Thể Thơ Tự Do, Thơ Năm Tiếng, Bảy Tiếng, Tám Tiếng Trong Sáng Tác Của Nguyễn Duy.


…em ơi gió - gió loang toàng

…em ơi gió - gió tuầy huầy

…em ơi gió - gió rối đồng

Em ơi gió - gió vênh trời

Thánh thần đành lổm ngổm rơi rụng nhiều

…em ơi gió - gió quá liều

Bình tâm hôn hít chín chiều cuồng phong

Thơ Nguyễn Duy rất hay dùng từ láy là động từ, tính từ và với cách đảo định ngữ lên trước đã tạo nên sức gợi và điểm nhấn cho thơ. Chính điều đó đã giúp tác giả thể hiện được cá tính và sự sáng tạo mới mẻ của mình nhằm cách tân thơ.

Ngôn ngữ là phương diện mà ở đó nhà thơ thể hiện tài năng. Đọc thơ, độc giả có thể phân biệt được giọng thơ của mỗi tác giả, vì ngôn ngữ là của chung, nhưng đi vào thơ lại mang màu sắc của cái “Tôi” cá nhân riêng. Nguyễn Duy hay dùng các từ loại, loại từ giàu tính tạo hình để bộc lộ cảm xúc, nhưng không hề bị lặp lại. Đọc thơ Nguyễn Duy, ta luôn tìm được nhiều thú vị và bất ngờ, bởi con người Nguyễn Duy ưa tìm đến cái mới, thay đổi để phát triển, chính vì vậy, dù thống nhất bút pháp ở các bài thơ, song Nguyễn Duy vẫn mới.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

3.3 thể thơ.

3.3.1 Thể thơ tự do, thơ năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng trong sáng tác của Nguyễn Duy.

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 16

Nguyễn Duy nổi tiếng nhất với thơ lục bát. Nhưng ngoài thơ lục bát, trong các sáng tác của ông còn có nhiều thể thơ khác: thể thơ tự do, thơ năm tiếng, thơ bảy tiếng, tám tiếng- là các thể thơ thể hiện sự linh hoạt, phóng khoáng của tâm hồn tác giả. Mỗi thể thơ có sức biểu hiện và tạo nhịp điệu riêng. Ngoài cái nhịp nhàng của thơ lúc bát, còn có cái tự do, cái bộc trực, vội


vã mà súc tích của thể thơ năm chữ, thơ bảy chữ, tám chữ thì trầm lắng, thiết tha. Ở thể thơ nào, Nguyễn Duy cũng bộc lộ được nét riêng của mình: từ nỗi niềm đến giọng điệu, nhịp điệu.

* Thể thơ tự do: Thể thơ tự do trong các sáng tác của Nguyễn Duy thường để suy tư về một vấn đề xã hội hoặc con người, suy tư giàu triết lý. Ở đó có giọng kể, có hồi tưởng và có bình luận. Đặc trưng của thể thơ tự do là không bị gò bó bởi số chữ, số dòng, và ngay cả vần cũng không bị ràng buộc, nó hoàn toàn phù hợp với một tư duy tự do và linh hoạt trong việc thay đổi giọng điệu, nhịp điệu tâm hồn. Những bài thơ tự do của Nguyễn Duy thường có câu dài, và bài thơ thường dài hơn so với các thể thơ khác, và giọng điệu thì giống như lời độc thoại- nói với mình nhưng thực tế là khắc họa nỗi niềm không phải riêng mình - nỗi niềm của tất cả những ai còn băn khoăn về chân giá trị ở thời hiện đại:

- Không thể hiểu tại sao nhiều sướng vui đến thế Khi người ta chiến thắng một con bò trần truồng Không thể hiểu tại sao nhiều điên cuồng đến thế Khi đàn bò giết chết nỗi cô đơn

(Giác đấu)

- Hè nhau đi guốc vào bụng vũ trụ Tọc mạch cõi khác

Người trái đất loay xoay tít mù ngoài trái đất Nào ai xuyên tim đen hành tinh


Hội chứng mù lòng tối chính mình

(Đường hầm qua biển Manche)

Thơ tự do Nguyễn Duy cũng giống như lời nói thường bởi ít vần, lại hay sử dụng vần trắc, âm vực cao, tạo nên cái dửng dưng, cái đương nhiên


như không cảm xúc. Nhưng chính vì thế, những dòng thơ có vần trong một bài thơ tự do lại là những dòng lắng đọng nhất, chứa sức nặng của tâm trạng và triết lí của tác giả:

Yêu trả góp cả kiếp người em ạ

Ngẫu sỗng rồi ngẫu chết ngẫu hư không

(Giọt trời)

Mảng và khối

Nhọc nhằn thay nỗi mẹ tròn con vuông Tóat cả mồ hôi

đá có hồn

(Mảng và khối)

Đặc biệt bài thơ Mười năm được kết thúc bằng một khổ lục bát chan chứa nỗi niềm thời gian:

Mười năm tôi ở đây

Nhìn cây mà nhớ đến cây

Nhìn xe mà nhớ đến bầy hươu nai Mười năm bấm đốt ngón tay

Mười cái tết khói nhang bay lên trời Trên bàn thờ tổ tiên tôi

Có hương hồn của những người vô danh

Thơ tự do của Nguyễn Duy thường chứa cái nhìn mới mẻ, cách triết lý sâu sắc về cuộc đời, về con người và tất cả đều bắt nguồn từ một hiện thực được nhìn chính diện.

Cuộc sống là phải đấu tranh giữa hai đối cực: dở- hay, giả- thật; tốt- xấu, con người tạo ra và rơi vào nhiều cạm bẫy. Mười năm, khoảng thời gian tròn trặn thật dài so với đời người và thật ngắn so với cuộc đời, nhưng dù dài, dù ngắn, cái hiện thực khốc liệt vẫn đang diễn ra mà con người làm trung tâm


tự xoay chuyển. Và trong cái nhìn của nhà thơ đã bộc lộ rõ một nỗi buồn về xu thế cái dở, giả, xấu đang lấn dần sang cái hay, thật và tốt. Đó chính là điều nhà thơ nuối tiếc nhưng không thể thay đổi bởi thời gian đã đi qua, mang theo cái dở, cái hay vào lịch sử của nó.

Tóm lại, với thể thơ tự do, Nguyễn Duy bộc lộ được những dòng suy nghĩ miên man, những chiêm nghiệm từ những việc thường tình mà không bị gò bó bởi một thi luật nào. tuy nhiên, số lượng thơ tự do trong các sáng tác của ông không nhiều, cảm giác như chỉ khi nào bần thần lắng lại, rồi say hiện thực như người say rượu để nói rất nhiều, rất thật về mọi chuyện đang diễn ra quanh mình, thì Nguyễn Duy mới dùng đến thể tự do. Vì thế, trong thơ tự do có tiếng thở dài, có tiếng nấc, có lời độc thoại ngẩn ngơ mà tha thiết…tất cả làm nên một Nguyễn Duy giàu suy ngẫm trong thể thơ tự do này .

* Thể thơ năm chữ.

Thể thơ năm chữ được Nguyễn Duy sử dụng không nhiều. Vì một dòng thơ có năm chữ nên ý thơ cũng phải thu gọn lại, và so với thể tự do, thể thơ năm chữ của Nguyễn Duy không dung chứa nhiều nỗi niềm thế sự và triết lí ngẫm suy. Vì số lượng thơ ít và quan trọng hơn cả là thể thơ không phù hợp với những cảm xúc nặng sự trầm lắng, suy tư. Năm chữ một dòng thơ ít tạo nhịp nhàng trong cách ngắt nhịp bởi số tiếng lẻ thường ngắt theo nhịp 3/2 hoặc 2/3, có khi nhịp 2/1/2. Và cách ngắt nhịp lẻ này phù hợp với giọng điệu vui vẻ, giọng kể chuyện theo tuyến tính hơn là giọng trữ tình mượt mà. Ở những bài thơ này, Nguyễn Duy lại bộc lộ được cái tài “luyện” chữ của mình- chữ phải gói gọn tâm hồn, biểu thị chính xác cái điệu hồn đang dâng trào hiện tại vào từng lời thơ nhỏ gọn, súc tích:

Buổi bồng bềnh bọt bể Nương vào nhau mà trôi


Ngắn ngun ngủn ngày người Gió chi mà gió thế

(Trở gió)

Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể

Như là sông là rừng…

(ánh trăng)

Gần như thể thơ năm chữ là thể thơ đắc dụng trong việc “chớp” cảm xúc- tâm trạng. Những khoảnh khắc tâm hồn đi qua bất ngờ, vội vã, và nó để lại dấu ấn trong thơ năm chữ Nguyễn Duy. Và giá trị ngẫm suy của thể thơ này thường không phải do triết lí tác giả mà do chính sự vận động hay hiện tượng được kể ra trong bài thơ thể hiện - triết lý tự độc giả.

Thể thơ bảy chữ, tám chữ

Thể thơ bảy chữ, tám chữ hoặc có thể hơn nữa về số chữ trong thơ Nguyễn Duy xuất hiện nhiều, chỉ sau số lượng lục bát. Đây là thể thơ kết hợp cái trần tình, tự nhiên của thơ tự do và cái mượt mà, sâu lắng của lục bát. Ở thể thơ nà có cả triết lý mà có cả chất trữ tình. Thể thơ thể hiện được cái trẻ trung từ những dòng suy nghĩ, dòng cảm xúc căng đầy sức sống. Có thể nói thể thơ đều đều bảy chữ, tám chữ nên việc diễn đạt những trúc trắc, gập ghềnh của những băn khoăn dằn vặt hơi khó, (điều này lại thể hiện rõ hơn ở thơ tự do) mà chính những ngẫm suy triết lý lại làm cho người ta già dặn hơn nhiều. Thể thơ bảy chữ, tám chữ phần nhiều biểu lộ tình cảm- tình yêu, nỗi nhớ nhung, hay khát vọng tuổi trẻ, là những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Duy trước đổi mới (1989): Dòng sông Mẹ( 1986), Hầm chữ A (1968), Hơi ấm ổ rơm (1971), Tuổi thơ (1982), Đò Lèn (1983), Cầu Bố (1983), Sông Thao (1980), Yêu (1988)… Có thể nói, tình cảm của nhà thơ ẩn chứa trong mỗi câu


thơ còn thuần phác, hồn hậu, ngay cả những ngẫm suy trải nghiệm cũng còn mộc mạc chân chất mang đậm hồn lính, hồn quê, khác nhiều với những dòng thơ sau này được thể hiện bằng các thể thơ khác, lúc bấy giờ quá trình dấn thân của nhà thơ đã tích lũy được trên một chiều sâu tư duy và một bề dày trải nghiệm. Đọc những câu thơ Gửi sông Thao, ta cũng cùng tác giả mang một nỗi thiết tha với đất, với người thân trên tất cả cuộc đời:

Yêu mến ạ xin đừng buồn em nhé Dòng nước trôi đi giọt nước lại rơi về

Gửi về Lam Sơn, Nguyễn Duy đã làm sống lại không chỉ tuổi trẻ của bao thế hệ trường Lam Sơn, mà tất cả những con người đã đi qua cái thời “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Và một tấm lòng yêu trọn vẹn gửi người vợ gắn bó suốt cuộc đời: “ ứa nước mắt ưu phiền”. Với các thể thơ này, Nguyễn Duy bộc lộ được nét tính cách nhẹ nhõm, không cầu kì, ít uẩn khúc, và nhất là không có cái “hội chứng mù lòng tối chính mình”, mà càng đi sâu vào cuộc sống hiện tại, nhà thơ càng nhận ra điều đó.

Thể thơ nào Nguyễn Duy cũng bộc lộ được cảm xúc của mình một cách trọn vẹn và chân thực. Nhưng ở mỗi thể loại khác nhau lại chứa nét riêng của điệu hồn, đó chính là những bước đi không lặp lại trên con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Duy.

3.3.2 Thể thơ lục bát Nguyễn Duy.

Biết đến Nguyễn Duy, phần nhiều độc giả biết đến thơ lục bát. Dường như Nguyễn Duy đã lập nên một “thương hiệu” lục bát cho riêng mình. Tất cả tâm hồn và tài năng của nhà thơ đều được chuyển tải trong thể thơ dân tộc này.

Lục bát là thể thơ tồn tại ít nhất hai dòng câu: một dòng sáu chữ, một dòng tám chữ, vần với nhau ở tiếng thứ sáu của câu sáu và tiếng thứ sáu( hoặc thứ tư) của câu tám. Thể thơ đắc dụng nhất cho việc thể hiện những cảm xúc


mượt mà, đằm thắm những gì giàu chất thơ nhất. Thơ lục bát đã diễn đạt được đến cái tận cùng những rung cảm tinh tế và sâu lắng. Nếu như ở các thể thơ khác, cá tính mạnh mẽ, có chút “ngông nghênh” vang ngân trên từng câu chữ thì ở thể lục bát, nó được ẩn vào trong, đôi khi như không có mà trên tất cả là một tấm lòng mênh mang vời vợi một tình yêu, một nỗi nhớ thương hay một nỗi buồn tha thiết, thấm thía. Thể lục bát được nhà thơ sử dụng thuần thục nhất và in đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân, vừa mang hơi hướng cổ điển chặt chẽ điêu luyện, vừa có vẻ hiện đại phóng túng.

3.3.2.1 Truyền thống và cách tân biểu hiện ở cảm xúc trong thơ lụcbát Nuyễn Duy.

Một nhà thơ dùng lục bát để tâm tình thì đương nhiên đang kế thừa truyền thống. Nguyễn Duy tìm về lục bát để tìm về với gốc rễ, với bản thể tâm hồn mình, ở đó mọi cảm xúc đều tuôn chảy dạt dào - bởi cảm xúc bắt nguồn từ đa phương, đa diện cuộc đời . Ở thể thơ dân tộc này, Nguyễn Duy thể hiện cảm xúc không có cái dữ dội, ngang tàng giống như ở các thể thơ khác, mặc dù cảm xúc cũng bắt nguồn từ tất cả những gì quanh ta, tất cả những gì còn trong ký ức. Đó là cái đẹp, là nỗi nhớ- nhớ về cội nguồn, về không gian- thời gian đã qua, cũng có khi là nỗi đau, nỗi buồn đằm và lặng… nỗi niềm của nhà thơ dù bất cứ ở nới đâu: trên mảnh đất mình sinh ra hay những vùng trời khác nhau của tổ quốc, và ngay cả trên đất bạn…cũng chân thật, mộc mạc- những nỗi niềm không mới với thơ ca, với cuộc đời, song khi nó chảy qua tâm hồn Nguyễn Duy, được bộc lộ bằng con đường và ngôn ngữ trí tuệ đã làm cho lục bát của ca dao dân dã trở nên sâu lắng và “ lấp lánh” hơn vẻ đẹp ngàn năm.

Ca dao có hàng ngàn tâm trạng, thơ lục bát Nguyễn Duy cũng đã góp vào dòng ca dao bao nhiêu bài lục bát thì bấy nhiêu tâm trạng nữa - những tâm trạng của con người thời đại. Dùng chất trữ tình ngọt ngào câu lục bát, cái


kín đáo của văn hóa truyền thống trong thơ, Nguyễn Duy đã thể hiện tất thảy những suy ngẫm, những dằn vặt của mình về cuộc đời, thế sự. Trong thơ lục bát Nguyễn Duy, cảm hứng hoài cổ được thể hiện ở nhiều bài thơ, từ hoài cổ để thấy hiện đại và từ hiện đại để nuối tiếc, để phục cổ. Chất cổ - có khi chỉ là những nét hình giản dị, nét hình của cuộc sống an lành, nhân ái, như lời ru, là rau muối, vải thiều, chiều mận hậu, rằm nguyệt thực, hoa gạo, thuốc lào…và những nét hình đời sống ấy đi vào thơ Nguyễn Duy không phải chỉ đơn điệu nguyên nghĩa, mà ẩn chứa ăm ắp tâm trạng của con người khao khát ngược dòng trở về nâng niu những ngày xưa tươi đẹp:

Mòn đêm võng bạt chon von Nhớ em đưa võng ru con ở nhà

( Lời ru trong bão) Mai rồi lại hát à ơi

Con cò lặn lội bên bờ đại dương

( Lời ru con cò biển)

Con cò trong ca dao nhỏ bé, yếu đuối đến yếm thế bay vào thơ Nguyễn Duy đã có cái khác thường, vẫn “bay lả bay la”, nhưng không phải con cò “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” nữa, mà bay từ “ châu thổ bay ra thủy triều”- một con cò chủ động, dù còn nhiều gian khó. Con cò mang bóng dáng của một tinh thần mới “cò bay bằng cánh trắng tinh”- sạch sẽ và đường hoàng. Có khi cảm xúc bắt nguồn từ dòng thời gian đang chảy trôi, cách lý giải vè thời gian mang niềm tin và lòng bao dung của con người:

Này em mình tự dọn mình Ta ân xá tội với tình cho ta

Thời gian lướt khướt quan tòa Một mai trắng án thiên hà cả thôi

(Thời gian)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023