Tình Hình Thanh Toán L/c Xuất Khẩu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam 6

Bảng 3: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam6

Đơn vị: tỷ USD



Năm

Ngân hàng


2002


2003


2004


2005

Giá

trị

Tỷ

trọng

Giá

trị

Tỷ

trọng

Giá

trị


Tỷ trọng

Giá

trị

Tỷ

trọng


VCB


5


-


6.2


21.8%


7.5


22.4%


10


34%


Agribank


0.9


-


1.2


33%


1.3


77%


2.3


83%


Vietinbank


0.85


-


1.3


52.9%


1.65


26.9%


2


21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 6


Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phương thức tín dụng chứng từ được áp dụng phổ biến vì tính ưu việt của nó, đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu được thanh toán an toàn nhất, bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên xuất nhập khẩu. Tại Ngân hàng Công thương, trị giá thanh toán L/C xuất khẩu đều tăng qua các năm tuy kim ngạch còn chưa cao, phần lớn khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là các doanh nghiệp nhà nước. Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu mà kim ngạch thương mại của Việt Nam giảm sút dẫn tới sự sụt giảm doanh số xuất nhập khẩu tại các ngân hàng. Ví dụ tại Ngân hàng Công thương doanh số xuất nhập khẩu qua các năm đều tăng cao từ 70- 80% nhưng lại có dấu hiệu chững lại từ năm 2008 tới 2009, doanh số xuất khẩu tăng 250 triệu USD, doanh số nhập khẩu là 580 triệu USD.


6 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh các NHTM Việt Nam từ năm 2001 đến 2005

Bảng 4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ năm 2003 đến 2009 tại Ngân hàng Công thương 7

Đơn vị: triệu USD


Năm

Doanh số nhập khẩu

Doanh số xuất khẩu

2003

2053

1363

2004

2527

1907

2005

3212

2439

2006

3436

3354

2007

4324

3371

2008

7020

4250

2009

7600

4500


Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam của các mặt hàng như dầu thô, gạo, thủy sản…cũng không ngùng gia tăng từ năm 2003 trở lại đây. Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu có thị phần khá lớn qua ngân hàng Ngoại Thương, dầu thô chiếm 57,2 %, gạo 56,3% và thủy sản 36,9% kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước.

Bảng 5: Doanh số thanh toán xuất khẩu theo những mặt hàng chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

Đơn vị: triệu USD


Mặt hàng

2003

2004

+/- Doanh số

+/- Tỷ trọng

Doanh số

Tỷ trọng

Doanh số

Tỷ trọng

Dầu thô

2159

38%

3150

42%

991

4%

Thủy sản

819

14,4%

1275

175

456

2,6%

Gạo

405

7,1%

615

8,2%

210

1,1%


7 Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương từ năm 2003 - 2009

8 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2003 - 2005

Thanh toán hàng nhập

Doanh số thanh toán hàng nhập cũng như hàng xuất đều có sự tăng trưởng qua các năm về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối. Nguyên nhân là do năm 2004 bùng phát dịch cúm gà và năm 2008 là khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm đáng kể.

Bảng 6: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu qua các NHTM Việt Nam 9

Đơn vị: tỷ USD



Năm

Ngân hàng

2002

2003

2004

2005

Giá

trị

Tỷ

trọng

Giá

trị

Tỷ

trọng

Giá

trị

Tỷ

trọng

Giá

trị

Tỷ

trọng

VCB

5,6

-

6,8

21,9%

9,4

39,3%

10,76

14%

Agribank

0,9

-

1,2

33,3%

1,75

45,8%

3,5

99,9%

Vietinbank

0,7

-

1,1

57,1%

1,4

27,2%

1,8

28,6%

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu qua các Ngân hàng Ngoại thương và Công thương có sự tăng giảm không đều trong khi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại có sự tăng đột biến vì năm 2005 ngân hàng này đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm nâng cao hiệu quả TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên theo Báo cáo thường niên của các ngân hàng thì vị trí thứ hai đang thuộc về Ngân hàng công thương phần nào thể hiện được mức độ cạnh tranh trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam.‌

2.2 Thực trạng tình hình sử dụng UCP 600 và ISBP 681 tronghoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam

2.2.1 Các mâu thuẫn thường phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C


2.2.1.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ


9 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh các NHTM Việt Nam từ năm 2002 đến 2005

a. Tranh chấp do người nhập khẩu mở L/C không đúng quy định trong hợp

đồng

Khi các bên thỏa thuận hình thức thanh toán bằng L/C thì trong điều khoản thanh toán của hợp đồng sẽ có các quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan đến thời hạn mở L/C, ngày hết hạn, các chứng từ cần xuất trình, thời hạn trả tiền, các ngân hàng tham gia và các yêu cầu khác của người yêu cầu. Các chi tiết này sẽ được ghi rõ trong Đơn yêu cầu phát hành L/C . Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp người nhập khẩu lại mở L/C với những điều khoản trái với quy định trong hợp đồng hoặc thêm vào các điều kiên không được thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C các điều khoản trái với hợp đồng thì người nhập khẩu đã vi phạm hợp đồng và người xuất khẩu có quyền khiếu nại. Ví dụ như trong hợp đòng cho phép chuyển tải nhưng L/C lại quy định không được chuyển tải. Tranh chấp thường xảy ra khi người xuất khẩu nhận thấy L/C có những điều khoản không phù hợp với hợp đồng đã yêu cầu sửa đổi L/C nhưng người nhập khẩu không đồng ý, khi đó người nhập khẩu cố tình vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và người xuất khẩu có quyền không giao hàng và khiếu nại. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C những điều kiện không có trong hợp đồng thì không coi đó là một sự vi phạm hợp đồng. Ví dụ hợp đồng yêu cầu xuất trình C/O nhưng L/C yêu cầu phải xuất trình C/O do Phòng thương mại quốc gia cấp.

Cả 2 trường hợp trên, nếu người xuất khẩu không yêu cầu sửa đổi L/C mà cứ giao hàng thì buộc phải tuân thủ L/C nếu không sẽ bị từ chối trả tiền và mất quyền khiếu nại về việc người nhập khẩu mở L/C không phù hợp. Ngoài ra, việc người xuất khẩu chấp nhận một L/C không phù hợp với hợp đồng không được coi là L/C này đã sửa đổi bổ sung hợp đồng vì tính độc lập của L/C với hợp đồng gốc, do đó rủi ro thuộc về người xuất khẩu.

b. Tranh chấp do người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán

Nguyên tắc độc lập trong phương thức tín dụng chứng từ là nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng không phụ thuộc vào các khiếu nại của người yêu cầu phát hành thư tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng mà phụ thuộc vào khả năng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người thụ hưởng. Nhiều trường hợp người xuất khẩu giao hành thiếu hoặc kém chất lượng nhưng vẫn lập được bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền theo Điều 5 UCP 600 10. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người nhập khẩu thường yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán cho người xuất khẩu và nếu ngân hàng làm theo thì rất dễ xảy ra tranh chấp vì người xuất khẩu có quyền khiếu nại ngân hàng đã vi phạm UCP 600 khi không thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ theo Điều 7 UCP 600 cam kết của ngân hàng phát hành là không thể hủy bỏ. Nhưng nếu vì quyền lợi của mình, người nhập khẩu làm đơn yêu cầu tòa án ra lệnh cho ngân hàng ngừng trả tiền hoặc kiện ngân hàng để ngăn cản việc trả tiền thì ngân hàng sẽ buộc phải chấp hành lệnh của tòa án do UCP là một văn bản pháp lý mang tính tùy ý áp dụng dưới luật quốc gia và luật quốc tế.

c. Tranh chấp do người nhập khẩu không thanh toán

Một đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là muốn được thanh toán người xuất khẩu không chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà còn phải lập được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, Chính vì vậy, khi thấy giá cả hàng hóa nhập về giảm đột ngột khiến việc nhập hàng có nguy cơ bị lỗ, người nhập khẩu vì không muốn nhập hàng nên đã lợi dụng đặc điểm này của phương thức thanh toán L/C để từ chối thanh toán bộ chứng từ. Nếu việc bắt lỗi bộ chứng từ không đúng với quy

10 Điều 5 UCP 600: Các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan.

định của UCP 600 thì sẽ dẫn đến tranh chấp và người nhập khẩu sẽ phải gánh chịu thiệt hại lớn do vừa bị lỗ, vừa bị phạt chậm thanh toán…

2.2.1.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ

a. Tranh chấp do người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp vớiL/C

Thực tế là không phải tất cả các chứng từ được yêu cầu trong L/C đều do người xuất khẩu lập mà có nhiều chứng từ có sự tham gia của bên thứ 3 như: B/L, Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại cấp, Giấy chứng nhận chất lượng… Chính vì không kiểm soát được việc lập các chứng từ này của người xuất khẩu nên việc xuất trình bộ chứng từ không phù hợp của người thụ hưởng rất hay gặp trong thực tiễn. Theo khảo sát của Ủy ban ngân hàng ICC thì có 60-70% bộ chứng từ xuất trình lần đầu bị từ chối do có sai sót. Mặt khác, đôi khi do các ngân hàng không thống nhất trong cách hiểu thế nào là bộ chứng từ hợp lệ nên tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu cho rằng chứng từ không hợp lệ và từ chối thanh toán còn người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu…lại cho rằng nó hoàn toàn phù hợp. Cũng có thể tranh chấp xảy ra khi người xuất khẩu vì quá nôn nóng bán được hàng nên không kiểm tra kỹ các điều kiện của L/C mà chấp nhận cả những điều khoản khống chế của người nhập khẩu do đó không thể hoàn thành đầy đủ bộ chứng từ. Chẳng hạn khi người nhập khẩu yêu cầu trong L/C phải xuất trình giấy chứng nhận đã nhận hàng của người nhập khẩu thì mới được thanh toán, nếu người nhập khẩu không cung cấp chứng từ nhận hàng thì người xuất khẩu không thể lập đủ bộ chứng từ theo L/C và không nhận được tiền hàng. Tranh chấp phát sinh khi người xuất khẩu không thể thương lượng với người nhập khẩu cung cấp các chứng từ còn thiếu…và theo UCP 600 rủi ro khi đó hoàn toàn thuộc về người xuất khẩu.

b. Tranh chấp do người xuất khẩu đơn phương dừng hợp đồng

Thời điểm ký kết hợp đồng thương mại, mở L/C và thời điểm thực hiện hợp đồng, thanh toán L/C thường có một thời gian trễ nhất định trong khi đó giá cả hàng hóa thì không ngừng thay đổi. Khi giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang tăng thì các nhà xuất khẩu thường có ý muốn dừng hợp đồng đã ký trước đó với mức giá thấp để đem bán trên thị trường với mức giá cao hơn. Tranh chấp xảy ra khi người xuất khẩu đơn phương muốn hủy bỏ hợp đồng bằng cách viện dẫn vào các lý do vi phạm L/C. Ví dụ như khi người xuất khẩu kiện người nhập khẩu sửa đổi L/C không đúng hạn do căn cứ vào ngày phát bức điện thư tín dụng (SWIFT MT 700) ra khỏi máy của ngân hàng phát hành là ngày phát hành thư tín dụng – hiểu tương tự cho thời điểm phát hành thư tín dụng sửa đổi, nếu trong bức điện MT 707 sửa đổi L/C có ghi: “OUTPUT: “Date of Amendment: 10/09/2004) thì nghĩa là ngày sửa đổi L/C là ngày 10/09/2004 nhưng người xuất khẩu lại cho rằng ngày 13/09/2004 ngân hàng thông báo nhận được bức điện là ngày phát hành sửa đổi thư tín dụng và đơn phương từ bỏ hợp đồng. Thực tế trong UCP 600 chưa có câu trả lời thống nhất cho vấn đề thời điểm phát hành thư tín dụng bởi vì chưa có điều khoản nào định nghĩa phát hành thư tín dụng là gì. Đây cũng là một bất cập của UCP 600 cần được sửa đổi.

Như vậy, khi tranh chấp này xảy ra tùy theo tính chất của từng vụ việc mà rủi ro có thể thuộc về người nhập khẩu hay người xuất khẩu thậm chí cả ngân hàng do thực tế là có những vấn đề mà chính bản thân UCP 600 vẫn chưa giải quyết được.

c. Tranh chấp do người xuất khẩu làm giả bộ chứng từ:

Tranh chấp này thường xảy ra khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp với L/C nhưng lại là chứng từ giả mạo. Thực tế đã xảy ra trường hợp người nhập khẩu không nắm rõ được đối tác nên đã gặp phải công ty ma hoặc công ty lừa đảo. Khi chứng từ phù hợp với L/C ngân hàng vẫn phải thanh toán và không chịu trách nhiệm gì theo UCP 600 do thư tín dụng là cam kết chắc

chắn trả tiền của ngân hàng cho người xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng được miễn trách về tính chân thực, nguồn gốc của bộ chứng từ, vì vậy lúc này người nhập khẩu chỉ còn cách chờ sự can thiệp của tòa án để xin lệnh đình chỉ thanh toán khi ngân hàng chưa thanh toán. Còn nếu ngân hàng đã thanh toán rồi thì phải nhờ đến tòa án của nước người xuất khẩu phối hợp cùng tòa án nước mình để giải quyết.

2.2.1.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ

Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi hai quan hệ hợp đồng: một là hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu L/C, hai là trái vụ một bên với người thụ hưởng L/C.

Khi Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu được chấp nhận, ngân hàng tự ràng buộc mình với nghĩa vụ mở một L/C có những điều khoản và điều kiện đúng với những quy định trong Đơn yêu cầu phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. Còn khi đã phát hành L/C thì ngân hàng bị ràng buộc bởi cam kết chắc chắn thanh toán cho người thụ hưởng.

Ngoài ra, trong trường hợp ngân hàng phát hành ủy thác cho một ngân hàng chỉ định thực hiện việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho người thụ hưởng thì ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi quan hệ hợp đồng ủy quyền với ngân hàng chỉ định. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là nếu như UCP 500 có điều khoản điều chỉnh cả Đơn yêu cầu phát hành L/C hay Đơn yêu cầu sửa đổi thư tín dụng (điều 5 UCP 500), thì điều 1 của UCP 600 quy định rõ ràng đối tượng điều chỉnh của nó là thư tín dụng và thư tín dụng dự phòng. Do đó chủ thể mà UCP 600 điều chỉnh chỉ có: ngân hàng phát hành, người thụ hưởng và các ngân hàng chỉ định hay ngân hàng xác nhận. Cũng theo UCP 600 nghĩa vụ của ngân hàng phát hành trong phương thức tín dụng chứng từ là các cam kết trả tiền ngay, trả tiền sau và cam kết chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn. Nếu vi phạm nghĩa vụ của mình thì ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm. Các trường hợp tranh chấp liên quan đến ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022