Mô Hình Đo Lường Sự Ảnh Hưởng Của Tính Thanh Khoản Đến Giá Trị Của Ngân Hàng


khách hàng/tài trợ ngắn hạn (ví dụ như Pasiouras và Kosmidou, 2007) để đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Nếu các tỷ số này cao có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

Nghiên cứu về tính thanh khoản rất quan trọng đối với thị trường tài chính và các ngân hàng, đặc biệt là từ sau khủng hoảng kinh tế 2008. Theo Aspachs (2005) và Nikolau (2009), tính thanh khoản không đơn giản phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài (chẳng hạn như thị trường hiệu quả, cơ sở hạ tầng, chi phí giao dịch thấp, số lượng lớn người mua và người bán, đặc tính minh bạch của tài sản giao dịch) mà điều quan trọng là nó ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong, đặc biệt là các phản ứng của người tham gia thị trường khi đối mặt với sự không chắc chắn và thay đổi giá trị tài sản.

Bằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả, như Aspachs và ctg. (2005), Rychtárik (2009), Praet và Herzberg (2008), thì có 04 chỉ số cở bản có thể dùng để đo lường trạng thái thanh khoản của ngân hàng:

L1: Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản (Liquid assets/Total assets)

Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Trong đó, tài sản thanh khoản bao gồm các mục I (tiền mặt, vàng bạc, đá quý), II (tiền gửi tại ngân hàng nhà nước), III (tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác), IV (Chứng khoán kinh doanh). Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá lớn cũng không có lợi.

L2: Tài sản thanh khoản/Tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (Liquid assets/Deposits+ Short term borrowing)

Tỷ lệ này cho biết khả năng đáp ứng nghĩa vụ đến hạn của ngân hàng. L2 tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng đối với nguồn vốn huy động được. Trong đó, tài sản thanh khoản bao gồm các mục I (tiền mặt, vàng bạc, đá quý), II (tiền gửi tại ngân hàng nhà nước), III (tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác), IV (Chứng khoán kinh doanh). Tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn bao


gồm mục: I (các khoản nợ của chính phủ và ngân hàng nhà nước), II (Tiền gửi và vay từ các tổ chức tính dụng khác), III (tiền gửi của khách hàng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh khoản là rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại kinh phí (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác). Tỷ số này cũng giống L1, tức là tỷ số này cao cũng thể hiện thanh khoản của ngân hàng là tốt.

L3: Cho vay/ Tổng tài sản (Loans/ Total assets)

Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam - 4

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng kém vì, ngân hàng cho vay càng nhiều thì tài sản thanh khoản kém sẽ tăng cao và tài sản thanh khoản của ngân hàng cũng giảm theo.

L4: Cho vay/ Tiền gửi khách hàng + các khoản tài trợ ngắn hạn

(Loans/Deposits + Short term financing)

Tỷ số cũng giống L3, tức là nếu cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu. Các tỷ số này tương ứng với nhiều nghiên cứu khác nhau sẽ sử dụng làm biến phụ thuộc để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, cũng quan trọng để một ngân hàng duy trì Dự trữ thanh khoản Theo Duttweiler (2009), với mục đích là duy trì khả năng thanh toán, và Ngân hàng thương mại cũng phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ ở mọi thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn cho vay không có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ và như vậy sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể phải đóng cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân hàng khác. Trong các nguồn dự trữ để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng có hai nguồn quan trọng mà các nhà quản lý trong ngân hàng phải đặc biệt quan tâm, đó là: Nguồn dự trữ sơ cấp và nguồn dự trữ thứ cấp. (Duttweiler, 2009) Dự trữ sơ cấp là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng Trung ương, tiền gửi các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ


này được sử dụng để dự trữ theo quy định của Ngân hàng Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác trong việc thanh toán giữa các ngân hàng. Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng như: trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng... Dự trữ thứ cấp được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước.

Theo Amihud và các cộng sự (1997), tỷ lệ thanh khoản liên quan đến sự thay đổi đơn vị trong giá chứng khoán, tỷ lệ thanh khoản cao ngụ ý thanh khoản thị trường lớn hơn.

𝐿𝑅 = ∑ 𝑉𝐾𝑖𝑑/ ∑ |𝑅𝑖𝑑| =

𝑁𝑡

𝑛=1

𝑝𝑛𝑣𝑛

(12)

𝑦 𝑦

∑ |( 𝑝𝑖𝑑

𝑦

𝑝𝑖(𝑑−1)

− 1) ∗ 100|

Trong đó VKid là khối lượng giao dịch hằng ngày, Rid là tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i vào ngày d. ước lượng khối lượng giao dịch khi có 1% thay đổi trong giá chứng khoán hoặc so sánh khối lượng giao dịch với những thay đổi tuyệt đối trong giá chứng khoán tại một thời điểm nào đó.

Một thước đo thanh khoản khác của Amihud (2002) là ILQ –tỷ lệ hằng ngày của giá trị tuyệt đối tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên khối lượng giao dịch của nó lấy trung bình trong một khoảng thời gian, nó thể hiện đo lường thô của tác động giá cả.

𝐷𝑦𝑖 |𝑅𝑖𝑑𝑦|

𝐼𝐿𝑄𝑖𝑦 =𝑇=1

𝐷𝑦𝑖 ∗ 𝑉𝐾𝑖𝑑𝑦

(13)

Trong đó Ridy là tỷ suất sinh lời của chứng khoán i vào ngày d năm y, VKidy là khối lượng giao dịch hằng ngày, Diy là số ngày trong đó dữ liệu sẵn có cho chứng khoán i trong năm y.

Từ lúc thanh khoản trở thành vấn đề đáng được quan tâm của các ngân hàng thương mại thì đã có rất nhiều lý luận, nhiều tác giả đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho kết quả đáng tin cậy nhất đa số tập trung vào các nghiên cứu về ngân hàng ở Châu Âu và


Bắc Mỹ. Những nghiên cứu trên tập trung vào hai nhóm yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại: Nhóm thứ nhất là những yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên huy động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng … Nhóm thứ hai đề cập đến các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản của NHTW, lãi suất bình quân liên ngân hàng … Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại, chưa đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng.

2.4.2 Mô hình đo lường sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của ngân hàng

Bên cạnh những chỉ số (L1, L2, L3 và L4) đã được trình bày trong phần 2.3, được dùng để đo lường cho tính thanh khoản của ngân hàng, thì cũng có những tác giả đã xây dựng một mô hình để ước lượng tính thanh khoản của ngân hàng.

Trong nghiên cứu của Shin – Kuo Yeh và các cộng sự (2015), các tác giả đã nhắc lại rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính. Dựa trên nhận định đó, Shin – Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã xây dựng một mô hình đo lường sự ảnh hưởng của trạng thái thanh khoản đến giá trị của ngân hàng, dựa trên mô hình giảm tính thanh khoản của Chen (2012) và một mô hình cơ cấu vốn bởi Geske (1979). Để kết hợp cả hai mô hình, chúng ta thực hiện các giả định giống như cả hai mô hình đo lường thanh khoản tài sản như trình bày ở phần 2.2.

Theo Shin – Kuo Yeh và các cộng sự (2015), có hai nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm giá trị của một công ty (Firm Values), cũng như là dẫn đến nguy cơ một công ty mất khả năng chi trả:

Thứ nhất, do hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc công ty mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gồm có: chi phí vận hành, chi phí quản lý hàng tồn kho và nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Đây chính là rủi ro hoạt động.


Thứ hai, sự sụt giảm giá trị thanh khoản của các tài sản tài chính mà công ty sở hữu do yếu tố thị trường. Việc này sẽ dẫn đến công ty khó khăn trong việc chuyển đổi tài sản tài chính thành tiền mặt, để thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Khi đó, các tài sản tài chính đối diện hai rủi ro chính: giảm thanh khoản và giảm thị giá. Đây chính là rủi ro thanh khoản.

Rủi ro hoạt động có thể xảy ra trước rủi ro thanh khoản, trong trường hợp một công ty có thể chuyển đổi tài sản tài chính thành tiền mặt dễ dàng, nhưng vẫn không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán các nghĩa vụ nợ, từ đây giá trị công ty cũng sụt giảm theo.

Trái lại, rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trước rủi ro hoạt động, trong trường hợp thị trường bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái. Khi đó, việc sụt giảm giá trị thanh khoản của các tài sản tài chính có thể ảnh hưởng đến gía trị của công ty.

Đối với công ty là các tổ chức tài chính hay ngân hàng, trạng thái thanh khoản ròng được hiểu là sự chênh lệch giữa tổng các nguồn tạo thành thanh khoản và tổng nhu cầu sử dụng thanh khoản. Khi tổng giá trị tài sản của ngân hàng sụt giảm thì trạng thái thanh khoản ròng cũng giảm theo.

Trong Nnghiên cứu của Shin – Kuo Yeh và các cộng sự (2015) tập trung vào việc phân tích cho trường hợp thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản. Do đó, theo Shin – Kuo Yeh và các cộng sự (2015), mô hình đo lường sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của ngân hàng sẽ bao gồm hai phân tích:

Đầu tiên là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố cụ thể gây ra sự sụt giảm tổng giá trị tài sản ngân hàng, từ đó cũng ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng. Đây cũng chính là phân tích sự sụt giảm tính thanh khoản của ngân hàng bắt nguồn từ đâu.

Thứ hai, là phân tích sự ảnh hưởng ngược lại của trạng thái sụt giảm thanh khoản đến tổng giá trị tài sản của ngân hàng.

Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam”, tác giả cũng thực hiện cả hai phân tích như Shin – Kuo Yeh và các cộng sự (2015), để xác định sự ảnh hưởng của


trạng thái thanh khoản đến giá trị ngân hàng, cũng như là xác định các nhân tố nào gây ra sự sụt giảm trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng.


2.5 Những bằng chứng ảnh hưởng của trạng thái thanh khoản đến giá trị doanh nghiệp hoặc ngân hàng

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến giá trị tài sản và tính thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản tài chính. Trong khi có rất nhiều khái niệm về thanh khoản, thanh khoản liên quan đến định giá tài sản đại diện cho mức độ mà tài sản có thể được chuyển đổi sang tiền mặt phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn cung các tài sản. Nếu tính thanh khoản của một tài sản giảm trên thị trường, các nhà đầu tư sẽ muốn bán tài sản, sau đó họ có thể hạ thấp giá của nó để thực hiện việc buôn bán được gọi là giảm tính thanh khoản.

Hiện nay có nhiều tài liệu nghiên cứu về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cấp độ vi mô chẳng hạn như khối lượng giao dịch, bid-ask, hoặc tần số giao dịch phản ánh tính thanh khoản trong vi thị trường. Amihud (2002) đã sử dụng dữ liệu hàng ngày khối lượng giao dịch cổ phiếu để đo lường cổ phiếu thanh khoản. Tuy nhiên, lưu ý rằng mặc dù các dữ liệu cần thiết trong tính toán của Amihud (2002) có sẵn tại các thị trường phát triển, nhưng không đầy đủ trong các thị trường mới nổi như Đài Loan. Để khắc phục những vấn đề của mẫu chuỗi thời gian ngắn, Bekaert et al. (2007) đã sử dụng tỷ lệ quan sát lợi nhuận trung bình hàng ngày so với tháng để đo tính thanh khoản cho 19 thị trường chứng khoán mới nổi.

Pastor và stambaugh (2003) đo lường thanh khoản bằng hệ số đảo ngược giá, do tác động giá tạm thời của khối lượng giao dịch. Biện pháp này được dựa trên quan điểm rằng thanh khoản thấp nghĩa là có sự đảo chiều về tỷ suất sinh lời của khối lượng giao dịch cao hơn. Các biện pháp của Roll (1984) đề nghị xem xét phát sinh từ thực tế giá sự phục hồi của giá và áp lực lên giá bid và ask. Do đó, sự thay đổi biên động hiệp phương sai của giá cả là một biện pháp đo lường thanh khoản. Bao, Pan, và Wang (2011) đưa ra biện pháp thanh khoản tổng hợp từ trái phiếu đầu


tư sử dụng các biện pháp Roll và xem xét những tác động tính thanh khoản thấp của giá.

Al-Tamimi và Obeidat (2013) xác định các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại của Jordan tại sở giao dịch chứng khoán Amman cho giai đoạn từ 2000 –2008. Nghiên cứu cho thấy rằng có mối tương quan tích cực ý nghĩa thống kê giữa mức độ đầy đủ vốn tại ngân hàng thương mại và các yếu tố rủi ro thanh khoản, và lợi nhuận trên tài sản, và một mối quan hệ nghịch đảo không có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ an toàn vốn tại ngân hàng thương mại và các yếu tố rủi ro vốn, rủi ro tín dụng và doanh thu.

Lartey et al. (2013) đã tìm cách để tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Ghana. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong giai đoạn 2005-2010, cả hai tính thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết đã giảm. Một lần nữa, nó cũng được tìm thấy rằng đã có mối quan hệ tích cực rất yếu giữa tính thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng được liệt kê ở Ghana.

Các nghiên cứu hiện nay không thể phản ánh tác động của rủi ro thanh khoản đối với giá trị tài sản của tổ chức tài chính với mô hình định giá toàn diện. Hơn nữa, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đã được coi là hai mối quan tâm lớn cho các tổ chức tài chính. Ericsson và Renault (2006) cho rằng cả hai rủi ro có tương quan cao, nó sẽ thích hợp hơn để sử dụng một mô hình có thể cung cấp sự tương tác giữa rủi ro thanh khoản và tín dụng. Mô hình của Chen (2012) đề xuất mô hình cân bằng đó là phù hợp với mô hình Merton sử dụng rộng rãi trong mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Do đó, có thể lấp khoảng trống này bằng việc đo lường thanh khoản truyền thống và áp dụng các mô hình giảm tính thanh khoản thấp trong Chen (2012) để đánh giá giá trị của các tổ chức tài chính.

Chen, Yang và Yeh (2014), đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra những yếu tố ảnh hưởng đến giảm thanh khoản công ty, cụ thể là các tổ chức tài chính. Chen, Yang và Yeh (2014), xem xét liệu có sự thay đổi đáng kể trong giảm giá thanh khoản trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mỗi ngân hàng


cũng có thể áp dụng một mô hình để hiểu rủi ro thanh khoản riêng của mình và thông qua các bước cần thiết để tăng cường thanh khoản của họ. Có hai nguồn khác nhau đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp: (1) doanh thu (2) thanh khoản mặc định là do thiếu đủ tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện có. Dựa nghiên cứu của Chen et al. (2012), mô tả cấu trúc vốn của một công ty và giá trị mặc định kinh tế và tính thanh khoản của các mô hình Geske (1979), là một phần mở rộng thời gian của mô hình Merton (1974). Chen và các cộng sự (2014) cũng thông qua Geske (1977) lựa chọn mô hình phù hợp nhất để kiểm tra kết quả nghiên cứu của Lehman Brothers ở giữa khủng hoảng tài chính năm 2008. Để ước tính giá trị tài sản của tổ chức tài chính, nghiên cứu kết hợp các mô hình thanh khoản của Chen (2012) với mô hình Geske. Các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu của Chen (2012) bao gồm 22 tổ chức tài chính: 10 ngân hàng và 12 công ty tài chính, trong đó bao gồm toàn bộ ngành công nghiệp tài chính tại Đài Loan với đầy đủ dữ liệu. Nghiên cứu của Chen (2012) áp dụng phân tích hồi quy để điều tra đặc trưng doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc giảm thanh khoản. Mô hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại bao gồm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (𝑅𝑂𝐸), thanh khoản ngắn hạn- khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ nợ trên tài sản (𝐷𝑒𝑏𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ tiền mặt trên tài sản (𝐶𝑎𝑠ℎ) và quy mô doanh nghiệp (𝑆𝑖𝑧𝑒). Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng tác động của thanh khoản đến giá trị của các tổ chức tài chính, chỉ tiêu này có khuynh hướng tích cực kể từ sau suy thoái kinh tế thế giới 2008.

Shin- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Đài Loan. Shin- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã xây dựng mô hình đo lường dựa theo nghiên cứu của Chen (2012) với các biến bao gồm: Mức sụt giảm tính thanh khoản, Liquitdity Discount (LD), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (𝑅𝑂𝐸), thanh khoản ngắn hạn- khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ nợ trên tài sản (𝐷𝑒𝑏𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜), tỷ lệ tiền mặt trên tài sản (𝐶𝑎𝑠ℎ) và quy mô doanh nghiệp (𝑆𝑖𝑧𝑒). Shin- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã chia các ngân hàng tại Đài Loan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022