Ngôn Ngữ Tinh Tế, Giản Dị, Gần Gũi Với Đời Thường


nhân vật. Con so về nhà mẹ khiến người đọc xúc động không phải vì cuộc đời vợ chồng cô Hoa quá cơ hàn, không chỉ vì cái tình của vợ chồng cô, của cô đối với đàn con, mà phần nhiều vì Thanh Tịnh đã mô tả quá tài tình những thay đổi trong cảm xúc của cô với những câu như: “Và thấy chồng nói chuyện may rủi với giọng say sưa, cô cũng không muốn đến gieo sự buồn nản”, “Cô Hoa phần nhớ chồng, phần thương con liền đưa vạt áo nâu lên chặm nước mắt”. Hoặc như nỗi buồn mênh mang của lòng người đã xa lánh nơi tục thế khi xuân về: “Một luồng máu lạnh như đến tràn ngập trong lòng và bắt sư cụ tê mê một lúc”, “Sư cụ muốn thở dài cho lòng đỡ nặng nhưng ngập ngừng chỉ dám dứt hơi ra từng đoạn ngắn” (Một đêm xuân). Truyện của Thanh Tịnh có những cốt truyện tự sự rất đơn giản, chỉ cốt để kể lại, hoặc chỉ giống như một tuỳ bút (Tình trong câu hát, Tôi đi học), không có cốt truyện.


III. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT


Do xây dựng cốt truyện tâm lý nên thời gian và không gian trong truyện ngắn Thanh Tịnh cũng bị ảnh hưởng theo.

Ở nhiều truyện của ông, thời gian thường thay đổi, xen cài theo chu kỳ: hiện tại - quá khứ - hiện tại (tương lai gần). Trong Bến Nứa, Thanh Tịnh dùng tới 32 từ và cụm từ chỉ thời gian như: buổi chiều, hôm ấy, một giờ, chiều mai, hơn một năm, chiều, sáng mai, tám giờ, một năm, hồi đi học, mùa đông năm sau, lúc ấy, hơn hai tuổi, qua ngày tháng, xẩm tối, như mọi ngày, đến lúc này, lúc ấy, hôm ấy, về khuya, trăng hạ tuần, hôm nay, mấy ngày nghỉ, mỗi ngày mỗi khác, trước kia, lâu nay, tối hôm nay, như


trước, năm qua, ngày tháng qua, giữa đêm khuya, đêm nào cũng như đêm nào. Bến Nứa được mở đầu bằng một buổi chiều tàn buồn bã của cô lái đò đang làm công việc của mình - thời gian trong hiện tại. Tiếp đó, tác giả cho thời gian quay ngược lại trở lại cách đó một năm để kể lại gia cảnh cô lái đò và người chồng không may đã quá cố. Sau những hồi ức được người kể chuyện kể lại, thời gian tiếp tục trở về với hiện tại. Kết thúc truyện là khoảng thời gian hiện tại bị ngắt quãng, đứt đoạn với những từ năm qua, ngày tháng qua, để đẩy thời gian từ hiện tại đến tương lai, gợi cho độc giả nhận thấy đây là một chu kỳ được lặp đi lặp lại. Con so về nhà mẹ, Bên con đường sắt, Tình trong câu hát, Quê bạn, Một làng chết, Ngậm ngải tìm trầm… là những truyện đi theo chu kỳ thời gian như thế.

Phù hợp với những truyện hồi tưởng về dĩ vãng, thời gian trong một số truyện khác của Thanh Tịnh lại là thời gian trong quá khứ - thời gian được kể lại từ điểm nhìn hiện tại. Ông thường bắt đầu sự hồi tưởng bằng lối kể chuyện dân giã với những cụm từ chỉ thời gian trong quá khứ xa xưa như: tối hôm ấy (Chú tôi), đêm ấy (Tình thư), năm vừa qua (Hội chợ Huế), hôm ấy (Rosée), buổi mai hôm ấy (Tôi đi học), năm ấy (Ra làng),… Đây đã không còn là thời gian vật lý khách quan nữa mà chính là thời gian trong tâm tưởng tác giả, trong tâm tưởng người kể chuyện. Không có hiện tại, không có tương lai, chỉ có quá khứ hiện về với các kỷ niệm và được kể lại. Và chính vì là thời gian tâm tưởng, thời gian của hồi ức nên bên cạnh những diễn biến của các tình tiết truyện, tác giả đã tự cho mình xen lẫn những câu, đoạn bình luận theo suy nghĩ, điểm nhìn của người kể chuyện trong thời điểm hiện tại - thời gian hiện tại trần thuật. Xét theo lôgic thông thường, với những từ được gạch chân trong câu: “Theo trí non nớt nhưng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


sớm khôn của tôi hồi ấy thì tình duyên bằng thư của thầy ký ga với cô gáiquê càng ngày càng đằm thắm, mặn mà” trong Tình thư, hay câu: “Thì có

Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 10

khó khăn gì đâu, cái đình làng làm được bao nhiêu năm thì bản âm nhạc kỳ

quái ấy lại có bấy nhiêu tuổi” trong Ra làng chính là những câu bình luận ngoại đề của tác giả.

Không gian nghệ thuật trong truyện của Thanh Tịnh dường như được tác giả chú ý dụng tâm xây dựng nhiều hơn so với thời gian nghệ thuật.

Đó là không gian làng - không gian vật thể cụ thể, một cái làng giống như bao làng quê khác của Việt Nam, nhưng lại rất riêng, rất lạ, rất đặc trưng của chốn hương thôn miền Trung. Cái làng này có một cái tên rất đẹp và thơ: làng Mỹ Lý. Theo Thạch Lam, cái làng đó có thể không có thật trong bản đồ, nhưng nó có thật trong tâm cảm của Thanh Tịnh. Ở cái không gian làng Mỹ Lý này cũng có dòng sông, con đò, bến nước, luỹ tre xanh, tiếng hò vọng trên sông, … như bao làng quê khác của miền Trung. Có khác chăng là nó có thêm con đường sắt, con tàu, cái ga xe lửa, trường học dạy chữ quốc ngữ, dạy chữ Pháp,… biểu tượng của văn minh hiện đại so với những con đò, con thuyền truyền thống của làng quê xưa cũ. Và sự xuất hiện của những biểu tượng văn minh hiện đại đã làm xáo động cái không gian thanh bình, yên tĩnh cổ truyền vốn đã tồn tại hàng nghìn năm của làng quê. Con người sống trong không gian đó dường như cũng bị biến đổi theo. Họ vừa vẫn sống đời sống thanh thản như từ bao đời, vừa như bị cuốn theo ma lực của cuộc sống hiện đại mới. Bên cạnh việc lưu giữ những câu hò vang vọng trên sông, họ háo hức tìm hiểu, đi theo cái mới, háo hức trước con tàu hoả văn minh, tiện lợi, trước tiếng còi tàu xé tan màn đêm yên tĩnh, trước cái nhà ga mới dựng dù chỉ là ga tạm. Các thiếu


nữ thôn quê đã mong ước nhiều hơn đến một cuộc tình lãng mạn với các thầy sếp ga chứ không phải với trai làng, trẻ nhỏ háo hức với chữ quốc ngữ, chữ Pháp cho dù cha ông chúng nhiều khi muốn cố giữ chữ Thánh hiền để truyền dạy… Và đi kèm theo những sự thay đổi mới mẻ đó, con người của làng quê hiền hoà này có khi cũng phải hứng chịu cả những bi kịch xót xa.

Kết cấu truyện của Thanh Tịnh thường là kết cấu vòng tròn với các chi tiết được lặp lại: dòng sông, con thuyền chở khách, cô lái đò, đứa con khóc đòi cha, câu gọi đò, tiếng chuông chùa (Bến Nứa)…; với các không gian địa lý khép kín: bến làng Thiên - dòng sông - con đò chở khách trên dòng sông - chùa Đồng Tâm - bến làng Viễn Trình (Bến Nứa); dải phà Tam Giang: bến Bao Vinh - bến Đá - bến Nứa - làng Vĩnh Trị - làng Thế Chi - làng Kế Môn - làng Kim Long - làng Đại Lược (Tình trong câu hát);… Khác với không gian vật thể cụ thể, khép kín, lặp đi lặp lại là không gian tâm tưởng - không gian mở của người kể chuyện và nhân vật trong truyện. Trong không gian tâm tưởng của người kể chuyện (tác giả), gắn với cái không gian làng Mỹ Lý yên ả và thanh bình là những không gian đêm sáng trăng tuyệt đẹp. Dường như chỉ dưới ánh trăng, làng Mỹ Lý mới thật sự đúng như cái tên gọi của nó và tồn tại nhờ ánh sáng của nó. Trong không gian đêm trăng, làng Mỹ Lý trở nên êm ả và nên thơ cùng với vẻ đẹp trữ tình của những mối quan hệ xã hội giữa những người dân trong làng. Ánh trăng tạo nên một không gian trữ tình để con người có thể sống thực với những tình cảm chân thật của mình, phô bày đời sống nội tâm phong phú, tinh tế của mình. Ở một số truyện ngắn như Bến Nứa, Am cu ly xe, Bên con đường sắt, Làng, Một làng chết, Một đêm xuân,… của Thanh


Tịnh còn xuất hiện không gian mưa và không gian sương. Đó là những không gian đầy ám ảnh bởi sự hoà quyện, lẫn lộn, đan xen giữa không gian vật thể thực và không gian tâm tưởng của nhân vật. Tình người, cảnh vật dường như không còn tách bạch nữa, tâm trạng con người hoà quyện với đất trời. Trời mưa, trời sương mù dày đặc khiến lòng người buồn tê tái hay chính là vì lòng người buồn khiến trời cũng phải tuôn mưa?‌


IV. NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH


1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc

Như Nguyễn Mạnh Trinh đã nhận xét: “Những câu văn mang âm hưởng thi ca với văn phong tuỳ bút sang cả làm cho trí tưởng tượng như bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thường nhật” [58], ngôn ngữ của Thanh Tịnh rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

Truyện ngắn của Thanh Tịnh có nhiều câu văn đọc lên nghe như thơ vì nó giàu hình ảnh và nhịp điệu. Một đêm xuân là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Truyện giống như một tuỳ bút, không nhiều sự kiện đáng chú ý, chỉ có tâm trạng con người trước cảnh vật. Hầu như trong mỗi câu văn ngắn, dài của truyện đều được Thanh Tịnh sử dụng các hình ảnh đẹp và thơ mộng. Thử phân tích đoạn văn mở đầu truyện: “Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nương nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xa mờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng. Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn dã thơm ngạt ngào như hương bửu toạ”. Chỉ có ba câu văn ngắn mà đủ cả. Cảnh được tả từ gần tới xa, từ cận cảnh (trái núi) đến viễn cảnh (đất thẳm trời xa); từ nhỏ bé, cụ thể (mái am tranh, toà đá, trái núi) đến rộng lớn, xa vời


(đất thẳm trời xa, cảnh mông mênh); từ thời gian (bốn mùa) đến không gian (cảnh mông mênh); từ ít (một) đến nhiều (bốn); từ màu (biếc, lam – cảm nhận qua thị giác) đến mùi (thơm, hương bửu toạ – cảm nhận qua khứu giác); từ cảm giác (nương nhẹ mình, vây tròn, mông mênh) đến trực giác (cheo leo, thơm ngạt ngào). Ở đây, chúng tôi cho rằng các từ nương nhẹ mình, vây tròn, mông mênh được nhận thức qua cảm giác của tác giả chứ không thể qua ý thức, lý tính, cũng như các từ cheo leo, thơm ngào ngạt chỉ có thể được nhận thức bằng trực giác, trực quan. Câu đầu tiên, tác giả dùng tới bốn từ chỉ số lượng: ba từ một (một trái núi, một mái am tranh, một toà đá) và một từ bốn (bốn mùa). Một một, duy nhất, đã thế, nó lại được lặp lại tới ba lần, càng như khẳng định sự duy nhất đó. Chỉ riêng sự đối lập giữa hai từ loại số ít và số nhiều trong cùng một câu văn đã gợi cho người ta cái cảm giác cô đơn, cô độc, riêng rẽ, lẻ bầy của mái am nhỏ. Tại sao ta biết là mái am tranh này nhỏ ? Bởi hai lẽ: thứ nhất - trong thực tế khó có mái am tranh nào lại to lớn cả, thứ vật liệu (là tranh) tạo nên nó bản chất đã mỏng manh, yếu ớt, không kiên cố bằng các loại vật liệu khác như gỗ, đá, gạch…; thứ hai - dựa vào từ nương nhẹ, nếu đã to lớn, mái am tranh này không thể nào lại nương nhẹ trên một toà đá được. Nếu so sánh về cảm giác được gợi tả bởi từng từ, ngữ, có thể nhận thấy ở câu văn này còn một sự đối lập nữa. Đó là sự đối lập về cảm giác to lớn, nặng nề, vững chắc với cảm giác nhỏ nhoi, yếu ớt, mỏng manh. Trái núi là nặng nề, toà đá là nặng nề, bốn mùa mây phủ cũng gợi cảm giác nặng nề; ngược lại, mái am tranh là nhỏ nhoi, nương nhẹ gợi cảm giác mỏng manh, yếu ớt. Thêm một sự đối lập nữa giữa câu văn đầu tiên với câu văn thứ hai. Câu thứ nhất là cận cảnh, câu thứ hai là viễn cảnh. Vẫn chưa hết, ta còn có thể tìm thấy trong đoạn văn này những cặp từ đối nhau nữa: một đối với


bốn, nương nhẹ đối với cheo leo, đất thẳm đối với trời xa, trời màu biếc đối với đất màu lam, mùi sơn dã đối với hương bửu toạ. Về nhịp điệu, có thể thấy ở đoạn văn này tác giả sử dụng triệt để, khai thác tối đa hiệu quả của thanh bằng. Trong 58 tiếng của ba câu văn, có 23 tiếng có thanh trắc và trong số đó chỉ có 9 tiếng có dấu sắc (trái, núi, bốn, mái, đá, đất, gió, biếc, đất). Cách dùng nhiều thanh bằng trong câu, đoạn văn khiến cho nó trở nên mềm mại, dàn trải, không quá sắc xói, trúc trắc… Tất cả các hình thức nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn văn cũng như trong toàn truyện đều dẫn dắt để đi tới cái mục đích cuối cùng mà tác giả muốn biểu đạt trong truyện ngắn này: sự cô đơn đến tột cùng của con người trước đất trời. Cho dù đó là con người đã xa rời cuộc sống trần tục, đã nương mình nơi cửa Phật.

Trong truyện ngắn của Thanh Tịnh còn có những câu đẹp như một bức tranh: “Mảnh trăng hạ tuần rây bụi vàng trên quãng đồng lúa rộng” (Bến Nứa), “Một buổi chiều vàng rộng mênh mông” (Tình trong câu hát), “Phía ấy trăng tuôn xuống thảnh thơi và tràn ngập cả con sông đào đang uốn mình vươn qua đồng ruộng” (Con so về nhà mẹ),…


2. Ngôn ngữ tinh tế, giản dị, gần gũi với đời thường


Thanh Tịnh đưa chúng ta đến với một thế giới thân thuộc với việc sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, gần gũi. Ở đây, các nhân vật từ con người tới lời ăn tiếng nói đều toát ra một vẻ gần gụi, thân quen, dường như từ bao đời nay vẫn thế, với những câu chuyện chỉ xoay quanh chuyện gia đình, làng xóm, làm ăn, đời tư. Ngôn ngữ mà các nhân vật sử dụng thường


là thứ ngôn ngữ thuần phác dân gian, vừa mộc mạc, đơn giản, lại vừa rất phong phú. Mỗi một kiểu nhân vật lại gắn với một dạng ngôn ngữ hội thoại riêng, không thể lẫn được. Nếu là ông thầy đồ Nho thì phải là nho nhã nhưng cũng ương ngạnh, gàn bướng và cố chấp:

“- Dạy sao thì học vậy, con nít mà đòi ngang tài với Thánh hiền chẳng những không phải đạo với “người trên đầu trên cổ” lại còn không nên nữa cháu ạ.”

“- Không được kêu tên của ngài, chỉ nói Đức Thánh là đủ rồi. Mà đã Thánh thì phải dùng chữ “dạy” mới nghe được chứ.”

(Chú tôi)

“- Chiều đi học về con nhớ ghé lại nhà ông huyện Phong mời ông ta đến đánh cờ với chú nhé.”

(Con ông Hoàng)

Là sinh viên thì phải tinh nghịch thế này:


“- … Riêng tôi thì tôi không bao giờ dùng những chữ Pháp giống cái. Nếu chẳng may tránh không được thì tôi sẽ đổi chữ giống cái ra giống đực. Ví dụ: mon maison, mon tête… và tiện đây xin anh đưa nhanh mon robe và mon chemise cho.”

“- Tôi xin tán thành cả hai tay.

- Còn tôi, thêm cả hai chân.”

“- Xin anh Mão và anh Thuyên cho biết bát nào là cá nước và bát nào là cá canh. Vì hai bát xem cũng đầy nước như nhau và cũng mặn chát như nhau nên khó phân biệt quá.”

(Hội ghét đàn bà)

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí