Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 3


mọi hình thức văn xuôi hư cấu khác, nó mô tả bằng ngôn từ; và thành công của nó phụ thuộc vào sự tiếp xúc trực tiếp đạt được giữa người đọc và đối tượng miêu tả. Với tư cách là truyện ngắn, dĩ nhiên, nó không thể thực hiện mối tiếp xúc trực tiếp này bởi các phương tiện phổ biến đối với tiểu thuyết, như là xây dựng nhân vật chậm rãi, miêu tả thật chi tiết và lặp lại. Đặc biệt là nó phải miêu tả với độ nhanh nhạy và trọn vẹn giống như một tấm gương” (dẫn theo Lê Huy Bắc) [14,19].

Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi viết : “… truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống của tâm hồn con người… Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người… Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.” [6,371]

Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê (chủ biên) ghi : truyện ngắn là “truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật” [8,1034] ; trữ tình : “có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sĩ, trước cuộc sống” [8,1035].

Về thuật ngữ “trữ tình”, trong Từ điển thuật ngữ văn học viết : “Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời


sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng của đời sống, như trực tiếp miêu tả phong cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục, … nhưng sự tái hiện này không mang mục đích tự thân, mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình. Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng. Do đó, nó thường không có cốt truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài) … [6,373]

Bùi Việt Thắng gọi truyện ngắn trữ tình là kiểu truyện ngắn tâm tình: “Truyện-tâm tình còn được gọi là truyện ngắn gần với thơ vì trong đó có sự phối hợp giữa việc diễn tả cảm xúc trữ tình với kể chuyện. Truyện ngắn trong bản chất của nó là một thể loại tự sự - trữ tình cô đúc, ý ngoài chữ, tạo ấn tượng và liên tưởng [15,138] … “Trong kiểu truyện ngắn-tâm tình, sự cảm thụ thiên nhiên trong toàn bộ các giác quan là một đặc điểm trong cách miêu tả của nhà văn” [15,140]

Nguyễn Minh Châu lý giải về bản chất của loại truyện này: “Có những người viết truyện ngắn sau khi đã diễn tả cái diễn biến bên ngoài, hoặc tả hết sức tiết kiệm mà chỉ chuyên chú vào cái bên trong, vào cái mà nhân vật thu nhận được ở bên trong tâm hồn họ, bằng những câu đối thoại, bằng những phản ứng tâm lý rất tinh tế. Vì thế đã đẻ ra một loại truyện ngắn mà ta thường gọi là truyện không có cốt truyện. Chẳng qua chỉ là một thủ đoạn văn học cốt để nhân vật và phần nội tâm của nhân vật trực tiếp tiếp xúc với người đọc” (dẫn theo Bùi Việt Thắng) [15,138].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Trong luận án của mình, Phạm Thị Thu Hương viết: “Trong tác phẩm trữ tình, yếu tố chủ quan của nhà văn bao giờ cũng rất đậm nét, và nó được thể hiện ở tất cả các phương diện nghệ thuật: Dù tả cảnh, tả ngoại hình nhân vật hay nội tâm nhân vật,… Truyện ngắn trữ tình thường không có cốt truyện. Nó có kết cấu gần với cấu tứ của thơ trữ tình. Truyện ngắn trữ tình thường đi sâu miêu tả một cách tinh tế những phản ứng của tâm thức đối với “kinh nghiệm sống” (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí bàng bạc, tâm trạng… bàng bạc trong tác phẩm” [80].

Có thể thấy, truyện ngắn trữ tình chưa có một khái niệm chính thức nào. Là một dạng trong thể loại truyện ngắn, có người quan niệm nó là “kiểu truyện-tâm tình”, có người cho là “truyện ngắn trữ tình”, có người gọi là “truyện không có cốt truyện”, hoặc “văn xuôi trữ tình” … Trong luận văn này, chúng tôi xin được mượn những phân tích đặc trưng về “phong cách truyện ngắn trữ tình” của các nhà phê bình văn học đi trước để làm cơ sở phân tích truyện ngắn của Thanh Tịnh trước năm 1945 (tính phi cốt truyện, cấu trúc tác phẩm lỏng lẻo, sự bộc lộ chủ thể ở mức độ cao, hướng tới thiên nhiên, tình huống truyện, nhân vật truyện, ngôn ngữ truyện, …).

Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 3


II. DÕNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930-1945 TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Sự phân kỳ các giai đoạn văn học trong tiến trình văn học sử luôn là điều khó, gây nhiều tranh cãi, và câu hỏi văn học Việt Nam hiện đại hình thành từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Nền văn


học hiện đại hình thành trên cơ sở những tiền đề về lịch sử, xã hội và văn học nhất định. Có người lấy năm 1900 làm một cái mốc của văn học hiện đại, có người cho rằng văn học hiện đại gắn với thời kỳ 1930-1945, có người xếp văn học thế kỷ XX vào văn học hiện đại, … Do giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, ở đây chúng tôi chỉ đặt vấn đề xem xét, nghiên cứu về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, cụ thể hơn là trong quá trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX.

Đầu thế kỷ XX, truyện ngắn dân tộc viết bằng Quốc ngữ được đánh dấu bởi sáng tác của nhiều tác giả như: Phan Kế Bính, Tản Đà, Nguyễn Phương Chánh, Tam Lang, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Ái Quốc, Trần Quang Nghiệp, Huỳnh Minh Phụng, … Những truyện ngắn trong thời kỳ này thường được viết với lối viết biến nhân vật thành người phát ngôn tư tưởng chủ quan của nhà văn, đối thoại dài dòng, ngôn ngữ ước lệ, khuôn sáo, biền ngẫu, kết thúc có hậu…

Bước sang thập kỷ 30, truyện ngắn khởi sắc và nhanh chóng trở thành một thể loại mạnh, thực sự chiếm lĩnh văn đàn. Trong vòng mười lăm năm từ 1930 đến 1945, số truyện ngắn đăng rải rác trên các báo chí và xuất bản thành tập riêng chắc phải hàng ngàn. Riêng nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có khoảng 250 truyện ngắn. Công chúng trở nên quen thuộc với tên tuổi của hàng loạt nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, … Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét truyện ngắn thời kỳ này thật sự phong phú, đặc sắc, đa dạng, đa dạng về khuynh hướng thẩm mỹ, về phong cách, về bút pháp, về đề tài, màu sắc địa phương… Văn đàn dần hình thành nên những dòng truyện ngắn khác


nhau, tuỳ thuộc vào sự nhận thức về hiện thực cuộc sống, quan niệm thẩm mỹ, phong cách sáng tác của tác giả. Có những truyện ngắn nghiêng về phản ánh, phê phán hiện thực cuộc sống đầy áp bức bất công,… như các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố,…; có những truyện ngắn nghiêng về phân tích đời sống tâm hồn con người như các tác phẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Bùi Hiển, Đỗ Tốn,… Dòng truyện ngắn trữ tình được hình thành từ các tác phẩm được viết theo phong cách trữ tình, nghiêng về phân tích đời sống tâm hồn con người của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Xuân Diệu,… Sự thành công của truyện ngắn đã khẳng định ưu thế vượt trội của thể loại này trong nền văn học nước nhà.

Sau 1945, truyện ngắn Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới do sự ảnh hưởng của những biến động về chính trị, xã hội. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một thời đại mới với nhịp sống khẩn trương, nhân dân được giải phóng và vươn lên làm chủ số phận mình. Hàng loạt truyện ngắn ra đời là những thiên truyện đầy ắp hơi thở cuộc sống và không khí thời đại, phản ánh cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của nhân dân. Bên cạnh các nhà văn đã thành danh từ trước cách mạng, xuất hiện một lớp nhà văn mới, trẻ tuổi, trưởng thành trong cuộc kháng chiến như Trần Đăng, Hồ Phương, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khải,… Truyện ngắn thời kỳ này được đánh giá là mang tính chất “phong trào”.

Sang giai đoạn 1955-1975, truyện ngắn đã có thêm tác giả và một số phong cách tiêu biểu như Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Đỗ Chu, Vũ Thị Thường, Lê Minh Khuê,… Bên cạnh những truyện ngắn hay viết về những khoảnh khắc tiêu biểu của


cuộc sống trong chiến tranh là những truyện ngắn đi theo một khuynh hướng mới, truyện ngắn-thơ của Nguyễn Thành Long với Lặng lẽ Sapa, Nguyên Ngọc với Rẻo cao, Đỗ Chu với Hương cỏ mật, Ma Văn Kháng với Khúc hát Mèo… Ma Văn Kháng nói: “Truyện ngắn phải có cái gì bay bay một tí, không nên mơ màng quá, mà trần trụi quá cũng không ổn” (dẫn theo Bùi Việt Thắng) [15,197]. Những truyện ngắn-thơ giai đoạn này được viết nên từ chất liệu do cuộc sống kháng chiến cung cấp về cái đẹp, cái nên thơ, cái anh hùng và cái phi thường, với một ngôn ngữ trong sáng và thấm đẫm chất thơ. Không khí nghệ thuật bao trùm trong Lặng lẽ Sa Pa là một không khí lặng lẽ, mơ màng và sâu lắng. Sa Pa đẹp đến nao lòng người: “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”.

Truyện ngắn sau 1975 đến 1985 đi vào phân tích hiện trạng tinh thần xã hội sau chiến tranh. Đời sống tinh thần của con người sau chiến tranh với những nỗi cô đơn, sự đau khổ về thể xác và tinh thần, sự hoài nghi giữa trung thành và phản bội, những cảnh ngộ và số phận con người được chú ý khai thác nhiều bởi các nhà văn Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Nguyễn Quang Thân (Người không đi cùng chuyến tàu), Lê Hoàng (Lời cuối trong kịch bản)

Truyện ngắn cuối thế kỷ XX xuất hiện một loạt tên tuổi mới với Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phạm Ngọc Tiến, Lưu Sơn Minh… Đề tài, nội dung phản ánh, cách viết, hình thức truyện phong phú, đa dạng, có nhiều tìm tòi, phát hiện mới. Mỗi tác giả đều tạo được cho mình một ấn tượng


khá riêng biệt với độc giả. Cuộc sống hiện thực hằng ngày, những ẩn ức trong đời sống tinh thần con người (đặc biệt là phụ nữ), những ám ảnh sau chiến tranh, sự vật lộn trong cuộc sống mới theo cơ chế thị trường, sự trăn trở kiếm tìm những giá trị sống mới… tất cả đều được đưa vào các trang viết. Nổi lên như một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX, bên cạnh những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn vì khả năng phản ánh thực trạng tha hoá của con người trong một xã hội có nhiều phức tạp như Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ,… Nguyễn Huy Thiệp còn có một mạch văn quan trọng khác đầy chất lãng mạn và trữ tình với Con gái thuỷ thần, Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt,… Cùng một mạch văn theo phong cách trữ tình thời kỳ này là các truyện ngắn của Đỗ Chu (Hoạ mi đang hót), Nguyễn Bản (Ánh trăng), Linh Vang (Mưa trên nỗi buồn, Và mưa vẫn rơi, Một nhành lan),… Truyện ngắn của Linh Vang thường có một nỗi buồn lan toả khắp mỗi câu mỗi chữ, nỗi buồn của tình yêu không thành, không tới hoặc có tới cũng ngậm ngùi, được viết với một phong cách trữ tình đằm thắm. Truyện của chị giàu chất đời, nhưng không chỉ đơn thuần là những truyện tả chân, ở đây, tác giả đã bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng để tìm ra một cái gì đó cao hơn của con người, đó là đời sống tâm hồn vốn rất không rõ ràng rành mạch, vốn bí ẩn khó giải thích rạch ròi bằng lý trí. “Tôi dừng xe ở một khu ươm bán cây kiểng, bông hoa, tản một vòng, lựa mua một chậu lan. Chỉ là một nhánh lan mỏng manh bé nhỏ chưa ra hoa. Tôi muốn chăm sóc lan cho tới ngày nhìn thấy lan nở hoa, thấy được màu tím của hoa” (Một nhành lan)…


Nhìn qua những nét phác thảo về sự phát triển của truyện ngắn thế kỷ XX, có thể thấy vẫn tồn tại một mạch truyện ngắn theo phong cách trữ tình. Mạch truyện ngắn này khởi nguồn từ giai đoạn 1930-1945, chững lại và gần như không phát triển ở giai đoạn 1945-1955 (giai đoạn này truyện ngắn theo phong cách sử thi, truyện ký phát triển mạnh), bắt đầu lại ở một số tác phẩm nghiêng nhiều về truyện ngắn-thơ hơn ở giai đoạn 1955-1975- 1985, và lại phát triển mạnh ở cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI này với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Chu, Nguyễn Bản, Nguyễn Ngọc Tư, Linh Vang, Mai Ninh, … Sở dĩ chúng tôi cho rằng mạch truyện này vẫn tồn tại và có xu hướng phát triển mạnh vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là bởi nó đáp ứng được những tiêu chí đặc trưng của dòng truyện ngắn trữ tình: tính phi cốt truyện, sự bộc lộ chủ thể ở mức độ cao, cấu trúc tác phẩm lỏng lẻo, hướng tới thiên nhiên,

… Một trong những nhà văn trẻ viết truyện ngắn theo phong cách trữ tình đang được dư luận đặc biệt chú ý trong những năm gần đây là Nguyễn Ngọc Tư. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dịu dàng, đằm thắm, không ồn ào lên gân mà đi sâu vào phân tích tâm lý con người một cách nhẹ nhàng, sắc sảo, tinh tế. Nhân vật của chị là những con người bình dị, chân chất trong cuộc sống, với những mối tình đẹp, buồn và dường như không có thật của cuộc đời này. Đó là những mối tình mộc mạc, chân thành và dung dị như chính người dân vùng đồng bằng Nam bộ. Truyện của chị trăn trở trong những nỗi nhớ quê hương: Dòng nhớ, Qua cầu nhớ người, Nhớ sông, Nước chảy mây trôi, … và những mối tình đẹp: Hiu hiu gió bấc, Thương quá rau răm, Chiều vắng, Huệ lấy chồng, Mối tình năm cũ,…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023