Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 14


khó hiểu, nhưng khi giải mã được rồi lại thấy dễ hiểu. Diễn đạt một nội dung về những điều ngẫu nhiên: “ ngẫu hứng, ngẫu yêu, ngẫu sống, rồi ngẫu chết, ngẫu hư không”, lại bằng những ngôn từ hết sức chặt chẽ và không hề ngẫu nhiên, lấy cái đối nghịch để diễn tả cái đối nghịch - Nguyễn Duy đã nhấn mạnh được điều muốn nói, cái giá trị cuối cùng là tình yêu không tuân thủ bất kỳ cái khuôn khổ nào mà vẫn theo suốt cuộc đời. Kết thúc bài thơ là cái ngẫu nhiên nhẹ nhàng, làm tan những cái rích rắc khó hiểu bên trên, và đó là cái còn lại của bài thơ và cũng là điều nhà thơ muốn thổ lộ.

Có lúc, ngòi bút sắc sảo và lạnh lùng của nhà thơ nấp dưới những ngôn từ thời đại để bầy hết cái “vũ trường mặt đất” lên trang thơ. Đọc “Khiêu vũ”, ta cũng như bị “nhiễu sinh học” bởi sự rối loạn của những giá trị, được làm nên từ hàng loạt những ngôn từ hiện đại: vũ trường, độc quyền, từ trường, sàn nhảy, “ chachacha, tuýt tăng gô, van xơ, lơ tơ mơ”… Vũ trường từ ngữ tạo nên vũ trường cuộc đời, bật nên tâm sự nhà thơ.

Chẳng mấy ai đưa “ ti vi” vào thơ, còn Nguyễn Duy lại đưa vào thơ mình cả cái “nỗi niềm” hết sức hài hước:

Ngồi rồi thắc mắc ti vi Mổ ra coi có người gì ở trong

Phơi gan lòi ruột lòng thòng Tưởng người gì hóa ra không người gì

(Thắc mắc)

Tưởng như “thắc mắc” đó của trẻ con, hóa ra người lớn có mổ xẻ ra cũng chẳng giải thích được gì. Và tưởng như “thắc mắc ti vi” đơn giản, hài hước là vậy, hóa ra lại chứa cả cái ngẫm suy mông lung thời đại. Rồi bao nhiêu hiện tượng đời sống đều được Nguyễn Duy đưa vào thơ bằng thứ ngôn ngữ mà đến thời đại này mới được khai sinh. Đây là nét rất mới của Nguyễn Duy, thơ ông đã phản ánh nhanh, chân thực thời đại. Nếu nói thơ Nguyễn


Duy giàu tính thời sự cũng không sai, nhưng không đồng nghĩa với việc tuyên truyền hóa thơ, mà đúng hơn là biểu hiện một thế giới quan nhạy cảm, tinh tế, đúng với thiên chức của người nghệ sỹ: giống như thứ côn trùng giương hết anten ra để bắt sóng thời đại. Đọc: “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” ta thấy như sắp nổ tung bởi mọi cái đang bị phân hủy, tan rã, và nhất là tác giả đã tạo ra được cái cảm giác bức bối, không lối thoát và bất lực trước những mặt trái của xã hội cho người đọc. Đó là nhờ những ngôn từ thời đại dưới ngòi bút nhạy bén, sắc sảo của nhà thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Không chỉ đưa những ngôn từ thời đại có tính chuẩn mực vào thơ, Nguyễn Duy còn tạo ra một cảm quan thẩm mỹ mới lạ bằng những ngôn từ lệch chuẩn mà hầu như chưa xuất hiện trong thơ từ trước tới nay. Những ngôn từ chỉ được sử dụng trong cuộc chuyện tầm phào, thậm chí tầm thường đã làm cho câu thơ, cho giọng điệu tác giả có chút gì dí dỏm, hài hước, lại có gì như bất cần:

Mình vô tư với ta đi

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 14

Vô tư nhau chả cần chi nhiều lời Vô tư thế chấp đời người

Trắng tay còn chút coi trời bằng vung

( Vô tư )

Tác giả đi từ cái “vô tư” chuẩn mực đến cái “ vô tư” bụi bặm của đời thường, như muốn diễn đạt đến cái cực điểm của “ vô tư”- không cần gì hết- nhưng ở chính cái cực điểm phi chuẩn ấy lại lộ ra tâm trạng “ không đành” đầy tiếc nuối. Và để uống cho cạn cái nỗi niềm hoài cổ, cái khao khao khát “ xanh lại vài thời trai nữa giùm ta” để “được yêu như thể ca dao”, để không phải chứng kiến tình yêu hiện đại rồi “ tự dưng khóc mắt ứa ra sương muối”, để kêu cứu “ lá non”, nhà thơ đã thốt lên:

Các em yêu thế đấy à


trăm phần trăm và trăm phần trăm

Sau lời trách móc là cái cụng ly “ phần trăm” đời thường, lời trách thật và cái cụng ly cũng rất thật, nhà thơ lấy cái thật này để “thủ tiêu” cái thật khác. Tình yêu được nhận ra “còn gì xưa hơn thế ấy đâu/ có gì mới hơn thế ấy nữa”, nhưng con người thì khác nhau nhiều lắm, giữa xưa và nay, nên đành lấy “ trăm phần trăm” để coi mình đã “chấn thương đáy mắt” và “ xót mình chớm già”. Nhưng uống xong ly rượu bất lực ấy, con người càng khao khát tuyệt vọng, “ trăm phần trăm” tuyệt đối đối lập với cái trống không của ước vọng. Từ ngữ tạo cảm giác như nỗi niềm được bật lên trong cơn say, thường là nỗi niềm rất thật, giọng điệu chuếnh choáng này làm nên chất trứ tình cho thơ, và biến cái “ trăm phần trăm” tưởng như lạc lõng kia lại rất có lý, có tình.

Có phút chạnh lòng, nhà thơ đã thể hiện cái nhìn về con người và cuộc đời bằng ngôn từ hết sức bình dân “ hơi bị”:

- Giọt rơi hơi bị trong veo Mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi

(Chạnh lòng1)

- Ngu ngơ hơi bị ấm đầu

Mù mờ hơi bị ngu lâu tàn đời

(Chạnh lòng 2)

“ Hơi bị” là từ chỉ mức độ mà đứng sau nó bao giờ cũng là tính từ chỉ sự bị động tiêu cực, ví dụ: hơi bị đau, hơi bị nát, hơi bị ốm…nhưng cũng rất chọn lựa, nhưng ngày nay, lớp người bình dân lại sử dụng lạm dụng, kết hợp không phù hợp, như: hơi bị sành điệu, hơi bị mê hồn, hơi bị nổi tiếng…đã trở thành trào lưu. Nguyễn Duy đã “chớp” lấy hiện tượng ngôn ngữ này đưa vào: “Chạnh lòng 1,2” tạo nên cái nhìn như liếc xiên vào xã hội. Độc giả được tiếp nhận thứ ngôn từ độc đáo và thực tình, rất hấp dẫn bởi nhà thơ đã sử dụng khá “điêu luyện” và hợp thời để chuyển tải một nội tâm rất Nguyễn Duy. Tuy “hơi


bị” chỉ mức độ tương đối thấp, song, mọi giá trị lại được nhìn ở mức độ cao, và “hơi bị” đã làm cho em đẹp hơn, còn anh thì nhàu “hết cỡ”. Và phải chăng, nỗi niềm “hơi bị” trên cả hai phương diện, cả về hiện thực tâm trạng, cả về hiện tượng ngôn ngữ đáng buồn ở thời đại được gói gọn trong câu thơ “thần kinh hơi bị rối bời/ người hơi bị ngợm, ta hơi bị người” của ta lại là cái lệch chuẩn, giữa người và ngợm, giữa chuẩn - phi chuẩn có sự mập mờ, hoán vị đã diễn đạt toàn vẹn cái trạng thái “thần kinh hơi bị rối bời” trong phút chạnh lòng của tác giả.

Đưa ngôn từ của thời đại vào thơ, nhất là những từ không được sách vở thừa nhận là bước đột phá mới của Nguyễn Duy. Lấy chính những mặt trái của xã hội để biểu lộ chính nó trong thơ đã tạo nên giá trị chân thật và trực tiếp cho thơ Nguyễn Duy. Và dường như không có ngôn từ nào đắc dụng hơn để nói hết cái tâm trạng luôn thức tỉnh với nhịp đập của đời sống xã hội, tâm trạng luôn muốn khai sáng những góc khuất, những mặt trái của xã hội, dù là điều rất nhỏ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Chất tự nhiên trong thơ Nguyễn Duy được làm nên bởi lớp ngôn từ đời sống, và từ địa phương không hề dấu diếm. Chính lớp từ này đã đưa cuộc sống vào thơ và đưa thơ trở về với cuộc sống, làm thơ Nguyễn Duy giàu tính dân gian hơn, vừa dân giã chân thực, lại vừa thể hiện được cá tính riêng của nghệ sỹ. Đọc những câu thơ trong “Nửa đêm”, ta cảm giác về “cõi phàm” gần hơn và thật hơn, đúng như “sấp ngửa quanh ta” thật. Bởi thánh hiền, triết gia, anh hùng và thi nhân đều được Nguyễn Duy lôi tuột xuống, hạ cái bệ hão huyền…. để phô ra những giá trị đang bị tiêu tan, hủy hoại. Những từ ngữ đời sống được đưa vào thơ như: sấp ngửa, thụt lưỡi, gãi đầu, ngáp vặt, nhả ngọc phun châu phều phào… đã gợi nên cảnh tượng cười ra nước mắt trong phút giây trằn trọc về cuộc đời:

Cõi phàm sấp ngửa quanh ta


Thánh hiền thụt lưỡi triết gia gãi đầu


Anh hùng ngáp vặt từ lâu

Thi nhân nhả ngọc phun châu phều phào

Có lúc tác giả tự tả mình thật vô tư: “ mỏi lòng dạng cẳng phơi mơ/ chợt rơi tiếng quạ vang bờ sông Loa”. “ Dạng cẳng” đi với “ phơi mơ”- tác giả tạo sự đố kỵ giữa hai hình ảnh, nhưng sự đối kỵ đã làm bật lên một con người chân quê- một tâm hồn chất phác kia, cái “ phơi mơ” rất hết mình và cái “ dạng cẳng” kia cũng rất “ chú tâm” mở rộng. Độc giả cảm thấy thú vị khi đọc những câu thơ đời thường có chút hài hước lại từ cái lối của dân gian. Trái với lối nói này từ địa phương lại làm nên bản sắc rất “quê” của Nguyễn Duy: “nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ/ mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ”, “ không răng cha vẫn cười khì”… . Con người xứ Thanh, quê hương tác giả- hiện lên chân chất, không lạc vào đâu được bởi những từ ngữ đậm dấu ấn địa phương. Đó cũng chính là tình cảm của tác giả đối với quê hương mình, trân trọng và thơ hóa những gì thô mộc, giản dị của quê hương.

Và nét độc đáo trong lối dùng từ của Nguyễn Duy còn thể hiện ở chỗ: tác giả dùng khẩu ngữ - những từ ngữ chỉ dùng để nói- đã được đưa vào thơ. Không phải dễ dàng thừa nhận được ngay cái giá trị khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Duy, bởi bao giờ nó cũng tạo ra cái phản cảm đầu tiên, hãy đọc những câu thơ trong: “ Trắng và… trắng…”

ối giời ơi… nõn nà chưa

bột trinh bạch đấy trời vừa rây xong

…ối giời ơi nõn nà ghê

….ối giời ơi nõn nà thay

… ối giời ơi nõn nà sao


Ta bắt gặp cái thái quá thành như cẩu thả. Nhưng khi đọc hai câu đề từ: “ lần đầu gặp tuyết trắng/ bạc tóc người xa nhà..” và đọc hai câu kết bài: “ lạnh lưng nhớ trũng cánh đồng, gió mùa đông bắc thổi trong xương người”, chợt nhận ra cái “ buột mồm kếu ối giời ơi” kia là tiếng kêu của sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước những gì mới lạ, kỳ vĩ - một tâm hồn khát thèm cái mới, nay cái mới bày ra trước mắt, thử hỏi làm sao không kêu lên bộc trực, hồn hậu đến vậy, nhất là với một tâm hồn của một anh dân quê chân chất. Và đằng sau cái hồn hậu kia là nỗi niềm “ bạc tóc”: nỗi nhớ quê nhà, từ cái lạnh của tuyết, nhớ gió mùa đông bắc quê hương, nỗi nhớ thật lạ kỳ, nhớ cái rét mướt khốn khó. Dường như càng đi xa, con người càng trân trọng hơn, yêu thương hơn những gì thân thuộc gần gũi nhất với mình, dù nó khổ đau đến nhường nào. Khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Duy như cái dắt tay rất rõ ràng đưa ta đến đứng trước bài thơ, đứng trước nỗi niềm tác giả. Khẩu ngữ không mang chất thơ nên đương nhiên làm ta tỉnh hơn để nhận diện cuộc đời hay tâm hồn tác giả ở trong thơ có phần sâu sắc, có lúc lại say hơn:

-Thôi thì…bán bớt đi một ít vàng ròng Để sống được qua ngày gian khổ đã

( Bán vàng)

- Chỉ có giọt rượu là mới thôi

Giọt rượu uống rồi không uống lại được nữa Xin mời

(ứng tác đón đưa)

- Thò tay bốc phứa một trang

Mong Kim Trọng lại vớ chàng Sở Khanh

- Xin nghe anh nói cực nghiêm

(Cơm bụi ca)

- yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa


(Được yêu như thể ca dao)

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy gắn liền với đời sống, từ ngôn từ thời đại đến ngôn từ thoát ra từ những góc tối của hiện thực, những khẩu ngữ, từ địa phương đã làm nên nét mới mẻ, độc đáo mà riêng Nguyễn Duy đã làm được. Những ngôn từ đã bộc lộ được đến đáy cùng tâm trạng nhà thơ, lại vừa đặt dấu ấn thời đại một cách rõ nét trong trang thơ Nguyễn Duy. Mặc dù không phải lúc nào cũng đạt được những giá trị, song từ ngữ đời thường đã bước vào thơ tự nhiên, chân thực, làm nên cái riêng biệt cho Nguyễn Duy.

3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Nguyễn Duy cách tân tân thơ phần nhiều ở tư duy, mà ngôn ngữ thơ là mặt biểu hiện cho tư duy nên ngôn ngữ là yếu tố được cách tân khá rõ nét. Không chỉ có những chọn lựa độc đáo, mới mẻ từ trong đời sống, ngôn ngữ Nguyễn Duy còn là những sáng tạo mới nguyên làm phong phú thêm cho giới từ tiếng Việt về lớp ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

Trước hết, lớp từ láy được Nguyễn Duy sử dụng triệt để để biểu hiện cảm xúc dâng tràn của mình. Có thể nói, chưa có nhà thơ nào dùng nhiều từ láy gợi được âm thanh - hình ảnh toàn diện như Nguyễn Duy. Mà những từ láy bao giờ cũng giàu chất tạo hình đồng thời làm cho câu thơ có sức lôi cuốn nhẹ nhàng, gần với tiếng của tâm trạng:

- Mùa xuân trở dạ dịu dàng

Hoa khe khẽ nhẹ nhàng hương bay

- Long lanh ngọn cỏ giọt sương

Song song chân đất con đường xa xa

- áo trắng là áo trắng bay

Thấp tha thấp thoáng tháng ngày mỏng manh

Dòng thơ Nguyễn Duy như động cựa, nỗi niềm Nguyễn Duy vận động trên từng con chữ nhờ những từ láy với mật độ khá dày, song không làm giảm


đi cái trữ tình sâu lắng. Trái lại, nó biểu hiện được cái cá tính của Nguyễn Duy- ưa cái gì mạnh mẽ để chuyển tải đến tận cùng cảm xúc:

- Lếch thếch xâu tàu há mồm lóc nhóc Nuôi báo cô ấm ớ thơ tình tang

Bài viết vặt đôi khi là “chữa cháy”

Tồn tại lai rai và mơ tưởng làng nhàng (Nợ nhuận bút )

- Nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi Người cười nói xúc phạm người ngậm tăm

(Xẩm giọng).

Tưởng như cái gì, chuyện gì cũng được đưa đến đỉnh điểm bản chất nhờ những từ láy này. Nguyễn Duy sử dụng từ láy linh hoạt và tinh nhạy. Nghĩa của từ láy có thể giảm nhẹ, tăng tiến, có thể mở rộng, có thể thu hẹp lại so với nghĩa từ gốc. Nguyễn Duy đã áp dụng lợi thế này của từ láy trong thơ mình:

Phàm trần bớt chút lung linh

Các em bớt xỉnh xình xinh mấy phần. (Kiêng)

Lối nói hài hước tế nhị thể hiện một tâm hồn trẻ trung và tha thiết với cuộc đời dù đang ngã bệnh. Bớt “xỉnh xình xinh” gợi cảm giác một chút thôi, không nhiều nhưng thực ra đang khen các em xinh lắm đấy. Nghĩa của từ láy được giảm nhẹ đi để bộc lộ tâm trạng lạc quan của nhà thơ. Ngược lại, trong “ Nợ”, từ láy đã làm cho câu thơ vừa có cái hình ảnh của sự “ vỡ” bao nhiêu “ nợ nần”, lại như có cả âm thanh đổ vỡ:

“Nợ thương, nợ ghét, nợ yêu

Toác toàng toang vỡ bao nhiêu nợ nần”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023