Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 6


sáng tác đầu tay Cha làm trâu, con làm ngựa đăng ở Thần kinh tạp chí

năm 1934.


Ông không thành công trong lĩnh vực truyện dài (Xuân và Sinh, 1944) nhưng được bạn đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Tập thơ Hận chiến trường (1937) và nhiều bài khác đăng trên các báo ở Huế và Hà Nội mang phong cách lãng mạn đậm nét. Thơ ông thường mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hoá, tinh thần xứ Huế. Thành công hơn cả trong chặng đường sáng tác này là các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) trong đó có nhiều truyện đẹp, trong sáng, gợi cảm.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư ký Hội Văn hoá cứu quốc Trung bộ. Gia nhập bộ đội năm 1948, tham gia phụ trách Đoàn kịch Chiến thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến ông khai sinh ra hình thức độc tấu. Đó thường là một bài văn, có tính chất tự sự, không dài lắm, để biểu diễn trong khoảng mươi phút. Ngôn ngữ của tấu thường đại chúng, cách diễn đạt giản dị pha chút dí dỏm, hài hước. Khi diễn thường nói là chủ yếu, hát, ngâm chỉ là phụ. Nó không cần nhạc cụ gì hoạ theo để làm nền, và có thể hoạt động ở bất kỳ đâu không cần sân khấu quy mô.

Từ năm 1954, Thanh Tịnh tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông viết nhiều thơ trữ tình, thơ đả kích, ca dao,… đăng trên các báo Nhân dân, Phụ nữ, Quân đội nhân dân, Tiền phong,… Tác phẩm chính của ông sau cách mạng là: Sức mồ hôi (thơ, 1954), Những


giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956), Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ, 1973), Thơ ca (tuyển tập, 1980)… Thơ của ông giai đoạn này có sự chuyển biến rõ rệt. Truyện thơ Đi từ giữa một mùa sen gồm tám đoạn, dài gần hai ngàn câu, kể về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh từ lúc chào đời đến năm 15 tuổi. Đây là một công trình nghệ thuật công phu của Thanh Tịnh. Ông sưu tầm tài liệu và viết trong nhiều năm. Tác phẩm viết dưới hình thức kể chuyện, mang đậm phong cách dân gian và hợp với giọng điệu tâm tình của thơ ông. Tập truyện ngắn Những giọt nước biển phần lớn gồm những bài ông viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Mỗi truyện như một bài thơ nhỏ, ghi lại hình ảnh những người nông dân bình thường miền xuôi cũng như miền núi, gan dạ một cách hồn nhiên, dũng cảm một cách lặng lẽ, hoạt động phục vụ sự nghiệp chiến đấu chống ngoại xâm.

Trong toàn bộ sự nghiệp văn học của Thanh Tịnh, những sáng tác trước 1945 của ông có giá trị hơn và chiếm vị trí chủ chốt. Ở Thanh Tịnh có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà của nhiều nền văn hoá khác nhau mà ông đã thụ hưởng trong quá trình học tập của mình: văn hoá dân gian Việt Nam (ông thuộc khá nhiều vở tuồng, bài ca vè của Huế - Thừa Thiên), văn hoá phương Đông (ông học chữ Nho đến năm 11 tuổi, sau này có thời kỳ làm hướng dẫn du lịch ở Huế), văn hoá Pháp (ông học tiểu học, trung học ở trường Pelerin, sau đó học tú tài ở trường Thiên Hựu, và Institut de la Providence, mà những nhà văn ảnh hưởng lớn đến ông là Daudet, Maupassant).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thanh Tịnh là một tên tuổi không thể thiếu của văn học Việt Nam

bên cạnh những tên tuổi khác, tuy không chói lọi rực rỡ nhưng lại góp

Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 6


phần tạo nên một dòng văn học có giá trị: Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Xuân Diệu,…


CHƯƠNG 2

THÂN PHẬN CON NGƯỜI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN CAO QUÝ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THANH TỊNH


I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA THANH TỊNH

1. Cũng giống như Thạch Lam, trong sáng tác của mình, Thanh Tịnh chủ yếu quan tâm đến thế giới tinh thần - thế giới nội tâm của con người. Trong khi các nhà văn hiện thực quan tâm chủ yếu đến tình trạng xã hội thì Thanh Tịnh đi sâu vào thể hiện thế giới tinh thần của con người, coi đó là một đối tượng để miêu tả con người. Thông qua những chi tiết sinh hoạt, những cảnh ngộ cụ thể, Thanh Tịnh đã len lách ngòi bút vào phân giải những tình cảm, những suy tư và đời sống tinh thần của nhân vật. Không để ý nhiều tới cốt truyện, ông tập trung chủ yếu vào việc làm nổi bật các chi tiết của cảm xúc, tâm trạng con người, cốt tạo một ấn tượng giàu dư ba, ngân vang.

Con so về nhà mẹ, Quê mẹ, Quê bạn là những truyện sinh hoạt mà sức hấp dẫn của nó nằm sâu ở mạch ngầm tự sự, ở sự thụ cảm tinh tế đối với


cuộc sống, ở cái tình người, tình quê dung dị, mộc mạc và nhất là chiều sâu, sức gợi của những chi tiết, tâm trạng nhân vật: “Cô Hoa phần nhớ chồng, phần thương con liền đưa vạt áo lên chấm nước mắt”, “rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhưng làng Quận Lão ẩn sau đám tre xanh đã kéo một vạch đen dài trên ven đồi xa thẳm”.

Nhân vật trong truyện ngắn của Thanh Tịnh thường được tác giả nhìn ở chiều sâu của tâm linh với các trạng thái tâm lý, cảm xúc, cảm giác. Sự tồn tại của nhân vật không dựa vào diện mạo, hành động mà nhờ vào chiều sâu của đời sống tinh thần và ở đây, miêu tả tâm trạng cũng là nhằm khám phá đời sống tinh thần bí ẩn của con người. Thanh Tịnh đã đi vào những cuộc đời hiền lành, lầm lụi mà đáng quý, đáng thương của người dân quê, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là những cô gái quê xinh đẹp, dịu hiền, tuy e dè kín đáo mà kỳ thực đằm thắm thiết tha. Ông không chỉ kể về những mối tình éo le tuyệt vọng của một cô gái quê, cô lái đò với một khách qua đường gặp gỡ thoáng qua mà đã đi sâu vào những mảnh đời lam lũ, nhọc nhằn của người dân quê với một thái độ cảm thông, trân trọng. Thanh Tịnh đã có những khám phá tinh tế về vẻ đẹp bình dị của tâm hồn người phụ nữ quê hương. Các nhân vật phụ nữ trong truyện của ông thường có một số phận đáng buồn. Người nào cũng có một cảnh ngộ, một duyên phận đáng thương (như Phương trong Bến Nứa, Duyên trong Bên con đường sắt, Thìn trong Hội chợ Huế, Hương trong Quê bạn,…) nhưng cái phần thiên lương, cái bản tính nhân chi sơ vẫn luôn vươn lên một cách ngạo nghễ, đắc thắng bên trên những thăng trầm của số phận.


Cái phần thiên lương trong con người được Thanh Tịnh đặc biệt coi trọng. Trong truyện ngắn của ông, con người đối xử với nhau thật nhân hậu. Cái tình người thấm đẫm trong từng trang văn của ông (điều mà không phải nhà văn, tác phẩm nào trong cùng giai đoạn này cũng có được). Cái tình người đó được thể hiện trong bất cứ hoàn cảnh, trong bất cứ nhân vật, trong bất cứ quan hệ đối xử nào giữa con người với nhau. Ông quan niệm “Tuy là người khố rách áo ôm, họ cũng vẫn để điều nhân nghĩa lên trên tất cả” (Con so về nhà mẹ). Quan niệm đó phải chăng đã được bắt nguồn sâu xa từ những câu ca dao về lòng nhân nghĩa của người dân miền Trung quê ông: “Tôi đến đây mót lượng từ bi! Mót điều nhân nghĩa chứ mót chi lúa ngài” ?

Quan niệm nghệ thuật về con người của Thanh Tịnh còn gắn chặt với lòng yêu làng xóm, quê hương. Hầu hết các nhân vật của Thanh Tịnh là những người dân quê có cuộc sống vật chất và tinh thần gắn bó chặt chẽ với cộng đồng làng xóm. Và tình quê hương được nhắc đi nhắc lại một cách tha thiết trong những truyện ngắn của ông. Đó là một tình yêu hồn nhiên, có sẵn trong tấm lòng của mỗi con người như máu thịt trong cơ thể, và người ta biểu lộ tình cảm ấy cũng hồn nhiên như sự sống hàng ngày. Quê hương, đó là làng - nơi có ông bà tổ tiên cùng những ngày giỗ tết để cô Thảo (Quê mẹ) mỗi năm được về làng vài ba lần; nơi mà mình có thể nương tựa những lúc khó khăn nhất (Con so về nhà mẹ); nơi tập hợp những gia đình sum họp đầm ấm vào lúc năm hết tết đến; nơi có những con đường làng, những miếu thánh, những đống rơm cao chót vót sau lu ỹ tre già, những câu hò, câu ca ngân dài trên sông nước,…


2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Thanh Tịnh thật giản dị và quen thuộc. Họ là những người dân của làng Mỹ Lý, sinh ra tại làng Mỹ Lý và sống trong không gian làng Mỹ Lý. Họ có thể là những người con của làng Mỹ Lý đi sinh sống làm ăn nơi xa nhưng lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ quê hương mình. Họ cũng có thể là những cô cậu học trò trọ học nơi thành thị, nghịch ngợm, thông minh, lãng mạn và đáng yêu như rất rất nhiều cô cậu học trò ta thường gặp hằng ngày… Một điều thật đặc biệt, ta sẽ không thể tìm thấy trong thế giới nhân vật của ông một nhân vật nào xấu cả. Bởi lẽ, như trên đã nói, ông rất coi trọng cái phần thiên lương trong mỗi con người nói riêng và trong thế giới loài người nói chung.

a. Dưới ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh, hình tượng nhân vật người phụ nữ dường như là tập trung tất cả những gì đẹp đẽ, chân thực nhất của mỗi con người, và của cả cộng đồng làng xóm. Với cái nhìn của người nghệ sỹ đi tìm cái đẹp, Thanh Tịnh luôn tìm thấy ở họ những đức tính tốt, những tâm hồn trong sạch. Dù cuộc sống có nghèo khổ, cơ cực, nhưng bao giờ tâm hồn họ cũng sáng lên những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong. Đó là những cô Phương (Bến Nứa), Thảo (Quê mẹ), Duyên (Bên con đường sắt), Hoa (Con so về nhà mẹ), Sương (Tình thư), Thìn (Hội chợ Huế), Hương (Quê bạn), Nhung (Hội ghét đàn bà) …, những chân dung ngời sáng và đầy sức sống. Ở họ có những nét tính cách chung của những nhân vật như mẹ Tuyên (Cuộc sống), Lệ Hà (Người con gái) của Nguyên Hồng, mẹ thằng Dần (Sống nhờ) của Mạnh Phú Tư, cô Khuyên (Ngoại ô) của Nguyễn Đình Lạp, chị Yên của Hồ Dzếnh, mẹ Lê của Thạch Lam,… Các nhà văn như không hẹn mà cùng gặp gỡ nhau ở “hình tượng người phụ nữ


Việt Nam, ở cách xây dựng những mẫu người tốt đẹp gắn với truyền thống”.

Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Thanh Tịnh gây ấn tượng trước tiên là những người thiếu phụ. Đó là những người phụ nữ thôn quê có tâm hồn thật bình dị, chất phác. Họ vất vả tảo tần trong năm tháng để lo cuộc sống cho gia đình, cho con cái, “Nhưng đời các cô ấy cũng như cô, nghĩa là cũng có chồng, có con và quãng đời làm dâu cũng vất vả, cũng phẳng lặng như nhau hết” (Quê mẹ). Dù cuộc sống nghèo khổ “cả nhà chỉ trông vào một mẫu ruộng tranh và hai mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác”, dù chỉ là những “người … ít hay chữ”, gọi “tiết trung thu” là “rằm tháng tám”, nhưng họ, những cô con dâu như Thảo vẫn rất biết gìn giữ lễ giáo gia đình, một hai thưa gửi khi nói chuyện với mẹ chồng, với chồng. Tấm lòng người phụ nữ ấy mới thơm thảo làm sao khi cô là “cô gái có chồng về nhà mẹ”, ở giữa những đứa em thơ “nụ cười trên môi cô không khi nào tắt”, cô “cho mỗi đứa năm xu”, và chỉ trong nháy mắt cô “đã phân phát tất cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm”. Để rồi sau đó “về nhà chồng cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn”. Những người phụ nữ đó hàng ngày chèo đò đưa thuyền cho khách qua sông, một mình nuôi con thơ khôn lớn (Bến Nứa). Những người phụ nữ đó vì thương con, đã không ngại bụng mang dạ chửa, dù mệt nhọc, sắp đến ngày sinh nở vẫn phải đi mót lúa cho “đỡ cảnh nghèo ngặt”, vì “cơm ăn bữa đói bữa no, cô nhịn thì được chứ thấy đàn con nhịn, lòng cô không nỡ” (Con so về nhà mẹ). Cũng giống như cô Thảo, cô Phương, người thiếu phụ tên Hoa trong Con so về nhà mẹ sống


an phận trong cảnh nghèo mà không một lời kêu than oán trách “Chồng cô cũng nghèo nên cô an phận làm ăn không dám than trách gì”. Đó phải chăng là những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam được truyền lại từ đời này qua đời khác: tảo tần, chịu thương chịu khó, yêu chồng, thương con, hy sinh cả cuộc đời vì gia đình, chồng con. Con so về nhà mẹ đẹp như một bài ca về tình nghĩa vợ chồng. Ở đó, hình ảnh người phụ nữ ngời lên như một tâm điểm của lòng nhân hậu, nghĩa vợ chồng. Hình ảnh kết thúc truyện thật lắng đọng, gợi trong tâm tưởng người đọc nhiều ý vị, dư ba: “Cô Hoa phần nhớ chồng, phần thương con liền đưa vạt áo nâu lên chặm nước mắt”.

Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của Thanh Tịnh còn là những cô gái có duyên phận hẩm hiu, lỡ dở trong không gian làng Mỹ Lý giai đoạn giao thời với những đổi thay mới. Những chuyến tàu đi qua làng đã phá vỡ không gian vốn bình yên xưa nay của làng, phá vỡ những tâm hồn thiếu nữ vốn vẫn yên bình từ thuở cha sinh mẹ đẻ : “… từ ngày nhà nước bắt con đường sắt đi qua làng mình, trai trong làng ế vợ là thường chứ con gái thì toàn đi lấy chồng thầy thông thầy ký ở các tỉnh lớn” (Tình thư). Những con tàu từ phương xa đó đã mang đến cho Sương (Tình thư), Duyên (Bên con đường sắt) những mối tình lãng mạn với các thầy xếp ga Xuân, Trưu. Nhưng những mối tình đó không vượt qua được sự khắc nghiệt của không gian, thời gian, hoàn cảnh mà họ đang sống. Những con tàu đến rồi đi, để lại trong tâm hồn người con gái nỗi thất vọng mơ hồ về một sự lỡ làng, dang dở. Tiếng còi tàu hú dường như xé toang sự yên lặng tưởng chừng vĩnh hằng của màn đêm làng Mỹ Lý, chặn đứng niềm hy vọng vừa mới nhen nhúm của người trinh nữ. Hương trong Quê bạn, Thìn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023