Nhìn Về Quá Khứ Với Nỗi Niềm Nhớ Tiếc Sâu Nặng


rộng, sông đỡ dài. Đúng như anh nói, phần lớn thơ văn của tôi đều bắt nguồn từ trong giọng hò, câu hát trên sông quê. Vì giọng hò này nhẹ nhàng, man mác, tả nỗi nhớ nhung bồi hồi, xao xuyến nhưng cũng rất lưu luyến, sôi nổi, lại đượm nỗi buồn xa xăm. Vì sự thật tiếng hò ấy, khúc tâm tư ấy không chỉ nói với người lướt trên sông, với người ở rải rác hai bên bờ mà chính là nói với mình. Cho nên “hờ…ơ” có khi dài như giải lụa điều, như tà áo nối, như tiếng chuông chùa hay như tiếng thở dài […] Anh thấy không, trong điệu hò ở Huế có nét nổi bật là tưởng như dừng lại tiếp, tưởng như hết lại nối, nói lên sự mong chờ, khắc khoải, rắc rối, bơ vơ chưa có dấu hiệu gì ổn định cả” [61].

Truyện ngắn Thanh Tịnh tràn ngập ánh trăng. Với ông, không gian đêm trăng là là không gian lý tưởng cho những bày tỏ kín đáo nhất, e ấp nhất, chân thực mà mãnh liệt nhất của con người. Dưới ánh trăng mênh mông trải trên cánh đồng, dòng sông, sân nhà, lối ngõ, người dân quê có dịp phơi bày cuộc sống nội tâm của mình, những lúc ấy họ vừa sôi nổi, vừa dịu dàng, khắc hẳn thường ngày. Dưới ánh trăng, làng có một vẻ rất bình yên, với những con người nhỏ nhẹ, dịu dàng. Dường như làng chưa hề phải chứng kiến và trải qua một khủng hoảng nào đáng kể, chỉ có những nỗi éo le không tránh khỏi của từng số phận con người. Truyện của Thanh Tịnh thường mở đầu bằng những câu: “Đêm ấy trăng sáng lắm” (Tình thư); “Ở vùng quê một đêm trăng” (Quê bạn); “Tôi còn nhớ rõ hôm ấy là một đêm trăng về cuối hạ” (Chú tôi);… hoặc mở đầu cho sự giãi bày tâm sự, cởi mở cõi lòng bao giờ cũng là cảnh: “đám mây đen dày đặc đã nứt nở ra dần, để lọt một thứ ánh sáng xanh rờn của mảng trăng cuối thu” (Bến Nứa); “Đêm hôm ấy trăng sáng vằng vặc” (Con so về nhà mẹ);


“Trăng đã lên cao sau đồi cát trắng” (Tình trong câu hát); “Mảnh trăng trong lúc ấy đã bắt đầu chiếu ánh sáng dịu dàng qua hàng tre trước cổng” (Quê mẹ);… Dưới ánh trăng bao dung và vô tư, người ta nói được với nhau những điều không thể nói vào lúc khác: cô Hoa bàn với chồng việc mình sẽ sinh con ở đâu (Con so về nhà mẹ); cô Sương giãi bày mối tình thầm kín của mình (Tình thư); cô Thảo xin phép chồng về ăn giỗ (Quê mẹ); …

3. Nhìn về quá khứ với nỗi niềm nhớ tiếc sâu nặng

Có lẽ, Thanh Tịnh đã có một tuổi thơ bình yên, trong sáng, do đó truyện của ông dường như được cất lên từ ký ức, từ những hồi tưởng miên man về dĩ vãng. Đó là một ký ức tràn ngập ánh trăng thanh bình: “Đêm ấy trăng sáng lắm. Mẹ tôi bảo chúng tôi đem ghế ra sân, để học cho mát…” (Tình thư). Ông thường bắt đầu sự hồi tưởng bằng lối kể chuyện đủng đỉnh, dân giã của những người gặp lúc thanh nhàn ngồi “ôn cố tri tân”: năm ấy, hồi ấy, đêm ấy, ngày ba mươi tết năm ấy… Dĩ vãng thật đẹp và đã qua, dường như không bao giờ trở lại nữa, bởi Thanh Tịnh luôn nhìn về nó với một sự nuối tiếc: “Đến nay, quãng đời xưa không còn nữa, mất đi như cảnh sáng đẹp trong giấc nằm mơ. Ngày xanh tươi của tuổi thơ chỉ để lại trong lòng người một sự tiếc thương, ngậm ngùi và êm ái” (Chị và em).

Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Đình Liên hình như cũng thấp thoáng trong ngôn ngữ và hình tượng văn chương của Thanh Tịnh. Những ông đồ Nho của một thời thất thế. Như hình ảnh ông Hậu con ông Hoàng chủ nhân của một dinh cơ nguy nga một thời lừng lẫy phải viết câu đối Tết ở phiên chợ cuối năm để sinh nhai, dù “chữ ông ta viết đẹp lắm” nhưng chỉ là hình ảnh gợi trí tò mò của những lũ trẻ con xúm nhau vây quanh nhìn


ông ta viết một cách lơ đãng không hứng thú. Hay như nhân vật trong Chú tôi, một thầy đồ của thời cũ sót lại, với những câu văn hoa buồn cười và lối sống hủ lậu đang dần dần tàn tạ. Trong buổi giao thời, mọi giá trị bị thay đổi. Nhưng trong lòng những tâm hồn hoài cổ chắc không tránh khỏi nỗi ngậm ngùi. Tấm lòng hoài cổ phát xuất từ niềm yêu thương quê hương tha thiết đã tạo thành nỗi rung động cho người đọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thời gian qua đi, dù thời thế xoay vần lưu chuyển, với bao nhiêu người, vẫn còn âm vang vẳng lại những câu tập đọc của bài Tôi đi học, vỡ lời văn trong sáng và quá cảm động, dù nội dung chỉ là lời tự sự của một cậu bộ nhà quờ, ghi lại cảm giỏc của mỡnh trong buổi học đầu đời ở trường làng. Hồi ức của Thanh Tịnh như cũn nguyờn nếp, khụng hề sờn phai vỡ ụng viết khi rời trường mẹ để bước vào đời. Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh…

Thanh Tịnh có những trang viết về tuổi học trò vẽ lại được một thời kỳ đã qua với nhiều sinh động. Đó là ngôi làng Mỹ Lý trong thời gian mới cũ giao thời. Chữ Nho cổ xưa dần dần được chữ Pháp và Quốc ngữ thay thế. Phong tục trong làng cũng theo thời mà thay đổi. Những trường học mái ngói đỏ au dần dần đã thay đổi những lớp ê a câu Tam Tự Kinh, những thầy giáo, những ông đốc mang ánh sáng văn minh đến tuổi học trò đã thay thế những cụ đồ già của thời cổ xưa ngồi trên phản ôm xe điếu với những câu chi hồ giả dã. Những đứa trẻ lớn lên, say sưa với những biểu tượng của thời đại mới, thích thú với những cầu thủ của Đội ban quê, nhìn những chuyến tàu đi qua làng với cái háo hức tìm kiếm từ phương xa mang lại. Lúc ấy, đã xa lắm những lề tục hủ lậu, và đời sống đã có những cựa mình thay đổi. Những màn cúng tế, những buổi họp làng họp tổng

Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 8


không còn là nỗi chú tâm của tuổi thơ. Háo hức với sự thay đổi như thế, tâm lý con người như bị những lực đối kháng. Một mặt, chê bỏ những điều cũ kỹ, nhưng một mặt vẫn thấy bâng khuâng ngậm ngùi trước những vần xoay thay đổi.


III. ĐI VÀO KHÁM PHÁ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI TRONG MỌI MẶT CỦA CUỘC SỐNG, THỂ HIỆN CHẤT NHÂN VĂN TINH TẾ VÀ CAO CẢ

Cũng giống những nhà văn cùng phong cách khác, Thanh Tịnh quan tâm nhiều tới việc phơi bày đời sống nội tâm tinh tế, phong phú của nhân vật. Những biến cố, sự kiện bề ngoài của cuộc sống chỉ là cái cớ cho sự bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Ông viết về những việc thông thường, nhỏ nhặt, cỏn con trong tập tục, sinh hoạt của chốn hương thôn miền Trung với chất liệu dung dị, tưởng như không có gì đáng nói, đó không phải là những tình huống cô đặc, chói sáng để tạo nên những bùng nổ giàu kịch tính mà đơn giản chỉ là những lát cắt, những khoảnh khắc của cảm xúc và tâm trạng. Đằng sau những hiện tượng tưởng như bình thường, nhỏ bé bao giờ cũng như ẩn chứa cả một thế giới bao la, âm ỉ những cảm xúc, những khát vọng, những nỗi vui buồn, những suy tư, chiêm nghiệm.

Điểm làm nên sự riêng biệt trong truyện ngắn của Thanh Tịnh so với các nhà văn trữ tình nói riêng và các nhà văn thuộc phong cách khác nói chung, đó là ông chú ý đến việc miêu tả đời sống nội tâm của người dân thôn quê. Thông thường người ta cho rằng ở những con người có đời sống hiện thực đơn giản, chất phác như những người dân quê thì đời sống tâm hồn của họ cũng đơn giản, mộc mạc. Họ sẽ khó mà có được một cuộc sống


nội tâm phức tạp, tinh tế, nhiều ngóc ngách, lắm bí hiểm như của những người dân thành thị được tiếp xúc nhiều với xã hội văn minh, càng không thể bằng được những người có học, hay các nhà trí thức lắm kiến thức sách vở. Họ chỉ cần lo sao cho cuộc sống đủ cơm ăn áo mặc chứ ít khi quan tâm đến đời sống tinh thần của mình, với họ dường như không có cả cái khái niệm về đời sống tinh thần đó. Cái phức tạp trong tâm hồn con người được Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Châu, Khái Hưng, Nhất Linh… miêu tả thường là ở những nhân vật trí thức, những con người của đời sống thành thị, những học trò, nhà văn,… - tức là những con người ít nhiều có học thức. Với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, người nông dân chỉ đơn giản là những anh Pha, chị Dậu - những người nông dân nghèo khổ bị áp bức bóc lột bởi các thế lực cầm quyền trong một xã hội đen tối. Hiếm có được những hình ảnh người nông dân được nhà văn quan tâm tới đời sống tâm hồn như Chí Phèo, Tư Cách Mõ, Lang Rận,… trong thế giới của Nam Cao. Nhưng nhà văn Nam Cao cũng chủ yếu quan tâm tới việc phân tích, lý giải sự tác động của xã hội, của môi trường bên ngoài góp phần tạo nên, hoặc biến đổi nhân cách, phẩm giá của một con người, thậm chí có thể quyết định sự sống chết của con người đó nhiều hơn là đi vào phân tích đời sống nội tâm của họ. Về bản chất, nhân vật nông dân của Nam Cao là những người hiền lành, lương thiện, nhưng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cuộc sống, các thiết chế của xã hội, áp lực của cuộc sống đã biến họ thành những con người có nhân cách khác. Và Nam Cao chọn những sự kiện, những điểm nút trong diễn biến truyện làm cao trào để diễn tả, lý giải sự thay đổi đó. Ở Chí Phèo, đó là sự biến đổi sau cuộc rượu buổi chiều của anh ta với kẻ tri kỉ cuồng - Tự Lãng, sau cuộc gặp buổi đêm với kẻ tri âm của đời anh ta - Thị Nở, và sáng hôm sau Chí tỉnh, tỉnh khỏi cơn say mênh


mông suốt đời, tỉnh khỏi kiếp sống sinh vật, kiếp sống không phải của con người. Người nông dân của Thanh Tịnh thì khác. Dù họ không có học, dù cuộc sống hiện thực của họ rất đơn giản, dù những hiểu biết về xã hội của họ cũng ít ỏi như bao người nông dân Việt Nam khác nhưng họ vẫn có một đời sống nội tâm phong phú và tinh tế. Những cô Duyên (Bên con đường sắt) vẫn tinh tế đến thế này khi biết người dân làng coi thường mình: “Vì cô chán biết không ai muốn tin tấm lòng nhi nữ lại có thể ẩn được thanh bạch trong tấm lều tranh mục nát. Nhưng lúc cô vừa đặt mình xuống giường thì tự nhiên hai mắt cô lại chan hoà nước mắt.”; cô Thảo (Quê mẹ) biết nhắc chồng một cách bóng gió, xa xôi, tế nhị: “Cô tự nghĩ nhắc chồng ngày giỗ ở nhà mình là một việc chướng lắm. Thật tự nhiên để cho chồng nhớ thì lại hơn”; cô Hoa (Con so về nhà mẹ) khi biết chiều lòng chồng: “Và thấy chồng nói chuyện may rủi với giọng say sưa, cô cũng không muốn đến gieo sự buồn nản”…

Một đêm xuân kể về tâm trạng người tu hành trong những khoảnh khắc giao thời giữa năm mới với năm cũ ở một cái am nhỏ trên núi cao: “Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nương nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xa mờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng”. Cảnh “thuyền ngư phủ đã trở lái về quê hương” và cảnh “rừng mai sau triền núi Thệ hôm nay cũng trổ hoa trắng cả trời” đã gợi dậy trong tâm hồn trầm lặng của nhà sư già bao nỗi buồn nhớ tưởng chừng đã ngủ yên sau những năm tháng tu hành “Dứt được một cuộc đời nhọc nhằn, đen tối, không ngờ lòng sư phụ còn giây quyến luyến với quê hương”. Con người đã rời xa cuộc sống trần tục, nương náu nơi cửa Phật lâu nay, bao đêm gõ mõ tụng kinh trong am nhỏ


trên triền núi vắng người, tâm hồn tĩnh tại trước thời cuộc, chỉ biết làm bạn với quyển kinh, tràng hạt, với cỏ cây, mây núi, chim chóc, mà giờ đây “lòng sư cụ tự nhiên thấm đượm một nỗi buồn man mác. Bao nhiêu kỷ niệm xa xăm về Tết đều sống lại vơi đầy trong lòng sư cụ. Sư cụ muốn quên, cố quên thì những ý nghĩ ấy lại nảy nở dồi dào và rõ ràng hơn nữa. Sư cụ buồn. Một thứ buồn lạ lùng trên gương mặt chỉ biết bình tĩnh và trầm ngâm”. Cái triết lý sắc sắc không không nhà Phật dường như cũng lui bước trước khoảnh khắc này, khi mà trái tim người tu hành cũng giống “Muôn ngôi sao đang run rẩy trên tầng không”, khi mà lòng người với cảnh vật như hoà quyện vào một, “Trước mái am tranh cây sơn trà ngập ngừng thả rơi từng chiếc lá một”. Vậy là quê hương, gia đình, “những vụn đời xa cách” đã trở về trong tâm trí nhà sư trong thời điểm giao thời, khi đất trời đang chuyển mình đón một cuộc sống mới. Tâm hồn con người quả nhiên không dễ hiểu. Trong một giây phút, một khoảnh khắc, hiện tại quen thuộc lại dường như trở nên xa lạ, nhường chỗ cho những hồi ức xa xăm, nỗi khát khao mong chờ những khuôn mặt thân quen trong quá vãng. Người tu hành tưởng như đã quen làm bạn với nỗi cô đơn, đã tự lựa chọn cuộc sống cô đơn cho bản thân mình bỗng nhiên thấy mình cô đơn hơn bao giờ hết “ Xa xa trên đồi liễu có vài ngọn lửa hồng đang tưng bừng bùng cháy. Nhưng vài ngọn lửa ngàn không sưởi nổi cả một trời sương”.

Tình trong câu hát “là lối giới thiệu ngầm của hai tâm hồn xa lạ, hay mẩu chuyện đời góp nhặt kể cho nhau nghe” để tìm “tình đời giữa dòng sông”. Truyện chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi của một lần gặp gỡ trên sông giữa Đạt - một người goá vợ - với một con thuyền lạ. Đi với nhau một quãng sông, thổ lộ cảnh ngộ, tâm tình bằng những câu hát, đến ngã ba sông đôi thuyền đôi ngả “lẳng lặng cách ra xa dần như rẽ quạt”. Giữa cái


khung cảnh đã cũ của cuộc đời sông nước, đã “làm chứng cho việc tình xưa”, bất chợt tâm hồn Đạt bỗng bàng hoàng, thao thức trước giọng hò Vĩnh Trị mà chàng đã nghe quen - giọng hò của người cùng làng với vợ chàng xưa. Đạt đã cất tiếng hò, không phải vì thói quen thường ngày mà vì lòng chàng thấy rung động. Những câu hò trao đổi qua lại đã không còn vẻ bình thường vô tư, và người hò không còn hồn nhiên diễn tả “nỗi cô đơn của lòng họ” nữa. Khi mới bắt gặp chiếc thuyền ai đang “rẽ nước giống hệt với thuyền Liên”, lòng Đạt đã “bồi hồi một cách lạ”, Đạt “kéo thêm một buồm nữa để đuổi theo và chính Đạt cũng không biết để làm gì” - một hành động dường như vô thức. Đến trước ngã ba sông, khi con thuyền kia quay mũi phía Kim Long, Đạt đã lưỡng lự một chút, nhưng rồi lại “đưa tay đẩy mạnh đòn bánh lái cho thuyền xuôi về Đại Lược”. Hành động này vừa như vô thức, vừa như có ý thức. Duyên mà câu hò trên sông đưa lại cũng đến lúc phải chia biệt. Cảnh giã biệt nơi ngã ba sông đã không chỉ là cảnh từ biệt của những con thuyền xa lạ nữa mà nó là “Đến đây là chỗ rẽ của lòng / Gặp nhau còn biết trên sông bến nào”, câu hò quen thuộc đã khiến cho Đạt “tự nhiên thấy nghẹn ngào trước cảnh biệt ly. Nhớ đến Liên, nhớ đến người bạn mới trong đêm, Đạt gục đầu ôm mặt khóc rưng rức”.

Đọc xong Bến Nứa, gấp trang sách lại, người ta như vẫn nghe văng vẳng bên tai câu gọi đò của Phương “Ai về Viễn Trình thì xuống mà về”. Câu gọi đò tưởng chừng bâng quơ mà dồn nén, chứa đựng biết bao đợi chờ khắc khoải, bao hy vọng mỏng manh và đau đớn không cùng trong lòng người thiếu phụ. Cuộc gặp gỡ tình cờ với người khách trẻ đi đò một đêm mưa cuối thu đã khiến lòng Phương không còn hoang vắng như xưa, từ khi người chồng phận yểu đã không may bỏ cô lại một mình với đứa con thơ. Cảnh trời đất vắng vẻ, mưa gió hôm đó khiến lòng cô lái đò tự nhiên “lạnh lẽo và buồn man mác”. Người khách đi đò bạo dạn, trẻ trung như đến từ

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023