Truyện ngắn Đoàn Lê - 13


chứng kiến sự đa dạng và phong phú của các giọng điệu, hệ quả tất yếu của tinh thần dân chủ và sự giải phóng cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong truyện ngắn của mình, Đoàn Lê đã tạo nên giọng điệu riêng với sự giao thoa các sắc thái giọng điệu. Chúng ta thấy truyện ngắn Đoàn Lê có một giọng điệu nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu lắng. Giọng văn ấy không chỉ thể hiện ở lối kể chuyện chậm rãi, thư thái mà còn thể hiện ở cả ngôn ngữ của nhân vật, ở những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật. Văn Đoàn Lê giàu cảm xúc vì nhân vật trong đa số truyện ngắn của chị không tranh cãi chan chát để tìm ra chân lý cuộc sống, cũng không manh động, liều lĩnh để giành lấy quyền lợi cho mình, họ thường nhẫn nhịn chịu đựng những thiệt thòi trong cuộc sống một cách trầm tĩnh đáng ngạc nhiên. Những đặc điểm ấy trong tính cách và tâm lý nhân vật đã góp phần tạo nên âm điệu trầm lắng và buồn bã cho giọng điệu truyện ngắn Đoàn Lê:

Giọng hài hước, dí dỏm là nét nổi bật trong truyện ngắn Đoàn Lê. Đây là chất giọng tạo nên ấn tượng khó phai cho những trang văn của tác giả. Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, cũng không sắc sảo, chao chát như một số cây bút nữ cùng thời, giọng hài hước dí dỏm của Đoàn Lê là cái hài nhẹ nhàng, hóm hỉnh, rất có duyên và không kém phần sâu sắc. Chất giọng này được biểu hiện ở những cung bậc khác nhau góp phần làm phong phú và sâu sắc cho chất giọng của tác giả. Đó là cách Đoàn Lê sử dụng thủ pháp giễu nhại. Nhìn từ góc cạnh nào đó, giễu nhại có hai đặc điểm chính: nhại và giễu, tức bắt chước và châm biếm. Đó là hình thức tiếp nhận các giá trị đời sống một cách dân chủ, đa nguyên, phi qui phạm.

Với cái cười nhại đầy chất thị dân, Đoàn Lê giúp người đọc “mục sở thị” về sự đổi thay của xóm Chùa: “Do nhờ tình hình Nam Bắc giao lưu mạnh, nền văn minh ùa vào xóm Chùa ông. Những ngày có điện đột xuất, cả xóm ồn ào gần bằng nổi loạn… Bên này giọng đàn ông gào rống: “Thôi im


đi, vui gì mà cười… ”, bên kia lại nức nở: “Anh chết trên vai em một lần cuối”. Bọn loa ngoại chúng đã gào, gào đến bằng điếc tai, gào hết điện mới thôi. Chả trách người ta hay ghét bọn mồm loa mép giải!”. Sự đổi mới trong công tác tổ chức tang lễ: “Vào lúc nhập quan, nhà đám đang băn khoăn chưa thấy kèn trống đâu thì Sĩ Thái sư lù lù vác cái cát-set tới… Ông cắm điện rồi bật công tắc đánh toạch. “Tùng, tùng! Tò tí toe…oe…ối mẹ ơi, âm dương từ nay cách trở. Biết bao giờ con thấy mẹ, mẹ ơi…ơi…Tùng, tùng…”

Cái cát-set mở hết công suất loa, bỗng kêu váng lên. Ngỡ đến bốn đôiụ nhà kèn cùng thổi một lúc. Và hàng chục người hờ khóc cũng không thể địch lại một cái miệng hờ trong máy kia”. Thật khôi hài đến xót xa khi: “Con cháu nhà đám im tịt xúm cả vào cái cát-set. Nhưng người đến chia buồn cũng quên luôn bà già nằm đó, chỉ còn trầm trồ bàn tán xôn xao về sự sáng kiến này…”Mẹ ơi, hai sương một nắng suốt đời. Chúng con khôn lớn, mẹ thời đi đâu… Hờ…Tò tí toe…oe…oe…Nghe mà đứt ruột gan”. “Thế mới hiện đại!”” (Xóm Chùa ông). Cái được và cái mất? Văn minh hay tụt hậu? Lên dốc hay xuống dốc?...độc giả sẽ phân định được rõ ràng.

Trong Thành hoàng làng xổ số, giọng giễu nhại được dùng để giải thích khuôn mẫu mực thước trong đời sống: “Theo thánh tích, vị Thành hoàng đã hóa vào giờ tý, tức nửa đêm (…) Lại còn thời gian cho ngài đứng tần ngần trước gian nhà tranh cửa cài kín, lắng nghe tiếng thở của vợ con, ngửi mùi oai oải thân thiết (ít nhất cũng đủ thời gian cho ngài kịp thổn thức)… ”,…

Với cái nhìn sắc sảo như thấu gan, thấu ruột thiên hạ bởi những câu chuyện khiến người ta cười ra nước mắt, Đoàn Lê đã phơi bày hiện thực xã hội đương đại với nhiều vấn đề nóng bỏng, nhức nhối như lòng tham, lối sống hưởng thụ, hôn nhân, trinh tiết,… trong Đất xóm Chùa, A tuorism xóm Chùa, Trinh tiết xóm Chùa, Lên ruồi,… Nhà văn tạo ra những tình huống khác lạ, mang chức năng của các nút nhấn để từ đó bức tranh xã hội, con người hiện ra với tất cả đường nét và dáng vẻ xiêu vẹo tức cười của nó.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chất giọng khoái hoạt, hài hước dí dỏm này giúp nhà văn thoát khỏi các quy phạm nghệ thuật, tự do trình bày quan điểm cá nhân, xóa nhòa khoảng cách tiếp nhận của độc giả và nhờ vậy tác phẩm có khả năng thu hút nhiều tầng lớp độc giả khác nhau.

Giọng trữ tình sâu lắng cũng là một trong những thể nghiệm của Đoàn Lê trong việc nỗ lực tạo nên nhiều kiểu giọng mới, để cho truyện ngắn của nhà văn luôn vang lên tiếng nói đa thanh trên nhiều cung bậc.

Truyện ngắn Đoàn Lê - 13

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của Đoàn Lê thân phận con người. Nhà văn rất nhạy cảm với những cảnh ngộ, những éo le ngang trái mà con người gặp phải trong cuộc sống, đặc biệt là nỗi niềm trăn trở xót xa về thân phận đàn bà. Đó là tấm lòng trắc ẩn trước kiếp sống lay lắt đến tội nghiệp của những bà mẹ, những đứa trẻ nghèo ở xóm liều: “Nào mấy ai quan tâm xem những người đàn bà xóm liều làm nghề ngỗng gì. Họ nhặt rác hay đại loại những nghề tương tự, hẳn vậy. Họ sống dai dẳng kiểu cỏ dại, tầm gửi, chỉ cần bám hờ mảnh gỗ mục cũng sống. Họ lang thang vật vờ dưới ánh mặt trời. Khi chiều xuống họ rút về những hang ổ tù mù ngọn đèn dầu, hòa nhập vào bóng đêm (..) được ăn no, được chơi thoải mái, ngủ lăn lóc bất kỳ xó xỉnh nào. Rồi mẹ khắc tìm được, khắc bế từng đứa về túp lều rách” (Hạt vừng). Đó là niềm xót xa thương cảm của nhân vật Tôi trước cảnh ngộ của những người con gái nghèo phải bán thân nơi cửa biển Hải Phòng, nhân vật Tôi đã liên tưởng cuộc đời họ giống như những cụm bèo, bị đời vùi dập tàn nhẫn: “bị biển ném ào lên kè đá, giập nát, đôi khi chúng còn tươi với những búp mọng xanh” (Con bướm nhựa cánh xanh). Nhà văn trân trọng sự hy sinh và chia sẻ với những mất mát, thiệt thòi mà người phụ nữ phải gánh chịu (Dì Thảo), những éo le mà người phụ nữ gặp phải (Giao cảm cuối cùng, Ngày cuối,…). Đoàn Lê viết về họ bằng tất cả sự chân thành và đồng cảm của trái tim mình – một trái tim của người phụ nữ từng trải, đã từng bị nhiều tổn thương và mất mát.


Giọng điệu trữ tình còn có trong Một ngày xứ em, Đêm ngâu vào, Dĩ vãng thơm nồng, Mẹ con và thánh thần, Ngôi nhà gỗ,… Đây đều là giọng trầm buồn, trĩu nặng suy tư về cuộc đời và con người. Bao trăn trở suy nghĩ của nhân vật đều được tái hiện trên từng trang viết như cần một sự cảm thông chia sẻ. Ở Giường đôi xóm Chùa vút lên giọng trữ tình thương cảm da diết: “những khoảng thời gian ít ỏi tôi đã trải qua cùng anh rốt cục là có thật hay cũng chỉ là một con số ảo trên mặt quân xúc xắc (..) một dịp chồng tôi đi công tác, một dịp tình cờ gặp cô ấy, tình cờ phải nói dối…”. Bất hạnh có thể ập đến với con người bất cứ lúc nào. Vì vậy, Đoàn Lê trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi của con người. Đối với người đàn bà, hạnh phúc có khi chính là cảm giác “nhồn nhột rạo rực” khi thực hiện thiên chức thiêng liêng của mình. Hạnh phúc cũng là những khoảnh khắc được sống trong những giấc mơ tình yêu “nồng nàn, ngọt ngào” của riêng mình (Dấu hỏi gửi Thượng đế), hạnh phúc là được sống cho người mình yêu và chết cho người mình yêu (Tình Guột),…

Có khi chính từ nỗi đau, nỗi bất hạnh của mình mà Đoàn Lê tìm thấy vẻ đẹp lấp lánh của những tâm hồn thánh thiện. Trong Tình Guột, ta thấy một giọng văn bùi ngùi, xúc động đầy xót xa: “ có Thảo nó không thấy cô độc, không thấy bị ghẻ lạnh. Những khuyết tật vốn làm nó đau khổ bỗng nhiên biến mất vì báu vật đẹp đẽ nó che chở, nâng niu. Nó lại thích bị ngược đãi để được hai bàn tay bé bỏng của cô Thảo vỗ về”.

Trên trang viết của Đoàn Lê là cái chất giọng trữ tình sâu lắng, thấm buồn, lắng đọng nỗi niềm nhân thế và tâm tư của cái tôi chủ thể.

Có thể nói trong truyện ngắn Đoàn Lê có sự giao thoa giọng điệu. Trong giọng hài hước dí dỏm xen lẫn giọng trữ tình sâu lắng, hai chất giọng này đan xen, hòa kết làm đậm các sắc thái giọng điệu với các luyến nhấn lôi cuốn người đọc.


KẾT LUẬN

1. Mãi đến thập niên tám mươi của thế kỷ XX, cái tên Đoàn Lê mới xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đương đại. Sự hiện diện muộn màng của một người phụ nữ đã có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh và hội họa như đã bổ sung, làm giàu thêm vốn sống và năng lực sáng tạo nơi chị, thôi thúc chị dấn bước vào lãnh địa văn học mà chị đam mê từ thời thiếu nữ. Và ngay từ tác phẩm dài hơi đầu tiên của Đoàn Lê với nhan đề Cuốn gia phả để lại đã nhận được giải thưởng cao nhất của Hội nhà văn Việt Nam năm 1990. Từ đó, cái tên Đoàn Lê trở thành quen thuộc với đời sống văn học đương đại nói chung và dòng văn học nữ nói riêng. Dù tiểu thuyết là thể loại Đoàn Lê giành được thành công từ bước đi ban đầu nhưng truyện ngắn mới là thể loại làm nên “thương hiệu” Đoàn Lê với các tập Thành hoàng làng xổ số (1992), Nghĩa địa xóm Chùa (1999), Trinh tiết xóm Chùa (2005), Người khách đêm giao thừa (2007), ... và Sex (2010), Đoàn Lê – tác phẩm chọn lọc (2011). Không phải ngẫu nhiên mà khi đọc tác phẩm của Đoàn Lê, những độc giả gần gũi nhà văn đã cảm nhận một cách chân xác: “Ngoài cái tài văn chương như trời đất đã “mặc định” vào Đoàn Lê, hình như truyện ngắn còn có mối nhân duyên đặc biệt với chị. Có thể nói Đoàn Lê viết truyện cứ như không, cứ như câu chuyện cuộc đời – sự vật, thân phận con người – nhân vật nó vốn thế, chị chẳng cần sáng tác hư cấu. Nhưng sau khi đọc xong truyện rồi, gấp sách lại thì các chi tiết ngữ cảnh, nhân vật từ các trang chữ ấy bỗng hiện lên thành hồn cốt, tính vía, nó ám ảnh người ta mãi ” [71] (Vũ Quốc Văn).

2. Khi đã bước vào thế giới truyện ngắn của Đoàn Lê, người đọc không thể dứt ra được, bởi ở đó, người ta nhận ra hiện thực đời sống và con người của ngày hôm nay, của thì hiện tại dở dang, chưa ổn định, mang đậm màu sắc thế sự đời tư. Nổi bật ở truyện ngắn Đoàn Lê là hình tượng xóm Chùa với các vấn đề đạo đức nhân sinh của xã hội hiện đại, chịu tác động sâu sắc của nền


kinh tế thị trường với cả mặt tích cực lẫn tiêu cực trong quá trình đô thị hóa. Ở đây, hiện thực đời sống không chỉ được nhà văn nhận diện ở hiện thực trên “một cõi nhân gian bé tí”, mà ở cả hiện thực thứ hai, hiện thực ở cõi âm với đầy đủ các màu sắc thẩm mỹ xen lẫn bi hài. Và thêm một nét đặc biệt góp phần làm phong phú hơn trong thế giới truyện ngắn Đoàn Lê là sự hiện hữu của yếu tố tự truyện. Đi sâu vào khai thác chất liệu cái tôi, người đọc nhận ra bóng dáng của nhà văn trong các nhân vật nữ đa tài, đa đoan, vừa dịu dàng, đằm thắm vừa dữ dội, quyết liệt trong đời riêng và trong cả nghiệp mưu sinh.

3. Bức tranh hiện thực trong truyện ngắn Đoàn Lê ở cả chốn nhân gian hay ở thế giới bên kia (cõi âm) đều được thể hiện với những phương thức nghệ thuật, những thủ pháp biểu hiện mang tính chuyên nghiệp, đầy hiệu quả thẩm mỹ: từ cách thức xây dựng tình huống truyện ứng với nội dung phản ánh đến nghệ thuật miêu tả các trạng thái tâm lý của nhân vật. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn một thế giới nhân vật đa dạng và sắc nét với nhiều kiểu loại nhân vật hiện ra bằng những hình tượng nghệ thuật khá sắc sảo và hài hước. Bên cạnh đó, Đoàn Lê thu hút người đọc ở khả năng sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và các sắc thái giọng điệu khi thủ thỉ tâm tình, lúc khoái hoạt, hài hước, khi dịu nhẹ, buồn thương. Các chất giọng ấy được hòa quyện, đan xen tạo nên sự đa dạng, độc đáo trong ngôn ngữ, giọng điệu của truyện ngắn Đoàn Lê.

4. Tất nhiên bên cạnh sở trường, truyện ngắn Đoàn Lê cũng không tránh được sở đoản, nhưng xét trong chỉnh thể, truyện ngắn của chị đã đạt được thành tựu trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Có thể nói truyện ngắn Đoàn Lê đã góp một điểm sáng trong bức tranh văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới, và là một “mắt xích” rất riêng trong dòng chảy của các cây bút nữ đương đại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Andrew Taylor, “Cốt truyện – cửa ải gian khó của nhà văn”, nguồn: http://evan.vnexpress.net.

2. Ngọc Anh (ngày 10/07/2003), “Đã đến lúc những người đàn bà nổi loạn”,

Báo nông thôn ngày nay.

3. Nhuệ Anh (2006), “Các nhà văn nữ và thế kỷ của nàng”, Tạp chí văn nghệ, (21).

4. Thái Phan Vàng Anh, “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, nguồn: http://tapchisonghuong.com.

5. Thái Phan Vàng Anh, “Từ phương diện điểm nhìn nhận diện quan niệm trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, nguồn: vanganh.hoaco@gmail.com.

6. Thái Phan Vàng Anh, “Hình tượng người trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, nguồn: vanganh.hoaco@gmail.com.

7. Thái Phan Vàng Anh (3/2012) “Chiến tranh mang khuôn mặt phụ nữ trong văn xuôi hậu chiến”, Tạp chí văn nghệ quân đội, (4).

8. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí văn học, (4).

9. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chí văn hóa, (9).

10. Y Ban (2006), “Hãy lắng nghe tác phẩm của nhà văn nữ”, nguồn: http://vietbao.com.

11. Việt Báo, “Nữ sĩ Đoàn Lê: “Trời không nín gió””, nguồn: http://www.cand.com.vn.

12. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí văn học, (9).


13. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Bình (2001), “ Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975”, Tạp chí văn học số (3).

15. Triệu Thanh Bình, “Nhà văn Đoàn Lê: “Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan””, nguồn: http://tintuc.xalo.vn.

16. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Tạp chí văn nghệ Quân đội, (49, 50).

17. Diễm Chi (thực hiện), Võ Thị Hảo (2005), “Tôi là người nô lệ cho gia đình”, Báo phụ nữ, (7).

18. Nguyễn Lân Dũng, “Ai cứu xóm Chùa?”, Nguồn: Nguyenlandung.vietsciences.org.

19. Đông Dương, “Nhà văn Đoàn Lê và huyền thoại xóm Chùa”, nguồn: http://thuvien-ebook.com.

20. Đặng Anh Đào (1993), “Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí văn học, (3).

21. Nguyễn Đăng Điệp, “Vấn đề phái tính nữ và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại”, nguồn: http://phongdiep.net.

22. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb sự thật, Hà Nội.

23. Hoàng Thị Hồng Hà (2003), “Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm”,

Tạp chí văn hóa – văn nghệ công an, (10).

24. Việt Hà (thực hiện), “Nhà văn Đoàn Lê: Một mình một lối”, nguồn: http://vnca.cand.com.vn.

25. Nguyễn Đức Hạnh (2008), Tiểu thuyết Việt Nam thời kì 1965 – 1975 nhìn từ góc độ thể loại, Nxb Giáo dục.

26. Hà Nội 36 truyện ngắn đặc sắc của nhà văn nữ (2009), NXB Lao động.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí