Nhưng con người ở thời đại này luôn nuôi dưỡng niềm tin. Nguyễn Duy đã nuôi dưỡng niềm tin của mình ở Vợ – người phụ nữ nhân từ, chung thủy, hiện thân của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trong thơ Nguyễn Duy, “em” luôn được dành một tình cảm trìu mến và luôn gợi về hình ảnh người con gái dịu dàng, xinh đẹp, Vợ trong thơ Nguyễn Duy vừa là “em ” ở phần lắng đọng tha thiết nhất, vừa là “vợ” ở phần cởi mở, chân tình và hết mình nhất. Cái “chân lý” mà Nguyễn Duy “giác ngộ” ra trong đời thực bỗng lại là “chân lý” của đời thơ “em vẫn nguồn nhuận bút suốt đời ta”. Người suốt đời chèo chống với đời thực để hồn thơ không bị đắm chìm, hóa ra lại là gốc rễ của chất thơ. Thật đáng yêu khi tự nhận ra mình là “con nít đến già” trước “em móm mém”, hai hình ảnh đối lập nhưng lại chứa chan tình cảm, đây là phút trào lộng hạnh phúc của nhà thơ.
Trước Vợ, nhà thơ coi mình như đứa trẻ, như “gì nhỉ - quên đời” để cảm nhận được hết tấm lòng bao dung, độ lượng, Vợ - lớn hơn nhiều so với cái vị thế vốn có, vợ là mẹ, là chị, và là người bạn đường son sắt. Đọc “Vợ ơi…” ta nhận thấy một nỗi bùi ngùi đầy biết ơn đối với vợ thông qua hình ảnh trào lộng chính mình :
Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy ta chạy rông như gì nhỉ - quên đời lúc xơ xác bờm xơm từ sợi tóc
đói lả mò về
cơm đâu
vợ ơi…
Cái cười trong “Vợ ơi ….” đằm và lặng hơn so với các bài thơ khác. Điều mà cái Tôi trữ tình nhận ra khi “một mình cô quạnh giữa muôn người” là “cõi em” bình lặng và ấm êm. Nếu mẹ là người đầu tiên nhớ đến khi hoài niệm, thì Vợ lại là người cuối cùng để trở về ở hiện tại. Hai con người khác
nhau nhưng lại vĩ đại như nhau trong đời thực và trong đời thơ Nguyễn Duy. Có lúc nhà thơ trân trọng Vợ mình như người trên:
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Nguyễn Duy.
- Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 9
- Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 10
- Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 12
- Ngôn Ngữ Bắt Nguồn Từ Đời Sống Hiện Thực
- Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 14
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Mỗi năm tết có một lần
Mời em ly rượu anh nâng ngang mày
(Mời vợ uống rượu)
Trong cái thực có cái hài và trong cái hài có cái thực. Cái hành động cung kính của Nguyễn Duy với Vợ vừa buồn cười bởi nó phi lý giữa hai vị thế, lại vừa có gì rất nghiêm túc, xúc động. Và nụ cười của Vợ hiền hậu như nụ cười cổ tích nhưng ở đó ẩn chứa bao nỗi niềm cuộc đời:
Vợ cười chưa uống đã say
Ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm
Nguyễn duy viết Cõi về như là lời thú nhận chắt ra từ máu thịt: Cánh buồm mây tướp chiều quê
Ruỗng tuênh huênh bịch rơi về cõi em
Cái rơi chủ động sao lại tự tin đến thế, thoải mái và tự nhiên đến thế? bởi rơi xuống một tấm lòng, một bản lĩnh.
Cái Tôi tự vấn và trào lộng xuất hiện ở nhiều bài thơ Nguyễn Duy và được bộc lộ ở nhiều dạng khác nhau. Tự vấn có thể không hướng đến riêng mình mà mượn một đối tượng nào đó để tâm sự, trào lộng – thực ra cũng là một phương thức tự vấn, tự vấn bằng tiếng cười, câu hỏi được trả lời bằng tiếng cười nhẹ nhàng mà sâu sắc. Tự vấn và trào lộng đều hướng nội, nhưng từ cái rất riêng đó người ta lại thấy cái chung của toàn xã hội, ở cái phần khuất lấp, phần gợi nên những tiếng thở dài và có khi là những giọt nước mắt. Ở phần thơ này, Nguyễn Duy thể hiện cái gai góc cũng nhiều mà yếu mềm như trẻ cũng lắm. Chính vì vậy dù ngông nghênh, bất cần, châm chọc, thách thức có hiển hiện trên từng con chữ thì đằng sau đó lại sâu lắng trữ tình đến thăm thẳm.
Cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy là một cái Tôi kết hợp giữa giá trị truyền thống và lối suy nghĩ hiện đại. Trên con đường tìm đến cái Chân, Thiện, Mĩ của cuộc đời, cái Tôi ấy đã bộc lộ hết gan ruột mình, có khi chỉ để thử nghiệm, có khi để nhận chân một giá trị nào đó, có khi để khẳng định - phủ định theo lối suy nghĩ rất riêng, đậm màu truyền thống của mình. Con đường càng chông gai thì độ trải nghiệm của cái Tôi càng dày và chất trữ tình càng thắm đượm, mặc dù được biểu hiện theo cách này hay cách khác. Từ cái Tôi trữ tình luôn khẳng định bản chất của mình không thay đổi trước dòng chảy cuồn cuộn của cuộc sống, đồng thời khẳng định cái nhìn linh hoạt, mới mẻ của mình đã bắt kịp được với nhịp thời đại…tất cả đã làm nên một cảm quan tiến bộ về thế giới và cá tính sáng tạo không ngừng của nhà thơ. Và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà thơ luôn tìm cho mình một hướng đi tự do, để ở đó, cái Tôi trữ tình được bộc lộ đến đáy những tâm sự về con người và thời đại. Và khi không còn thấy có gì mới mẻ, Nguyễn Duy đã dừng lại, coi như “Thơ bỏ tôi đi” chứ nhất định “Tôi không bỏ thơ” - tức là luôn dành trọn cái mới - sự sáng tạo - cho thơ. Sự thừa nhận dũng cảm này chắc chắn không phải là một sự thụt lùi mà chỉ là một bước tạm dừng để khẳng định. Đó là ý thức cao khiết về thiên chức người nghệ sĩ.
Chương 3
CÁCH TÂN TRONG THƠ NGUYỄN DUY NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
3.1. Hình ảnh.
Hình ảnh trong thơ cũng giống như một dạng chi tiết ở truyện ngắn, chi tiết quan trọng như thế nào thì hình ảnh trong thơ quan trọng như thế ấy. Hình ảnh làm nên thế giới thơ cùng với cảm xúc trữ tình và ngôn từ. Hình ảnh đến trong thơ có thể có ý thức hoặc không chủ động- đến một cách tự nhiên, không tô vẽ, không sàng lọc. Nếu trong truyện ngắn, “chi tiết là giọt nước mà nhìn vào đó thấy cả đại dương” thì trong thơ, hình ảnh cũng mang một phần vai trò này. Nhìn vào hình ảnh thơ, người ta thấy được độ nông sâu của cái nhìn và độ phong phú của tâm hồn tác giả. Cùng viết về một đề tài nhưng mỗi tác giả khác nhau lại có cách nhìn khác nhau, và cho ra những hình ảnh mang ý nghĩa khác nhau. Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi đều có bài thơ tên “ Đất nước”, và đối tượng làm nên bài thơ ấy là nước Việt Nam, song không ai giống ai về hình ảnh thơ. Hình ảnh còn bộc lộ thời điểm lịch sử - hiện thực đời sống xã hội ở mỗi thời điểm có những đặc trưng riêng. Như vậy, xét một cách bao quát, hình ảnh thơ vừa chuyển tải đường nét của thời đại, lại vừa biểu thị con mắt tâm hồn của nhà thơ. Cách xây dựng hình ảnh trong thơ là yếu tố thể hiện độ chân thật của cảm xúc, nhưng đồng thời cũng biểu hiện tài năng của tác giả. Độc giả, từ những hình ảnh mà tác giả gợi nên đã thấy được gì và ngẫm suy được gì- đó chính là thước đo giá trị hình ảnh. Thơ Nguyễn Duy hướng tới hai đề tài lớn: chiến tranh và quê hương đất nước, nên hình ảnh thơ đương nhiên phải thuộc hai đề tài này. Có khi hình ảnh làm tiền đề gợi cảm xúc, cũng có khi ngược lại, cảm xúc hay tâm trạng lại lựa chọn hình ảnh. Cái mới của Nguyễn Duy là làm “lấp lánh” cái cũ, vẫn những
hình ảnh mà ta thường gặp trong nhiều bài thơ khác, song khi bước vào thơ Nguyễn Duy, lại thấy có những nét rất riêng, hình ảnh được bộc lộ ở một nét bản chất mới mà gần như là khám phá lần đầu tiên. Thế giới hình ảnh trong thơ Nguyễn Duy gồm tất cả những gì ông nghĩ tới, có khi rất nhỏ bé, đơn sơ, có khi lại rất lạ lùng, có lúc lại ngỡ ngàng, ngạc nhiên đầy vỡ lẽ, có lúc lại mang đến cho độc giả những nỗi xúc động sâu thẳm…
Trong thơ Nguyễn Duy, hình ảnh luôn mới bởi đằng sau cái rất thật của nó lại là cái rất thật của tấm lòng. Thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp hài hòa và nhuần nhị giữa một tâm hồn dân gian với một trí tuệ bác học. Chính vì thế, những hình ảnh thơ (rộng hơn là cả các yếu tố tạo nên thơ Nguyễn Duy) ngoài phạm vi biểu hiện…còn có giá trị biểu cảm, linh hoạt và đa chiều. Những hình ảnh đã làm nên hiện thực và những hình ảnh đã làm nên tâm hồn tác giả. Hình ảnh có khi rất tự nhiên như là rau tập tàng, là tuyết, là ánh mắt của người ăn xin… đến trên con đường tìm về hiện thực của nhà thơ, cũng có khi là một thứ hình ảnh đã ăn sâu, bám rễ vào trí nhớ, vào tâm hồn- những hình ảnh gắn với nỗi nhớ hoặc nỗi ám ảnh- như dòng sông, trăng, cát, mẹ, em
…Tài năng của Nguyễn Duy thể hiện ở cách xử lý hình ảnh, bởi nếu chỉ đưa trọn vẹn hình ảnh vào thơ thì nhiều nhất mới được phần sinh động, còn để làm nên cái hồn cho hình ảnh, làm bật lên chiều sâu mà nó chuyển tải thì nhà thơ phải dụng công, phải suy ngẫm, sáng tạo. Trong thơ Nguyễn Duy, ta dễ thấy một điều rằng, ít khi hình ảnh là hình ảnh, mà hình ảnh giống như con người, chính là con người, có khi mượn hình ảnh để nói về một bản chất nào đấy của con người. Thế giới hình ảnh hết sức đa dạng, phong phú không chỉ bởi chính hình ảnh mà bởi cách nhìn của tác giả. Để nói về truyền thống và cách tân trong cách dùng hình ảnh của Nguyễn Duy không gì rõ hơn bằng việc đi vào tìm hiểu thơ trên hai phương diện: hình ảnh mang tính biểu tượng và hình ảnh so sánh trong thơ ông.
3.1.1 Hình ảnh mang tính biểu tượng
Biểu tượng theo nghĩa rộng là đặc trưng phản ánh đời sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói và hoặc một loại hiện tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền tải lớn, có thể khái quát được bản chất một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời…[27]. Bên cạnh những biểu tượng biểu hiện ý thức chung của xã hội, trong văn nghệ có rất nhiều biểu tượng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ…, những biểu tượng do các nhà văn, nhà thơ sáng tạo thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo, thâm trầm, thậm chí bí hiểm. Biểu tượng cao hơn hình ảnh, nó là những hình ảnh xuất hiện nhằm thể hiện rõ nhất ý đồ nghệ thuật của tác giả. Hình ảnh biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy là những hình ảnh rất giản dị gần gũi, hàm chứa những tình cảm sâu nặng, bền bỉ, sự trải nghiệm thâm trầm, lắng đọng. Không chỉ là những hình ảnh được lặp đi lặp lại nhiều lần, mà cả những hình ảnh có thể chỉ được xuất hiện một lần nhưng vẫn trở thành biểu tượng, bởi khi bắt gặp hình ảnh đó trong thơ Nguyễn Duy, người ta nhớ ngay và nhớ sâu sắc tới ý nghĩa ngầm ẩn bên trong nó, như biểu tượng: cây tre, trăng, cát… Những biểu tượng gắn với những bài thơ là tất cả điệu hồn tác giả gửi vào trong đó. Sau đây chúng tôi xin đi vào một số hình ảnh mang tính biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy.
Hình ảnh cây tre
Hình ảnh cây tre không xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Duy, chỉ thành nhân vật chính trong duy nhất một bài thơ “ Tre Việt Nam”, và đây cũng là bài thơ làm nên biểu tượng cây tre. So với các tác giả hiện đại, việc đưa hình ảnh cây tre vào thơ không phải là mới, song tre là người- là lớp tầng thế hệ con người, là lối sống Việt Nam- thì chỉ đến Nguyễn Duy mới đạt được. Và như vậy “Tre Việt Nam” được đưa vào chương trình sách giáo khoa
là điều hết sức đúng đắn, bởi nhà thơ đã xây dựng được biểu tượng con người Việt Nam bằng hình ảnh một loài cây quen thuộc và gắn bó bền bỉ với lịch sử phát triển của con người và của dân tộc.
Cái quanh ta đôi lúc ta quên đi sự tồn tại của nó, ví như cây Tre nơi thôn dã. Làng quê Việt Nam ở đâu cũng có Tre, bất kể đồng bằng hay miền núi. Tre ở mỗi nhà, mỗi xóm làng. Tre là loài cây dễ sống, nhiều rễ ăn sâu nên sống lâu và lan nhanh. Người nông dân gắn bó với cây Tre, nhưng mấy ai thấy được sự đồng dạng giữa đời Tre và đời người đồng ruộng. Nguyễn Duy đã có cái băn khoăn, tiền đề cho những suy ngẫm liên tưởng sâu sắc giữa Tre và người:
Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh Làm sao nên lũy nên thành tre ơi
(Tre Việt Nam)
Những băn khoăn bắt nguồn từ hiện thực, cây Tre hiện lên theo tỷ lệ 1:1 với cuộc đời. Nhưng rồi khi tác giả dùng lý lẽ chân thực của đời sống để lí giải thì cây Tre bỗng như thoát khỏi đời thảo mộc, trở nên có hồn, sống động như con người: “rễ siêng không ngại đất nghèo – tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Cứ thế, từng nét tính cách của người Việt dần xuất hiện, chịu thương, chịu khó, nhưng không chịu khuất phục, thấp kém:
vươn mình trong gió tre đu cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Điều quan trọng là tác giả đã “lẩy” ra được những phẩm chất đặc trưng nhất, bản chất nhất của người Việt, đồng dạng với những đặc tính của Tre, đó
chính là cái tinh tế của tâm hồn và chiều sâu trong suy ngẫm của nhà thơ. Tre vừa thể hiện tính cách, bản chất của con người nói riêng, lại vừa thể hiện cái ý thức của con người cộng đồng. Trong chiều sâu của văn học Việt Nam, văn hóa trọng đồng là nét cơ bản chi phối lối sống và suy nghĩ của người Việt. Nguyễn Duy đã “minh họa” được nét văn hóa này rất cụ thể bằng hình ảnh của Tre:
Bão bùng thân bọc lấy thân tay ôm tay níu tre gần nhau hơn
thương nhau tre chẳng ở riêng lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Bài thơ nói được nhiều nhưng chỉ trong khuôn khổ một bài lục bát ngắn gọn, mỗi cặp câu là một đặc điểm của Tre, đồng thời cũng là bản chất tốt đẹp của người Việt. Bài thơ chứa cái nhìn đầy phát hiện của tác giả, mang đến cho độc giả những nhận thức sâu sắc và chân thành về con người- quê hương mình. “ mai sau, mai sau mai sau - đất xanh che mãi xanh màu tre xanh”, câu thơ khép lại bài thơ nhưng đã tạc vào lòng người đọc hình ảnh cây Tre- con người- đất nước với tất cả những giá trị tốt đẹp đẽ được khẳng định về thời gian và sự sống.
Hình ảnh con cò
Biểu tượng con cò có từ trong ca dao, con cò ẩn dụ cho người phụ nữ, người nông dân, những số phận nhỏ bé, yếu đuối. Con cò trong ca dao có phần yếm thế:
- Con cò lặn lội bờ sông
- Con cò mà đi ăn đêm
Trong thơ Nguyễn Duy, con cò vẫn vương vất cái dáng vẻ của con cò truyền thống, đó là số phận con người và chất trữ tình mềm mại, song Nguyễn Duy đã thổi thêm vào hình tượng con cò sức sống của con người thời đại. Lúc