Ngôn Ngữ Bắt Nguồn Từ Đời Sống Hiện Thực


trăng đã là điều hiếm thấy, ở thơ Nguyễn Duy lại so sánh với trăng ở điểm “trắng” và “nói lăng nhăng”. Hai đặc điểm mà từ trước tới nay chưa bao giờ được xác định và mang ra so sánh. Thường người ta nói: trăng vàng, trăng tơ, trăng mơ, trăng sáng, và trăng thường gắn với sự dịu dàng, mát mẻ của trời thu, của hằng nga, song thơ Nguyễn Duy lại đến cho độc giả những hình ảnh rất lạ về trăng và người, đã như hai người bạn “lẩn thẩn” nỗi buồn. Cái màu trắng và “ nói lăng nhăng” kia không phải là màu thực sự mà là màu được nhìn bằng tâm trạng, trắng rồi thành bạc- bạc một nỗi buồn đang ăm ắp trong lòng.

Có khi hình ảnh ban đầu được so sánh trực tiếp: Đành thú thật cuộc tình như cuộc chiến Bụi mưa xuân hoang phế đấu trường lòng

(Tình ca cho người ly hôn)

Nhưng rồi hình ảnh không dừng lại ở đó mà được mở rộng để thể hiện ý nghĩa so sánh sâu sắc hơn: “bụi, mưa…lòng”. Từ cái mơ hồ cuộc tình đến cái cụ thể “cuộc chiến” đã được mở rộng, nhưng bằng cách ngược lại, từ cái cụ thể “bụi mưa xuân” đến cái mơ hồ “đấu trường lòng”. Cuộc chiến dễ thấy ở trên để lại cái “đấu trường lòng” ngổn ngang và hoang phế, vô định càng làm cho cuộc chia ly trở nên buồn thảm, mênh mang hơn. Khi yêu thương tràn đầy, con người hát khúc tình ca, nhưng Nguyễn Duy đã hát khúc “tình ca cho người ly hôn”, phải chăng muốn bù lấp cái nỗi đau vơi khuyết hạnh phúc của người ly hôn. Nhưng bằng cách mở ra một cái nhìn trực tiếp vào hiện thực- hiện thực đời sống và hiện thực lòng người để người đau không bị ru ngủ bằng những lý lẽ trốn chạy, mà đứng lên thanh thản, nhẹ nhõm và nhân ái hơn. Biến cái “ đấu trường lòng”, “ hoang phế” thành một bản tình ca dù đau xót, nhưng mới và bao dung hơn. Cũng có khi hình ảnh so sánh thực đơn giản: “ đối diện ngọn đèn/ trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng” ( Nhìn từ


xa…Tổ quốc), những hình ảnh so sánh lại chứa một sự hối thúc: trang giấy trắng được so sánh với quầng sáng, tạo nên sự tương quan với lòng người còn đang phân vân, trăn trở không thể viết những gì không thật, những gì tăm tối lên trang giấy như đang muốn soi rọi vào đáy sâu tâm hồn nhà thơ. Tác giả vẽ nên hình ảnh “ đối diện ngọn đèn”, độc giả dễ hiểu, “ trang giấy” thành ánh sáng. Song, nếu chỉ hiểu đơn giản từ cách miêu tả này thì đã bỏ di phần rất sâu trong hình ảnh thơ Nguyễn Duy. Ánh sáng của trang giấy của sự thật, của cái nhìn thẳng trung thực đầy thiên lương và thiện ý. Ánh sáng hối thúc con người phải viết- viết bằng tất cả nhiệt tâm và tình yêu đất nước, để “ dù ở đâu, tổ quốc vẫn trong lòng”.

Cái độc đáo trong cách so sánh của Nguyễn Duy thể hiện rõ nhất ở lối so sánh bằng những hình ảnh đồng hiện- nhà thơ không dùng những từ so sánh mà bằng những hình ảnh được đặt gần nhau để gợi nên những nét chung, bản chất nhất. So với các nhà thơ cùng thời, Nguyễn Duy hay sử dụng lối so sánh này hơn cả, gần như nó làm nên đặc trưng thơ Nguyễn Duy, nó tạo nên độ khúc chiết, cô đọng, giàu suy tưởng. Cách so sánh này thể hiện dụng công của tác giả ở vịêc lựa chọn những hình ảnh so sánh. Những hình ảnh so sánh không phải tự đến giống như cảm xúc, mà để thể hiện những cảm xúc ào ạt ấy, phải tìm được những hình ảnh so sánh giàu sức gợi. Những hình ảnh là kết quả của tư duy và cá tính. Không phải ngẫu nhiên trước hoàng hôn Ta- sken, nhà thơ bỗng như chuếnh choáng hơi men, mặc dù “ xứ bạn vừa cai rượu”, bởi đó là cảm xúc được chuyển tải nhờ sự kết hợp giữa một tình cảm yêu mến với một cái nhìn phóng khoáng, một tư duy độc đáo rất phương tây: “một cốc không gian đầy vang đỏ/ chuếnh choáng hoàng hôn Ta-sken”. Không gian được thu gọn vào cốc ngon lành, hấp dẫn, nhưng lại được mở ra bởi “ toàn vang đỏ”. Hoàng hôn Ta-sken được tác giả làm cho biến ảo cả về diện lẫn cảm giác, như thực, như hư, như chạm vào và nếm được, chính vì vậy đã làm


say lòng người. Và điều mà tác giả muốn nhấn mạnh khi tả hoàng hôn Tasken là vẻ đẹp diệu kỳ ngây ngất của trời chiều đã được độc giả tiếp nhận cũng say mê không kém. Trái với say mê này, đọc câu thơ: “ Một mùa em lạnh toát rắn lột”, ta rùng mình đến lạnh người, bởi hình ảnh so sánh đặc tạo cảm giác của tác giả. Và hình như phải như thế thì mới diễn tả được hết nỗi thất tình. Trong “Vết thời gian”, tất cả cái sắc lạnh tác giả gợi nên trong bài thơ dồn hết vào cái lạnh “mùa em”- cái lạnh vô tình và cái lạnh rợn người, mà “tôi” “không biết làm gì những gì tôi biết”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Lựa chọn hình ảnh để so sánh là yếu tố quan trọng bậc nhất khi so sánh, lối so sánh của Nguyễn Duy là một nét độc đáo cùng với việc lựa chọn hình ảnh đã làm nên những trang thơ mới mẻ, hiện đại. Khi con tàu hạ thủy, Nguyễn Duy đã thể hiện niềm xúc động và những suy nghĩ của mình qua việc đặt song song hai hình ảnh: “ con tàu hạ thủy”- “ đứa trẻ lọt lòng mẹ”. Con tàu đã biến thành con người, cuộc hành trình của con tàu là cuộc đời con người. Giữa hai hình ảnh không có sự ngăn cách, tạo nên sự suy tưởng liền mạch về đời tàu. Nó không đơn giản là một sự vật vô tri vô giác nữa, có khổ đau, hạnh phúc và có cái hữu hạn của cuộc đời:

Chặt dây néo cắt rốn

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 13

xuống nước chấp nhận định mệnh một con tàu ra khơi

một con người vào đời .

Cả bài “hạ thủy” không có bất cứ một từ so sánh nào, nhưng ta vẫn thấy cuộc đời nằm trong con tàu, và thực tế “đứa trẻ lọt lòng mẹ” dùng để so sánh với “con tàu hạ thủy”. Song, bài thơ đọng lại là những suy ngẫm về cuộc đời mà cả hai hình ảnh trên đều đắc dụng cho việc thể hiện:

Cực nhọc nào làm sao mà đo lường lo toan nào làm sao mà biết trước


không thể nào định nghĩa được hạnh phúc cũng như không thể nào ngăn cản nổi hy vọng

Giá trị của hình ảnh so sánh là gợi được đến chiều sâu suy luận mà không bị khuôn sáo, cứng nhắc. Nguyễn Duy đã dùng hình ảnh con người để thể hiện những nghĩ suy về đời tàu, những nghĩ suy lại chứa đựng bao trăn trở đời người. Hai hình ảnh so sánh tồn tại song song mà ý nghĩa lại lồng ghép vào nhau, hỗ trợ, làm rõ ý nghĩa cho nhau - đó chính là cách so sánh rất Nguyễn Duy- riêng và độc đáo.

Nguyễn Duy nhìn ra cái tàn hoang, lạnh lẽo và cô độc giữa cánh đồng bỏ hoang và “gái góa”, và trong “ Nhìn từ xa… tổ quốc”, ông đã dùng hai hình ảnh này để thể hiện cái khốn khó đến vô tình của con người: “Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa/ chen nhau sang nước người làm thuê”. Vô hình trung, cả cánh đồng rất thật và con người- những người ở lại với ruộng đồng đều hoang hóa, thất thần như nhau. Chẳng có ai so sánh cánh đồng- gái góa, bởi nó không có điểm tương đồng về hình thức biểu hiện, một bên là sự vật- một bên là con người. Song, đặc trưng so sánh của Nguyễn Duy là tìm ra được cái nét chung bản chất để so sánh, chứ không phải cái nông nổi bề ngoài. Chính vì vậy, những hình ảnh so sánh của Nguyễn Duy luôn đem đến cho độc giả những ngỡ ngàng, rồi vỡ lẽ về một lối suy nghĩ mạnh dạn, độc đáo. Cũng có khi cách so sánh nhấn mạnh một nét tâm trạng trong chính tác giả: “ làng ta lại lóp ngóp làng/ lòng ta lại ếch nhái hoang cả lòng”, “ bóng ai lẻo khoẻo hình cây/ căm căm gió bấc thế này… làm sao?”. Từ hình ảnh rất thật: ếch nhái kêu khắp chốn quê hương khi mùa bão. Tác giả đã tạo ra sự liên tưởng về tâm trạng mình: nỗi niềm như cánh đồng mênh mông nước- mang nỗi chán ngán, thất vọng và hoang mang. Hình ảnh so sánh đã đối lập nỗi niềm không chỉ ở một người mà ở những ai đã đọc câu thơ.


Các nhà thơ cùng thời hiếm khi sử dụng lối so sánh và chọn từ bạo dạn như Nguyễn Duy. Thường thì để tạo sự liên tưởng trong so sánh, các tác giả so sánh giữa cái cụ thể với cái trừu tượng hoặc ngược lại, hay tạo sự bất ngờ, thường dùng lối so sánh giữa cái khái quát tổng thể với cái đơn nhất, chi tiết, còn Nguyễn Duy, ông nhìn sâu vào đáy cùng của đối tượng. So sánh để gợi suy ngẫm ở độc giả chứ không phải so sánh để người ta thấy được ngay cái nét giống nhau thông thường. Đọc những câu thơ Nguyễn Duy, bao giờ người đọc cũng phải dừng lại để hiểu và thấm thía.:

- Có dấu hỏi như lưỡi câu nghạnh sắc ta lảng ra không dám chạm vào

( Và …với con)

- Tâm hồn ta - một khối vàng rong thôi đành bán bớt đi từng mảnh nhỏ mảnh này vì con…mảnh này vì vợ vì bạn bè và cha mẹ ta

( Bán vàng)

Và đó chính là cảm quan mà tác giả mang lại cho độc giả từ những hình ảnh so sánh rất riêng Nguyễn Duy.

3.2 Ngôn ngữ.

Ngôn ngữ đối với nhà thơ được Raxun Gamzatop ví “người hạ bút làm thơ mà không hiểu ngôn ngữ chẳng khác nào anh chàng mất trí lao xuống dòng sông mà không biết bơi” và “ nhà thơ sinh ra từ 100 năm trước khi thế giới tạo thành”. Raxun đề cao sự am tường về ngôn ngữ của nhà thơ, bởi “lời nói rời khỏi lưỡi chẳng khác nào con ngựa từ con đường nhỏ dốc ngược lao xuống cánh đồng. Thử hỏi: liệu có thể tung ra thế giới lời nói chưa từng được ấp ủ trong tim? Không có lời nói nào đơn thuần chỉ là lời nói. Có khi nó là lời nguyền rủa, khi nó là lời chúc mừng, là vẻ đẹp, là nỗi đau, là sự bẩn thỉu, là


bông hoa, là giả dối, là sự thật, là ánh sáng, hay là bóng đêm”. Ngôn ngữ biểu hiện tâm tính con người, nhất là trong thơ. Tất cả cảm xúc và tình điệu thẩm mĩ của nhà thơ được chuyển tải bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ không giống ngôn ngữ văn xuôi. Thơ là cảm xúc trực tiếp (không có cốt truyện và nhân vật, tình tiết như văn xuôi), nên ngôn ngữ cũng phải là những từ ngữ giàu cảm xúc, được chắt lọc chọn lựa để biểu lộ sâu sắc nhất cho nỗi niềm đang dâng trào của con người. Nhà thơ phải luôn có ý thức sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ. Nếu một cảm xúc chỉ được sử dụng bởi một lớp từ ở bất kỳ bài thơ nào, thì nhà thơ đó đã không được gì từ lòng mình, và độc giả không được vượt thoát khỏi những cảm xúc quẩn quanh và đơn điệu. Yêu cầu làm mới cảm xúc và tiếp nhận bằng ngôn từ là yêu cầu về nghệ thuật đối với các nhà thơ. Có nhà thơ Nguyễn Duy là người đã làm mới thơ ở phương diện ngôn ngữ- đồng thời thể hiện tài năng và tấm lòng nhà thơ.

Do thơ Nguyễn Duy thể hiện cái Tôi trữ tình ở cả chiều tĩnh và động, ở truyền thống và hiện đại, nên ngôn ngữ thơ cũng mang sắc thái của một cái Tôi cá tính, linh hoạt. Ngôn ngữ vừa bắt nguồn từ đời sống hiện thực, thật đến trần trụi, lại vừa giàu tính tạo hình. Có thể nói, qua thơ, Nguyễn Duy đã sáng tạo ra một lớp tính từ, động từ mới cùng với lối đảo từ nhấn mạnh. Câu thơ ông đôi lúc như có gai có ngạnh, nghe ngang nhưng lại là hiện thực đời thường. Ngôn ngữ làm nên tất cả- là dạng hình thức cơ bản và quan trọng nhất làm nên nội dung tác phẩm. Dường như vì thế, Nguyễn Duy đã khai thác khá triệt để từ ngữ để nói được đến đáy cảm xúc và thái độ của mình.

3.2.1 Ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống hiện thực

Trong ba yếu tố cấu thành ngôn ngữ ( ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) thì từ vựng có sự biến đổi nhanh và nhiều nhất, nhất là trong thời đại này, cuộc sống thay đổi được tính bằng giây, đương nhiên sẽ sản sinh ra những từ ngữ mới để biểu hiện được những sắc thái, cảm xúc và lối sống của con người thời


đại. Biến đổi đó có thể là tích cực, mà cũng có thể là tiêu cực. Thơ Nguyễn Duy không “nề hà” hiện tượng ngôn ngữ nào của đời sống, tích cực thì không cần nói tới, song tiêu cực cũng được ông đưa vào thơ cũng như một phương diện đắc dụng để bộc lộ lòng mình. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy là ngôn ngữ đời sống hiện thực, ngôn ngữ bước ra từ mảnh đất hiện tại nhà thơ đang đứng trên đó, có khi nó có phần thô tháp nhưng lại bọc trong một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và sắc sảo. Lớp từ thời đại, lớp từ mà đến thời đại này mới được khai sinh, lớp từ mà các tác giả đương thời ít khi đưa vào thơ được Nguyễn Duy đặt một cách tự nhiên như nó sinh ra như thế, như: sida, công chứng, ly hôn, đầu tư, ký hợp đồng, hội chứng, tivi…tưởng như những ngôn từ này và thơ đã làm giảm chất thơ, tăng tính thời sự tuyên truyền. Thơ khó dung nạp những từ chỉ thẳng sự vật, nhất là sự vật đang tồn tại trong xã hội như điểm nóng, mặc dù thơ phản ánh đời sống tinh thần của thời đại. Thơ cần những hình ảnh trữ tình. Nhưng chất thơ lại nảy sinh từ những ngôn từ ít trữ tình, nhất là ở thơ Nguyễn Duy, đó là cách “nhào luyện, gột rửa” ngôn từ mà Nguyễn Duy là người mạnh dạn sử dụng. “Sida”, từ mà chỉ xuất hiện trong các áp phích tuyên truyền, tranh cổ động, hoặc những tài liệu khoa học về tệ nạn xã hội, nhưng đã có mặt trong thơ Nguyễn Duy. Nó được đặt cạnh những từ giản dị, đặc biệt hơn, trong một cảm hứng hồi cổ tha thiết:

Bao giờ cho tới ngày xưa

Yêu như các cụ cho vừa lòng ta Cái thơì chưa nhiễm SIDA

Yêu lăn yêu lóc la đà đãchưa

Căn bệnh thế kỷ, trong thơ Nguyễn Duy là căn bệnh thời đại, nó không phải chỉ có riêng SIDA, mà nó là tất cả những u nhọt của tình yêu, của tâm hồn xã hội nói chung, mà SIDA làm đại diện. Đưa “SIDA” vào thơ, Nguyễn Duy tạc nên một giọng điệu thản nhiên, thản nhiên đến lạnh lùng, nhưng lắng


lại thì đằng sau cái thản nhiên ấy lại thiếu đi cái tự nhiên, bởi thừa nhận hiện thực đồng nghĩa với việc nhận về một nỗi thất vọng lớn và đau xót tràn đầy. Khát khao “được yêu như thể ca dao”- được trở về với truyền thống đẹp đẽ của những giá trị tinh thần- đã bị đoạn tuyệt bởi từ “SIDA” rất thật, thật đến phũ phàng như vậy. Hiện thực đời sống đặt dấu ấn trong thơ Nguyễn Duy thoáng qua, nhưng lại rõ nét và ấn tượng. Với một từ của thời đại: SIDA đặt đối diện với tình yêu của các cụ mà trục chính là lòng khao khát của tác giả. Ta đã thấy cái đối nghịch oái oăm: cái mất đi và cái còn lại không hề tương xứng, một hiện thực buồn với cái mất đi lại là cái chân phương đẹp đẽ, cái còn lại là cái phát độc, mà không thể chữa khỏi. “Cái thời chưa nhiễm SIDA”- câu thơ gọn gàng, nhưng dung chứa cả hiện thực và ăm ắp tâm trạng nhà thơ. Với lối dùng từ này cũng cho thấy cách bộc lộ tâm trạng rất khéo mà không làm giảm độ chân thực sâu sắc lòng người.

Lấy những thuật ngữ thời đại để làm thơ, Nguyễn Duy như đã giăng hết nỗi niềm chân tình của mình lên đá sỏi. “ Giọt trời” là bài thơ kết hợp những giữa cái mềm mại của tâm trạng yêu thương với cái vẻ khô khẳng của những từ khoa học: hợp đồng, đề cương, kịch bản, dự báo thời tiết…:

Ngẫu nhiên em ra đời giọt trời rơi xuống Không hề kí tên hợp đồng làm người


Giọt yêu ngẫu nhiên cũng xuống từ trời

Không đề cương không kịch bản không dự báo thời tiết


Ta đầu tư cuộc tình không dự án không luận chứng Giật gấu vá vai không biên lai không hóa đơn…..

Bài thơ không dễ hiểu ngay, bởi phải làm phép nối giữa cảm xúc và khái niệm. Lời tâm tình của tác giả được khúc xạ qua những khái niệm vừa

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí