Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 2


đó, luận án còn đề cập đến nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh như tìm hiểu chất thơ trong văn xuôi, giọng điệu trần thuật xen trào phúng nhẹ nhàng. Mặc dù vậy, do yêu cầu cũng như mục đích đặt ra của đề tài nên luận án dừng lại ở việc tìm hiểu, đặt phong cách của Thanh Tịnh trong dòng phong cách chung của cả ba nhà văn Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.

Những người đã từng viết hoặc nhắc đến Thanh Tịnh trong các bài viết nghiên cứu của mình là : Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Huy Cận, Vương Trí Nhàn, Vũ Ngọc Phan, Ngô Văn Phú, Thạch Lam, Thế Phong, Tầm Dương, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Việt Thắng, Hoài Anh, Phan Quốc Lữ, Ngô Vĩnh Bình, Trần Hữu Tá, Lưu Khánh Thơ, Phạm ThThu Hương,… Trong số các bài viết đó thì có tới năm, sáu bài được viết theo thể loại chân dung tác giả, trong đó có lược qua toàn bộ sự nghiệp của Thanh Tịnh bao gồm cả truyện ngắn, truyện dài, thơ, độc tấu, kịch,… Nói chung, các ý kiến đánh giá về truyện ngắn Thanh Tịnh trước 1945 là khá thống nhất, đều cho rằng “mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh như một bài thơ vịnh gọn và có dư vị trữ tình lắng sâu” (Trần Hữu Tá), “tấm lòng nghệ sĩ biết rung cảm một cách thiết tha trước cuộc sống chân chất, nguyên sơ, thuần phác đã mang đến cho truyện ngắn của ông không chỉ có chân, có tình mà còn rất có duyên” (Phan Quốc Lữ), “cái mơ hồ bàng bạc” (Nguyễn Nam Trân), “nhiều truyện của Thanh Tịnh có khuynh hướng lãng mạn rõ rệt”, và “một số truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực. Một chủ nghĩa hiện thực trữ tình”…


Có thể nói người đầu tiên nhận ra tài năng văn xuôi của Thanh Tịnh chính là Thạch Lam khi ông viết lời tựa cho tập truyện ngắn đầu tiên Quê mẹ của Thanh Tịnh xuất bản năm 1946. Thạch Lam đã dùng những câu chữ đẹp nhất để ca ngợi nó. Ông đã hiểu và nhận thấy sự chi phối mạnh mẽ của con người thi sĩ ở Thanh Tịnh đối với cách nhìn nhận cuộc sống: “Có lẽ linh hồn người ở đấy còn nhiều màu sắc khác nhau, trong cuộc sống còn nhiều bi kịch khác, nhưng mà tác giả chỉ tả có cái vẻ êm ả và nên thơ. Tâm hồn ưa thích cái gì vừa đẹp đẽ, vừa nhè nhẹ, tác giả không lách đi sâu, nhưng dừng lại ở một làn gió, ở một cái thoảng hương thơm của hoa cỏ bốn mùa”. Ông nhận thấy ở Thanh Tịnh một tình yêu quê hương xứ sở đằm thắm, thiết tha. Thạch Lam đã có những nhận xét tinh tế về Thanh Tịnh: “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những đám mây và làn gió lướt bay trên cánh đồng ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê” [57,350].

Là người thứ hai đánh giá về Thanh Tịnh, Vũ Ngọc Phan đã xếp Thanh Tịnh vào cùng dòng “tiểu thuyết tình cảm” với Thạch Lam, ông cho rằng : “Thứ tình cảm ở tiểu thuyết Thanh Tịnh là thứ tình êm dịu, nhẹ nhàng, thứ tình của những người dân quê hồn hậu Trung kì, diễn ra trong những khung cảnh sông nước, đồng ruộng… Cái tình quê trong hầu hết các truyện ở tập Quê mẹ bao giờ cũng rung rinh, lai láng trong những đêm trăng sáng, trên những mặt sông im hay trong những buổi chiều tà, gió hiu hắt thổi. Tình, trăng, nước, đó là tất cả những cái làm tài liệu cho Thanh Tịnh để xây dựng nên những truyện trong tập Quê mẹ” [26,193]. Theo


ông, “hầu hết những truyện ngắn của Thanh Tịnh lại chỉ rặt những cái đầy thơ mộng, đầy huyền ảo”, một số ít còn lại như Ngậm ngải tìm trầm, Am cu ly xe là có “cốt truyện hay, xây dựng vững chắc, phải cái văn viết cẩu thả” [26,197].

Hà Minh Đức đã so sánh sự gần gũi về chất trữ tình, chất thơ trong sáng tác của Thanh Tịnh và một số nhà văn khác với nhà văn Nga Pauxtôpxki : “…kết hợp giữa phản ánh và bộc lộ cảm xúc cá nhân đậm chất trữ tình, chất thơ như sáng tác của Pauxtôpxki, Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh …” [42,33], “Có thể nói mạch truyện của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh đã nói lên vẻ đẹp nội cảm của tâm hồn trước cuộc sống…” [42,37].

Nhà thơ Huy Cận phát hiện ra cái “mùi vị quê rất đậm” trong truyện ngắn của Thanh Tịnh : “Tôi muốn nói thêm một điều: bao áng văn đẹp ấy gợi đậm lòng yêu quê hương đất nước, yêu những gì là văn minh, văn hoá nước nhà, lại có những tác phẩm mà “mùi vị đất quê” rất đậm (như các truyện ngắn của Thanh Tịnh) thật là đáng trân trọng…” [46,1369].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khác thường chỉ đặt Thanh Tịnh trong mạch liên tưởng tới các tác giả, tác phẩm gần gũi cùng giai đoạn thì Nguyễn Hoành Khung, trong một số bài tiểu luận của mình đã dành nhiều sự chú ý tới Thanh Tịnh : “Và cả Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, nếu như được gọi là những cây bút hiện thực – một thứ hiện thực trữ tình – thì đâu phải là không có căn cứ” [44,10], “ Cây bút xứ Huế ấy có một hồn thơ lai láng, ngọt ngào, man mác, trữ tình…” [44,40], “Đúng như có người


Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 2

nhận xét, mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ. Với một tâm hồn quê hương đằm thắm, Thanh Tịnh không những dựng nên những bức tranh thiên nhiên thi vị mà còn đi vào những cuộc đời hiền lành, lầm lụi mà đáng quý, đáng thương của người dân quê, đặc biệt là người phụ nữ…”[44,40], “Mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ, mang chất thơ của cảnh vật và tâm hồn con người Việt Nam bình dị xiết bao thương mến. Song ngòi bút rất thi sĩ ấy không chỉ khai thác những gì thi vị, ngọt ngào, mà còn viết nên những trang nhức nhối, đầy ám ảnh về số phận thê thảm của người nghèo khổ trong cuộc sống vật lộn dữ dội với đời sống” [45,14].

Hoài Anh khi viết chân dung Thanh Tịnh đã nhận xét: “Hầu hết truyện ngắn Thanh Tịnh là truyện kể (récit)”[59,1148], “Thanh Tịnh để tâm hồn tràn ngập ánh trăng, dòng sông và câu hát, sống giữa những con người quê chất phác, giản dị như chị Sương trong Tình thư, cô Hương trong Quê bạn” [59,1150].

Vương Trí Nhàn thì cho rằng: “Chỗ khác của Thanh Tịnh so với một số tác giả thời tiền chiến, là khi diễn tả những nỗi bất hạnh của con người ông không làm cho nó chói lên quá đáng, nhân vật trong truyện cũng như tác giả không kêu to sau các trang sách, song sự bất hạnh vì thế lại hiện ra không ai có thể cưỡng lại nổi, nó như không khí bao quanh người ta, và sống lâu với nó, ta quen đi lúc nào không biết” [64,230].

Nguyễn Mạnh Trinh viết về Thanh Tịnh : “Quê hương của ông là nơi chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn


ngữ. Đọc lại, những câu văn mang âm hưởng thi ca với văn phong tuỳ bút sang cả làm cho trí tưởng tượng như bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thường nhật”… “Thơ Thanh Tịnh bình dị, truyện ngắn Thanh Tịnh sâu sắc, và hình như trong tất cả văn mạch của ông phảng phất những nỗi buồn” [58].

Điểm lại tất cả những bài viết mà chúng tôi tìm đọc được, có thể thấy một điều như sau: mặc dù các công trình nghiên cứu về Thanh Tịnh chưa thật nhiều như một số tác giả khác nhưng hầu hết các ý kiến đánh giá đều thừa nhận sự đóng góp của Thanh Tịnh trong nền văn học nước nhà nói chung và trong thể loại truyện ngắn nói riêng.


III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ cơ bản :

- Khảo sát, tìm hiểu và phân tích truyện ngắn Thanh Tịnh qua các bình diện: tìm hiểu con đường sáng tác của Thanh Tịnh; thân phận con người và những giá trị nhân bản cao quý trong truyện ngắn Thanh Tịnh; một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Thanh Tịnh.

- Tìm ra những nét đặc sắc riêng của truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, ảnh hưởng hai chiều của truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện này và ảnh hưởng của cả dòng truyện tới văn học giai đoạn 1930-1945 và các giai đoạn sau.


IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Trong tổng thể sáng tác của Thanh Tịnh, chúng tôi chọn toàn bộ truyện ngắn sáng tác trước năm 1945 làm đối tượng nghiên cứu. Đó là các tập truyện ngắn:

- Quê mẹ (1941)

- Chị và em (1942)


- Ngậm ngải tìm trầm (1943)

Các thể loại khác như thơ, truyện dài, các tập truyện ngắn viết sau năm 1945 đều không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn, chúng sẽ chỉ được sử dụng để liên hệ, so sánh khi cần thiết.


V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để thực hiện công trình này, chúng tôi tiến hành các thao tác:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.

- Phương pháp so sánh đối chiếu.

- Phương pháp lịch sử.

- Phương pháp thống kê.


VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN


1. Bằng việc tìm ra những nét đặc sắc riêng trong truyện ngắn Thanh Tịnh sáng tác trước năm 1945, luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói trong việc khẳng định vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại,


góp phần vào việc giảng dạy và nghiên cứu về tác phẩm của ông trong nhà trường nói riêng và trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam nói chung.

2. Ngoài ra luận văn còn muốn đề cập đến ảnh hưởng hai chiều của truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, ảnh hưởng của dòng truyện ngắn này trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 và các giai đoạn sau.


VII. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN


Luận văn được bố cục theo các phần sau:

1. Mở đầu

Phần này bao gồm các mục: Lý do chọn đề tài; lịch sử vấn đề; nhiệm vụ nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; đóng góp của luận văn; cấu trúc của luận văn.

2. Nội dung

Được chia thành ba chương:

Chương 1: Từ nhận thức về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 đến việc tìm hiểu con đường sáng tác của Thanh Tịnh.

Chương 2: Thân phận con người và những giá trị nhân bản cao quý trong truyện ngắn của Thanh Tịnh.

Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh qua một số phương diện nghệ thuật.

3. Kết luận

4. Tài liệu tham khảo


NỘI DUNG


CHƯƠNG 1‌

TỪ NHẬN THỨC VỀ DÕNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930- 1945

ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA THANH TỊNH


I. QUAN NIỆM VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH


Ruby V. Redinger trong Bách khoa toàn thư Mỹ (Encyclopedya American) xác định: “Truyện ngắn là một hình thức văn học, bản chất của nó bao hàm trong những từ làm thành phần tạo nên tên gọi của nó. Với tư cách là một câu chuyện, nó kể lại một chuỗi sự kiện hoặc một biến cố liên quan đến con người trong hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Vì thế, giống

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí