Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại - 21


hiện hoạt động ngoài lãi vay quá mức.


5.2 Các hàm ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu hiệu lực CSTT và hành vi của NHTM, Luận án thấy rằng để các kênh truyền dẫn tạo ra tác động như mong đợi đối với mục tiêu giá cả và sản lượng nhà hoạch định chính sách nên quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau:

i. Hiệu lực của CSTT qua kênh lãi suất có liên quan đến minh bạch chính sách. Như vậy, để CSTT phát huy hiệu lực như mong đợi, Việt Nam nên nổ lực thực hiện các cam kết về minh bạch chính sách đã ký kết khi gia nhập WTO và các hiệp định thương mại, khu vực kinh tế chung. NHNN từng bước thiết lập cơ chế thị trường nhiều cho lãi suất bán lẻ. NHNN nên định hướng thông tin đầy đủ dưới dạng văn bản luật các nội dung như:

+ Các mục tiêu chính sách và các quy định thể chế để thấy rõ động cơ của nhà hoạch định chính sách. Nội dung này bao gồm quan điểm rõ ràng về lạm phát mục tiêu, tính độc lập của NHNN và các ràng buộc khác. Công khai các mục tiêu của chính sách tiền tệ đảm bảo thông tin luôn sẵn có và dễ tiếp cận cho tất cả các bên quan tâm. Giải thích các mục tiêu chính sách cuối cùng bằng việc cung cấp thông tin chi tiết dưới dạng mẫu biểu hay văn bản đảm bảo tính dễ hiểu dễ tiếp cận đến các tầng lớp dân cư. NHNN có thể xây dựng mục tiêu định lượng bằng những chỉ tiêu cụ thể đi kèm với mục tiêu định tính cho những vấn đề khó xác định như ổn định giá cả, ổn định hệ thống tài chính,…

+ Các thông tin kinh tế được sử dụng trong chính sách tiền tệ gồm dữ liệu kinh tế, mô hình sử dụng và các dự báo của NHNN.

+ Các thủ tục mô tả cách thức những quyết định công cụ chính sách tiền tệ được thực thi.

+ Thông báo ngay lập tức và giải thích các quyết định chính sách. Chẳng hạn, khi các NHNN thay đổi chính sách tiền tệ, những thay đổi này sẽ được công bố và giải thích tại thời thực hiện, hoặc ngay sau khi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


các thay đổi xảy ra. Ví dụ, nếu có sự thay đổi mức lãi suất chính sách, NHNN có công bố giải thích rõ rang các lý do thực hiện thay đổi chính sách. Nếu có sự thay đổi liên tiếp với cùng một lý do, đi cùng với lời giải thích có thể có các báo cáo đánh giá hoặc tóm tắt ngắn để bổ sung thông tin. Các công bố thông tin nên bảo đảm bình đẳng tiếp cận thông tin về các quyết định chính sách tiền tệ. Hiệu quả của chính sách tiền tệ có thể được tăng cường nếu những thay đổi trong công cụ chính sách được công bố công khai và giải thích một cách kịp thời.

Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại - 21

+ Thông tin thực hiện các quyết định chính sách tiền tệ bao gồm việc thảo luận các sai sót kiểm soát đối với các công cụ điều hành và những xáo trộn trong truyền dẫn kinh tế vĩ mô.


ii. Đô la hóa cao làm giảm hiệu lực CSTT. Như vậy, để tăng hiệu lực CSTT, Chính phủ cần thiết lập các quy định giảm sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thanh toán phi ngoại thương hoặc tích trữ tài sản bằng ngoại tệ và giám sát thực hiện các quy định này. Chẳng hạn, khi Chính phủ giám sát chặt việc thực thi Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2007 cũng có thể giúp giảm hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay xuống mức thấp hơn.

iii. Mức độ tập trung của ngân hàng cao làm xuất hiện hành vi điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ và thiết lập lãi cận biên cao. Các NHTM quy mô nhỏ hoạt động kèm đi kèm rủi ro cao cũng làm giảm hiệu lực CSTT. Vì vậy, Việt Nam nên triển khai tái thiết lập hệ thống NHTM, đồng thời giám sát vấn đề tập trung thị trường ở nhóm các NHTM lớn nhất để tạo môi trường ít có hành vi tạo ra lợi nhuận cao cho NHTM nhưng tổn thất cho phát triển khu vực tư nhân. Điều này làm cho truyền dẫn CSTT đến mục tiêu giá cả và sản lượng ở mức cao hơn.

iv. Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy môi trường cạnh tranh có vai trò quan trọng để các ngân hàng có quyết định mức lãi cận biên thấp. Vì vậy, các nhà


hoạch định chính sách nên hướng đến việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHTM, Đây cũng là tiền đề cho nền tảng tài chính vững chắc và hiệu quả

v. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng nên đi cùng ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát thấp hơn lãi cận biên cũng thấp hơn. Điều này gợi ý rằng để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động hiệu quả, chính sách tiền tệ nên hướng đến lạm phát như mục tiêu chính. Hơn nữa, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi cận biên, khi lạm phát được duy trì trong mục tiêu có thể làm giảm bất ổn của lãi suất thị trường liên ngân hàng. Bất ổn lãi suất giảm lãi cận biên cũng sẽ giảm. Như vậy, đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát tạo dựng hệ thống tài chính hiệu quả hơn từ đó tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tốt hơn.

vi. Rủi ro tín dụng cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu lực CSTT. Các bằng chứng trong mô hình lý thuyết và kết quả thực nghiệm đều cho thấy rủi ro tín dụng làm giảm hiệu lực CSTT. Như vậy, vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng nên được cơ quan quản lý, và nhà quản trị NHTM quan tâm và nghiêm túc thực hiện. Quản trị rủi ro tín dụng cần được hoàn thiện ở cấp quản lý của NHNN và từng NHTM. Hệ thống NHTM Việt Nam nên triển khai áp các tiêu chí quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế như các tiêu chuẩn Basel. NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, việc chấp hành các quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng. Giám sát thường xuyên các NHTM trong việc triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu.

vii. Ở góc độ quản trị ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng nên chú ý các vấn

đề thuộc về khía cạnh quản trị nội bộ như:


Nhận thức hoạt động quản trị rủi ro các sản phẩm kinh doanh phi truyền thống và thực hiện tốt hoạt động này. Hoạt động ngân hàng tìm ẩn nhiều rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động,…Cả mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đều khẳng định rủi ro đóng vai trò quan trọng làm tăng lãi cận biên. Nâng cao năng lực bộ máy quản trị rủi ro giúp cho NHTM không phải tính hoặc với tỷ lệ nhỏ hơn phần bù rủi ro vào lãi suất cho vay để làm tăng lãi cận biên.

Trong khi đa dạng hóa sản phẩm, các NHTM phải cân nhắc đối với các hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro như kinh doanh vàng, chứng khoán, ngoại hối. Theo kết quả trong mô hình nghiên cứu, nếu các hoạt động này vượt ngưỡng 1.40% tính trên tổng tài sản sinh lợi thì ngân hàng có khả năng rơi vào rủi ro rất cao và do đó sẽ tính phần bù rủi ro vào trong hoạt động. Điều này có khả năng ngân hàng không những mất lợi thế của việc đa dạng hóa sản phẩm mà còn gây tổn hại khó lường cho bản thân ngân hàng và cả nền kinh tế.


Các hướng nghiên cứu mở rộng


Phần nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ có một số hạn chế về dữ liệu. Luận án chỉ thu thập được lãi suất bán lẻ từ 4 ngân hàng thương mại lớn có vốn chi phối của nhà nước. Ngoài ra, Luận án cũng chỉ nghiên cứu đến lãi suất bán lẻ ngắn hạn. Để bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm thảo luận về truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, Tác giả nghĩ rằng cần mở rộng nghiên cứu chủ đề này ở khía cạnh mở rộng thu thập dữ liệu đến các ngân hàng thương mại không có vốn chi phối của nhà nước và mở rộng đối tượng chịu tác động của lãi suất thị trường liên ngân hàng như lãi suất cho vay thế chấp…

Trong phần nghiên cứu hành vi thiết lập lãi cận biên, Luận án tập trung vào xác định lãi cận biên của nhóm ngân hàng thương mại trong nước, Luận án chưa tiếp cận được dữ liệu tài chính của nhóm NHTM sở hữu 100% của tổ chức nước ngoài. Vì vậy trong tương lai, để có thêm bằng chứng các yếu tố xác định lãi cận biên cần cập nhật và mở rộng nghiên cứu chủ đề này với mẫu bao gồm các NHTM nước ngoài ở Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro của thu nhập phi truyền thống và tính ổn định của hệ thống ngân hàng cũng nên được thực hiện. So sánh khác biệt hành vi quyết định lãi cận biên giữa các nhóm NHTM cũng là hướng mở rộng nghiên cứu này.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

Công trình nghiên cứu khoa học

1. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, ĐH Kinh tế TP.HCM, do GS.TS. Trần Ngọc Thơ – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu tháng 1/2013. Mã số CS- 2013-21

2. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Nghiên cứu tác động chính sách tiền tệ lên nền kinh tế Việt Nam”, ĐH Kinh tế TP.HCM, do TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu tháng 9/2013. Mã số CS-2012-19

3. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam”, ĐH Kinh tế TP.HCM, do PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu tháng 11/2013. Mã số CS-2014-23

4. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Các Yếu Tố Quyết Định Lãi Suất Biên: Nghiên Cứu Tại Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam” ĐH Kinh tế TP.HCM, do PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu ngày 16/01/14. Mã số CS- 2014-69


Các bài báo đã công bố

Truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trước và sau gia nhập WTO (2012). Đồng tác giả. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Các phương diện kinh tế, quản trị, tài chính và luật pháp, tháng 10/2012, 96-110. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR. Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số10 (20) tháng 5- 6/2013, 17-21

Minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam (2013). Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 15 (25) 3- 4/2013, 18-21

Các yếu tố quyết định lãi cận biên ngân hàng thương mại Việt Nam (2015). Đồng tác giả. Tạp Chí Công Nghệ Ngân Hàng, số 108 tháng 3/2015, 3-15

Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi truyền thống và lãi cận biên: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (2015). Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 26(12), 30-52.

Bất ổn lãi suất và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam (2016), Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 27(8), 21-41.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

Cao Thị Ý Nhi & Lê Thu Giang (2015). Ứng dụng mô hình SVAR nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ và gợi ý chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển, Số 261 trang 37-47

Chu Khánh Lân (2012). Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Truyền Dẫn Chính Sách Tiền Tệ Qua Kênh Tín Dụng Tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, Số 5 trang 17-23.

Đào Thị Thanh Bình (2013). Điều tiết lãi suất và tác động của trần lãi suất huy động lên hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển, Số 198 trang 38-44

Đinh Thị Thu Hồng & Phan Đình Mạnh (2013). Hiệu quả của chính sách tiền tệ thông qua kênh truyền dẫn lãi suất. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 12 trang 39-47

Lê Phan Thị Diệu Thảo & Nguyễn Thị Thu Trang (2014). Hiệu ứng truyền dẫn lãi suất: ứng dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 102 trang 25-35

Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Số: 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010

Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010

Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Bằng chứng thực nghiệm của truyền dẫn lãi suất bất cân xứng ở VN, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 274 trang 11-22.

Nguyễn Kim Nam, Trương Ngọc Hảo và Nguyễn Thị Hằng Nga (2014). Tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của Việt Nam. Tạp chí công nghệ Ngân hàng số 105 trang 3-10

Nguyễn Thị Ngọc Trang & Lục Văn Cường (2012). Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam. Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập, Số 7 (17), Trang 7-13

Nguyễn Thị Ngọc Hà & Vũ Thanh Hương (2012). Đánh giá mức độ cam kết và thực thi cam kết WTO trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng của Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 28 (2012) trang 269279

Nguyễn Đại Lai (2010). Cơ chế lãi suất thỏa thuận trung và dài hạn sẽ đi vào thực tiễn ra sao? Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 49 trang 12-14.

Phạm Hoàng Ân & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). Tác động của quyền sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 93 trang 49-55.

Phạm Huy Hùng (2005). Một số suy nghĩ về định hướng nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Nhà nước đến năm 2010. Tạp chí Ngân hàng. Số chuyên đề. Trực tuyến tại:

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWidth=20%25&dID=266354&showFooter=fals e&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP01162521396&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=37448 23966066334#%40%3F_afrLoop%3D3744823966066334%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP0

1162521396%26dID%3D266354%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26show Header%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dfz9jue32u_9

Phạm Quốc Việt (2010). Một số suy nghĩ về lãi suất cơ bản. Nội san số 1-2010. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.

Sử Đình Thành (2012). Phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Các phương diện kinh tế, quản trị, tài chính và luật pháp, tháng 10/2012, 73-95. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh & Nguyễn Phúc Cảnh (2014). Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất ngân hàng tại Việt Nam trước và sau khủng hoảng. Tạp chí kinh tế & phát triển, Số 283 trang 42-67

Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Ngọc Định (2011). Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê

Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2012). Truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trước và sau gia nhập WTO (2012). Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Các phương diện kinh tế, quản trị, tài chính và luật pháp, tháng 10/2012, 96-110. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013). Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số10 (20) trang 17-21

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022