Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 12


này, con cò là sự hiện thân của sự vận động trong cuộc đời, trong lịch sử của người Việt. Con cò yếm thế, bị động xưa đã “ theo câu quan họ bay ra chiến trường” ở ngày nay- hoàn toàn chủ động, như một sự thoát xác mạnh mẽ. Hình ảnh con cò không phải thêm màu sắc, vẫn là cò trắng, nhưng trong thơ Nguyễn Duy thì cái màu trắng cách cò trở thành một điểm nhấn tươi mới- cò như được gột rửa, chau chuốt lại mình: “ cò bay bằng cánh trắng tinh/ lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi.” (Khúc dân ca). Gặp cò ở mũi Cà Mau, dù gian khổ nhưng vẫn giữ được cái dày dạn bươn chải, chính là cái sức sống, cái “sóng gió” của đời cò mà Nguyễn Duy, so với tác giả dân gian đã phát hiện ra (chứ không thừa kế quan niệm về thân phận bé mọn của con cò). Và rõ hơn hết, trong “ Chợ”, Nguyễn Duy đã phủ nhận: “ mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con có – thôi đừng trách cành tre sao mềm thế…”. Tác giả, bằng lối ẩn dụ rất khéo léo đã thể hiện một ước vọng thành thật về cuộc đời đã mượn con cò trong ca dao, song phủ nhận số phận nghèo khó. Một tư tưởng rất tiến bộ được lồng ghép vào hình ảnh con cò: “ lộn cổ xuống ao”, thì đừng trách cành Tre, trách ai đây?, đương nhiên là trách mình. Câu ca dao xưa được thay mới bởi một quan niệm sống mới mẻ, mạnh mẽ và đúng đắn, phù hợp với thời đại. Nếu cứ ỷ vào số phận, phó thác cho một ý niệm vô hình, thì đồng nghĩa với việc đang tự chết. Cuộc đời của cò phụ thuộc vào chính nó, không phải van lơn, khóc lóc, không phải lấy cái chết để đổi một lời thề danh dự, bi kịch hay không do chính cò quyết định. Như vậy, trong thơ Nguyễn Duy, hình ảnh con cò có bước phát triển hơn so với ca dao. Con cò không phải là sản phẩm của hoàn cảnh nữa mà con cò là số phận của những người làm chủ cuộc đời. Tính chất biểu tượng trong hình ảnh con cò cũng thể hiện rõ nhất số phận con người thời đại. Hay nói cách khác, biểu tượng con cò trong thơ Nguyễn Duy là biểu tượng của con người thời hiện đại. Con cò vừa có tính kế thừa, lại vừa


có những cách tân mới, phù hợp với tinh thần và những biến chuyển về đời sống của con người.

Hình ảnh mẹ và em

Nguyễn Duy viết về Mẹ và em thường gắn với quê hương, đất nước. Riêng với mẹ, ông dành tình cảm đặc biệt, âu cũng là điều dễ hiểu về tình mẫu tử, nhất là ở một người con- nhà thơ, luôn cố tìm để thấu hiểu, giữ gìn cái tâm trong sáng và giàu nhân ái để thương yêu, và để biết đau xót. Mẹ, trước hết là mẹ của chính nhà thơ, nên chân thật và đầy xúc động. Khi xây dựng hình ảnh mẹ, tác giả đã kết hợp với các hình ảnh khác gắn với lối sống dân gian: yếm đào, nón quai thao, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu, gánh gạo…và đặc biệt là gắn với lời ru. Mẹ là tất là những gì quen thuộc, nồng nàn, là sự ngọt ngào, đằm thắm và thiêng liêng, mẹ và quê hương là một- hai hình ảnh này lồng ghép, thể hiện cho nhau. Có lẽ hình ảnh mẹ kết tinh ở bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, mẹ của tác giả nhưng đã trở thành mẹ của bao người con đất Việt

Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Hình ảnh mẹ trong thơ Nguyễn Duy là biểu tượng cho người mẹ Việt Nam” , và cho quê hương, xứ sở.

“Em” trong thơ Nguyễn Duy dĩ nhiên không phải là em- đồng đội hay em trong gia đình, mà “em”- tiếng nhẹ nhàng đằm thắm và thân yêu nhất để gọi người con gái- người yêu. Phần thơ dịu và lắng đọng nhất của Nguyễn Duy là phần thơ viết về mẹ và em. “ Em” có mặt trong hầu hết các bài thơ, đây cũng là cách mà các nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc trữ tình. Bởi không gì thiết tha hơn bằng bày tỏ tình cảm qua một mối tình, điều đó dẫn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


đến phải gọi “em” để tạo đối tượng hướng tới. Nguyễn Duy, con người của những hành trình, xa gần, Tây- Ta đều có cả, ở đâu cũng thấy được yêu một cái gì đó và mong muốn được gắn bó, được gửi tặng, ký thác tâm hồn, đã chọn “em” để dốc bầu tình cảm cho trọn vẹn và nên thơ. “ Em” nhiều khi được lồng vào hình ảnh địa danh: Đà Lạt, Huế, sông Thao, Lam Sơn… để nhà thơ gửi mối tình với đất mà như với người ở lại. Trong thơ Nguyễn Duy, “ em” có khi để xưng hô với lớp người dưới mình nữa- “ em đừng tin giọng chua cay/ đời xưa nói lỡm đời nay đó mà”- “ em đi vớt vát lúa trời/ áo hình người dán thân người mỏng mai” , nhưng thành biểu tượng là em gắn với địa danh, là tình cảm của tác giả với những vùng đất vùng đất nên thơ đã từng đi qua. Dường như tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở nhà thơ là thứ tình cảm rất ngọt ngào, đằm thắm, rất ý nhị, kín đáo, có cái say mê lưu luyến, có khao khát được bộc lộ. Trọn vẹn tình cảm, nó cũng gần giống như thứ tình yêu nam- nữ, điều đó lý giải cho việc nhà thơ mượn “em”- mượn một mối tình thoáng hiện, mộng mơ để diễn đạt cho cảm xúc của mình.

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 12

Nguyễn Duy có tập thơ “ Mẹ và em”, phần lớn là các bài thơ viết về mẹ và em- người con gái mang mối tình xứ sở. Có thể nói, đây là tập thơ mượt mà và nhiều si mê nhất của một tâm hồn luôn mở rộng đón nhận những mới lạ trên cuộc hành trình đời người. Cuộc hành trình của Nguyễn Duy qua nhiều miền đất với ngàn vạn con người và tâm trạng, nhưng lắng đọng lại ta thấy một điệu hồn khắc khoải trở về với mẹ và em- miền ký ức an lành và nhân ái( có nhiều tác giả để thể hiện tình cảm của mình với một vùng đất đã gọi là vùng đất là em( xưng anh- tôi- ta)). Em là người con gái hoàn toàn tách biệt với vùng đất, “ em” tồn tại khách quan. Song, ở mỗi lần chia tay với một vùng đất nào đó cũng là một tâm trạng “ yêu đương” rất thâm trầm mà da diết, đầy nhung nhớ, dùng dằng:

Em biết chứ , chả ai lơ đãng cả


Hòn than kia đang đỏ đến hết lòng

(Đà Lạt một lần trăng)

Em đưa tiễn bước chân gìn giữ lắm hạt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê

(Sông Thao) Chợ chiều Bến Ngự chưa tan

Ai đi ngược dốc Phú Cam một mình

(Nhớ bạn)

Đến một vùng đất lại chia tay với một mối tình, một người con gái dịu dàng lắng đọng chứa bao điều chưa nói, thành ra cái mối tình- vùng đất đã nhập lại làm một. Mẹ và em đã là biểu tượng chung cho một miền tâm hồn lắng đọng, thẳm sâu - quê hương - nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên.

Hình ảnh con sông

Nguyễn Duy viết về nhiều con sông: sông Mã, sông Thao, sông Hương, sông Tiền, sông Đa Nuýp, sông Cấm…ở mỗi con sông có một nỗi niềm riêng, một tình cảm riêng. Nhưng khi viết về dòng sông mẹ( sông Mã- sông Mạ), tác giả đã đẩy hình ảnh con sông quê hương lên thành biểu tượng cội nguồn.

Từ dòng sông ấy tôi đi

giọt nước từ nguồn ra biển cả

Sông Mã là con sông quê hương gắn liền với văn hóa quê hương và tuổi thơ tác giả. Trước dòng chảy của sông, bao nỗi niềm của nhà thơ như dạt dào trở về, từ thời xa xưa, theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, từ chung đến riêng mình. Và ở thời nào, con sông cũng gắn với đời người. Nhà thơ thấy được dòng chảy kia không phải là sự bào mòn mà là dòng tích tụ, bồi đắp để con sông chảy trong lòng người, “điệp khúc sông uốn lượn trong lòng”, như nuôi dưỡng, vỗ về, như nguồn mạch của mọi sự sống. Trước sông, con người


cảm thấy mình nhỏ bé như giọt nước, giọt nước từ sông mẹ. Lời thơ chân tình và trân trọng gửi lại con sông quê hương - sông Mạ- dòng sông lòng mẹ - là lời tự bạch son sắt của tấm lòng đứa con tha hương:

Sông Mạ ơi

hạt cát dạt bến nào

điệp khúc sông trong lòng nguyên vẹn Giọt nước có biệt tăm ngoài biển ngày ngày

làm mây bay về nguồn

Sông là nguồn cội- là quê hương xứ sở, là những lớp người đã ra đi đã trở về,ở đó có tất cả những buồn vui, bất trắc cuộc đời, mà phần nhiều là những nỗi đau, khó nhọc. Nhưng có lẽ càng gắn với đau thương bao nhiêu, dòng sông lại càng chảy vào trí nhớ nhiều nỗi khắc khoải, thương xót bấy nhiêu. Tác giả đã viết về cội nguồn bằng sự thấu hiểu, đầy sự sẻ chia. Cái cội nguồn chứa bản thể nên dù đi cuối đất, cùng trời cũng không thể làm lu mờ khát khao trở về. Những con người như hạt cát nhỏ bé và vô danh, nhưng “ lại có cái gì bất diệt”, bởi những số phận đó gắn với con sông đã để lại mình- nơi con cháu - nơi những tâm hồn thao thức về cội.

Hình ảnh trăng

Trăng trong thơ Nguyễn Duy vừa là cái phông để con người đối diện với chính mình, lại vừa là một nhân vật có chức năng gợi nhắc. Trăng được nhân hóa, luôn có ánh nhìn trầm ngâm, im lặng mà hàm chứa nhiều tâm sự. Trăng ở rừng, trăng trong thành phố, trăng trên sông, trăng đêm nguyệt thực. Nhưng cái ánh trăng được nâng lên thành biểu tượng là ánh trăng ở rừng, biểu tượng của sự gợi nhắc. Sau cuộc chiến tranh, con người ùa vào cuộc sống hòa bình, cái thời kham khổ bom đạn lùi vào quá khứ. Có người quên lãng vì sự hòa nhập với cuộc đời mới của mình, nhưng nếu còn cái tâm thì còn có lúc


nhớ. Khoảnh khắc quá khứ dội về thật hiếm hoi, ánh trăng xuất hiện như một chứng nhân của tâm hồn- của quên và nhớ. Ánh trăng không trách móc, như một người tri kỷ đã lâu không gặp, nhưng cũng không vồn vã, xuất hiện như sự khơi gợi, thăm dò, nhưng “ cũng đủ cho ta giật mình”. Trong chiến tranh, trăng là khoảng lặng yên bình để con người gửi gắm những ước mong, để nỗi nhớ của mình được xoa dịu, trăng cùng chiến đấu, trăng cùng nghĩ suy. Có khi trăng lại “tái hiện” hình ảnh người yêu, nhìn trăng thấy người. Trăng là người bạn bình lặng gắn với những phút giây quý giá, người gửi lên trăng bao nỗi niềm và trăng thấu hiểu. Sau chiến tranh, trăng trở thành cố nhân, bị cuộc sống vội vã lãng quên. Con người có thể quên, nhưng không thể giết chết quá khứ, bởi mọi hiện tại đều bắt nguồn từ quá khứ, nhất là một quá khứ ấn tượng và ám ảnh. Vì vậy, sự trở về của những ngày cũ như một nỗi sực tỉnh, đột ngột và xúc động. Chính sự xuất hiện sau lãng quên này của trăng đã “ hoàn thiện” biểu tượng về những ngày đã qua với những khoảnh khắc thiêng liêng và cháy bỏng khát khao - trăng là khoảng lặng đồng cảm và chia sẻ với con người khi giới hạn giữa sự sống và cái chết nhỏ bé và mong manh. Trăng theo suốt nhà thơ từ “ ở rừng”, và ngay cả khi rời xa quê hương ở xứ người cho tới khi về thành phố. Nhà thơ nhìn ngang để thấy cuộc đời, và nhìn lên để thấy trăng- thấy sự tĩnh lặng để nhìn sâu vào lòng mình, và trăng đã là một phần tâm hồn của tác giả.

Tất cả những hình ảnh, biểu tượng là những hình ảnh thuộc về tâm hồn, như một yếu tố cấu thành nên tâm hồn. Cây Tre, con sông, vầng trăng được nhân hóa trở nên có tâm, có tình, làm cho mỗi hình ảnh, biểu tượng thêm sinh động, gần gũi, thân thuộc, và có thể thấu hiểu nỗi lòng của nhà thơ.

Các nhà thơ cổ điển thường dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng để bộc lộ tâm trạng, ví như muốn tả vẻ đẹp của người con gái thì tất phải dáng liễu, mắt phượng, mày ngài, mặt hoa, da phấn…Nguyễn Du viết:


- Hoa cười ngọc thốt đoan trang

- Làn thu thủy nét xuân sơn

Vẻ đẹp của người anh hùng là “râu hùm hàm én mày ngài - vai năm thước rộng thân mười thước cao”. Phải lấy những hoa, ngọc, mày, làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân…để biểu lộ vể đẹp nghiêng nước nghiêng thành của hai Kiều, và râu hùm, hàm én để tả cái dũng mãnh, hơn người của người quân tử, tức là các nhà thơ xưa dùng hình ảnh giống như dùng khái niệm, ý nghĩa của hình ảnh được xác định trước khi đặt vào câu thơ. Đến ngày nay, các tác giả hiện đại lấy tình cảm của mình cô đọng nên thành hình ảnh biểu tượng thơ. Cùng để bộc lộ tình cảm nhưng nhà thơ ở những thời đại khác nhau lại đi bằng những con đường khác nhau. Nguyễn Duy với thế giới tâm hồn mang nhiều mảng hiện thực đan xen, đã tạo nên những hình ảnh biểu tượng chứa đựng nét riêng của nhà thơ. Những biểu tượng thường là những hình ảnh thuộc về quá khứ - một quá khứ “đáng tôn thờ”. Nếu Hoàng Cầm coi “men đá vàng” là kết tinh của tâm hồn, trí tuệ dân gian, qua hình ảnh này để bộc lộ cái say mê, cái tư duy đầy triết lý của mình, thì Nguyễn Duy, tất cả những hình ảnh biểu tượng như muốn khẳng định cái bản thể chân quê truyền thống, một cái tôi hồi cổ đến cháy bỏng. Tuy cảm hứng hoài cổ không phải hiếm gặp trong thơ đương đại, nhưng cái khác của Nguyễn Duy so với các tác giả đương thời, đó là không cần chờ thời gian phủ mờ quá khứ mới lục tìm nhớ thương, mà nhớ như là một trạng thái hiện hữu tất yếu trong lòng tác giả. Những ngày xưa được “bảo tồn” khá trọn vẹn và rõ nét trong mỗi trang thơ Nguyễn Duy. Hình ảnh thơ dù đã trở thành biểu tượng tâm hồn vẫn rất gần gũi. Có những hình ảnh là những biểu tượng trong ca dao: con cò - người phụ nữ nhỏ nhoi, yếu đuối, con sông - sự vận động gắn với người con trai, nhưng bước vào thơ Nguyễn Duy, nó lại khoác thêm một tầng ý nghĩa gắn với nỗi niềm của nhà thơ, và cũng là cái nỗi niềm sâu thẳm của thời đại. Đây cũng là


điểm mà tác giả làm“ lấp lánh” thêm cái truyền thống, tạo nên nét duyên riêng cho thơ Nguyễn Duy.

3.1.2 Hình ảnh so sánh

Chất trí tuệ của Nguyễn Duy được thể hiện rõ nét trong cách sử dụng hình ảnh so sánh. Ta nhận thấy một điều rằng: trong thơ ông, từ ngữ so sánh (như, giống như) ít xuất hiện, mà thay vào đó là cách dùng những hình ảnh liền kề tạo sự liên tưởng so sánh. Hình ảnh so sánh rất độc đáo, so sánh dựa trên sự giống nhau về bản chất chứ không phải là sự tương đồng hình ảnh thông thường. Độc giả ngoài việc tưởng tượng ra hình ảnh sự vật được gợi nên còn phải suy ngẫm để tìm ra ý nghĩa biểu tượng sự vật ấy. Có thể tác giả so sánh một cách trực tiếp, cũng có thể so sánh một cách gián tiếp. Song, ở cách so sánh nào cũng tạo ra những cảm quan thẩm mỹ mới mẻ, khác lạ, nó thể hiện cá tính của tác giả, muốn tìm đến tận cùng bản chất của sự vật, và bộc lộ tận cùng cái tôi mạnh mẽ, cởi mở.

Khi tác giả dùng từ so sánh “như”, từ so sánh một cách trực tiếp, rõ ràng và thông thường dễ hiểu- là khi tác giả muốn chỉ đích danh đặc điểm sự vật, nhưng cái đặc điểm ấy không phải là cái gì bề ngoài dễ thấy. Nhà thơ dã dùng cách so sánh đơn giản để diễn đạt một nỗi niềm riêng không dễ giải thích và không dễ sẻ chia:

Người gì người trắng như trăng Trăng gì trăng nói lăng như người

Trăng đau trăng bạc như vôi

Người đau người khuyết người vơi người mờ

(Người trăng)

Trăng và người đồng hiện trên trục tâm trạng, nhưng không phải để so sánh về màu sắc (trắng bạc) về cử chỉ (nói lăng nhăng), mặc dù chữ “ như” đứng giữa, mà ẩn sau đó là tâm sự “khuyết vơi” của người. Người so với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023