Bà Sử trong truyện ngắnChuyện bà Sử là một người phụ nữ dân tộc chỉ một lòng tin vào "số mệnh", tin vào thần thánh chứ không tin vào khoa học hiện đại. Con gái bà bị sốt bà cũng đi xem bói. Bà bảo "con bà chạm phải vía ông thần. Bà cúng, bà thắp hương từ trong nhà ra ngoài ngõ" [7, tr.49]. Thấy đứa cháu ngoại lên năm tuổi của mình "khôn quá", cái gì cũng biết bà rất lo lắng vì người già thường bảo "đứa trẻ nào khôn quá thì khó nuôi" [7, tr.51]. Bà nuôi nó mà "vừa lo, vừa run", bà di xem hết ông Mo này đến bà Then khác, họ bấm số và đều bảo nó không sống quá năm tuổi. Mùa đông đến, cháu bà bị sưng phổi nặng, bà không đưa cháu đến cơ sở y tế mà lại chạy đi "xem" rồi ngồi nhà thắp hương, khấn vái chờ đến giờ "tận số" của cháu. Như vậy, có thể thấy, trong nhận thức của những người miền núi, sự ốm đau, bệnh tật của con người đều là do thần thánh đem lại. Cho nên, nhà có người ốm đau chỉ cần cúng bái là khỏi. Rồi con người tất cả đều có số phận định sẵn, không cưỡng lại được...
Trong truyện Niềm vui, những bệnh nhân lao cũng chỉ được đem đến bệnh viện khi gia đình của họ đã dốc hết tài sản để làm Then, cúng Mo. Họ đưa bệnh nhân đến bệnh viện khi cho rằng người bệnh không thể cứu chữa được nữa, mang đến bệnh viện là để chờ chết.
Khi khám cho một em bé hai tuổi, chỉ nghe qua tiếng thở của em, y tá Nhình (Một ngày nghỉ) biết là em bị sưng phổi nặng. Cô chắc rằng đứa trẻ này bà Then đã lấy nhiều tiền, gạo và gà của gia đình rồi nhưng nó vẫn không khỏi nên họ mới gọi đến cô. Mẹ đứa trẻ bộc bạch: "Cô ạ, thú thật tôi chẳng bao giờ dùng thuốc cho các cháu đâu. Nó ốm thì cứ đón then về làm. Nếu nó chết, bà Then cũng bảo tại số nó thôi" [7, tr.63]. Hiểu rõ điều đó nên Nhình đã quyết tâm chữa khỏi cho cháu bé bởi chữa được cho cháu bé, cô sẽ cho bà mẹ biết được tác dụng của thuốc như thế nào, để họ tự nhận ra rằng: "Làm Then mất nhiều tiền mà bệnh vẫn không khỏi" [7, tr.63].
Như vậy, bằng những trang truyện của mình, nhà văn Vi Thị Kim Bình đã phê phán tệ nạn mê tín dị đoan trong một bộ phận người dân tộc thiểu số miền núi. Thông qua đó, nhà văn cũng góp thêm những lời nhắc nhở đối với đồng bào của mình - những người đang bị bệnh tật và sự mê muội hành hạ rằng: người có thể giúp ta khỏi những cơn sốt, rồi cả những căn bệnh hiểm nghèo là bác sĩ, y tá, là khoa học tiên tiến chứ không phải ông Mo, bà Then.
Trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ chế thị trường, bên cạnh những thành tựu là bao vấn đề phức tạp, bao tệ nạn nảy sinh. Đó là sự tha hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên; là tệ nạn tham ô, tham nhũng; là chủ nghĩa cá nhân vị kỉ; là sự suy thoái đạo đức con người. Tất cả những tiêu cực ấy cũng đã xuất hiện tại vùng đất biên giới yên bình, tươi đẹp này. Nhà văn Vi Thị Kim Bình đã khéo léo, tế nhị đưa những vấn đề này vào trang viết của mình. Bên cạnh mục đích phê phán thì thì những tác phẩm của nhà văn còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với những con người vùng miền núi hôm nay.
Trong truyện ngắn Thì ra thế, thông qua đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ của người dẫn chuyện ta thấy nhà văn đã lên tiếng tố cáo chủ nghĩa cá nhân, tệ nạn tham ô, tham nhũng của công của người cán bộ. Đây là truyện ngắn Vi Thị Kim Bình có sự đột phá trong cách viết. Với phần đầu truyện, người đọc chưa thể đoán được kết cục của truyện, nhưng dần dần, người bố trong truyện đã lộ ra những mánh lới để che đậy tội tham ô của mình. Ông ta đã ra lệnh bắt một nhân viên vô tội vì: "Bắt cái thằng nó không lấy cắp, có tra tấn đến chết đi sống lại nó cũng không biết gì mà khai" [7, tr.188]. Anh nhân viên vô tội kia được ông xem như một con "tốt đen" để ông ta che đậy tội tham ô "một tấn xi măng và năm tạ sắt" và tiếp tục thăng quan tiến chức. Nhưng điều quan trọng là chính con gái ông chủ tịch lại là người vạch trần những mưu toan tội ác của cha mình. Đây là một truyện ngắn súc tích, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Mặc dù được viết từ năm 1984 nhưng ý nghĩa, tác
dụng, giá trị của truyện còn rất lớn. Đặc biệt là trong thời kì hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân đang ra sức đấu tranh chống tham nhũng.
Với truyện Kho báu của bảy nàng tiên, nhà văn lấy chuyện ngày xưa để nói đến vấn đề hôm nay một cách tế nhị. Câu chuyện nhẹ nhàng, mang phong vị như truyện ngụ ngôn và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chuyện kể về việc bảy nàng tiên cho dân làng mượn nồi, mâm, bát, đĩa bằng vàng, bạc, ngọc ngà rất quý báu mỗi khi trong làng có việc lớn. Mượn xong, họ đều trả lại rất đầy đủ, cẩn thận. Thế rồi có một ông quan được thăng chức mở tiệc khao các quan cũng đến hang của bày nàng tiên để mượn các đồ dùng quí báu đó. Nhưng do tính tham lam, dùng xong ông ta không đem trả mà đào hố chôn giấu những của báu đó. Tuy rằng sau này viên quan tham kia đã bị trừng trị nhưng rồi dân làng cũng không còn được mượn những vật báu đó nữa vì cửa hang đã đóng. Và những nàng tiên đã để lại một bức thư bằng chữ Hán nếu ai đọc được những yêu cầu đó thì bảy nang tiên sẽ mở lại của hang cho dân làng mượn những đồ dùng quí báu như xưa. Nếu tác giả kết thúc ở cảnh nhà nhà đua nhau cho con cái đi học, cả tỉnh không có người mù chữ, có rất nhiều người thành đạt, giàu chữ, giàu nghĩa, giàu đức, giàu tình, giàu của cải thì đây cũng đã là một câu chuyện hay, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Điều bất ngờ là đọc được bức thư đó rồi nhưng của hang vẫn chưa được mở vì năm chữ cuối cùng. Tác giả đã để cho một "nhóm nghiên cứu" đi đến kết quả cuối cùng là giải mã năm chữ bí ẩn nhất trên tấm bảng chắn lối vào kho báu của bảy nàng tiên. Năm chữ bí ẩn đó lại là một câu hỏi: "Bao giờ hết quan tham?". Niềm vui vì giải được năm chữ cuối cùng của bảy nàng tiên đến với họ một cách khó khăn mà nỗi buồn thì còn đó bởi dịch được những chữ đó nhưng để thực hiện được điều đó quả là khó khăn. Kho báu chỉ được mở khi xã hội diệt trừ hết được những tên quan tham, những kẻ sâu mọt. Đến đây thì những bí ẩn không còn là của những nàng tiên nữa mà là vấn đề của con người, chỉ phụ thuộc vào con người mà thôi. Nhà văn viết "...Chúng tôi lặng
đi như mẹ tôi ngày nào kể cho tôi nghe...Mẹ tôi lặng đi vì tiếc của, chúng tôi lặng đi vì đau đớn, xót xa, căm giận" [7, tr.266], đó mãi là nỗi đau đớn, xót xa, căm giận của người dân khi xã hội còn có những tên quan tham. Và câu hỏi "Bao giờ cho hết kẻ tham?" để những nàng tiên lại vui vẻ mở cửa kho báu cho dân làng mượn cứ mãi nhức nhối trong lòng mỗi con người chúng ta. Như vậy, sự căm giận, đau đớn, xót xa không chỉ còn là của tác giả, của người dân Lạng Sơn mà còn là của tất cả mọi người. Đặt vào bối cảnh xã hội hiện nay, câu chuyện vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi tính chiến đấu mạnh mẽ của nó.
Với mong muốn sáng tác của mình là những vũ khí tuyên truyền, dưới ngòi bút của Vi Thị Kim Bình, tiếng nói chống tham nhũng, chống tham ô vẫn được phản ánh trong những câu chuyện đời thường. Trong truyện Những điều không có trong giáo án nhà văn đã phê phán sự biến chất của một học sinh cũ. Học sinh này khi gặp lại người thầy giáo cũ đã kể về sự tiến bộ của mình, về sự biết ơn của anh ta đối với sự giúp đỡ của thầy nhưng hành động của anh ta lại mang biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, của sự tha hóa. Những lời bộc bạch chân thành từ người học trò cũ khiến thầy giáo Trần phải bàng hoàng, kinh ngạc "...việc gì thầy phải trả cho tốn kém, các bà ấy phải tiếp em, các bà ấy sợ chúng em hết vía, chúng em lúc nào cũng có quyền bởi ...em làm phòng thuế, em phụ trách khu này thầy ạ" [7, tr.276]. Lời bộc bạch tự nhiên của anh học trò người dân tộc ấy khiến thầy cảm thấy nặng nề vô cùng. Chứng kiến sự tiến bộ của học sinh, thầy rất mừng, nhưng bên cạnh đó thầy cũng xót xa khi thấy anh ta bắt đầu có những biểu hiện tha hóa về mặt đạo đức. Truyện đã phản ánh được một hiện thực phổ biến ở miền núi không chỉ lúc bấy giờ mà hiện nay ít nhiều vẫn còn tồn tại, đó là sự tha hóa về mặt đạo đức của một số cán bộ, công chức nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà Văn Nữ Vi Thị Kim Bình - Một Trong Những Người Mở Đầu Cho Văn Xuôi Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Thời Kì Hiện Đại
- Vi Thị Kim Bình - Một Trong Những Người Mở Đầu Cho Văn Xuôi Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Thời Kì Hiện Đại.
- Hiện Thực Cuộc Sống Vùng Biên Đầy Sự Phong Phú, Phức Tạp Thời Mở Cửa.
- Hình Tượng "những Bông Huệ Trắng" Ngát Hương Giàu Đức Hi Sinh, Giàu Lòng Nhân Ái.
- Con Người Miền Núi Trước Những Cơ Hội Và Thách Thức Trong Thời Mở Cửa Của Đất Nước.
- Khái Niệm Cốt Truyện Trong Tác Phẩm Tự Sự.
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Trong truyện ngắn Trong khung của sổ nhà văn cũng vạch trần những thói hư, tật xấu, những tiêu cực trong đời sống của người cán bộ miền núi lúc bấy giờ. Đó là thói cửa quyền, lạm dụng chức vụ để bắt ép người dân. Vì
muốn huyện mình được nổi bật, vì muốn giữ chiếc ghế bí thư của mình cho chắc ông bí thư huyện đã làm nhiều việc khiến người dân trong huyện phải oán than. Để huyện mình dẫn đầu thành tích trong thu thuế nông nghiệp ông ta bắt cả lợn gà, giường tủ, nhà cửa và thậm chí là cả tiền của người nông dân để thay vào thóc. Để lập thành tích trong việc bài trừ mê tín dị đoan, ông ta đã "ra lệnh đập tất cả chín ngôi đền lớn nhỏ. Nửa đêm ông sai những người tù đi đập. Có ngôi đền ông ra lệnh cho người lái máy ủi san phẳng. Có nhiều ngôi đền to, xây chắc chắn, khó phá ông hạ lệnh cho người ta đặt bộc phá" [7, tr.240]. Kết quả là "các tượng phật bị cụt đầu, vỡ bụng... bắn ra khắp bờ sông, trôi lềnh bềnh dưới sông" [7, tr.240]. Hơn nữa, ông ta còn tự cho rằng mình là người "lương thiện" vì không có ông thì "ối thằng chết mục xác trong tù". Nhưng những người ông cứu lại là những tên đáng bị ở tù. Hàng trăm đơn tố giác của quần chúng ông cũng làm ngơ chỉ cần những kẻ tội tày trời kia xách đến cho ông đôi gà thiến, vài cây thuốc lá đầu lọc hoặc vài hộp thuốc bôi ghẻ...Thông qua hình ảnh ông bí thư huyện ấy, nhà văn đã phê phán thói cửa quyền, tham ô, lòng tham lam, sự tầm thường, dung tục của một số cán bộ lãnh đạo ở miền núi trong thời kì đầu xây dựng đất nước sau chiến tranh.
Với một tỉnh miền núi như Lạng Sơn, rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, vậy mà kinh tế càng phát triển bao nhiêu thì nạn phá rừng lại càng lan tràn bấy nhiêu. Vì những lợi ích kinh tế trước mắt mà hàng ngàn héc ta rừng có hàng trăm năm tuổi đã bị xóa sổ nhanh chóng bởi các phương tiện máy móc hiện đại. Tệ nạn này cũng được nhà văn phản ánh trong các truyện ngắn như: Chiếc khăn quàng màu xanh, Giàn nho chín, Ánh đuốc bên bờ suối...
Trong truyện ngắn Giàn nho chín, nhân vật thầy Thuận đã ca cẩm vì: "Đi trên đất rừng mà đường nắng chói chang", không có lấy một bóng râm của cây cối. Nguyên nhân của tình trạng đó là do nạn phá rừng, trâu bò thả rông này càng nhiều. "Những rừng thông, rừng phi lao, rừng bạch đàn giờ
đây trơ trụi không nhìn thấy cả gốc nữa" [7, tr.352]. Giờ đây, ít ai còn nhớ đến ngày Hội tết trồng cây gây rừng nữa. Nghĩ đến điều đó, thầy bùi ngùi buông một tiếng thở dài.
Khi chứng kiến cảnh đồi cây bị chặt phá - Quang (nhân vật trong truyện ngắn Chiếc khăn quàng màu xanh) vô cùng đau xót và căm giận. Cả đồi cây mà anh cùng các bạn của mình đã trồng hơn chục năm về trước nay "Cây nào cũng bị chặt lưng chừng. Mỗi cây để lại một gốc dài tới 60, 70 phân... Phần gốc còn lại chẳng tận dụng làm gì được ngoài làm củi đun... Ngọn cây, cành cây nằm la liệt, ngổn ngang... những cây thông họ chặt trụi hết không thương tiếc" [7, tr.334]. Không chỉ có đồi cây kỉ niệm của Quang bị chặt phá mà các đồi cây khác trên các tuyến đường Đồng Đăng, Lộc Bình, Mai Pha cũng bị chặt liên tiếp. Thấy người này, người nọ chặt được, các em nhỏ cũng lên chặt. Mới đầu các em chỉ mon men lên nhặt cành, chặt gốc về làm củi, sau các em chặt cả những cây to mang về cho bố mẹ làm nhà, làm bếp hoặc đem bán giấm giúi cho hàng xóm. Chỉ một thời gian ngắn, các đồi cây trụi hết, chỉ còn lại những đám dây leo, cỏ dại lúp xúp. Các đoàn xe ô tô tải lũ lượt chở củi, chở gỗ về xuôi. Chứng kiến cảnh tượng đó, "lòng Quang đau thắt lại". Để trồng lại những đồi cây như vậy phải tốn rất nhiều thời gian và công sức, hơn thế, rừng bị phá hoại như vậy thì lấy gì để chống xói mòn, lấy gì để ngăn nước lũ? Và rồi tai họa đã xảy ra, một trận lụt lớn bất ngờ ập đến đã cuốn trôi biết bao con người và tài sản nơi đây, gây ra biết bao thảm cảnh chưa từng có trên đất Lạng Sơn.
Sau mười năm trở lại mảnh đất Đồng Đăng, trái tim Thắng (Ánh đuốc bên bờ suối) cũng đau thắt lại vì rừng ở nơi đây bị phá ghê gớm quá. Là một anh bộ đội "yêu rừng, say với rừng", Thắng cứ nghĩ rằng lần này trở lại Lạng Sơn anh sẽ được "dạo trên những quả đồi dưới những rặng phi lao, rặng thông và sa mộc" [7, tr. 173], nhưng không ngờ rằng các đồi cây giờ đây trơ trụi bởi nạn chặt phá rừng. Để trồng lại những quả đồi đó phải tốn không biết
bao nhiêu công sức, tiền của, lại còn phải chờ đến mười năm, hai mươi năm nữa. Tác hại của việc chặt phá rừng quả là khôn lường.
Nhưng ở đây, không chỉ có nạn chặt phá rừng mà từng gia đình, từng làng xã còn bị tàn phá bởi nạn ma túy. Vì cuộc sống khó khăn và sự kém hiểu biết, không ít đồng bào người dân tộc thiểu số đã bị những kẻ xấu lợi dụng để để buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới cho chúng. Hiện thực này cũng được nhà văn Vi Thị Kim Bình phản ánh trong tác phẩm của mình. Với những truyện ngắn Biết thế, Giá như nhà văn đã đưa ra những lời cảnh tỉnh cho những con người bị đồng tiền làm mờ mắt đang đi vào con đường buôn bán "cái chết trắng".
A Thoòng trong truyện ngắn Biết thế là một thanh niên người dân tộc khỏe mạnh, "người tròn trùng trục, da đen nhánh như những ống bương để trên gác bếp" [7, tr. 535]. Thoòng và cha sống bằng nghề đục đẽo đá ở đường Biên giới Việt – Trung. Cuộc sống của hai cha con tuy nghèo nhưng đầm ấm, vui vẻ. Thế rồi, vào một buổi chiều mưa, có hai thanh niên ngoài phố vào đặt hàng bố con ông. Chúng đã cho Thoòng ăn uống rượu và rủ Thoòng đi buôn hàng cấm. Chúng nhắm vào Thoòng bởi anh thật thà, nhà nghèo, ở một mình một quả đồi không ai để ý, lại thông thạo đường đi lối tắt. Sau vài lần đi cùng bọn chúng thấy kiếm được nhiều tiền Thoòng không đi làm đá nữa. Được nhiều tiền, Thoòng quên cả chết "đi như say, chạy như say, chóng cả mặt, hoa cả mắt vì tiền" [7, tr. 544]. Chỉ đến khi bị công an bắt và tuyên án tử hình Thoòng mới nhận ra sai lầm của mình. Cứ ngỡ mình làm giàu để bố được sung sướng nhưng cái án tử hình hắn phải lĩnh cũng chính là án tử hình dành cho bố, hắn đã giết bố mình. Những ngày cuối cũng của cuộc đời, hắn thường mơ thấy bố con hắn đang vần một khối đá to, rất đẹp, hai bố con cười như nắc nẻ. Hắn nói với bố: "Khối đá này bố con mình làm một cái cối xay bột để làm bánh bán – con sẽ lấy một cô vợ - ngày ngày đem bánh ra chợ bán. Bánh xì tải nhiều người thích ăn lắm – hắn mơ thấy một mẹt bánh vừa lấy ra - nóng
hổi, đang bộc hơi nghi ngút. Hắn bóc bánh ăn ngon lành" [7, tr. 546]. Hắn ước được về ở túp lều của bố con hắn được vác những khối đá lặc lè, mồ hôi ướt đẫm người mà hắn vẫn thấy sung sướng. Nhưng đó chỉ là một giấc mơ, hiện tại hắn đang nằm trơ trên nền xi măng lạnh buốt, hai chân bị cùm và chờ ngày lĩnh án tử hình. Hắn tự trách mình. "Biết thế... biết thế...biết thế..." nhưng tất cả đã quá muộn.
Trong thời kì mở cửa, mọi nhà ở đường biên giới Việt - Trung ai ai cũng tìm cách làm cho nhà mình khá dần lên và đã có nhiều nhà giàu lên nhanh chóng. Có nhà làm giàu bằng việc buôn bán chân chính nhưng cũng có kẻ làm giàu từ những việc làm phi pháp. Với truyện ngắn Giá như nhà văn đã đưa ra lời cảnh tỉnh cho những bậc làm cha mẹ khi họ lao vào con đường buôn bán "cái chết trắng". Bé Hải chín tuổi nhưng gầy gò, xanh xao, khẳng khiu bởi không được bố mẹ chăm sóc, phải ở với bà ngoại đã già yếu. Bố mẹ Hải bây giờ đang phải trả giá cho tội ác mình gây ra bằng cả cuộc đời ngồi sau song sắt nhà tù. Bà ngoại đã già, chỉ bán rau ngoài chợ, được đồng nào lại chắt bóp để đi thăm nuôi bố mẹ Hải. Chứng kiến cảnh một đưa bé chín tuổi khoanh tay trước ngực quỳ xuống chân hai chú công an lắp bắp xin các chú cho bố mẹ về, cả bà ngoại và hai chú công an đều sững sờ và đau xót. Các chú thấy nghèn nghẹn ở cổ mãi mới nói được một câu: "Giá... bố mẹ cháu... biết trước được điều này" [7, tr. 552].
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực. Với nhà văn Vi Thị Kim Bình, những câu chuyện văn chương chính là những câu chuyện đời thường mà nhà văn đã từng được chứng kiến, đã từng trải nghiệm. Vì vậy, hiện thực cuộc sống hết sức phong phú và phức tạp nơi vùng núi cao biên giới thời kì đổi mới đã được nhà văn phản ánh, miêu tả một cách chân thực và sinh động. Bên cạnh sự ảnh hưởng tích cực, thì nền kinh tế thị trường trong thời kì mở cửa cũng có những mặt trái, những mặt tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của con người nơi đây. Đó là tình trạng tha hóa đạo đức của một số