người đàn bà); hoặc ích kỷ, mê tín (Giải vía); hoặc tàn nhẫn, cấu kết, hủy diệt thiên nhiên (Đối thoại với sự bất tử); hoặc vô lương tâm, thiếu trách nhiệm với người thân (Trăng rằm)… Xã hội đã đổi thay, đời sống vật chất của con người đã được cải thiện. Ở xứ Mường cũng thế! Nhưng đi đôi với nó là sự xuống cấp về đạo đức, nhân phẩm của một bộ phận người dân miền núi. Đây là một sự thật, một hiện thực đau lòng.
Vấn đề đó cũng được phản ánh trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình. Bên cạnh những con người sống nhân nghĩa, thủy chung, giàu đức hi sinh thì trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình cũng xuất hiện hình tượng những con người tha hóa, biến chất, vô đạo đức. Điều đó thể hiện cái nhìn toàn diện, mang tính chất biện chứng của tác giả về con người. Những con người tha hóa, những kẻ xấu xa nham hiểm đó chính là một trong những vật cản, một trong những thách thức đối với sự phát triển của mảnh đất vùng núi cao biên giới này. Thông qua các truyện ngắn: Niềm hi vọng mong manh, Trong khung cửa số, Thì ra thế, Bé Loan, Kho báu của bảy nàng tiên, Những điều không có trong giáo án, Mắt lác, Người bệnh là một cô gái xa lạ tác giả muốn lên án những cái xấu, cái ác, cái đen tối còn tồn tại bên trong mỗi con người khi không vượt qua được thách thức thời cơ chế thị trường.
Nhân vật cô Hai trong truyện ngắn Niềm hi vọng mong manh là một người đàn bà rất tâm đắc với câu nói: "Có tiền mua tiên cũng được". Thời bao cấp, bằng nhan sắc của mình, cô đã lôi kéo nhiều quan chức vào con đường tham nhũng để kiếm lợi cho mình. Thời buổi kinh tế thị trường, với cơ chế thoáng, cô nghĩ rằng mình có thể dùng tiền để mua chuộc các quan, để chạy trọt cho thằng con trai dốt nát của mình vào học trong ngành thuế. Cô đã giở những mánh khóe đút lót và sự lơi lả để mua chuộc ông phó giám đốc phụ trách duyệt hồ sơ của con cô. Và khi mục đích không đạt được, cô ta trở mặt như trở bàn tay "xô ghế, đứng phắt dậy" và không quên buông một câu chửi "Mỡ đến miệng...rõ là ngu" [7, tr. 437].
Trong truyện ngắn Người bệnh là một cô gái xa lạ, tác giả đã lên án tên trưởng phòng vật tư ở một lâm trường của huyện. Anh ta là một kẻ bất lương, dù đã có vợ và ba con gái nhưng hắn chuyên dụ dỗ các cô gái nhẹ dạ để dan díu vụng trộm. Khi cô Đẹp, một trong những cô gái bất hạnh bị hắn lừa gạt có mang, hắn đã đem cô đến bà lang băm để đặt thuốc phá thai. Hậu quả là cô Đẹp bị sót rau nhiễm trùng và chết một mình ở bệnh viện. Không chỉ lòng thòng với gái, hắn còn là "người hám danh, chuyên đục khoét và bất nghĩa với bạn bè" [7, tr. 379]. Nhưng hắn vẫn nghiễm nhiên là trưởng phòng vật tư bởi hắn ta "có những cái ô che".
Nhân vật ông bí thư huyện trong truyện ngắn Trong khung cửa sổ khi còn đương chức đương quyền là kẻ "hét ra lửa" với những kẻ xu nịnh vây quanh. Lợi dụng chức quyền của mình, ông ta đã làm nhiều chuyện khiến người dân trong huyện oán thán. Với dân thì ông ta khắt khe, chuyên quyền. Với những kẻ tôi ác tày trời, đáng bị xử lí thì ông ta lại "cứu" chúng để đổi lấy những thứ quà cáp mà chúng đem đến "đút lót" như: thuốc lá đầu lọc, rượu màu, gỗ lim, gỗ lát, vải vóc, quần áo, gà thiến, chân giò, gạo nếp, gạo tẻ, thậm chí là cả thuốc bôi ghẻ...
Ông chủ tịch huyện trong truyện ngắn Thì ra thế cũng là kẻ sử dụng nhiều thủ đoạn để thăng quan tiến chức, để tham ô của công. Học hết cấp hai bổ túc văn hóa, ông ta làm ở phòng thủ công của tỉnh và suýt bị vào tù vì tham ô của công. Thế rồi ông ta "chuồn" xuống huyện vì ở nơi đó trình độ dân trí thấp sẽ khiến ông dễ bề thực hiện mưu đồ của mình. Từ một nhân viên phong thương nghiệp, ông ta dần leo lên chức trưởng phòng, rồi phó chủ tịch, rồi lại chủ tịch huyện một cách ngon sớt. Quan điểm điều hành công việc của ông chủ tịch huyện này là "phải dùng những thằng có tội thì nó mới sợ mình và cúi gập người xuống hầu mình" [7] và bảo vệ chúng chính là bảo vệ mình. Để che giấu cho tội tham ô của mình, ông ta đã ra lệnh bắt một nhân viên vô tội, coi anh ta như một con "tốt đen" để tiếp tục thăng quan tiến chức...
Tóm lại, với những câu chuyện chân thật, gần gũi và giản dị - Vi Thị Kim Bình đã khắc họa được hình tượng những con người vùng núi cao biên giới thời kì mở cửa của đất nước trong sáng tác của mình. Trong đó phần đông là những người con của núi rừng mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, có ý thức làm giàu, làm đẹp cho quê hương. Bên cạnh những người tốt, những con người chân chính đó cũng còn có những người xấu, những con người tha hóa, biến chất. Hệ thống nhân vật phong phú và đa dạng như vậy cho thấy Vi Thị Kim Bình đã có cái nhìn toàn diện, sinh động hơn về những con người miền núi thời sau chiến tranh, nhất là trong thời kì đổi mới, mở cửa. Cái nhìn đó phần nào đã thể hiện sự đổi mới, sự vận động trong tư duy viết truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VI THỊ KIM BÌNH
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình - 7
- Hình Tượng "những Bông Huệ Trắng" Ngát Hương Giàu Đức Hi Sinh, Giàu Lòng Nhân Ái.
- Con Người Miền Núi Trước Những Cơ Hội Và Thách Thức Trong Thời Mở Cửa Của Đất Nước.
- Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Vi Thị Kim Bình
- Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí, Tính Cách Nhân Vật Qua Độc Thoại Nội Tâm
- Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Vi Thị Kim Bình
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Trong sáng tạo văn chương, cái khó nhất đối với nhà văn là tạo ra dấu ấn riêng cho mình. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng và sự nỗ lực không mệt mỏi trong suốt chặng đường lao động nghệ thuật. Để một tác phẩm có thể in dấu ấn trong lòng người đọc có khi nhà văn phải dành cả đời mình cho những trang viết. Với nhà văn Vi Thị Kim Bình, sáng tạo nghệ thuật là cả một chặng đường đầy nhọc nhằn, gian truân và là cả một sự kiên trì, nỗ lực. Các tác phẩm của nhà văn dù được viết ở thời kì chiến tranh hay hòa bình vẫn nguyên giá trị với cuộc sống hôm nay không chỉ bởi những vấn đề về con người và xã hội tác giả phản ánh mà còn bởi nghệ thuật thể hiện khá đặc sắc, phù hợp với cách hiểu, cách cảm của đồng bào dân tộc thiểu số. Đi tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật đặc tưng trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình, chúng tôi sẽ đi sâu vào ba phương diện hình thức cơ bản là: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật.
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.1.1. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
Cốt truyện là "hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu và tư tưởng nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch" [13, tr. 99]. Theo Lê Huy Bắc, "cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất không thể thiếu trong bất cứ hình thức tự sự nào... Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc" [4, tr. 179-180]. Như vậy, đối với tác phẩm tự
sự truyền thống, cốt truyện đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định thành công của tác phẩm. Thông qua cốt truyện, người đọc có thể dùng tóm lược lại nội dung câu chuyện mà nhà văn đã kể. Hiện thực vận động trong tác phẩm theo chiều tuyến tính, giúp người đọc định hướng rõ ràng khi tiếp nhận.
Văn xuôi dân tộc thiểu số có nét đặc trưng là mang tính truyền thống rõ rệt trong hình thức nghệ thuật và trong nội dung phản ánh. Đa số các tác phẩm tự sự dân tộc thiểu số hiện đại vẫn trung thành với kết cấu truyện theo quy luật nhân-quả truyền thống. Xét theo tiêu chí thời gian, loại cốt truyện phổ biến nhất trong văn xuôi các dân tộc thiểu số là cốt truyện xảy ra trong thời gian tuyến tính (tự sự theo mạch thẳng thời gian, duy trì quan hệ nhân quả). Thời gian trần thuật thường trùng với thời gian cốt truyện. Việc trần thuật theo dòng tuyến tính sẽ giúp cho độc giả là người dân tộc thiểu số dễ theo dõi, nắm bắt nội dung, ý nghĩa của truyện một cách dễ dàng (nhưng đây cũng là một hạn chế của văn xuôi các dân tộc thiểu số).
Xét theo tiêu chí nhân vật, cốt truyện thường gặp trong văn xuôi các dân tộc thiểu số là cốt truyện đơn tuyến. Phần lớn các tác phẩm viết về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các khía cạnh hiện thực khác, đều có ít nhân vật và nếu có phân tuyến cũng chỉ bao gồm hai tuyến chính - tà, không có tuyến trung gian, số lượng sự kiện cũng ít nên hầu như không có sự đan xen nhiều tuyến truyện. Các truyện thường đơn nghĩa, chỉ có phần nổi mà ít có những tầng nghĩa chìm và biểu tượng hai mặt, do đó chiều sâu và khả năng tạo sự tiếp nhận đa chiều cho người đọc có phần bị hạn chế. Rất nhiều những tác phẩm của các nhà văn người dân tộc thiểu số như: Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Triều Ân, Vi Hồng, Vi Thị Kim Bình, Sa Phong Ba, Hà Thị Cẩm Anh... có chung một mô típ cốt truyện, có chung công thức: cái mới đấu tranh với cái cũ; cái mới đi tiên phong, năng động, tìm tòi, dũng cảm vượt qua những cản trở; cái cũ bị tác động, lay chuyển dẫn đến thay đổi trong nhận thức hoặc buộc phải lùi bước trước cái mới.
Theo quan niệm truyền thống thì cốt truyện bao gồm các thành phần là: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Trong các thành phần trên thì phần mở nút là phần đặc điểm nhưng cũng là phần hạn chế trong cốt truyện của văn xuôi dân tộc thiểu số. Kết thúc trong các tác phẩm này thường là lối kết thúc có hậu, dễ dãi, được bố trí, sắp đặt, dễ đoán trước. Xây dựng lối kết thúc như vậy - một mặt nhà văn giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt cốt truyện, dễ hình dung ra nhân vật, có thái độ yêu ghét rõ ràng, rất phù hợp với tâm lí cũng như khả năng tiếp nhận của người miền núi - nhưng mặt khác lại khiến cho nhân vật trở nên giản đơn về tính cách, và điều đó có lẽ không hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển của cuộc sống vốn nhiều đa đoan, phức tạp như cuộc sống trong cơ chế thị trường hiện nay.
3.1.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình.
Như đã nói, cốt truyện đơn tuyến là một cách kết cấu quen thuộc trong sáng tác của các tác giả văn xuôi dân tộc thiểu số như: Vi Hồng, Triều Ân, Hoàng Hạc, Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh, Hà Trung Nghĩa, Y Điêng, Kim Nhất... Khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, chúng tôi nhận thấy hầu hết cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn đều được tổ chức, sắp xếp theo lối truyền thống, đó là: tổ chức thời gian theo trật tự tuyến tính, kết thúc truyện có hậu, có những nhân vật trung tâm dẫn dắt, kết nối bởi các chi tiết chọn lọc hợp lí.
Hầu hết các tác phẩm của Vi Thị Kim Bình đều xuất phát từ những cảnh đời thực mà nhà văn biết. Truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình thường có một cốt truyện rõ ràng, được diễn biến một cách tuần tự theo dòng sự kiện, nhân vật chính thường là những con người nhiệt tình với cuộc sống, lao động hết mình, luôn hướng về cái mới, cái tiến bộ, dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ đều biết vươn lên, vượt qua tất cả những thử thách, trở ngại để hướng tới tương lai và cuối cùng họ đều nhận được một kết quả tốt đẹp, một phần thưởng xứng đáng. Qua những nhân vật đó nhà văn muốn
khẳng định vẻ đẹp của cái thiện, niềm tin vào sự thật và sự trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp, chân chính của con người. Điều đó khiến tác phẩm của Vi Thị Kim Bình đậm chất nhân bản, sáng ngời niềm tin vào con người và đặc biệt là hướng con người đến những cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ trong cuộc sống. Ta sẽ gặp kiểu cốt truyện này trong các truyện ngắn: Niềm vui, Đốm sáng, Cuốn băng màu da, Những bông huệ trắng, Mối tình đầu muộn mằn, Ánh đuốc bên bờ suối, Lỡ hẹn, Ba người đào mương, Giấc mơ kì diệu, Tình yêu chiến thắng tất cả, Trong khung cửa sổ....
Trong truyện ngắn Cuốn băng màu da số phận, cuộc đời và sự nỗ lực vươn lên không ngừng của dược sĩ Minh đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Khi còn trẻ, Minh là một cô gái quê mùa, chất phác. Với tình yêu và trái tim chân thành, cô đã nhận lời lấy một chiến sĩ cộng sản vừa ở tù đế quốc ra. Cưới nhau xong, anh đi biền biệt mấy năm liền chỉ về nhà có một lần duy nhất rồi hi sinh. Người chồng mà chị rất đỗi yêu thương vĩnh viễn ra đi, chị phải sống cảnh góa bụa, cô đơn. Vượt qua những đau khổ, thử thách của cuộc đời, chị một mình nuôi con và luôn cố gắng trong công việc để xứng đáng với người chồng đã hi sinh anh dũng cho đất nước của chị. Khi còn là công nhân ở xưởng thuốc khu bốn, chị là người đã dũng cảm băng qua dòng nước lũ để cứu cả kho thuốc của đơn vị. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, chị được điều chuyển sang làm tổ phó tổ băng dính phụ trách kĩ thuật. Lúc bấy giờ, băng dính do nhà máy chị làm ra đều không dùng được mà thương binh nơi tiền tuyến thì rất cần băng dính. Với trách nhiệm của một người đảng viên chị đã không ngừng tìm tòi, khám phá, thử nghiệm, vượt qua nhiều khó khăn, cản trở, hi sinh chị đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm băng dính cung cấp cho các bệnh viện thời chiến đạt tiêu chuẩn chất lượng không thua kém sản phẩm của nước ngoài. Với thành công đó, chị đã được đề bạt làm phó quản đốc của xí nghiệp, phụ trách ngót hai trăm công nhân. Nhìn từng chuyến ô tô đi mang theo những cuộn băng dính
nhỏ bé ghi dòng chữ "Xí nghiệp Dược phẩm I sản xuất" nụ cười cởi mở, chất phác lại hiện trên đôi môi và niềm vui ngập tràn trong lòng người phụ nữ giàu nghị lực ấy.
Vân trong truyện ngắn Niềm vui là một y tá làm việc tại một bệnh viện lao. Với tấm lòng nhân hậu và niềm ước mơ trở thành người thầy thuốc để chữa bệnh cho người nghèo, Vân đã vượt qua nhiều cản trở từ nhận thức của mọi người về bệnh lao khủng khiếp cho đến điều kiện cơ sở vật chất vô cùng khó khăn, thiếu thốn của bệnh viện. Với quan niệm người thầy thuốc giỏi cũng như người mẹ hiền, chị đã dành thật nhiều thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân. Ngoài ra chị còn ngày ngày giặt giũ, cắt tóc, khâu vá, nấu nướng, dọn nhà vệ sinh cho bệnh nhân. Đặc biệt chị còn dành thời gian để tâm sự, động viên, an ủi, tìm hiểu tâm tư, sở thích của từng bệnh nhân. Sự tiến triển của bệnh nhân đã góp phần tạo nên những niềm vui nho nhỏ, giản dị nhưng đầy ý nghĩa đối với cuộc sống của chị. Việc Vân được đứng trong hàng ngũ của Đảng là một phần thưởng xứng đáng đối với người thầy thuốc có tấm lòng của một "người mẹ hiền" này.
Mặc dù không có nhiều thời gian dành cho người chồng đi công tác xa hàng năm mới trở về, nhưng y tá Nhình trong truyện ngắn Một ngày nghỉ đã nhận được một phần thưởng xứng đáng đó là sự quý mến, tin tưởng của bà con làng xóm và sự động viên của chồng. Tuy luyến tiếc vì khi anh về thăm nhà đúng lúc cô bận rộn, không nói được câu chuyện gì thì anh đã phải ra đi nhưng Nhình thấy phấn khởi vì con đường tương lai hạnh phúc của cô đã và đang đi lên.
Trong truyện ngắn Ba người đào mương, Vi Thị Kim Bình cũng đã ảnh hưởng sâu sắc kiểu cốt truyện "Ở hiền gặp lành" của truyện cổ giân gian. Truyện kể về ba người hàng xóm: Hùng, Hạc Thắng, cùng tuổi trung niên, cùng là thương binh, mỗi người họ có một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều nương tựa vào nhau để sống. Một lần, khi đào mương cho ông chủ một nhà