Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 17


Ca dao xưa ít đặt con người trong dòng thời gian, nên cảm thức về thời gian hết sức mờ nhạt. Nguyễn Duy lấy cái nhìn bao dung, lối nói hóm hỉnh của ca dao để diễn đạt điều mà ca dao chưa nói hết ấy. Đặt thời gian trong cái nhìn tương đối để thấy được ý nghĩa của phút giây hiện tại- đó chính là cái nhìn thời gian- là cảm xúc mới mẻ mà không mấy thi nhân đứng trước dòng chảy “một đi không trở lại” này có được. Còn thời gian trong thơ Nguyễn Duy có cái nhịp chậm rãi của người đang lần tìm, đang thưởng thức, nâng niu thời gian mình đang có, để cuối cùng khẳng định cái còn lại với thời gian là cái chân thực:

Này em chợt độ hồi xuân Thời gian làm phép tẩy trần đó ư

óan ân hóa giải từ từ

Từ từ mặt nạ rơi như là vàng

(Thời gian)

Ca dao viết: - Con cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về que mẹ ruột đau chín chiều

Phải chăng, đó là một cõi về thiêng liêng, vừa buồn, vừa tủi của ca dao? Nguyễn Duy lại dẫn dắt ta vào một “ cõi về” mà cánh cửa mở ra là một thế giới đậm màu sắc hiện thực. Cõi về của Nguyễn Duy là trở về từ bao sự mệt mỏi của “mộng siêu nhân”, của “cuộc chơi hành nghiệp lơ ngơ”, cõi về được dẫn dắt bởi một “cánh buồm mây tướp chiều quê”, để rồi “ruỗng tuênh huênh bịch rơi về cõi em”- một “cõi em” yên bình, độ lượng như lòng mẹ rộng mở. Viết về “cõi về”, song lại mở ra cho độc giả cái nhìn hiện thực-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


một hiện thực khai thác từ chính mình. Nếu ca dao xưa, nỗi nhớ bủa nhiều vào cảnh thì thơ Nguyễn Duy, nỗi khao khát an lành là điều hối thúc trong lòng người. Vì vậy, cảm xúc không còn cái dìu dịu buồn như ca dao nữa, mà nó đăm đắm thẳm sâu.

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 17

Đọc chùm thơ “Tôi và em, và…”, ta bắt gặp một tâm hồn dân gian, hóm hỉnh của Nguyễn Duy. Nhưng bên cạnh cái hóm hỉnh ấy cũng có nụ cười làm đỏ hoe con mắt.

- Lăm lăm cái thứơc phàm trần Làm sao đo được thánh thần em ơi…

- Đền đài tỉnh giấc phong rêu

Nhong nhong thiên hạ lên đồng sướng chưa

Nguyễn Duy đã làm phép “gọi hồn” những người xưa trở về hóa thân vào những câu thơ mang đậm lối suy ngẫm rất riêng của tác giả:

- Mấy ai dám chịu dám chơi Dám ai vỗ cái mặt đời như em

( Thị Màu)

- Thôi mà ngúng ngoẳng nhau chi Già rồi đấy, lạy nhau đi là vừa

( Kính thưa Thị Đốp).

Cảm xúc hoài cổ này tạo nên những bài lục bát tràn đầy nỗi tiếc nuối giá trị đẹp đang mất dần đi, hiện thực cuộc sống hiện lên đầy dằn vặt, đau đớn.

- Người hóa đá đá hóa vôi

Vôi ma quái bạc mái đời phù vân Nàng Tô Thị của ngàn năm

Hai lần hóa kiếp hai lần vọng ai

(Vọng Tô Thị )


- Từng đôi anh trước chị sau

Từng bầy xe cúp lùa nhau trên đường Cũng là đi hội chùa Hương

Nón mê chân đất thập phương gập ghềnh

(Đi chùa)

Nếu ca dao xưa ra đời trong hoàn cảnh lao động tập thể, là tiếng nói chung, là câu chuyện, là quê hương làng cảnh của người Việt, thì thơ lục bát Nguyễn Duy cũng thế nhưng có điều ở thời hiện đại và chỉ có một người sáng tạo nên bằng con mắt của riêng mình nhưng tấm lòng của bao người. Cảm xúc trong thơ lục bát Nguyễn Duy không nằm ngoài dòng cảm xúc nói chung trong thơ ông, nhưng ở thơ lục bát thường cảm xúc “ hiền lành” hơn, tinh tế mềm mại, dù hướng tới đối tượng nào - có thể rất đơn giản như: người con trai, người con gái, cỏ dại, đỏ, xanh, vàng…, cũng có thể nghe rất bụi bặm, phố phường, như com bụi ca, vô tư…, cũng có thể là lời nhắn nhủ như: lời ru đồng đội, ru con, về làng, xin đừng buồn em nhé. Dường như ở bất kỳ đối tượng nào, Nguyễn Duy cũng thể hiện được đến đáy cùng dòng cảm xúc của mình, từ lời nói “cực nghiêm” đến lời chân tình với đồng đội, lời xót xa khi trở về quê hương… Thơ lục bát giống như một dòng sông có thể dung chứa bao dòng chảy và sự phì nhiêu của phù sa, Nguyễn Duy đã vận dụng để chuyển tải cái cảm xúc tưởng chừng như không phù hợp với lục bát, ấy vậy mà lại làm nên cái mới trong cảm quan cảm nhận lục bát của độc giả:

Đàn kêu tưng tửng từng tưng Con trâu xúc phạm sợi thừng cột trâu

…ông bụt xúc phạm con ma

Lão say khướt xúc phạm bà tỉnh queo

…đàn kêu tinh tỉnh tình tinh Cái tâm xúc phạm cái hình vô tâm


…đàn kêu tang tảng tàng tang Nàng chơi đẹp xúc phạm chàng xấu chơi

(Xẩm ngọng)

Cứ bèo bọt nước thiên di

đưa chân lục bát nà đi loằng ngoằng Cứ nòi lẩn thẩn ngàn năm

Vu vơ động cỡn tâm thần tâm linh

(Bao cấp thơ)

Chính chất trữ tình giàu có mà thể thơ mang lại, cùng với ngôn từ giàu tính tạo hình, Nguyễn Duy đã phổ chất thơ cho những đề tài khô cứng và khó nói nhất, để rồi đọng lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về hiện thực đương thời. Cái cách tân của Nguyễn Duy trong thơ lục bát ở cảm xúc chính là sự thành thật, sự thành thực bắt nguồn từ cái nhìn chính diện, sẵn sàng làm chiếc cần anten của “một thứ côn trùng” rất đỗi bình thường để thăm dò và khai phá thời đại. Và thường cảm xúc ở thơ lục bát nói chung hay dùng hình tượng, hình ảnh thơ để khúc xạ, để bớt đi cái gai góc, hiện thực, bớt đi cái “ nóng” của lòng người, song Nguyễn Duy phần nhiều để dòng cảm xúc chảy trực tiếp lên từng lời thơ. Chính vì thế, thơ Nguyễn Duy bao giờ cũng chứa cái giọng điệu hối thúc và mong muốn bộc lộ hết mình.

Đọc thơ lục bát Nguyễn Duy, không thể bỏ qua “ Tre Việt Nam”, “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, là những bài thơ nằm lòng của bao người con của Tổ quốc. Trong thơ: có nhạc, có họa, có con người và có linh hồn dân tộc. Không có gì mới trong cảm xúc: một suy nghĩ về cây Tre, một nỗi nhớ về Mẹ, nhưng tại sao bài thơ làm xúc động lòng người đến vậy? Bởi nếu chỉ có cảm xúc không thôi thì sẽ biến những bài thơ này mang giọng điệu cải lương không lối thoát, mà trong cảm xúc là sự chiêm nghiệm không chỉ bằng cuộc đời nhà thơ mà bằng cả cuộc đời bao thế hệ đi trước.


Cảm xúc thơ lục bát thơ Nguyễn Duy vừa có tính truyền thống là không thoát khỏi những chuẩn mực của thơ trữ tình, lại vừa có tính các tân bởi thông qua cái truyền thống ấy lại tạo dựng nên những truyền thống khác, bồi đắp cho thơ ca dân tộc.

3.3.2.2. Truyền thống và Cách tân biểu hiện ở hình thức câu thơ.

Có lẽ cái truyền thống dễ thấy nhất ở hình thức câu thơ lục bát Nguyễn Duy đó chính là tính ca dao trong lối xưng hô và trong giọng điệu. Ca dao duyên dáng ở từ “ em” gợi sự nhỏ bé, đáng yêu:

- Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc

Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay…

- Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?

- Thuyền xuôi neo nọc cũng xuôi Nhớ em anh nhớ cả đôi má hồng

Thơ Nguyễn Duy cũng vậy, phần lớn cảm xúc dạt dào được thể hiện trong cách gọi “em”:

Tôi về xứ Huế mưa sa

Em ơi Đồng Khánh có là ngày xưa?

Ca dao gọi: “ hỡi cô…”, Nguyễn Duy có cái thân mật như chạm nhẹ vào người mà gọi: “ này em…”, “ áo trắng là áo trắng ơi”…- một cách xưng hô gần gũi, trìu mến. Giọng điệu thơ Nguyễn Duy như lời nói thường, nhất là khi đi kèm với những so sánh, điều này đã làm cho thơ ông đời hơn, gần gũi hơn với tình cảm con người:

Thiên đường xếp xó giấc mơ Ngôi sao thơ ấu bơ vơ xó trời


đôi khi nhạt miệng buồn cười

Biết rằng nhỏen nụ đười ươi cũng buồn

(Xin đừng buồn em nhé…) Vọng chi ở phía chân mây

Người xưa hóa đá người nay hóa gì

(Vọng Tô Thị)

Thơ Nguyễn Duy giống ca dao ở chỗ: ngắn về dung lượng, có những bài chỉ có một cặp hai câu lục bát, tuy nhiên lại khác với thơ lục bát nói chung- thường là bài dài hơn một cặp câu. Nguyễn Duy làm mới bằng cách trở về với cái cũ, song chính hình thức ca dao hóa này lại làm nên một góc tâm hồn Nguyễn Duy rất cô đọng, súc tích. Ở đó mọi mênh mang của dòng lục bát được “gói gọn” lại để bao bọc cả cái nhìn thời đại của con người thời đại:

Ngấp nga ngấp ngoáng kêu ma Hóa ra ta gặp bóng ta trên đường

(Gặp ma)

Tồ tồ trả rượu vô chai

Buồn thân phận luễnh loãng vài bọt tăm (Rót ngược )

Độc giả có thể coi đó là một thứ ca dao, có thể vận vào lời nói để biểu lộ tâm trạng mình. Hình thức nhỏ gọn, nội dung độc đáo của những bài thơ lục bát hai câu làm ta liên tưởng tới thể thơ Haiku- Nhật Bản. Thơ Haiku thường giàu sức gợi bởi chỉ có ba dòng câu, ý tình thường ẩn trong cảnh, nhưng lại có sức lay dộng lòng người rất lớn. Những bài thơ của Nguyễn Duy chỉ khắc họa một nét, một khoảnh khắc hiện thực nhưng cũng đặt vào lòng người đọc những âm hưởng không đơn giản của hiện tại đầy phức tạp.


Thơ lục bát Nguyễn Duy thường chia khổ bốn dòng câu, ở những bài lục bát này, thường có hiện tượng tách một cặp lục bát cuối bài, sức nặng của toàn bài thơ dồn vào hai câu cuối bài, giống như một nốt lặng cảm xúc. Việc tách câu thơ là ý đồ nghệ thuật của tác giả: muốn nhấn mạnh. Hai câu thơ hiện hữu như ánh mắt, như bàn tay vỗ về an ủi, như chạm được vào lòng người đọc:

Xin đừng buồn nữa em ơi Trả sao cho một chút trời xa xăm

(Xin đừng buồn em nhé) Bao nhiêu là bóng siêu nhân

Lẫn trong bóng cỏ giữa trần gian thôi (Cỏ dại)

Có những bài thơ Nguyễn Duy chia khổ hai dòng, lại có những bài thơ khổ đầu tiên là một cặp lục bát tách ra làm tiền đề để phần thơ sau là những giãi bày, chia sẻ (Tre Việt Nam, Rằm nguyệt thực, Xuồng đầy), giống như lời ru, bởi mỗi khổ thơ hai dòng nói gọn về một sự việc nào đấy và ẩn chứa tâm tình riêng của nhà thơ. Mỗi khổ thơ liên kết với nhau trên phương diện hình ảnh bằng nhan đề bài thơ và trên ý nghĩa là cặp lục bát cuối bài. Đọc Buổi sáng sau chiến tranh, Đường xa, Hồ Tây, Vọng Tô Thị… sẽ thấy rõ điều đó.

Ca dao dùng phép lặp như một thi pháp để nhấn mạnh tâm trạng hoặc sự kiện:

- Ra về nhớ nước giếng khơi

Nhớ điếu ăn thuốc, nhớ cơi ăn trầu Ra về giã nước giã non

Giã người giã cảnh kẻo còn nhớ nhung

- Ngày ngày em đứng em trông

Trông non, non ngất, trông sông, sông dài


Trông mây, mây kéo ngang trời

Trông trăng, trăng khuyết, trông người người xa

Thơ Nguyễn Duy đã kế thừa và cũng coi đó là phương thức nghệ thuật để tâm tình của nhà thơ đi vào lòng người đọc được ấn tượng và sâu sắc hơn:

Nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi Người cười nói xúc phạm người ngậm tăm

(Xẩm ngọng) Nước như chưa nước bao giờ

Lụt như lụt tự ngày xưa lụt về

(Mùa nước nổi)

Lục bát Nguyễn Duy- về hình thức không khác với lục bát truyền thống, lục bát trong ca dao, bởi vẫn trữ tình đậm đà, vẫn ngôn từ chân tình, giản dị và nhịp thơ ít bất thường của thể loại. Nhưng lục bát Nguyễn Duy vẫn khó lẫn vào đâu được, bởi thể thơ dân tộc này đã chuyển tải một tâm hồn và một cá tính sáng tạo độc đáo ở cách nhìn nhận cuộc đời, và lối nói không giống ai. Nguyễn Duy yêu tha thiết cái cuộc sống này, yêu hết mình con người - quê hương - đất nước mình. Chính vì vậy mà trong tình yêu của ông, không chỉ có niềm hạnh phúc mà còn có cả nỗi buồn, nỗi đau, những dự cảm lạnh lùng mà giàu nhân văn - cuộc sống được nhìn từ nhiều phía với nhiều góc cạnh. Nhìn thẳng - nhận chân - đó chính là phương châm cầm bút của một tâm hồn nghệ sỹ đích thực. Và cái nhìn thẳng thật đó bước vào thơ Nguyễn Duy có khi biến thành một lớp từ ngữ mà đã tạo nên một Nguyễn Duy riêng biệt, được phân biệt với các nhà thơ khác. Đó là lớp từ láy- so với ca dao - ca dao rất ít dùng từ láy, và dường như tác giả dân gian dùng một cách ngẫu nhiên, không chủ đích - còn với Nguyễn Duy - nhà thơ đã vận dụng khả năng giàu sức gợi( gợi hình ảnh, gợi vận động và gợi tình) của lớp từ này để bộc lộ hết những gì mình nhìn thấy, mình ngẫm suy và kết luận. Từ láy trong thơ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023