Kết Cấu Trong Truyện Ngắn Trữ Tình Của Xuân Diệu

Hai tay chín móng bám vào đời” (Hư vô)

Với ông, cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta biết sống mạnh mẽ, Sống toàn tim! Toàn trí! Sống toàn hồn! sống toàn thân! Và thực sự nhọn giác quan”. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ Xuân Diệu đầy ắp những từ “sống”, “sự sống”, “sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ chất chen kho mộng chắc với tình bền”. Vì thế, trong văn xuôi, Xuân Diệu không chịu sống bình thường, tầm thường. Con người Xuân Diệu gắn bó mật thiết sâu nặng với đời, bám riết vào sự sống. Một trái tim đa cảm, khát sống và yêu quý sự sống, song với Xuân Diệu, cái tôi cá nhân phải được tồn tại một cách đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Đó là ý tưởng mà Xuân Diệu kiên định theo đuổi suốt cả đời mình, Ông khẳng định sự sống của cái “tôi” ấy trong quan hệ hòa hợp với đời. Có thể nói, suốt cuộc đời Xuân Diệu là một cuộc hành trình đi tìm sự đồng điệu trong tâm hồn người với đời, nhưng hành trình ấy không phải là đứng đợi mà là cuộc tìm kiếm say mê và không ít đau đớn.

Trong cuộc tìm kiếm đó Xuân Diệu đã rút ra cho mình một quan niệm sống đẹp, sống hết mình cho cuộc sống, thể hiện khát vọng sống nhiệt thành, mãnh liệt cao độ, không chấp nhận cuộc sống lạnh lùng, hờ hững, mờ mịt, đơn điệu.

Xuân Diệu tìm thấy mạch nguồn của sự sống ngay trong chính hiện tại, trong từng giây phút ta thở và trong từng thời khắc ta sống. Cái đẹp của cuộc đời chính là được sống và sống sao cho có ý nghĩa ở đời. Vì thế ông đưa tư tưởng và triết lý về cuộc sống của mình thông qua hình tượng các nhân vật trong Tỏa nhị kiều. Hai nàng Quỳnh và Giao là hai con người. Họ sống nhưng lại không phải là sống bởi họ “là hai cái cây, họ ngây ngây, thơ thơ” (chứ không được ngây thơ), họ lặng lẽ và ngơ ngác, “ấy là hai hột cơm”.

Nếu hiểu một cách nào đó thì cuộc đời của họ cũng có bi kịch. Bi kịch ở chỗ không sao thoát khỏi cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt tù túng của chính mình. Hay có thể nói họ chết chìm trong chính cuộc sống mà chính họ tạo ra. Một cuộc sống chẳng có điều gì để đau buồn, chẳng có điều gì để mơ ước để

hy vọng. Họ không thay đổi, không buồn thay đổi mà cũng chẳng thể thay đổi cái nhịp điệu tẻ ngắt đến phát sầu như thế.

Mà bản thân trái tim luôn khao khát yêu đương, luôn đập nhịp đập đến cháy bỏng với cuộc đời như Xuân Diệu thì không thể chấp nhận điều đó. Cuộc sống đơn điệu tù đọng của hai cô gái, hai nàng Kiều là cuộc sống không có linh hồn. Xuân Diệu muốn, Xuân Diệu ước, Xuân Diệu thầm mong “giá họ đàng điếm, hung dữ, trơ trẽn, lẳng lơ thì tôi sẽ vui khi thấy họ có việc” đằng này họ “ngồi trong một buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ, một buổi chiều triền miên của sự vật và linh hồn. Một buổi chiều trong nhà và trong tâm lý” (Tỏa nhị kiều).

Và cách miêu tả của ông về cuộc sống của Quỳnh, Dao, Phan và những con người ấy chính là cách mà Xuân Diệu đã đứng lên tuyên chiến môt cách quyết liệt với lối sống “mòn” và cái cảm giác “đìu hiu của cái ao đời bằng phẳng”.

Vì thế, Xuân Diệu thương, thương thay cho hai cô, cho cái ao đời bằng phẳng vô vọng vô nghĩa lý của hai cô. Chỉ qua hình mẫu hai nàng Kiều ấy thôi nhưng ý nghĩa nhân văn thì vô cùng sâu xa mà triết lý nhân sinh về cuộc đời về con người mới thật sâu sắc. Chúng tôi đánh giá cao Xuân Diệu ở chỗ, chính ông chứ không phải ai khác đã cất lên một tiếng nói về cách sống về “phương pháp” sống trên đời. Cuộc sống bên ngoài thật sôi động và rộn ràng sẽ không thể có những con người thờ ơ, sống hoài sống phí đến như vậy.

Ông khao khát trái tim luôn được đốt cháy lên bằng ngọn lửa tình yêu cuộc sống. Vì thế, ngay từ khi còn rất trẻ, chàng trai Xuân Diệu đã tuyên chiến một cách quyết liệt với lối sống “mòn” mà ông đã hình ảnh hóa là “Nỗi đìu hiu của cái Ao đời bằng phẳng(Tỏa nhị Kiều). Xuân Diệu lớn tiếng bộc lộ triết lý sống của mình:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

Đây quả là một thái độ nhân sinh tích cực. Thái độ dứt khoát không chấp nhận lối sống tẻ nhạt, đơn điệu, mù tối, vô danh vô nghĩa, một cuộc sống

Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 11

kéo dài lê thê, trì trệ. Đó không phải sống mà là sự tồn tại sinh học! “Một phút huy hoàng” đó không phải chỉ để thỏa mãn cái “tôi” khép kín, chỉ biết cho mình. Nó toát lên một khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được giao hòa, cảm thông. Bởi không thì cuộc đời sẽ “buồn le lói” biết bao nhiêu! Cho nên, nhà thơ trải đi những hạt “Phấn thông vàng”, “gửi hương” của lòng mình “cho gió” bốn phương với mong mỏi đến được với những tâm hồn đồng điệu, đồng cảm...

Như một tất yếu, con người khát vọng, khát yêu, khát khao giao cảm ấy đã trở thành một nhà thơ tình, một nhà thơ tình mà cho đến nay, sau cả thế kỷ nào ai đã vượt qua! Bởi một sự thật là trên đời này có gì khiến cho con người cảm thấy được sống đầy đủ, ý nghĩa và mãnh liệt bằng tình yêu! Hơn nữa, có gì tuyệt vời, có niềm giao cảm nào làm ngây ngất chính con người bằng tình yêu! Xuân Diệu không bằng lòng với thứ tình yêu mờ nhạt bằng cách huy động cả tâm hồn lẫn thể xác, mọi giác quan để tận hưởng nó, đến mức độ ham hố, vồ vập luôn “thèm muốn vô biên tuyệt đích”. Có thể nói, đây là lần đầu tiên ở Việt nam, tình yêu được quan niệm một cách táo bạo nhưng chân thành và mới mẻ đến thế. Tình yêu đó vừa trần tục nhưng cũng lại vừa lý tưởng, bởi nó đòi hỏi sự giao hòa một cách tuyệt đối giữa hai tâm hồn, hai cá thể con người bằng xương bằng thịt.

Trong quan điểm sống của Xuân Diệu thời kỳ trước cách mạng bộc lộ rõ triết lý hưởng thụ. Trong các sáng tác văn xuôi, Xuân Diệu cũng gửi gắm khát vọng hưởng thụ này. Ở truyện Người học trò tốt (trong tập Phấn thông vàng), Xuân Diệu đã sáng tạo nên hình tượng một cậu học trò chăm chỉ - ông Huyện Tư. Tư đã “bóp nghẹt thương nhớ”, “bóp nghẹt thanh xuân”, trước mọi thú vui. Và rồi, ngày trở thành ông huyện Tư cũng là ngày anh “hết muốn mọi thứ”, “ái tình đã ngoan ngoãn vâng theo chịu nén bề, đã tàn rồi, không nở lại nữa”. Trước hiện thực ấy, Xuân Diệu buông những lời ngán ngẩm: Thanh xuân đã qua bên cạnh chàng... và khi chàng thành công là lúc chàng thất bại hẳn”. Bởi cuộc đời này buồn chán hơn, vô nghĩa hơn khi người ta không có tình yêu, không biết yêu...

Như vậy, trong quan điểm về lẽ sống và cách hưởng thụ cuộc sống của Xuân Diệu, chúng ta còn nhìn thấy khao khát của bản thân Xuân Diệu và những người thanh niên tri thức “thế hệ 1930” ấy. Họ có một sự thức tỉnh về ý thức cá nhân lớn hơn với nhu cầu tự khẳng định mình, tìm lấy chỗ đứng trong xã hội.

Chương 3‌

TRUYỆN NGẮN XUÂN DIỆU NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT


3.1 Kết cấu

3.1.1 Khái niệm kết cấu

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định...gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm

văn học. "Kết cấu là phương tiên cơ bản và tất yêú của khái quát nghê ̣thuât ,

đảm nhiêm

các chứ c năng rất đa daṇ g : bôc

lô ̣tốt chủ đề và t ư tưởng của tác

phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện ; cấu trúc hơp lý hê ̣thống tính

cách; tổ chứ c điểm nhìn trần thuâṭ của tác giả ; tạo ra tính toàn vẹn của tác

phẩm như là môt

hiên

tươn

g thẩm mỹ ; [24,131-132]. Môt

kết cấu nhuần nhi ,

hài hòa sẽ trở thành một phương tiên

nghê ̣thuâṭ đắc dun

g góp phần thể hiên

bề sâu, tầng sâu nôi

dung tác phẩm và tài năng , phong cách của nhà văn. Như

vâỵ , kết cấu của truyên

ngắn trữ tình là môt

phư ơng diên

nghê ̣thuâṭ cho phép

các nhà văn đi sâu khá m phá đời sống bên trong của con ng ười một cách đầy

đủ sâu sắc mà đôc đáo.

Kết cấu tr ước hết là một yếu tố của hình thức nên vai trò của nó đ ược

thể hiên

trong viêc

thưc

hiên

nhiêm

vu ̣đối với các yếu tố của nôi

dung như

chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyên

và các yếu tố ngoài cốt truyên

. Xét đến

cùng, kết cấu tuân thủ những yêu c ầu tối cao của nôi

dung mà nó thể hiên

. Là

toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác p hẩm, kết cấu không chỉ là

tiếp nối bề măṭ tổ chứ c các bô ̣phân

chư ơng, đoan

mà bao hàm sự liên kết bên

trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm

Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố...trong tác phẩm tự sự

và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng hơn nhiều. Nó cũng không phải là bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chương, các đoạn, các khổ thơ...Ðây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm. Nói cách khác bố cục mới chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu rộng và phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục.

3.1.2 Kết cấu trong truyện ngắn trữ tình của Xuân Diệu

Trong các loại kết cấu, khảo sát trong truyện ngắn của Xuân Diệu có thể nhận thấy: Hầu hết truyện ngắn Xuân Diệu đều được cấu từ từ hình thái của truyện ý tưởng có kết cấu tâm lý; kết cấu theo dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đây là sự sáng tạo độc đáo của Xuân Diệu. Nói là sáng tạo bởi thời bấy giờ đã mấy ai viết loại truyện ngắn này. Ông không đi theo kiểu truyện mà các nhà văn thường thể hiện. Truyện theo một ý nghĩa thông thường là loại “tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó – qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể truyện nào đó”. Các truyện của Xuân Diệu viết “không theo phép cũ” tức là không theo những quy định nghiêm ngặt của tác phẩm tự sự truyền thống. Và ông gọi đó là “lối tiểu thuyết ý tưởng (roman á idées)”. Xuân Diệu có chủ kiến khi sáng tác loại truyện này. Ông viết “Ở lối truyện ý tưởng, truyện là một cái cớ để cởi mở tấm lòng” [2,8].

Và với hình thái truyện ý tưởng, với kết cấu tâm lý, Xuân Diệu đã dễ dàng hơn trong việc trình bày các quan điểm, tư tưởng của mình.Trong tất cả các truyện của mình, điều mà Xuân Diệu quan tâm không phải là câu chuyện diễn ra như thế nào mà là ông đã nghĩ về nó ra sao. Các sự kiện, nhân vật, tình tiết đều được xây dựng, khắc họa sao cho có thể phô diễn một trạng huống nhân thế nhất định. Ông luôn luôn chọn một cách đi, một điểm nhìn phù hợp để dẫn dắt người đọc vào niềm cảm xúc mà ông gửi gắm trong tác phẩm.

Tác phẩm của Xuân Diệu được thể hiện dưới nhiều dạng thức: hoặc là trực tiếp đề cập tới trạng huống tinh thần nhân thế, hoặc là gián tiếp thông qua một câu chuyện hết sức đơn sơ. Các trạng huống nhân thế ở đây cũng hết sức đa dạng: nỗi buồn, tình thương, sự cô đơn, sự thất vọng và hy vọng, sự vùng vẫy hướng tới một cách sống mạnh mẽ; sự khao khát được chia sẻ với đời và được đón nhận: sự hướng tới cái đẹp và đặc biệt là sự phân tích mổ xẻ, lí giải, phát hiện các trạng thái của tình yêu.

Liên kết tất cả những trạng huống ấy trong tác phẩm Xuân Diệu là dòng tâm trạng, là mạch cảm xúc mãnh liệt của cái “tôi” Xuân Diệu mà chúng tôi gọi là kết cấu theo dòng tâm trạng của nhân vật. Dòng tâm trạng đỡ nâng, gắn kết những mảnh đời những trạng huống tinh thần lại với nhau, tạo nên tính mạch lạc, tính chỉnh thể của văn Xuân Diệu. Một “ít chuyện đời” nếu có thì chỉ như “cái giá”, “cái giàu” được bố trí trước sau sao cho phù hợp để dòng tâm trạng được tuôn chảy dễ dàng, tạo nên chất thơ trong văn xuôi Xuân Diệu.

Đặc điểm của loại truyện ý tưởng là không có cốt truyện rõ ràng. Xuân Diệu tự bộc lộ Xin đừng tìm trong Phấn thông vàng” những truyện có đầu đuôi, có công việc, có sáng hôm trước và chiều hôm sau. Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn, hợp lại thành bao nhiêu nghĩ ngợi bâng khuâng, không cốt để giải trí người ta, mà trái lại, để xui trí người thêm bận vẩn vơ, lưởng vưởng[2,7]. Như vậy, truyện của Xuân Diệu không có cốt truyện rõ ràng và cả nhân vật cũng được xây dựng nhằm để thể hiện cho một “ý tưởng” chủ quan nào đó của tác giả. Chính bởi đặc điểm này mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đặng Mạnh, khi đánh giá Phấn thông vàng Trường ca, cho rằng: Cả hai tác phẩm đều mang đậm một đặc tính chung: tính trữ tình[76,98].

Đọc những truyện ngắn của Xuân Diệu, ta sẽ không tìm được những xung đột, mâu thuẫn gay cấn có tính chất xã hội. Ở đây chỉ có một ít cảnh đời nhưng lại có nhiều tâm hồn quây tụ lại. Nó thuộc về những nỗi niềm thầm kín trong lòng, khiến ta thấy vẩn vơ, ta chỉ cảm nhậm mà không thể nhìn thấy được. Thường trong các câu chuyện, Xuân Diệu chú trọng đến việc mình nghĩ

về nó ra sao chứ không để ý đến việc nó diễn ra như thế nào. Nghệ thuật là ở chỗ ông rất khéo chọn cho mình một hướng mở, một điểm nhìn phù hợp để dẫn dắt người đọc hòa vào cảm xúc, vào cái điều mà ông muốn tự bạch trong tác phẩm.

Trong các truyện Thương vay, Tỏa nhị Kiều, dòng cảm xúc của tác giả nhập vào nhân vật “Tôi” để được thương cảm cho tình cảnh của nhân vật. Đứng trước cuộc đời hai cô gái Quỳnh, Giao, hai sự “như không”, tác giả mở rộng liên tưởng họ như những vật vô tri, vô giác...Và cuộc sống thật đáng buồn, đáng thương của hai cô gái được tác giả liên tưởng đến các cụ già yếu ớt, đến cái nhạt nhẽo của ngày này tiếp ngày nọ. Đó là chi tiết làm cái cớ để tác giả đan cài vào đó tấm lòng thương cảm vô hạn mà chính tác giả cũng thú nhận: tôi không thấy rõ duyên cớ, tôi chỉ thương mà thôi”. Qua những mảnh đời nhạt nhẽo, mù tối và vô nghĩa ấy, Xuân Diệu muốn bày tỏ niềm xót thương với những kiếp đời không biết sống mà đánh mất ý nghĩa của sự sống, đồng thời bộc lộ một thái độ sống tích cực: dứt khoát không chấp nhận lối sống tẻ nhạt, mù tối, vô nghĩa.

Ở trường hợp khác, người viết lại hóa thân vào nhân vật, đóng vai như một người trong cuộc. Đó là nhân vật Siêu (Cái hỏa lò), là Hứa (Cái giây không đứt), Sơn (Đứa ăn mày)... Chính nhờ nấp bóng dưới các nhân vật này, tác giả có dịp bộc lộ được những tâm tư, suy nghĩ của mình, từ những việc nhỏ nhặt, bình thường... đến những hoài niệm xa xăm, những nuối tiếc, day dứt. Cũng có khi tác giả lại bộc lộ cảm xúc của mình một cách gián tiếp trong vai người kể chuyện. Chẳng hạn như trong các truyện: Chú Lái Khờ, Người lệ ngọc, Người học trò tốt... Và đáng lưu ý là truyện Phấn thông vàng. Câu chuyện là những cảm xúc của một chàng trai trẻ triền miên trong nỗi buồn của một kẻ luôn đơn phương trong tình yêu, một kẻ chẳng gặp may trong tình duyên. “Nhưng chính tình yêu của loài cây xa xôi viễn vọng... không tính toánđã như một phép lạ nhiệm mầu giúp chàng vượt qua được chính mình, tìm lại cái khát khao tình ái, cái sung sướng, hạnh phúc được sống trong tình yêu đích thực. Qua hình tượng nhân vật chàng họa sĩ, tác giả đem đến cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024