Vấn Đề Đạo Đức Nhân Sinh Trong Truyện Ngắn Thế Sự Của Vò Thị Hảo


dung về đàn ông chỉ là “ một cái gì đó bậm bịch, khen khét và thô bỉ”. Từ đó cô khiếp sợ khi nói về đàn ông, và chỉ đến khi một lần sang xem phim ở hàng xóm về cô không còn sợ đàn ông như trước nữa, cô thầm ao ước “Hãy mang em đi, ban cho một lần hạnh phúc, rồi đừng quẳng em bên vệ đường, mà hãy giết em, để em khỏi sống mù loà cả đời và trở thành gánh nặng cho mẹ”. Trong ước mơ, nỗi đau, sự bất hạnh vẫn còn hiện hữu trong Hằng, nỗi đau đớn dường là nỗi khiếp đảm bởi “Giờ còn ai nữa không, dám cúi xuống bên một người tàn tật, và mang đi trên đôi cánh tay hữu hạn của mình tình yêu cũng như nỗi đau của một kiếp khác”. Đó là mong ước của một con người bất hạnh, nhưng đây cũng là cách của Vò Thị Hảo bày tỏ niềm thương cảm với những con người bất hạnh, ở đó là sự thấu hiểu đến tận cùng của nỗi đau.

Cũng là nỗi bất hạnh của con người, nhân vật Tâm trong Máu của lá lại là một cô gái tật nguyền từ khi mới sinh ra đã không lành lặn, toàn vẹn về dung mạo và hình hài- “Cô gái nhỏ xíu chỉ cao khoảng hơn một mét. Ngực lép, đôi mắt tròn mở rưng rưng. Làn môi trên hằn một vết sẹo trắng kéo miệng hơi xếch về bên trái. Có lẽ đó là vết sẹo vá môi…. Môi dưới mọng đỏ hơi lòm giữa như một lúm đồng tiền nhỏ xíu thoảng qua, chia thành đôi cánh hoa nũng nịu…..dáng đi khập khiễng của cô khiến người ta nghĩ đến con chim sâu đang nhẩy chon von trên đường, mỏ cắp một cành lá lệch người”. Cô cho rằng tạo hoá đã say rượu khi nặn ra mình nên cô luôn mặc cảm và có cảm giác là người thừa, mỗi khi có khách đến nhà cô luôn tìm cớ lánh mặt. Cô đã từng suýt uống cạn bát nước lá trúc đào năm cô mười bốn tuổi. Bởi cô đã nhìn thấy mình lần đầu tiên trong gương. Đằng sau thân hình tật nguyền của Tâm là “một lương tri”, do đó mà cô đã cảm nhận sâu sắc và thấm thía nỗi đau, sự bất hạnh của chính mình. Một người tật nguyền nhưng Tâm rất thông minh: “Thi vào đại học đạt điểm ưu nhưng không một trường nào nhận vì lỗi hình thể”. Cô đau đớn và mong mình hoá điên, vì người điên còn có lẽ sướng hơn cô,


bởi họ không nhận ra chính mình, nhưng cô không thể điên. Cô mong mình được chết thì không chết được, cô đau đớn chua chát cho số phận mình, cô đành ở nhà với những công việc bếp lúc và rảnh rỗi cô vùi đầu vào “đám tiểu thuyết”, để đêm xuống cô có những giấc mơ khác thường. Cô nuôi dưỡng một ảo tưởng và đã có bao chàng trai “khổng lồ” cứu giúp cô qua những bức thư của anh Tuân, Huân, Hoàng. Cô khao khát ở phía chân trời xa tít sẽ có một chú lùn đang đợi cô, sinh ra là để cho cô. Thế nhưng “ngay cả trong giấc mơ cũng cắt xén của em. Trời không cho em hưởng trọn vẹn một giấc mơ nào”. Viết về những mảnh đời tật nguyền, nhà văn Vò Thị Hảo luôn tìm thấy trong họ những khao khát mãnh liệt mà đau thương. Những khát khao nhỏ nhoi tầm thường mà họ cũng không có được.

Trong truyện ngắn thế sự đời tư của Vò Thị Hảo còn thấu hiểu những bi kịch tình yêu hạnh phúc. Các nhân vật đều có khát vọng cháy bỏng được sống hết mình cho tình yêu, đặc biệt là những người phụ nữ. Họ là những con người khổ vì yêu rút hết gan ruột ra để yêu và dám hi sinh tất cho tình yêu. Xây dựng các nhân vật ấy, Vò Thị Hảo đã để cho họ nếm trải tất cả các dư vị khác nhau của tình yêu. Từ những dư vị ngọt ngào đến những vị đắng chát và cả những xót xa đau đớn, nhưng trên hết trong mỗi nhân vật đều là sự chủ động, quyết liệt đấu tranh để giành tình yêu, họ dám sống dám hi sinh cho tình yêu.

Tình yêu đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người. Các nhân vật trong truyện Vò Thị Hảo luôn khao khát yêu thương, vì thế mà nhiều nhân vật phải chịu khổ đau vì tình ái, nhất là những người phụ nữ.

Bi kịch tình yêu ẩn chứa trong từng cuộc đời số phận của những người mải miết đi tìm một tình yêu đích thực mà thất bại bởi sự say mê khờ dại bị lừa dối phụ bạc. Họ khao khát yêu thương, luôn mong muốn đem lại niềm vui cho người mình yêu cho dù mình có phải đau thương bất hạnh. Náng Sải trong Con dại của đá là một người con gái đẹp sống và yêu tự nhiên như cây cỏ của


núi rừng. Nàng đã vượt qua mọi ràng buộc của tập tục buôn làng, gia đình để đến với tình yêu. Với Sải đó là một tình yêu tự do nồng cháy, nhưng tiếc rằng người yêu của nàng là một kẻ bạc bẽo lừa dối và xảo quyệt. Cáo Tờ Quẩy đã mê hoặc và chiếm đoạt nàng chưa đủ hắn còn xảo trá phụ bạc và rẻ rúng nàng. Trong đêm tân hôn với Hùng De, nàng đã vùng vẫy bỏ chạy để tìm đến với Cáo Tờ Quẩy, hắn ném nàng cho lũ bạn làm nhục và còn định bán nàng sang Trung Quốc. Đau đớn tuyệt vọng trước sự tráo trở, phụ bạc của người yêu Sải đã giết chết Cáo Tờ Quẩy và kết liễu đời mình. Bi kịch của Sải là nỗi đau của niềm hi vọng biến thành thất vọng, khi mà nỗi đam mê cuồng si biến thành sự phấn uất và thù hận. Còn Trang trong Bàn tay lạnh không phải hi sinh mạng sống cho tình yêu nhưng chị sống còn khổ hơn là chết. Là một cô gái xinh đẹp lại là sinh viên khoa văn mơ mộng nhưng số phận lại bạc bẽo với chị, bởi bên cạnh chị là hàng loạt những người bất hạnh trong tình yêu: “ Mẹ chị không hạnh phúc, chị gái chị cũng không hạnh phúc, người hàng xóm của chị không hạnh phúc. Vì thế chị phải hạnh phúc, chị không được mắc sai lầm”. Mặc dù chị đã vô cùng thận trọng trong tình yêu nhưng số phận bất hạnh vẫn cứ như sợi dây vô hình bám chặt lấy chị như một định mệnh. Đến với tình yêu, Trang khao khát muốn thay đổi số phận, chị đã yêu say đắm và trao gửi bao hi vọng về sự che chở gắn bó. Nhưng chị vô cùng đau đớn trong lần hò hẹn đầu tiên, bởi người mà chị đặt hết niềm hi vọng lại là một gã sở khanh vì lời thách đố của bạn bè mà tán tỉnh chị. Sự đùa cợt quái ác của đám bạn bè đã làm cho chị một người phụ nữ quá nhạy cảm này đau đớn và dẫn đến bi kịch của đời chị. “Trang như một loài cây bị gục từ những giọt sương muối đầu tiên và không bao giờ dậy được nữa”. Nỗi đau quá lớn khi niềm tin tan vỡ, bởi đã trao lầm cho một kẻ không xứng đáng và làm cho trái tim người con gái như đóng băng lại Trang như “một người đàn bà cẩm thạch”. Tình yêu đầu như một nỗi ám ảnh suốt đời chị như một vết hằn sâu trong tim không thể xoá nhoà, nó dập tắt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


mọi ước mơ hạnh phúc của đời chị. Đau đớn hơn là băng giá trái tim và chôn vùi con người trong cô đơn, bất hạnh, lòng căm thù và ghê tởm.

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 8

Viết về những bi kịch của con người trong tình yêu hạnh phúc, hơn ai hết Vò Thị Hảo đã đi đến tận cùng của nỗi đau và để từ đó là sự chia xẻ, cảm thông với những con người luôn khao khát hạnh phúc dám hi sinh cho tình yêu nhưng cũng lại bị chính tình yêu phụ bạc. Mỗi người một cảnh đời khác nhau không ai giống ai, nhưng đằng sau mỗi cuộc đời đau khổ ấy là một sức sống mãnh liệt, đồng thời qua những số phận ấy nhà văn cũng muốn bày tỏ quan niệm của mình về cuộc sống này.

2.1.2.2. Vấn đề đạo đức nhân sinh trong truyện ngắn thế sự của Vò Thị Hảo

Cuộc sống con người trong nền kinh tế thị trường vốn là sự đa dạng và phức tạp. Trong truyện ngắn thế sự, Vò Thị Hảo đã đề cập đến nhiều số phận con người. Mỗi người mỗi cảnh ngộ khác nhau, nhà văn đi sâu khám phá những vẻ đẹp giản dị, đời thường; những số phận nhỏ bé khuất lấp trong cuộc đời đầy gian khổ bất hạnh, để qua đó rút ra những bài học quý giá, những tình cảm tốt đẹp thiêng liêng luôn cần có trong bất cứ hoàn cảnh nào giữa cuộc đời này.

Đó là vẻ đẹp được thể hiện qua những phẩm chất cao quý của mỗi con người nhiều khi được ẩn chứa trong những việc làm mà không phải ai cũng nhận ra.

Nhân vật lão Nhát trong truyện Vầng trăng mồ côi, bằng tấm lòng độ lượng, vị tha cao cả, bằng tình yêu vô bờ đối với ngôi làng thân yêu, dù không hiểu vì lý do gì mà cả làng coi lão là “đồ chỉ điểm”, khi làng gặp hiểm nguy, không tính toán thiệt hơn, lão châm ngọn đuốc đốt lều, đánh lạc hướng máy bay giặc cứu sống lấy cả làng, cứu cả đoàn xe vận tải trở lương thực vũ khí. Sự hi sinh âm thầm mà cao cả của lão Nhát thật là một tấm gương sáng vô bờ. Lão không cần khen thưởng, lập công. Cái lão cần là cả làng thoát khỏi sự hủy diệt của kẻ thù. Hy sinh cả tính mạng cho làng trong khi làng lại đang


đối xử tàn nhẫn - cô lập, xua đuổi, hiểu lầm mình, càng thể hiện sâu sắc phẩm chất tuyệt vời của một con người sống cho mọi người và sống vì mọi người.

Hay trong Biển cứu rỗi, nhân vật người lính mặc dù đã vô cùng đau đớn khổ sở trước cảnh người vợ không thuỷ chung, nhưng sau những ngày trên đảo anh có dịp nhìn lại tất cả, tình yêu trong anh trỗi dậy. Nghĩ về vợ “anh thấy lòng se sắt”, anh khóc, trái tim anh như mềm đi để đưa bước chân anh rời đảo... Anh tha thứ cho người vợ đáng thương mà do hoàn cảnh chị đã mắc phải không ít lỗi lầm.

Đặc biệt là với các nhân vật nữ, nhà văn nhìn thấu những phẩm chất tiềm ẩn trong họ. Nhân vật nữ của Vò Thị Hảo thường nhận nỗi đau về mình, dám hi sinh tất cả cho người mình yêu thương. Bích trong Khăn choàng sương với tấm lòng vị tha bao dung độ lượng và đầy tình yêu thương nhân ái đã chiến thắng chính mình vì cuộc sống của mọi người. Trước sự phản bội của chồng, chị chỉ còn biết âm thầm đau khổ và âm thầm tha thứ để cảm thông chia sẻ với người đàn bà bất hạnh khác cũng khổ đau, bất hạnh như mình.

Hay nhân vật Thảo trong Người sót lại của rừng cười mặc dù rất yêu Thành, bởi chính tình yêu với Thành mà thời gian ở chiến trường đã giúp cô có sức mạnh để vượt qua tất cả. Anh là “một trong những đốm lửa sáng nhất giục giã cô cố nhoài ra khỏi cuộc sống hoang dã chốn rừng sâu”. Nhưng khi trở về bên cạnh Thành cô xót xa nhận ra Thành gắn bó với mình vì nghĩa chứ không có tình yêu, khiến cô tự nguyện lùi bước nhường Thành cho người con gái khác. Bởi cô hiểu rằng trong tình yêu níu kéo nhau chỉ làm cho nhau thêm khổ. Vì yêu, vì mong người yêu được hạnh phúc, cô đã tự nguyện hi sinh tình yêu và nhận về mình những thiệt thòi đau đớn.

Các nhân vật nữ trong truyện ngắn thế sự đời tư của Vò Thị Hảo còn hiện lên với trái tim trong sáng thuỷ chung cao thượng trong tình yêu. Hải trong Mắt miền tây yêu Tuấn với một tình yêu thật thánh thiện. Cô luôn quan


tâm chăm sóc lo lắng cho Tuấn mặc dù không ít lần Tuấn đối xử tệ bạc đánh đập hành hạ cô. Trong mọi tình cảnh, Hải vẫn tha thứ và hi vọng có thể thay đổi con người Tuấn. Hải còn dồn công sức về tận miền quê xa xôi của Tuấn để chụp bằng được những bức ảnh về cha mẹ, gia đình hy vọng Tuấn hồi tỉnh. Tình yêu không tính toán, đếm đo, tình yêu để giúp người yêu sống tốt đẹp hơn, sống có ý nghĩa hơn, đó chẳng là một phẩm chất tuyệt vời của người phụ nữ?

Trong truyện ngắn thế sự, nhà văn còn nhận thấy lòng tự trọng cũng là những phẩm chất đáng ghi nhận của người phụ nữ. Những con người tưởng chừng xấu xa, đáng khinh bỉ bỏ đi, thế mà tiềm ẩn trong họ là lòng tự trọng của chính mình. Cô gái điếm trong Biển cứu rỗi, mặc dù “ đã thiu, bị liệng ra bãi thải”, nhưng trước cái nhìn khinh miệt của người đàn ông trên đảo đèn cô gái “thấy nhục và quờ tay tìm cái nón che người”. Cô hiểu rằng bước đường cùng, vì mong muốn tìm một nơi bấu víu cho những ngày cuối đời nên cô tự nguyện đến hoang đảo. Khi bị anh hắt hủi, coi cô như một con bò, cô thấy thật nhục nhã. Từ “nơi hình hài tã tượi kia vẫn còn chút lòng tự tôn của giống người” nên cô thấy nhục. Cô nhận ra rằng, “trong đời hành nghề của thị, thị chưa bao giờ cảm thấy đau đớn đến như thế trước sự hạ nhục của trò chăn gối. Dường như thị đang bị cầm kìm rứt ra từng khuc ruột”.

Đi sâu khám phá phẩm chất tuyệt vời của con người, đặc biệt là người phụ nữ, trên từng trang văn của mình, Vò Thị Hảo đã đem đến không ít những bài học nhân sinh sâu sắc cho mỗi chúng ta. Trong cuộc đời còn nhiều chông gai, bất trắc, phẩm chất tốt đẹp của con người chính là tài sản vô giá để chúng ta vượt qua tất cả sống cho cuộc đời có ý nghĩa hơn. Đề cao giá trị đạo đức văn hóa, Vò Thị Hảo đã thể hiện rò quan điểm và trách nhiệm cao cả của một nhà văn chân chính vì cuộc sống, vì con người.


2.2. Giá trị nhân sinh sâu sắc thời hiện đại qua màu sắc huyền thoại trong truyện ngắn kì ảo của Vò Thị Hảo

2.2.1. Truyện ngắn kì ảo của Vò Thị Hảo

Yếu tố kỳ ảo xuất hiện sớm trong văn học nhưng cho đến nay vấn chưa có một khái niệm thống nhất, cụ thể. Dựa trên các từ điển: Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, Từ điển Pháp-Việt có thể xác định: cái kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái không mang tính chân thực, dị thường, quái dị, siêu nhiên.

Tuy chưa có một khái niệm thống nhất nhưng có thể thấy nhiều trên sách báo thuật ngữ truyện kì ảo, truyện kinh dị , truyện kì lạ xuất hiện đậm đặc. Theo TS Bùi Thanh Truyền có thể hiểu thuật ngữ kì ảo theo ba hướng: thứ nhất có thể hiểu đây là loại truyện nhấn mạnh đến những tính chất khác thường không có thực, và mang chức năng giải trí cho con người là chủ yếu; thứ hai, thủ pháp chủ yếu của thể loại truyện này là dùng yếu tố kì ảo để nhận thức và phản ánh cuộc sống của con người; thứ ba, với các thuật ngữ truyện huyễn tưởng, truyện huyền ảo….để chỉ những truyện kì ảo thời kì hiện đại. Tuy khái niệm kì ảo còn chưa thống nhất, nhưng có một điểm chung của các cách hiểu khái niệm này là sử dụng yếu tố bất thường, lạ lẫm, nửa thực nửa hư trong quá trình phản ánh của hiện thực đời sống con người. Các nhà văn dùng chất liệu của đời sống hiện thực để xây dựng các nhân vật theo sự phi thường hoá của một thế giới siêu thực hoá, hư cấu hoá để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình qua hình tượng sáng tạo nên. Như vậy có thể thấy, văn học kì ảo là văn học mà ở đó các nhà văn sử dụng các yếu tố ma quái, những điều lạ lùng hay những sự kiện, con người không có thực để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình.


Trong văn học Việt Nam ngay từ buổi đầu sơ khai đã có những tác phẩm sử dụng những yếu tố kì ảo, hoang đường để lí giải, phản ánh hiện thực của cuộc sống, cho dù nó còn ấu trĩ, giản đơn. Điều này được thể hiện rất rò trong các tác phẩm văn học dân gian. Cùng với thời gian, văn học dân gian sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo đã thoả mãn được những khát vọng lí giải về thiên nhiên và về chính bản thân con người mà thời kì đó đã không thể lí giải. Và như một điều tất yếu, người đọc đã đón nhận những chuyện không có thật, chuyện hoang đường như một yếu tố của tâm linh, lí giải những điều của tâm linh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của văn học, yếu tố kì ảo ngày càng phong phú về nội dung phản ánh. Các tác phẩm mang yếu tố kì ảo đã đi vào nhiều vấn đề của cuộc sống con người. Điều này được thể hiện trong nhiều tác phẩm của các tác giả đương đại trong đó có nhà văn Vò Thị Hảo.

Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau 1986 là thời kì mà văn học có sự nhìn nhận mới về quan điểm cũng như cách thức sáng tác. Các nhà văn đã dần thoát li khỏi khuynh hướng sử thi, để mặc sức sáng tạo mang đậm dấu ấn của riêng mình. Với sự trẻ trung, hăng hái và giàu sức sáng tạo, một loạt những cây bút như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Vò Thị Hảo... đã tạo cho mình một cách viết riêng, sử dụng yếu tố kì ảo trong sáng tác như một phương tiện thể hiện tư tưởng và trở thành một hiện tượng văn học độc đáo. Thông qua yếu tố kì ảo, cuộc sống con người hiện lên với nhiều dáng vẻ, chiều kích khác nhau. Hiện thực vừa quen, vừa lạ, hiện thực của tâm trạng, của những điều ngẫu nhiên, bất ngờ xuất hiện. Với tần số sử dụng yếu tố kỳ ảo trong các tác phẩm vô cùng lớn nên nó đã thành một hiện tượng trong nền văn học đương đại. Chẳng hạn như tập truyện Hồn trinh nữ của Vò Thị Hảo có 6/12 truyện xuất hiện yếu tố kỳ ảo; tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm tất cả đều có yếu tố kì ảo; tập truyện Luân hồi của Tạ Duy Anh có 9/12 truyện xuất hiện yếu tố kỳ ảo; tập truyện Người

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí