Lý Luận Cơ Bản Về Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Của Ngân Hàng Thương Mại‌

­ Yếu tố nào ảnh hưởng? và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam?.


­ Giải pháp nào để

tăng cường quản trị

rủi ro lãi suất

tại

Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian tới?.


3. Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


­ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - 3


­ Tham khảo kinh nghiệm của các nước trong quản trị rủi ro lãi suất của

các ngân hàng thương mại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.


­ Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian 2011­2019, từ đó phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.


­ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.


­ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian tới.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án


­ Đối tượng nghiên cứu


Luận án tập trung nghiên cứu rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.


­ Phạm vi nghiên cứu của luận án

Về nội dung khoa học: Nghiên cứu rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại.


Về không gian: Luận án nghiên cứu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: Thực trạng giai đoạn từ 2011 – 2019, đề xuất định hướng và giải pháp để triển khai cho giai đoạn 2020 – 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu


Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:


­ Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và

phương pháp hệ

thống: Việc nghiên cứu công tác quản trị

rủi ro lãi suất của

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được thực hiện một

cách đồng bộ gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các nội dung của quản trị rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian.


­ Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.


­ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác giả đưa ra những đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.

­ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được xem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như so sánh với thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của các Ngân hàng Thương mại trong nước và trên thế giới.


Phương pháp định lượng: Đối với cách tiếp cận định lượng, phương pháp điều tra với Bảng hỏi được thiết kế sẵn được sử dụng để thu thập ý kiến của các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại ngân hàng.


­ Phương pháp điều tra với công cụ bảng hỏi:


Để xây dựng bảng hỏi, tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ thông qua việc nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất, các mô hình đúc kết từ những nghiên cứu đi trước trên thế giới và ở trong nước. Đồng thời, kết hợp với việc thảo luận và tham khảo ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro lãi suất ngân hàng nhằm thiết lập bảng hỏi để tiến hành việc nghiên cứu chính thức tiếp theo.


Bảng hỏi được xây dựng, thiết kế với nhiều Item dựa trên Thang đo Likert

5 điểm, từ “rất không đồng ý” cho đến “rất đồng ý”. Đầu tiên, các Item được

đưa vào trong bảng hỏi để làm cơ sở cho việc phân tích nhân tố sau này được rút trích từ những nghiên cứu tiền lệ (David, 1989; Chan & Lu, 2004; Fishbein, 1989;

…) Sau đó, các item sẽ được chọn lọc và tổ chức lại để có được thiết kế bảng hỏi phù hợp với nội dung, mục đích nghiên cứu cũng như với đối tượng nghiên cứu tại địa phương. Đồng thời, bảng hỏi sẽ được tiến hành điều tra thử trên 20 chuyên gia đang làm việc tại ngân hàng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để có những điều chỉnh về mặt nội dung cũng như ngôn ngữ phù hợp hơn, để đối tượng điều tra dễ tiếp cận khi tiến hành nghiên cứu.

Bảng hỏi thiết kế bao gồm 2 phần. Trong phần đầu tiên, người được điều tra sẽ được yêu cầu trả lời các thông tin liên quan đến các đặc điểm về bản thân (giới tính, độ tuổi, thu nhập,…) và một số thông tin liên quan đến công việc tại ngân hàng. Ở phần thứ hai, đối tượng điều tra sẽ được yêu cầu đưa ra nhận định của mình (đồng ý/ không đồng ý) về các Item được đưa vào trong bảng hỏi dựa trên 5 mức độ của thang đo Likert.


­ Phương pháp chọn mẫu điều tra:


Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) đối với phân tích nhân tố

khám phá EFA thì cỡ mẫu phải tối thiểu gấp 05 lần tổng số biến quan sát trong các thang đo (một biến quan sát cần có 5 quan sát ứng với 5 Đáp viên). Bảng hỏi của nghiên cứu này gồm 32 quan sát dùng trong phân tích nhân tố. Do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt 32*5 = 160 quan sát.


Đối với hồi quy bội thì theo Tabachnick và Fidell cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: n>= 8m + 50 (m là số biến độc lập). Trong nghiên cứu này có 06 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*6 = 98 quan sát.


Theo điều kiện thực tế, để có thể thực hiện tốt việc thu thập số liệu tác giả đã chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện.


­ Phương pháp xử lý số liệu:


Ngoài các phương pháp thống kê mô tả, tác giả hồi quy làm khuôn khổ

phân tích. Dữ AMOS.

liệu điều tra được xử

lý trên phần mềm SPSS và phần mềm


­ Thu thập số liệu

+ Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: thu thâp trên báo cáo tài chính của

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam và các Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011­2019


+ Các số liệu sơ cấp: Các số liệu thu thập được trên bảng hỏi sẽ được tác giả thống kê lại để phân tích, đánh giá và hồi quy.


6. Những đóng góp mới của Luận án.


­ Về mặt lý luận:

Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất, được luận án đi từ các khái niệm gốc về quản trị, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong các cuốn sách giáo trình của các nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại, để đưa ra một khái niệm tổng hợp về quản trị rủi ro lãi suất của NHTM; nội dung quản trị rủi ro lãi suất được luận án trình bày đầy đủ trên các nội dung: (1) Chuẩn mực và thông lệ quốc tế, (2) Nhận biết RRLS, (3) Phân tích, dự báo biến động của lãi suất, (4) Tổ chức quản trị RRLS, (5) Phương pháp lượng hóa RRLS, (6) Công cụ QRRRLS.

­ Về thực tiễn:

Phương pháp đánh giá thực trạng:


Luận án sử dụng các phương pháp để đánh giá khá toàn diện và đầy đủ

thực trạng quản trị

rủi ro lãi suất của

Ngân hàng thương mại cổ

phần Công

thương Việt Nam thông qua phân tích một cách khoa học: (1) Phân tích đầy đủ các chỉ tiêu đo lường rủi ro lãi suất để thấy được bức tranh đầy đủ nhất, chân thực nhất về quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, (2) Xây dựng và kiểm định được bộ thang đo đánh giá các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro lãi suất, từ đó xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất, đây là một căn cứ khoa học để giúp các nhà quản trị ngân hàng có các giải pháp để quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn. Kết quả đánh giá đó cho

thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, những thành công và tồn tại trong quản trị RRLS của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian nghiên cứu thực trạng (2011 – 2019).


Đề xuất các giải pháp mới:


+ Xây dựng chính sách và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất, khi NH xây dựng được chính sách và quy trình quản trị hợp lý có tác động mạnh đến tăng cường quản trị RRLS.

+ Áp dụng mô hình dự báo lãi suất hiện đại và phù hợp, nhóm giải pháp này là sự lựa chọn áp dụng mô hình quản trị rủi ro tiên tiến trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với các điều kiện QTRRLS tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.

+ Tăng cường độ chính xác trong đo lường rủi ro lãi suất, thực hiện nhóm giải pháp này là cơ sở cho việc quản trị RRLS có hiệu quả.

Ngoài ra luận án còn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Những giải pháp và kiến nghị này sẽ giúp Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam tăng cường quản trị rủi ro lãi suất trong thời gian tới.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án


Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở lược khảo, tổng hợp, luận án đã hệ thống hoá, luận giải khúc chiết và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn: tổng quan về Ngân hàng Thương mại, lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của Ngân

hàng Thương mại. Bên cạnh đó, luận án cũng đã

lược khảo

kinh nghiệm về

quản trị rủi ro lãi suất của một số NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng cho công tác quản trị rủi ro lãi suất cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống về

thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

thương Việt Nam trong giai đoạn 2011 ­ 2019. Trên cơ sở phân tích những kết

quả

đạt được, những hạn chế, luận án cũng đã chỉ

ra nguyên nhân dẫn đến

những hạn chế

trong quản trị

rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Công thương Việt Nam. Kết hợp với kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt luận án đã xây dựng được bộ thang đo để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất và từ kết quả khảo sát luận án cũng đã xác định được yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Luận án đã hệ thống hóa có chọn lọc bối cảnh, quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội, định hướng chung và định hướng quản trị RRLS của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025. Từ các kết quả nghiên cứu luận án đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm góp phần tăng cường quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian tới.


8. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 3 chương:


Chương 1: Lý luận cơ thương mại

bản về

quản trị

rủi ro lãi suất của Ngân hàng


Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌


1.1. Tín dụng ngân hàng và lãi suất tín dụng ngân hàng.‌


1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại‌


Ngân hàng thương mại (NHTM) là một định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về NHTM:


Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa XII thông qua vào ngày 16 tháng 06 năm 2010 định nghĩa: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận [V31]; [V23]; [V18].

Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.


Luật NHNN định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản [V31]; [V23]; [V18].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022