỉ tiêu kỹ

thuật

1

Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau

bình sai

≤ 5 cm

2

Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai

≤ 1:50000

3

Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới

400 m sau bình sai

≤ 1,2 cm


4

Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai:

- Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m

- Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m

≤ 5 giây

≤ 10 giây


5

Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai:

- Vùng đồng bằng

- Vùng núi

≤ 10 cm

≤ 12 cm

(Nguồn:TT25-2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường)


Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên.

Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần,

số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000.

Sai số trung phương pháp đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m;

Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng:

f=2m√‾n


Trong đó : - mlà sai số trung phương pháp đo góc;

- n là số góc đường chuyền.

2.1.2.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ

Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo.

Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2.

Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên.

Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên.

2.1.3. Giới thiệu sơ lược về máy RTK

2.1.3.1. Đặc điểm và chức năng của máy RTK

Đặc điểm

Máy toàn RTK KOLIDA K9 - T do Trung Quốc sản xuất, máy RTK KOLIDA K9 – T cho phép đo góc, đo cạnh, đo tọa độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài đặt trong máy để thực hiện một loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa.

- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) không lớn hơn 12 km.

- Bộ nhớ trong có thể lưu được 2000 điểm khi đo góc cạnh, hoặc 4000 điểm khi đo tọa độ.

- Máy sử dụng nguồn điện từ 10V 16V.

- Trọng lượng máy 1,2 kg.

- Máy có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -200c 500c .


Chức năng

Bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc(điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS- 84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định về hệ VN-2000. Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả vào sổ.

Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ

Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi bằng máy RTK KOLIDA K9-T số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại.

Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy RTK KOLIDA K9 – T.

- Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 15-06) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy

- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy.

- Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm đo,cân bằng máy, đo chiều cao máy.

- Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy

- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.

2.1.3.2. Quy trình đo vẽ chi tiết và xử lý số liệu tại máy RTK

Đo chi tiết và xử lý số liệu

Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022