Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐẶNG THUÝ HẰNG


TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH

TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT NAM 1930-1945


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN


HÀ NỘI - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐẶNG THUÝ HẰNG


TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH

TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT NAM 1930-1945


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN


CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM


MÃ SỐ : 5 04 33


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. LƯU KHÁNH THƠ


HÀ NỘI - 2006


MỤC LỤC




Trang


MỞ ĐẦU

3

I.

Lý do chọn đề tài

3

II.

Lịch sử vấn đề

6

III.

Nhiệm vụ nghiên cứu

11

IV.

Phạm vi nghiên cứu

11

V.

Phương pháp nghiên cứu

12

VI.

Đóng góp của luận văn

12

VII.

Cấu trúc của luận văn

12


NỘI DUNG

14

Chương 1

Từ nhận thức về dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 đến việc tìm hiểu con đường sáng tác của Thanh Tịnh

14

I.

Quan niệm về truyện ngắn và truyện ngắn trữ tình

14

II.

Dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại

17

III.

Những gương mặt tiêu biểu tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945

22

IV.

Dòng truyện ngắn trữ tình với các dòng truyện ngắn khác thuộc giai đoạn 1930-1945

33

V.

Con đường sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh

37

Chương 2

Thân phận con người và những giá trị nhân bản cao quý trong truyện ngắn của Thanh Tịnh

40

I.

Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật của Thanh Tịnh

40

II.

Tiếng nói khẳng định những giá trị nhân văn trong đời sống con người

48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 - 1


1.

Lòng nhân ái xót thương và thái độ trân trọng con người

48

2.

Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống

51

3.

Nhìn về quá khứ với nỗi niềm nhớ tiếc sâu nặng

54

III.

Đi vào khám phá đời sống tinh thần của con người trong mọi mặt của cuộc sống, thể hiện chất nhân văn tinh tế và cao cả

56

Chương 3

Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh qua một số phương diện nghệ thuật

62

I.

Chất thơ như một đặc điểm bao trùm truyện ngắn Thanh Tịnh

62

II.

Cách lựa chọn đề tài, xây dựng cốt truyện

67

III.

Thời gian và không gian nghệ thuật

69

IV.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Thanh Tịnh

73

1.

Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc

73

2.

Ngôn ngữ tinh tế, giản dị, gần gũi với đời thường

75


KẾT LUẬN

80


TÀI LIỆU THAM KHẢO

84


MỞ ĐẦU


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 phát triển một cách mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn ở hầu hết mọi lĩnh vực mà cho đến nay, ngày càng được khẳng định. Những thành tựu đó đã làm thay đổi hẳn diện mạo của văn học dân tộc, mang tới cho nó bộ mặt mới: hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thơ ca (đặc biệt là phong trào Thơ mới) là sự phát triển cũng mạnh mẽ không kém cả về số lượng lẫn chất lượng của các thể loại văn xuôi nghệ thuật như: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tuỳ bút, nghiên cứu phê bình,… Do sự phức tạp của diện mạo văn học giai đoạn này cùng những yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, hiện đại hoá văn học, nhiều tác giả có thể sáng tác rất nhiều thể loại khác nhau, mà ở mỗi thể loại lại đều có những thành công nhất định. Điều đó nói lên sự phát triển mạnh của văn học giai đoạn này không chỉ về số lượng, chất lượng tác phẩm mà còn cả về số lượng và chất lượng tác giả. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta không chỉ nhắc đến tiểu thuyết mà còn là những bài phóng sự khiến ông được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc. Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới lại có những truyện ngắn trữ tình rất hay. Nhà phê bình nổi tiếng Vũ Ngọc Phan ngoài những bài nghiên cứu, những tập bút kí, ông còn giúp công chúng Việt Nam tiếp cận với các tiểu thuyết phương Tây qua bản dịch tiếng Việt của mình. Nhà thơ Thế Lữ có những truyện đường rừng đầy bí hiểm, hấp dẫn,… Báo chí, nhà in, nhà xuất bản cũng góp phần làm sôi động thêm văn học giai đoạn này


bằng cách đăng tải hàng trăm tiểu thuyết, hàng ngàn truyện ngắn, phóng sự tuỳ bút, thơ, truyện ký đủ loại,…

2. Trong sự phát triển bùng nổ của văn học, truyện ngắn đã trưởng thành vượt bậc và sớm trở thành một thể loại mạnh với những đại diện tiêu biểu như: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Kim Lân... Mỗi tác giả là một quan điểm, một phong cách riêng, nhưng đều có những đóng góp vào thành công của thể loại này trong nền văn học chung. Các tác phẩm truyện ngắn giai đoạn này đã phản ánh một cách toàn vẹn, sâu sắc đời sống xã hội đương thời. Bên cạnh những tác phẩm phê phán, phản ánh, tố cáo mặt trái của hiện thực xã hội với tất cả những thối nát, lỗi thời, bất công, lừa lọc, áp bức của giai cấp thống trị đối với người dân lao động; bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản như trong các truyện của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển,... là những tác phẩm đi sâu vào khám phá thế giới tâm hồn sâu kín, phát hiện vẻ đẹp đời sống nội tâm của con người với ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu hình ảnh trong truyện của các nhà văn Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Giao,... Nếu như trước đây, giới phê bình nghiên cứu văn học thường đi sâu vào tìm hiểu các tác phẩm mang tính chất hiện thực phê phán xã hội rõ rệt thì đến nay, người ta lại nhận thấy những tác phẩm trữ tình cũng có sức hấp dẫn riêng biệt của nó mà ẩn giấu dưới những lời văn nhẹ nhàng, trong trẻo chính là hiện thực của nội tâm con người thật phong phú và sâu sắc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá một cách trân trọng các tác phẩm của Thạch Lam, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh,... nhưng cũng còn có nhiều tác giả


chưa được tìm hiểu một cách hệ thống dù đóng góp của họ trong dòng văn học trữ tình là không nhỏ như Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Giao,... Cũng như vậy, cho đến nay, trong khi các tập truyện ngắn của Thạch Lam, Hồ Dzếnh liên tục được xuất bản thành tập riêng và tái bản nhiều lần thì truyện ngắn của các nhà văn Thanh Châu, Ngọc Giao,… chỉ được chọn in cùng các nhà văn khác trong các tuyển tập. Truyện ngắn của Thanh Tịnh ngoài tập Quê mẹ được in lại các năm 1957, 1983, thì mới chỉ được chọn in trong cuốn Thanh Tịnh tác phẩm chọn lọc do Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản từ năm 1998 và cho đến nay chưa thấy tái bản lại. Nhằm tiếp tục việc tìm tòi sự đóng góp của các tác giả, tác phẩm văn học trữ tình, ở luận văn này chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn Thanh Tịnh trước năm 1945 - những truyện ngắn mang một phong vị riêng, đầy chất thơ và tràn đầy một tình yêu quê hương tha thiết.

3. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự gần gũi nhau về phong cách, quan niệm thẩm mỹ trong các truyện ngắn của các tác giả Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Thanh Châu,… Điều đó được thể hiện trong cách lựa chọn cốt truyện tâm lý, nhìn nhận khám phá hiện thực, chọn lọc các chi tiết của đời sống, cách xây dựng nhân vật truyện, cách tổ chức các tình huống truyện… Trong khi nghiên cứu về truyện ngắn Thanh Tịnh, chúng tôi cũng cố gắng phân tích sự ảnh hưởng của các tác giả văn xuôi trữ tình khác đối với ông cũng như sự ảnh hưởng của ông đối với các tác giả khác, đồng thời từ đó tìm hiểu xem sự phát triển của dòng văn xuôi trữ tình đã có tác động, ảnh hưởng tới các dòng văn học khác nói riêng và văn học nói chung giai đoạn 1930-1945 như thế nào, và nếu có thể, nó có ảnh hưởng gì tới văn học giai đoạn sau nữa hay không? Truyện ngắn Việt Nam


đương đại giai đoạn này (cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI) cũng đang phát triển rất rầm rộ về số lượng tác giả, tác phẩm. Nhưng liệu nó có chịu ảnh hưởng của văn học giai đoạn 1930-1945 trước kia không, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? Điều đó không dễ dàng gì khi nhận xét, đánh giá, nhưng để tìm được mạch ngầm sự vận động liên tục trong dòng chảy truyện ngắn của văn học sử nước nhà là điều mong muốn của bất cứ người nghiên cứu văn học nào. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đặt tên cho đề tài nghiên cứu của mình là: Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945.


II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ


Bên cạnh hai nhà văn được coi là gần gũi nhất về phong cách, Thanh Tịnh ít được nghiên cứu toàn diện, kỹ càng hơn. So với Thạch Lam và Hồ Dzếnh, số lượng các bài nghiên cứu về Thanh Tịnh không nhiều lắm. Chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo luận về Thanh Tịnh một cách riêng biệt, độc lập. Từ trước tới nay mới chỉ có luận án Phó Tiến sỹ của Phạm Thị Thu Hương (năm 1995) là đặt vấn đề nghiên cứu những đặc trưng về phong cách truyện ngắn của ba tác giả Thạch Lam-Thanh Tịnh- Hồ Dzếnh và sự nghiên cứu về Thanh Tịnh nằm trong tương quan chung với hai tác giả kia. Trong luận án của mình, Phạm Thị Thu Hương đã tìm ra một số nét đặc sắc trong truyện ngắn của Thanh Tịnh, đi sâu vào phân tích không gian làng Mỹ Lý, đặt làng giữa không gian sóng đối, coi các hình tượng dòng sông, con thuyền, câu hò, nhà ga, con tàu, tiếng còi là các biểu trưng. Có thể nói đây là những phân tích sắc sảo và sâu sắc. Bên cạnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023