Lòng Nhân Ái Xót Thương Và Thái Độ Trân Trọng Con Người


trong Hội chợ Huế, Rosée trong Rosée lại dang dở theo kiểu khác. Đó là sự dang dở của những tình cảm mong manh đầu đời. Tình vừa chớm nở đã phải chia xa. Họ chưa kịp thề non hẹn biển, mới chỉ là trao nhau những ánh mắt, nụ cười, lời đưa, ý đón của đôi trai gái mới lớn. Lời văn của Thanh Tịnh tưởng như không thể tinh tế hơn được nữa: “Trưa hôm ấy Tuyên thẫn thờ qua hàng Thìn … Thấy Tuyên qua Thìn ngẩng đầu lên nhưng nghẹn ngào không nói được câu gì”, “… Hôm nay nhớ đến Rosée, Xuân vẫn thấy lòng buồn man mác”, “… Và từ đó dòng sông Viên phẳng lặng, đồng làng Mỹ Lý vắng teo, trai bạn đi, lòng Hương bơ phờ như cảnh vườn hoang chờ gió lạ”. Cái cảm giác mơ hồ, bàng bạc cứ lẩn khuất đâu đây, dường như thất vọng, dường như không.

b. Những người con xa quê là kiểu nhân vật tạo dấu ấn quê hương đặc biệt trong truyện ngắn Thanh Tịnh. Dù làm ăn sinh sống ở nơi xa như Tâm, Thuyên, Đồng hay thoát tục, nương mình nơi cửa Phật như sư ông, nỗi nhớ quê hương vẫn luôn khắc khoải trong tim họ. Những hành khách trên chuyến tàu cuối năm cùng một cảnh ngộ “Suốt năm họ ăn cơm quán ngủ nhà thuê rồi gần Tết họ lại tìm về quê hương của họ”, họ quây quần trên toa tàu đón Tết, coi đó như ngôi nhà thân yêu của mình “Vâng, cứ tự nhiên, nhà chúng tôi cũng như nhà cô”, “một gia đình gồm những người không gia đình đang vui vẻ ăn Tết và đang quay bánh lăn dài trên con đường sắt”(Chuyến xe cuối năm). Những tiếng “tình quê hương” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong truyện ngắn của Thanh Tịnh. Bất cứ một cái gì có gợi lại bóng dáng của quê hương đều khiến lòng những kẻ tha phương rưng rưng: một con đường ven Sài Gòn, một cái miếu thánh, một giọng nói “Đáng lẽ tôi phải cảm ơn hai thầy mới phải. Vì hai thầy đã cho


tôi nghe giọng nói của mẹ tôi xưa…” (Tình quê hương), hay một cảnh rừng đào trổ hoa trắng, thuyền ngư phủ trở lái về quê đã gợi dậy trong tâm hồn người thoát tục bao nỗi buồn nhớ và những hồi ức xa xăm “Dứt được cuộc đời phong nhã, không ngờ lòng sư phụ còn giây quyến luyến với quê hương” (Một đêm xuân). Cả những người dân làm nghề chài lưới quen “cắm thuyền bất kỳ đâu” mà “động ai nhắc đến tên làng là lòng họ đã nao nao” (Làng).

c. Nhà Nho hết thời là những trí thức cuối cùng của nền học vấn cũ, những ông đồ, ông cử tài hoa nhưng thất thế, ngơ ngác hoặc ương gàn, cố chấp trước phong hội mới của thời cuộc. Dưới giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm của Thanh Tịnh, họ hiện lên hiền lành, sống trong niềm “hoài cựu”, ngẩn ngơ nuối tiếc một dĩ vãng chưa quá xa xôi. Ông chú (Chú tôi) - nhà Nho lỡ vận tôn thờ chữ Hán đến mức “đi rửa mặt, mặc áo đen dài trước khi đọc đến chữ Hán. Hay mỗi lần vô ý làm rơi quyển sổ chữ Hán xuống đất, chú tôi lại lật đật cúi lượm lên, rồi kính cẩn đội lên trên đầu gần vài phút”. Cũng giống như Thạch Lam gợi lại “những nhà Nho thất thế, lạc lõng, không vui với thời cuộc… không dám quyết bất cứ một điều gì, suốt ngày ngồi bên cái ống điếu, ra dáng nghĩ ngợi nhưng thật ra là không nghĩ ngợi gì” [73,16], nhân vật nhà Nho của Thanh Tịnh bị ràng buộc khốn khổ vào cái nếp “giấy rách giữ lấy lề”, ương gàn “ngồi uống rượu trước giàn hoa lý hay chép vần thơ trên một ngọn lá đào” giữa lúc cảnh nhà tiêu điều sa sút (Con ông Hoàng).

d. “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Nhân vật sinh viên, học trò trong truyện ngắn Thanh Tịnh rất thông minh, nghịch ngợm, lãng mạn và đáng yêu. Các truyện Hội ghét đàn bà, Lầm, Đùa đem đến cho người đọc cảm


xúc trẻ trung, thoải mái với những trò đùa nghịch của cô cậu học trò trọ học nơi thành thị. Vì ghét đàn bà mà nhóm “ngũ quỷ” cứ “Nhà hàng nào có người đàn bà ngồi bán thì bọn họ nhất định không chịu vào mua một thứ gì bao giờ”, thậm chí “Trước sân, bọn họ không chịu để cho một thứ hoa nào mọc dầu là hoa cỏ, vì bọn họ cho tên hoa nào cũng có trùng tên với những người con gái” (Hội ghét đàn bà).

e. Thế giới trẻ thơ là sự thành công đặc biệt của truyện ngắn Thanh Tịnh. Hành trình tìm về với ký ức tuổi thơ của tác giả luôn được nhìn qua lăng kính của những đứa trẻ. Đó là một ký ức trong trẻo, hồn nhiên, đầy ánh trăng và tiếng cười: “Tôi còn nhớ rõ ràng, tối hôm ấy là một đêm trăng về cuối hạ, chúng tôi đang ngồi học trong nhà, … em tôi … nói xong liền kề má lên trên quyển sách cười ngặt nghẽo” (Chú tôi); hoặc: “Đêm ấy trăng sáng lắm. Mẹ tôi bảo chúng tôi đem ghế ra sân, để học cho mát…” (Tình thư). Đó là một thế giới có những em bé không may cha mất sớm từ khi còn bé dại, vẫn hay đòi cha để được quà bánh (Bến Nứa); lại có bé Li mới hai tuổi may mắn được sống trong sự yêu thương đầm ấm của cha mẹ (Người cha); có những cậu học trò học lớp nhất trường làng lần đầu được “ra làng”, được cái “vinh hạnh được ngồi trên dân” với đầy đủ những cảm xúc từ hồi hộp chờ đợi ban đầu đến ngượng nghịu, chán ghét (Ra làng); có những em nhỏ láu lỉnh ghét học chữ Hán, chữ Nho, biết viết hộ thư tình cho chị để lấy tiền công mua lồng chim (Chú tôi, Tình thư); có những đứa trẻ dù ít tuổi đã sớm khôn, biết giúp ông kéo xe kiếm tiền (Am cu ly xe), sớm biết thương cảnh nghèo nhà bạn (Con ông Hoàng); có tình cảm chị em thắm thiết, hồn nhiên như hai chị em Ba và Tiên (Chị và em); có cảm xúc của cậu học trò thơ dại lần đầu tiên đến trường trong một “buổi mai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


đầy sương thu và gió lạnh” với tâm hồn trong veo không một thoáng gợn (Tôi

Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 7

đi học)…


II. TIẾNG NÓI KHẲNG ĐỊNH NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

1. Lòng nhân ái xót thương và thái độ trân trọng con người


Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh người ta dễ dàng nhận thấy sự yêu thương, trân trọng mà tác giả dành cho những thân phận nghèo khổ, bất hạnh. Khác với các nhà văn hiện thực che giấu tình cảm thật của mình dưới lớp ngôn từ lạnh lùng, tỉnh táo như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng; cũng không giống với các nhà văn cùng phong cách như Thạch Lam trải tình thương từ góc nhìn của một con người biết mình ở tầng lớp khác (dù là ý thức hay vô thức), Hồ Dzếnh thì lại là cái tình dồn nén đầy mặc cảm tự ti; Thanh Tịnh dường như chất phác, hồn nhiên, trong sáng hơn và do đó cũng gần gũi hơn với những con người có số phận không may mắn. Đó có lẽ cũng là do cái bản chất chân thật, hồn hậu, “Tôi đến đây mót lượng từ bi! Mót điều nhân nghĩa chứ mót chi lúa ngài” của những người dân miền Trung, hay người dân xứ Huế vốn nhiều những câu hò, điệu ca ngân dài theo tiếng vọng của các dòng sông. Xưa nay văn chương vẫn đem thân phận con người làm cớ để gửi gắm nỗi lòng, bởi văn chương đích thực không thể ra ngoài vòng tục lụy nhân sinh. Nhà phê bình Hàn Thuỷ khi bàn về tác phẩm của nhà văn Mai Ninh, đã viết : “…đôi khi người ta tự hỏi: có phải văn chương là để chuyên chở nỗi đau về thân phận con người, hay chính thân phận con người là cái cớ để làm văn chương? Chỉ biết, văn


chương như thế có khả năng vừa khơi mở vừa xoa dịu nỗi đau thân phận” [86]. Không quá chú trọng vào miêu tả những tình tiết, biến cố nghiệt ngã của cuộc đời con người nhưng truyện ngắn của Thanh Tịnh vẫn có khả năng vừa khơi mở vừa xoa dịu nỗi đau thân phận. Đó là số phận của hai ông cháu làm nghề kéo xe bên ga Văn Xá trong Am cu ly xe. Dù chăm chỉ, dù vất vả, nhưng hai ông cháu vẫn không dễ kiếm được miếng ăn. Bởi “Bước chân lên xe người già mù, thì người khổ chưa hẳn là người phải kéo mà thật ra là người được ngồi. Huống chi ở đây lại phải chịu một cái tội trông một đứa trẻ chạy không kịp thở, ngã tới vờn lui, theo bước chân của một ông già yếu đuối. Nên nhiều người thương hại không muốn đi xe. Nhưng lòng nhân đạo càng ban truyền ra, người kéo xe mù lại càng túng thiếu”. Thật trớ trêu khi tình thương mà con người trao tặng cho nhau trong cuộc sống đôi khi lại không mang tới được lợi ích đích thực. Nỗi đau dường như lên đến tột đỉnh khi Thanh Tịnh đẩy cái tình nhân đạo của con người vào một hoàn cảnh trớ trêu khác “Có gì đâu, không thấy khách và muốn ông nó vui lòng, thằng bé đã bê một tảng đá nặng đặt lên nệm xe và dìu ông nó chạy… Nhưng ông nó vẫn chạy, vì mù quáng, vì đói rách nên lòng vẫn hy vọng những chuyện không bao giờ có được. Và biết ra thì thêm khổ”. Thằng bé non nớt muốn đem hy vọng đến cho ông, ông già mù thì hy vọng vào điều kỳ diệu, để rồi thật bất hạnh, ông đã chết giữa đêm lạnh, khi mà “Con đò đã cắt đường qua từ lâu, không đem được lòng từ thiện của bến kia qua bao trùm nỗi thảm thương của bờ nọ”. Đó còn là số phận bi đát do cảnh nghèo của hai vợ chồng bác Diệm trong Ngậm ngải tìm trầm. Vì muốn cho vợ con đỡ khổ, bác Diệm trai đã ngậm ngải vào rừng tìm trầm và không may hoá thành nửa người nửa thú. Nhưng dù đã hoá thú thì lòng bác vẫn là lòng người. Bác vẫn nhớ vợ con. Bác vẫn muốn


được trở về với mái ấm gia đình, bên người vợ và hai đứa con thơ. Tiếng rú của con người hoá thú này chính là tiếng kêu tuyệt vọng, uất hận biết mình đã vĩnh viễn bị loại ra khỏi cộng đồng loài người. Còn người vợ đáng thương vẫn “âm thầm nằm đợi nghe tiếng rú […] Bác ôm mặt khóc rất thê thảm. Con hổ cũng rú lên một hơi dài như để đáp lại tiếng lòng của vợ. Tiếng rú nghe lạnh và buồn”. Và cuối cùng thì “Dãy núi Truồi từ đó đã như một bức thành kiên cố chia đôi tình nhân loại với cảnh huyền bí của sơn lâm”. Câu chuyện mang sự bí ẩn của rừng thượng ngàn, buồn và thấm đậm

tình người.


Hình ảnh người phụ nữ khát khao hạnh phúc là đề tài được Thanh Tịnh quan tâm nhiều. Như bao nhà văn khác, ông hiểu và thương cảm với người phụ nữ Việt Nam bao đời nay vất vả, tảo tần, nhẫn nhịn, hy sinh tất cả vì chồng, vì con. Họ là những cô Hoa bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh nở vẫn đi mót lúa cho đàn con có thêm miếng cơm; những cô Phương ngày ngày chở đò một mình kiếm tiền nuôi con, mơ ước một hạnh phúc lứa đôi không thể đến được nữa; những cô gái như Duyên, Sương, Hương với những khát khao tình yêu tuổi trẻ; những bác Diệm gái ngày đêm ngóng chồng,… Thanh Tịnh đã dành rất nhiều tình cảm trân trọng của mình cho những người phụ nữ đáng thương, đáng quý này.

Những tình cảm gia đình như tình phụ tử, tình chị em ruột thịt, tình vợ chồng,… thường được nhắc đến một cách trân trọng trong truyện ngắn Thanh Tịnh. Hai chị em Ba và Tiên trong Chị và em cũng tinh nghịch như bao trẻ khác nhưng rất thương yêu nhau. Tuổi thơ của hai chị em trôi qua


êm đềm với “những buổi gần gụi nũng nịu ở cạnh chị thân yêu, được cười cợt nhau, trìu mến nhau hay giận dỗi nhau để lại yêu dấu nhau đậm đà hơn trước”. Nhà của đôi vợ chồng trẻ trong Người cha là “Một thế gian chan chứa sự thân yêu, nũng nịu và ngây thơ”. Ở đó có bé Li hai tuổi sống trong sự yêu thương nồng nàn của cha mẹ. Người cha trẻ hạnh phúc với tình cảm phụ tử do đứa trẻ mang lại.

Cuộc sống nghèo khổ vất vả đi kiếm ăn phương xa không làm cho con người mất nhân tính, trái lại, kéo họ gần nhau hơn, thương nhau hơn. Đó là cái tình đồng loại của những trai làng nghèo khổ đi làm ăn xa. “Họ là người của bốn phương, nhưng họ gặp và hiểu nhau trong một cảnh ngộ […] Vì thế mỗi lần hẹn sang năm gặp nhau thì lòng họ đã đón trước những nỗi buồn vĩnh biệt” (Quê bạn). Họ là những người đồng cảnh ngộ, biết giúp đỡ, biết quý trọng nhau.

2. Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống


Truyện ngắn Thanh Tịnh phần nhiều là những chuyện “làng” mang tên Mỹ Lý. Ở đó có dòng sông, có những bến đò, có bờ sông xanh ngắt cỏ cây. Có những con người bình dị với hoài vọng âm thầm, những tình cảm ngập ngừng, những điệu hò mái đẩy đìu hiu. Quê hương của ông là nơi chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn ngữ. Có mấy ai, không nghĩ về những phương trời cũ, về ngõ lối xưa khi tiếp nhận những hình ảnh ấy, tầm thường quen thuộc nhưng lại gợi biết bao nỗi niềm. Truyện của Thanh Tịnh thường bắt đầu từ những câu ca quen thuộc, nhưng bao giờ cũng là những câu ca dao buồn, gợi nỗi niềm ly biệt :

Đi đâu cho thiếp theo cùng


Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

(Bến Nứa) Rồi mùa toóc rạ rơm khô

Bạn về quê bạn biết mô mà tìm

(Quê bạn)

Thuyền về Đại Lược

Duyên ngược Kim Long Đến đây là chỗ rẽ của lòng,

Gặp nhau còn biết trên sông bến nào

(Tình trong câu hát)


Có lẽ Thanh Tịnh đã mượn cái không gian cổ điển của văn hoá dân gian với dòng sông, con thuyền, đêm trăng, mùa gặt, mảnh sân nhà, câu hò điệu hát… để đẩy đến không gian hiện đại bằng cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh những câu ca dao đó là những câu hò mái nhì mái đẩy vừa tình tứ lại vừa đau đớn. Lòng yêu thương tha thiết, cùng với tố chất của một nghệ sỹ tài hoa, đã giúp Thanh Tịnh trở thành người “thẩm âm” xuất sắc khi nghe những câu hò trao qua đáp lại trên sông. Đây là vẻ đẹp của một giọng hò : “Vì cũng một giọng hò trong trẻo và hơi dai, câu dứt gọn và đưa xinh như sương toả” (Tình trong câu hát). Những câu hát, điệu hò của người đi thuyền trên sông bao gồm rất nhiều câu chuyện đời thường, nhưng hay nhất vẫn là những câu chuyện tình. Những câu chuyện đó “thu gọn trong câu hò mái đẩy, văng vẳng kéo dài như tiếng chuông ngân quyến gió bay rỉ rền như tiếng nức nở của vọng phu”. Trong một cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Minh Châu, Thanh Tịnh đã nói về những câu hò quê ông : “Mối dây liên lạc từ bến nước đến tâm tình – là con đò chắp nối hai bờ, là con thuyền đi về trăm bến. Từ đó có giọng hò cho đêm đỡ vắng, phá đỡ

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí