Hiện Thực Cuộc Sống Vùng Biên Đầy Sự Phong Phú, Phức Tạp Thời Mở Cửa.

Khảo sát 51 Truyện ngắn và Kí của Vi Thị Kim Bình chúng tôi thấy có đến 17 tác phẩm nhà văn viết về đề tài chiến tranh. Qua những truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, người đọc có thể phần nào hình dung được tính chất khốc liệt của các cuộc chiến tranh, cuộc sống khó khăn, gian khổ những mất mát, hi sinh và tinh thần chiến đấu dũng cảm, quên mình để bảo vệ quê hương, đất nước của những con người vùng núi cao biên giới trong các thời kì ấy.

Trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, chiến tranh thật tàn khốc, nó đã tàn phá và hủy diệt không thương tiếc cuộc sống của người dân mền núi. Trong truyện Mối tình nghiệt ngã, qua cái nhìn của nhân vật Mão, người đọc có thể thấy chiến tranh đã gây ra biết bao thảm cảnh cho cuộc sống của người dân miền núi. Nhà văn đã khắc họa lại một khung cảnh hoang tàn, đổ nát của bao ngôi nhà, bao làng mạc khi bị kẻ thù chiếm giữ và tàn phá: "cảnh nhà cháy xảy ra hàng giờ, hàng ngày", "máy bay Pháp bay lượn suốt ngày, bắn phá vào các làng mạc, bắn cả vào đàn trâu, đàn bò đang gặm cỏ" [7, tr. 562]. Những người dân ở vùng giáp ranh thì "bị giặc càn quét, chúng bắt từng con gà, con lợn, trâu, bò. Phụ nữ thì bị chúng hãm hiếp rất dã man, thanh niên thì bị chúng bắt đi lính" [7, tr. 562]. Đâu đâu cũng thấy "người chết, người bị thương" [7, tr. 562]. Đồng bào các dân tộc bị giặc Pháp tàn sát đẫm máu, tang tóc, đau thương như một đám mây đen dày đặc bao trùm lên quê hương miền núi vô vàn yêu thương của chị. Với những câu văn miêu tả ngắn gọn và dễ hiểu, Vi Thị Kim Bình đã phần nào tái hiện được sự ác liệt trong cuộc chiến tranh chống Pháp của đồng bào dân tộc miền núi.

Mở đầu truyện ngắn Những bông huệ trắng, tác giả cũng dẫn dắt ta vào một bối cảnh ác liệt của thời chiến tranh chống Mĩ. Cuộc sống đang diễn ra yên bình với tiếng cười nói râm ran của các cô gái thì bỗng tiếng còi báo động rú lên, máy bay Mĩ ào đến điên cuồng trút bom đạn xuống nơi đây. Những loạt bom đạn đó đã phá vỡ cảnh sống thanh bình, thay vào đó là khung cảnh hoang tàn, đổ nát "đất đá rơi đồm độp xuống mái nhà" [7, tr. 145], ngói, cửa vỡ bay tung tóe.

Không chỉ bị tàn phá bởi hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, người dân vùng núi cao biên giới tỉnh Lạng Sơn còn phải chịu sự tàn phá khốc liệt của cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung diễn ra năm 1979. Cuộc chiến này tuy không kéo dài nhưng cũng đã gây cho đồng bào nơi đây nhiều đau thương, mất mát. Sự kiện này cũng đã được nhà văn Vi Thị Kim Bình phản ánh trong sáng tác của mình rất cụ thể và xúc động. Quang trong truyện ngắn Chiếc khăn quàng màu xanh đã đau đớn biết bao khi nhìn thấy khung cảnh đổ nát, hoang tàn của xóm làng khi chiến tranh xảy ra: "Quang ngao ngán, khi trở lại, nhìn những dãy nhà tầng bị đổ nát. Gạch, ngói, cây cối đổ ngổn ngang, lấp mất lối đi. Cây hoa phượng bị toác ra. Có cây, thân gãy gập treo lủng lẳng. Cây hoa mộc lan bên ngôi đền ở cầu Kì Cùng cụt mất ngọn. Ngôi đền đổ nát, các tượng bị cụt đầu, bị vỡ, các mảnh bát hương bắn tung tóe khắp bờ sông. Cầu Kì Cùng cũng bị hất xuống sông, nước sông Kì Cùng sủi bọt đục ngầu, tanh ngòm, bẩn thỉu" [7, tr. 334]. Trong cuộc chiến này, không chỉ giết hại người dân mà quân xâm lược Trung Quốc còn cướp bóc, những thứ gì không mang về nước được, chúng đốt sạch, phá sạch, đập cho tan nát hết. Sự tàn phá của cuộc chiến tranh Biên giới quá nặng nề, những mất mát quá to lớn - đối với đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới nói riêng, đối với cả dân tộc ta nói chung.

Trong những năm tháng chiến tranh, những khó khăn gian khổ mà người dân miền núi phải chịu đựng là không sao kể xiết. Một trong những khó khăn lớn nhất đối với đồng bào người dân tộc miền núi một là thiếu lương thực, thực phẩm. Trong tác phẩm Bức thư gửi cho người đã khuất, tác giả đã tái hiện phần hiện thực đó. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong cuộc sống của đồng bào miền núi cao, muối là một thứ hàng rất khan hiếm. Lúc đó "một mẩu muối bằng hạt thóc"" [7, tr. 656] cũng vô cùng quý giá. Sau hòa bình lập lại, gạo không có, người dân toàn phải ăn cháo ngô, rau rừng, ngô, khoai, sắn qua bữa. Hạt ngô già cứng như sỏi, sắn sượng ... rồi

cũng không còn mà ăn. Gia đình nào khá hơn một chút thì có cơm độn ngô, độn khoai, độn sắn, độn củ mài. Cán bộ Ty lương thực lúc bấy giờ phải thường xuyên đi chống đói cho nhân dân mà không xuể. Những khó khăn, thiếu thốn không sao kể hết.

Là một thầy thuốc sống, chiến đấu và làm việc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhà văn Vi Thị Kim Bình là người thấu hiểu hơn ai hết những khó khăn, thiếu thốn mà những chiến sĩ ngành y phải trải qua trong những năm đó. Các y bác sĩ phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm vì bệnh viện thường xuyên phải đi sơ tán vào hang tối, rừng sâu. Phương tiện y tế, thuốc men khan hiếm, thiếu thốn... Tất cả những khó khăn, gian khổ đó đã được nhà văn phản ánh trong một loạt những tác phẩm như: Cung điện, Niềm vui, Cuộn băng màu da, Chiếc khăn quàng màu xanh, Bức thư gửi cho người đã khuất ...

Trong truyện ngắn Niềm vui, qua công việc của các bác sĩ, y tá và hộ lí trong bệnh viện lao, nhà văn đã khắc họa rõ nét cuộc sống khó khăn, gian khổ của những chiến sĩ ngành y của một tỉnh miền núi biên giới trong những năm chống Mĩ. Giặc bắn phá dữ dội nên bệnh viện Lao của tỉnh phải sơ tán vào rừng, cây cối um tùm, "ban đêm không có điện, tất cả đều vắng lặng đến rùng rợn" [7, tr. 21]. Từ đường cái vào bệnh viện phải qua một cánh đồng rồi xuống một cái dốc nhỏ. Dưới chân dốc là một khe suối sâu và người ta đi qua khe suối ấy bằng một cây tre ọp ẹp, rùng ràng. Đứng ở trên chiếc cầu tre đó mà nhìn xuống suối thì không khỏi nổi gai ốc. Phòng làm việc và nhà ở của bệnh nhân nằm ngay bên khe suối. Mùa khô thì lạnh thấu xương còn mùa mưa thì lũ lụt luôn rình rập. Đường đi gập ghềnh, ngày mưa lầy lội đến cổ chân.

Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện thì ít ỏi. Chỉ có một bác sĩ, một y sĩ, một y tá và hai hộ lí. Họ làm việc quần quật suốt ngày. Ngoài công việc chuyên môn, họ còn phải kiêm nhiệm thêm những công việc khác bởi bệnh viện còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đồng chí Linh bệnh viện trưởng làm đủ mọi

việc chẳng kể giờ giấc. Nào lăn lộn với bệnh nhân trong phòng, nào khám bệnh cho bệnh nhân ngoại trú, chiếu điện cho bệnh nhân.... Hộ lí Sa, hộ lí Hòa làm việc luôn chân luôn tay, đổ đờm, đổ máu, đổ phân, giặt giũ, dọn dẹp, lo cơm cháo cho bệnh nhân. Y tá Vân ngoài việc chăm sóc thuốc men cho những bệnh nhân, hàng ngày chị còn tranh thủ giúp đỡ chị em hộ lí đổ bô, đổ ca, giặt quần áo, dọn nhà vệ sinh... Dường như điều kiện làm việc càng khắc nghiệt bao nhiêu thì tấm lòng của các y, bác sĩ nơi đây càng ngời sáng bấy nhiêu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Qua hồi ức của bác sĩ Nguyễn Lữ trong truyện ngắn Cung điện, người đọc có thể cảm nhận rất rõ cuộc sống khó khăn, vất vả của những bác sĩ, hộ lí, y tá trong chiến tranh. Vào những năm đế quốc Mĩ bắn phá dữ dội miền Bắc, Lạng Sơn trở thành một vị trí chiến lược khi tất cả những hàng viện trợ đều qua ga Lạng Sơn. Biết được điều đó, giặc Mĩ bắn phá Lạng Sơn rất ác liệt. Trong tình huống đó, bệnh viện phải tìm nơi sơ tán bệnh nhân, bảo vệ bệnh nhân đồng thời phải cấp cứu kịp thời các nạn nhân chiến tranh, không để bệnh nhân phải bị thương lần hai hoặc chết vì bom đạn giặc Mĩ. Bệnh viện đã chọn hang Chùa Tiên làm nơi sơ tán. Trong hang ẩm ướt, có nhiều dơi bay qua bay lại, lại nằm trong cái "rốn" của túi bom đạn của giặc Mĩ. Trong hang có nhiều tầng, nhiều ngách, đi lại khiêng cáng bệnh nhân cũng gặp nhiều khó khăn. Ngày ấy, tất cả cán bộ của bệnh viện chỉ có hơn chục người. Lương thấp, công việc lại vất vả, những y bác sĩ ở đây làm việc bất kẻ giờ giấc, ngày đêm. Có những khi mổ cấp cứu xong các bác sĩ chỉ ăn cơm nguội chan với nước trắng thay canh cho dễ nuốt. Nhà bếp nếu có xin được thực phẩm tươi thì cũng để cho bệnh nhân ăn cho đủ chất dinh dưỡng, còn các bác sĩ, dược sĩ thì phải ăn cơm độn ngô, độn mạch, độn mì sợi, độn bột mì, độn khoai tây, kể cả khoai tây đã mọc mầm. Mặt "anh chị nào cũng gầy hốc hác" [7, tr. 504], những khó khăn, vất vả không sao kể hết.

Tuy khó khăn, gian khổ như vậy, nhưng ở mỗi người dân miền núi vẫn sáng ngời tinh thần chiến đấu, bảo vệ quê hương. Tinh thần đó đã được nhà văn Vi Thị Kim Bình tái hiện lại thông qua hình tượng những con người cụ thể trong những hoàn cảnh và không gian cụ thể.

Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình - 6

Trong truyện ngắn Mối tình nghiệt ngã, tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương được thể hiện qua hành động hi sinh cao cả của vợ chồng người chiến sĩ cộng sản là anh Nông Ích Vinh và chị Ngô Thị Mão. Chị Mão là người được tổ chức giao cho nhiệm vụ nhận lời yêu một sĩ quan Pháp để lợi dụng hắn moi tin tức và đánh cắp tài liệu mật. Dù trái tim bị giằng xé, đau đớn như có kim châm nhưng chị Mão vẫn phải hi sinh cái tổ ấm bé nhỏ của mình để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Người con gái Tày xinh đẹp, hiền dịu ấy đã nhận thức được rằng việc mình hi sinh hạnh phúc cá nhân sẽ bớt được bao nhiêu xương máu của bộ đội và nhân dân. Chị đã chấp nhận thiệt thòi, đau khổ, mất mát cho riêng mình để đạt đến mục đích lớn lao cho cả dân tộc.

Trong các truyện ngắn Niềm vui, Cung điện, Những bông huệ trắng có thể thấy dù điều kiện làm việc thời chiến tranh hết sức nguy hiểm, khắc nghiệt, khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng các bác sĩ, y tá, hộ lí ai cũng nhiệt tình, tâm huyết với công việc, thương yêu, chăm sóc bệnh nhân như người nhà của mình. Những người thầy thuốc này chính là những người chiến sĩ. Trận địa của họ tuy không một nòng súng, không một cành lá ngụy trang nhưng cũng không kém phần cam go, khốc liệt. Trên trận địa là "chiếc bàn mổ nhỏ bé, trắng tinh", họ cũng đang chiến đấu từng ngày, từng giờ để bằng mọi giá, mọi cách chiến thắng bom đạn của kẻ thù để cứu sống bệnh nhân. Cuộc sống vô cùng khổ cực nhưng họ đều cố gắng hết mình đều một lòng một dạ hướng đến mục đích chung là chiến thắng giặc Mĩ xâm lược, thống nhất đất nước.

Có thể thấy, với tình cảm yêu mến và sự gắn bó sâu nặng với quê hương, qua các tác phẩm của mình, nhà văn Vi Thị Kim Bình đã cố gắng

khắc họa một hiện thực khốc liệt của các cuộc chiến tranh nơi vùng cao biên giới Lạng Sơn. Chiến tranh đã tàn phá và gây ra biết bao đau khổ, mất mát cho con người nơi đây và đã gây nên bao nỗi vất vả, gian lao, bao hi sinh cho họ. Nhưng càng khó khăn gian khổ bao nhiêu thì tinh thần đoàn kết để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược của những người dân miền núi càng sáng ngời bấy nhiêu. Thông qua việc khắc họa hiện thực cuộc sống đó, nhà văn muốn khẳng định, ca ngợi sức sống kì diệu và niềm tin sắt son cùng phẩm chất cao quý của con người nơi đây trong các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của mình.

2.1.2. Hiện thực cuộc sống vùng biên đầy sự phong phú, phức tạp thời mở cửa.

Khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi cao biên giới đã dần ổn định và có nhiều sự thay đổi. Hiện thực miền núi trong thời kì đổi mới đã và đang mở ra những vấn đề xã hội mới, những chủ đề, đề tài mới cho văn học tiếp tục khai thác. Văn xuôi miền núi thời kì này đã có sự mở rộng hơn về đề tài và chủ đề sáng tác. Ngòi bút của Vi Thị Kim Bình cũng đã có sự đổi mới rõ rệt. Trong những trang viết của mình, nhà văn ngày càng có ý thức bám sát với sự vận động của xã hội và mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực. Ngoài mảng đề tài quen thuộc, trong các tác phẩm của mình Vi Thị Kim Bình còn phản ánh những vấn đề chung của cuộc sống con người miền núi với tất cả sự phong phú, phức tạp thậm chí nghiệt ngã của nó trong thời kì mở cửa.

Vấn đề đầu tiên mà nhà văn quan tâm, phản ánh trong tác phẩm của mình là sự thay da dổi thịt trong cuộc sống của đồng bào miền núi cao biên giới thời kì mở cửa. Trong truyện ngắn Giấc mơ tiên, người đọc thấy rất rõ cuộc sống con người miền núi giờ khác xưa nhiều lắm. "Không còn những căn nhà lợp vách rạ, vách đất", "Từ hang cùng ngõ hẻm... đều có điện. Nhà nào cũng có ti vi để xem. Ngồi ở nhà xem ti vi mà biết cả thế giới đang làm gì. Nhà

bốn năm tầng mọc lên như nấm đỏ sau mưa... đâu đâu cũng có trường học" [7, tr.662]. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhờ sự nỗ lực cố gắng không ngừng của người dân nơi đây, cuộc sống lạc hậu, nghèo đói trước đây đã dần thay thế bằng cuộc sống mới, no ấm, hiện đại hơn và văn minh hơn.

Qua sự quan sát của ba thầy giáo từ miền xuôi lên miền núi công tác trong truyện ngắn Hương rừng người đọc cũng phần nào hình dung được một cuộc sống tươi vui, sôi động và no ấm hơn đang diễn ra ở Lạng Sơn qua phiên chợ Kì Lừa: "Chợ Kì Lừa họp vào ngày mùng Hai, mùng Bẩy âm lịch. Ngày chợ Kì Lừa đông vui, tấp nập. Chủ yếu là người các dân tộc ở bản xa, làng gần ra chợ. Trên vai có đôi quang gánh, hai bên hai cái dậu hoặc họ gánh hai tay nải màu tràm" [7. tr.440]. Họ ra chợ từ sớm, tranh thủ mua bán hàng. Những thứ họ đem ra chợ hầu hết kiếm từ rừng, từ vườn: "Họ bán măng, nấm đỏ. Măng và nấm đỏ được sâu thành chuỗi bằng, chiết lạt cứng. Họ bán từ gói lá chuối, bán các loại quả rừng như chuối tây, chuối lá, quả dâu da, quả bồ quân..." [7, tr.440]. Chợ phiên miền núi là vậy. Những thứ bày bán thật đơn giản nhưng nó được người dân mong chờ đợi lắm bởi khi bán được chút tiền nhỏ thì "họ lại mua sắm những thứ cần thiết như: thịt, mỡ muối, dầu, đậu phụ..." [7, tr.440]. Phiên chợ Kì Lừa ấy còn được tác giả nhắc đến trong truyện ngắn Mối tình đầu muộn mằn. Nhờ chính sách "mở cửa" của nhà nước mà chợ Kì Lừa ngày nay sầm uất hơn nhiều với "Những quầy hàng đầy ăm ắp toàn vải đẹp, đủ các loại, đủ màu sắc. Nào đồng hồ, đài điện cho đến phích nước, bát đĩa. Trong quầy chật họ xếp tràn cả hai bên vỉa hè, xếp hàng xuống cả lề đường" [7, tr.418]. Phiên chợ ấy đã phản ánh sự giàu có hơn, phong phú hơn trong cuộc sống mang sắc màu thị trường của đồng bào các dân tộc vùng biên.

Trong truyện ngắn Tình yêu chiến thắng tất cả, tác giả đã khắc họa rõ nét cuộc sống buôn bán đang diễn ra rất sôi nổi, sầm uất ở tỉnh vùng cao biên giới có cửa khẩu lớn này. Các chủ hàng Trung Quốc sang mua hàng hoặc bán

hàng cho chủ hàng Việt Nam. Họ mua, bán bằng nhiều hình thức, nhộn nhịp, sôi động và đã kéo theo biết bao người dân ở vùng biên giới vào công cuộc làm ăn này: "Người đi bộ, người gánh, người khiêng hàng nối tiếp nhau, từng đoàn kéo dài một hai cây số. Họ đem hàng qua lại đường biên dòng người tấp nập, nhộn nhịp" [7, tr.294].

Bên cạnh việc đề cao những tác động tích cực của cuộc sống "thương trường" thời mở cửa với tính chất sòng phẳng, quyết liệt của nó, nhà văn Vi Thị Kim Bình còn chú ý phản ánh cả những mặt trái, những mặt tiêu cực của cuộc sống nơi vùng cao của khẩu này như: nạn mê tín dị đoan; nạn tham ô, cửa quyền; sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên; nạn phá rừng và nạn buôn bán hàng lậu (thậm chí cả buôn bán ma túy) qua biên giới. Các truyện ngắn: Chuyện bà Sử, Thì ra thế, Bé Loan, Trong khung cửa sổ, Kho báu của bày nàng tiên, Những điều không có trong giáo án, Mắt lác, Biết thế, Giá như, Điện...di dộng, Chiếc khăn quàng màu xanh, Giàn nho chín... của nhà văn đã làm cho người đọc phần nào hình dung được hiện thực nóng bỏng và phức tạp đó.

Mê tín dị đoan là vấn đề phổ biến trong cuộc sống và là lực cản lớn nhất cho sự phát triển của người miền núi từ xưa đến nay. Sinh ra và lớn lên ở một vùng cao biên giới còn nhiều lạc hậu, Vi Thị Kim Bình thấu hiểu hơn ai hết những hậu quả nặng nề của tệ nạn mê tí, dị đoan. Vấn đề bức xúc này đã được nhà văn phản ánh trong tác phẩm của mình với mong muốn nó sẽ góp phần vào việc chống nạn mê tín, dị đoan trong đồng bào dân tộc. Với người dân miền núi, do trình độ dân trí còn thấp kém nên việc tiếp cận tiến bộ khoa học, kĩ thuật và những kiến thức về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Nếu trong nhà có người ốm đau, không bao giờ gọi ngay thầy thuốc mà phải gọi thầy cúng để cúng Mo, làm Then. Họ chỉ gọi thầy thuốc khi bệnh nhân sắp chết. Vì thế, có nhiều bệnh nhân chết oan bởi có những bệnh rất đơn giản, chỉ cần điều trị sớm là sẽ khỏi. Tệ nạn này đã được Vi Thị Kim Bình phản ánh trong các truyện ngắn như: Chuyện bà Sử, Một ngày nghỉ, Niềm vui...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023