Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 15


Tưởng như “nợ” là một khoảng trống không có gì lấp nổi, là cái đã mất, không thể lấy lại được.

Từ láy trong thơ Nguyễn Duy thường không phải là những từ láy thông thường hay gặp, dù để diễn đạt cảm xúc con người hay miêu tả cảnh vật. Từ láy đều được phả vào đó cái điệu hồn và cá tính của tác giả. Không chấp nhận những gì đơn điệu, cùn mòn, Nguyễn Duy tìm mọi cách làm mới mọi hình ảnh bằng lối dùng từ của mình:

- Em đi bỏ lửng dòng sông

Biệt tăm con cá lông nhông thuyền chài Gió lêu lổng sóng dông dài

Hai mà một một mà hai một mình

(Mỗi)

- Bóng mây dằn vặt mặt hè

vài tia nẵng gãy loe ngoe góc vườn

(London, mùa phơi)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Những: Thuyền chài, gió, sông, bóng mây, mặt hè, nắng, góc….chẳng có gì mới lạ nhưng: “ nắng gãy loe ngoe”, “ mây dằn vặt”, “gió lêu lổng”…. thì như mọi sự vật đang cựa mình, đang ngẫm suy không chỉ mang nỗi niềm riêng mình mà còn có cả cái tâm trạng xa xăm diệu vợi nữa.

Và với lối nói đảo định ngữ lên trước- gần như là lối nói phổ biến trong thơ Nguyễn Duy đã tạo ra sức biểu cảm của hình ảnh thơ sức nhấn trong giọng điệu tác giả. Từ láy trong vị trí định ngữ đã làm bật lên cảm giác, cảm xúc của một cá tính luôn muốn đi đến tận cùng bộc lộ:

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 15

- Loe loét đèn màu không nhuộm thắm số phận

( Mirage)

- Nắng rồ sặc máu bê tông

Giá mà làm tượng tồng ngồng đứng chơi


(Paris, mùa phơi)

- Gió chi chợt lạnh toát trời

Chợt khành khạch khóc chợt cười hu hu

- ứa nươc mắt mà yêu nhau trọn vẹn

khấp khểnh đường dài thập thễnh bon chen

(yêu)

- Người về khăn áo gió đưa

phất phơ hồn vía ngày xưa vẫn còn (Giã từ)

- Loeo khoeo cột điện cột đèn lô nhô huyền ảo đẹp lên lạ kì

(B uổi sáng sau chiến tranh)

Từ láy là động từ, tính từ cũng được Nguyễn Duy đảo lên trước, nhằm nhấn mạnh tình cảm hay sự vận động, đây cũng là đặc điểm nổi bật trong thơ ông. So với tư duy truyền thống của người Việt thì đây là cách nói ngược, nhưng tạo ra một cảm thức mới, đưa độc giả đến với cái bản chất trước khi đến với sự vật, trong thơ khi đó, người Việt xưa bao giờ cũng đi từ cái rất xa, khái quát rồi mới đến cái cụ thể. Ví như ca dao nói: ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…”, phải bắt đầu bằng ngồi buồn, rồi nhớ mẹ - mẹ ta xưa - rồi mới đến cái cụ thể. Chính cái dài dòng, vòng vo của ca dao đã làm nên chất thơ mượt mà, sâu lắng, còn Nguyễn Duy thì:

Bần thần hương huệ thơm đêm

khói hương vẽ nẻo đường lên niết bàn chân hương lấm láp tro tàn

xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Nỗi nhớ mẹ không kém phần da diết và thấm thía, song cái lộ trình nỗi nhớ khác hẳn: từ cái rất cụ thể ở tâm trạng, đến cuối cùng cô đọng lại ở hình


ảnh người mẹ, “ xăm xăm” đặt trước “bóng mẹ” đã lột tả được cả cái dáng đi vội vã tất tưởi, cái dáng vất vả khốn khó rất điển hình, đặc trưng của bao bà mẹ Việt Nam.

Từ láy là loại từ giàu sức gợi: gợi hình ảnh, hình khối, âm thanh, màu sắc, trạng thái…nhưng không phải ở trạng thái tĩnh mà dường như gợi động nhiều, sự vật như có hồn, có sức sống. Những giá trị từ láy gợi ra thường ở nhiều cung bậc, mức độ khác nhau, vì vậy từ láy đã mang lại sự linh hoạt và tinh tế cho diễn đạt, nhất là cho thơ. Nhà thơ Nguyễn Duy đã đưa từ láy vào thơ làm nổi sóng tâm hồn, bởi chứa cả sự sắc sảo của tâm hồn và trí tuệ.

Và cái đặc biệt của từ láy trong thơ Nguyễn Duy là được kết hợp với các từ ngữ khác tạo nên một giá trị thẩm mĩ mới lạ. Có khi đó là những từ ngữ chuyển đổi cảm giác:

- Bủn rủn buồn

ta thầm kêu

vợ ơi…


- Còng lưng gánh tiếng cười con cái Thăm thẳm mai lơm chởm nhọc nhằn

(Chợ)


(Vợ ơi)

Nỗi buồn của tâm trạng chỉ cảm được song trong thơ Nguyễn Duy như nhìn thấy được, bởi nó đang cựa quậy, đang “bủn rủn” như muốn đổ ập xuống, rã ra. Cũng như vậy thời gian như có chiều sâu và nhọc nhằn thì không thể nào san phẳng - Nguyễn Duy đã không gian hóa thời gian và hữu hình hóa cái vô hình bằng lối dùng từ láy độc đáo riêng mình.

Từ láy trong thơ Nguyễn Duy dùng khá linh hoạt, ở bất kì cung bực nào của cảm xúc cũng có lớp từ láy biểu hiện, mà biểu hiện được đến đáy cùng chân thật tấm lòng tác giả.


Cái mới của Nguyễn Duy còn thể hiện ở việc dùng những từ láy không có trong từ điển, nhưng người ta vẫn hiểu, bởi nó vẫn “ xào xáo” biến cải từ cái cũ rồi được chuốt lại bởi một tâm trạng trần tình:

- Em ơi gió, gió hoang toàng

…..Em ơi gió, gió tuầy huầy

( Em ơi gió)

- Xanh xanh đỏ đỏ bừng bừng

Tứng từng tưng, tửng từng từng đã đời. ( Cung văn)

- Một mùa em lạnh toát rắn lột Vảy tróc da vết tình ái nhàu nhẻo

(Vết thời gian)

Gió hoang toàng, gió tuầy huầy là thứ gió mang cái phong thái của người, một người tự do đến bất cần. Đã có “ gió lướt thướt” , “ gió lạnh”, “ gió đi hoang”… trong thơ, nhưng cái “gió tuầy huầy” thì đến thơ Nguyễn Duy mới thổi. Nguyễn Duy nghe gió bằng tâm trạng mình, có khi bằng cả bản tính mình. Rồi “ ái tình nhàu nhẻo” là gì?. Cảm giác như ái tình đã rách mướt lắm rồi, tồi tàn và vô giá trị, không còn nghĩa lý gì nữa. Từ láy vốn là từ ít có tiếng gốc nghĩa gốc, hiểu được từ láy phải cảm nhận chứ khó có thể phân tích theo nghĩa từ vựng. Nguyễn Duy sáng tạo ra từ láy mới khiến cho người đọc cũng phải “ đồng sáng tạo” với tác giả- phải suy và cảm nhận ngôn từ.

Có lúc tác giả để nói cho đến cái tâm điểm dòng xoáy tâm trạng, đã dùng một loạt các từ láy, như là một chuỗi xoáy trôn ốc những ý nghĩ không thể thoát ra được:

- Mềm mại mánh mung mưu mẹo mập mờ

- Một ngẩn ngơ vớ vẩn nhớ hồn mình

(Vớ vẩn”)


- Bia lon thỗn thện người lon

Ễnh ềnh ệch hôn hon hon thùi lùi

Chuỗi từ làm sự vật- con người được miêu tả ở những nét đặc trưng trong khoảng thời gian ngắn nhất, như lối vẽ phác tranh biếm họa - không chứa một cái nhìn thiện cảm, đáng yêu, mà là một lối phê phán khá hóm hỉnh, hài hước.

Nhưng cũng có lúc, Nguyễn Duy dùng từ láy như một tác giả dân gian, có cái sắc thái chậm rãi mà giản dị quê mùa:

- Thất tha thất thểu văn chương kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài

(Xin đừng buồn em nhé)

- Áo trắng là áo trắng này

Ngứa nga ngứa ngáy cỏ may trong lòng

…áo trắng là áo trắng bay

Thấp tha thấp thoáng tháng ngày mỏng manh (áo trắng má hồng)

- Chót va chót vót khoảng cao Sao nào của bạn, sao nào của tôi

(Sao)

- Phấp pha phấp phới nhiễu điều

ái ân phần phật tình yêu không thành

(Đỏ)

Nhìn tổng thể, với lối dùng từ láy và mật độ dày. Nguyễn Duy đã là nhà thơ đứng đầu trong việc sử dụng từ láy, đồng thời thể hiện ngòi bút tinh tế và nhạy bén khi xây dựng thế giới quan- nhân sinh quan và cả chính tâm hồn mình.


Ngôn từ trong thơ Nguyễn Duy bộc lộ rõ cách tân bởi nó đánh dấu đậm nét một cá tính sáng tạo với những sản phẩm ngôn từ độc đáo, mới lạ. Ngoài cách dùng từ láy, thơ Nguyễn Duy thường dùng động từ, tính từ đặc tả, vừa mang ý nghĩa hình thức của sự vật, vừa chuyển tải dụng ý của lòng người, vừa nói lên được cái bản chất, lại vừa nói lên được cái mức độ. Tất cả đều bắt nguồn từ một tâm hồn khát khao cống hiến, khát khao hát khúc an lành bằng một giọng điệu riêng mình. Mật độ động từ, tính từ dày đặc, điều đó cho thấy động từ và tính từ đã làm nên sức sống và dòng chảy cho thơ Nguyễn Duy.

Động từ là từ chỉ vận động, trạng thái; tính từ là từ chỉ tính chất, màu sắc của mọi sự vật, hiện tượng và con người. Thơ Nguyễn Duy có tất cả những động từ - tính từ thường gặp trong cuộc sống: màu sắc, tâm trạng, mức độ…, nhưng điều đáng nói ở trong thơ ông là sắc thái của hai loại từ này. Bởi để diễn tả một tâm hồn là một tấm lòng chung thủy và mãnh liệt với khát vọng bộc lộ đến đáy cùng cái tâm nhân ái và trong sáng của mình, nhà thơ đã dùng động từ- tính từ có tình cảm mạnh, và không chỉ dùng bằng giác quan thông thường mà có sự chuyển đổi giác quan, mở ra một thế giới hình ảnh, âm thanh đa dạng, phồn phức, tạo cho người đọc mở rộng thế giới tâm hồn, thế giới tiếp nhận. Những dòng thơ Nguyễn Duy, màu sắc, âm thanh được tả ở mức độ điển hình nhất với hoàn cảnh. Ở “Thiên đường không em”, tất cả đều ngập màu tối:

Thiên đường không em gió tóac hóac động tiên hoang mạc Canh bạc đen ngòm chôn sống trí siêu khôn

Thời vận đêm càng thử càng đêm thêm ảo ảnh đỏ lòm hào quang mê muội

Tất cả đều được nhấn mạnh bởi những từ ngữ gợi màu, gợi âm rõ nét, và đầy ám ảnh: toác hoác động tiên hoang mạc, đen ngòm, chôn sống trí siêu


khôn, đêm thêm, ảo ảnh đỏ lòm, hào quang, mê muội…Và để thoát khỏi cái “ thiên đường không em” ấy, con người nhập mình vào tưởng tượng:

Thử dướn mình bay sục tìm thượng đế Cánh tay phàm nhân giả bộ cánh thiên thần

….tự vắt xác ứa muối nước mắt

Cấp cứu linh hồn đang khói hóa khô quăn


Ta hú gọi ta khản giọng tù và

Sấp ngửa thu tâm rút khỏi bãi quỉ thần đú đởn

Thế giới tưởng tượng lại là thế giới hiện thực đầy kinh hãi và đớn đau, rõ nét và sâu thẳm hơn. Cuối cùng, trở lại với thế giới của mình, giản dị và quê mùa nhưng không phải là một “thiên đuờng rởm”, ta đã cố “ duớn mình sục tìm”. Cái nhìn hiện thực, ý muốn thoát khỏi hiện thực, sự trở về…tất cả đều diễn ra trong một tâm hồn bứt phá, muốn tìm vào sâu trong hiện tượng cái bản chất đẹp đẽ, trong sáng, cuối cùng nhận ra một “chân lý” riêng mình, “tụt về trần thế với em”. Mọi vận động trong bài thơ đều được đặc tả bằng những tính từ giàu sắc thái, và tất cả dồn về với từ “tụt” cuối bài thơ - đó là hành động nhưng lại chứa cả tâm trạng, cả ý muốn, cả thái độ: trở về với cái thô mộc chân quê, trở về tự nguyện thanh thản và vô tư như tất yếu nó phải thế.

Nhờ có hai loại từ giàu sức gợi này mà những dòng thơ Nguyễn Duy tả cảnh hay tả tình đều khá sắc nét và sinh động. Nguyễn Duy gần như đã sáng tạo thêm những động từ - tính từ để thể hiện đến cực điểm cảm xúc mình, điều này thể hiện một cá tính sáng tạo không chấp nhận sự dừng lại, không chấp nhận cái khuôn khổ của số lượng ngôn từ. Những từ Nguyễn Duy sáng tạo nên người ta cũng chỉ cảm nhận được mà không thể giải thích bằng nghĩa từ vựng được, đó chính là cái tài khơi gợi của Nguyễn Duy:

Toác khói cháy nổ tởn


Trận mạc nào đi qua Có một người nạng gỗ Ngồi bên sông nhớ nhà

(Pháo tết)

Dường như pháo tết đã làm cho mọi vật và lòng người đổ vỡ- không chỉ là người lính đơn độc trong thơ mà cả nhà thơ và cả độc giả. Ta khó có thể xác định câu thơ là một cụm từ hay là nhiều từ ghép lại, nhưng trong câu thơ đã gợi lên được cả màu sắc, đường nét, âm thanh, nhất là cái thái độ đằng sau đó: “tởn”- ghê sợ, kinh hãi, khinh thường.

Gió là hiện tượng tự nhiên vô hình trở thành hữu hình bởi được diễn tả bằng sự vận động hữu hình. Mặc dù không thể đụng chạm, cầm nắm được, song thơ Nguyễn Duy đã biến gió thành một con người- một con người thực với bao tâm tính khác thường. Gió của thiên nhiên chỉ có mức độ mạnh- nhẹ, nhưng gió của Nguyễn Duy có tâm trạng, nỗi niềm. Một thứ gió ở mức độ mạnh đấy, bạt đi tất cả mà trong đó lại chứa cái gì như bức bối, như muốn được thoát ra nữa và phá phách hơn. Và đằng sau sâu thẳm hơn nữa con người- gió, đó là ngọn gió thổi lộ sự thật. Thành ra tất cả những tính từ và những tính từ chỉ gió kia là hoạt động, đồng thời cũng chính là thái độ khi vén bức màn che dấu hiện thực:

Em ơi gió - gió tâm thần

Tầng bình yên tít trên tầng bão giông Em ơi gió - gió nhàu sông

Thầm lo bến lú đò không tới bờ Em ơi gió - gió thô sơ

Bùi ngùi lau lách trở cờ loe ngoe Em ơi gió - gió ngang phè

….em ơi gió - gió cong queo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023