Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2010-2012 Của Khách Sạn Sài Gòn – Hạ Long.


trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có kỹ năng nghề nghiệp, có hình thức bề ngoài phù hợp, tuổi trẻ, chế độ về lương bổng, đãi ngộ tốt hơn. Điều này được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012 của khách sạn Sài Gòn – Hạ Long.

TT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Tổng lượt khách

+ Khách quốc tế

+ Khách nội địa


người


55.566

52.444


56.122

52.984


54.488

52.545


Công suất sd phòng

%

87.2

89.9

90.2

I

Tổng doanh thu

VND

80.236.333.568

86.660.000.000

90.322.176.000

1

Thu từ KD DV

VND

75.469.687.890

80.081.766.321

86.324.000.524

2

Thu hoạt động TC

VND

2.321.121.344

2.145.723.604

2.465.413.954

3

Thu khác

VND

2.445.524.334

4.432.510.075

1.532.761.522

II

Tổng chi phí

VND

78.322.157.823

84.559.836.714

87.771.502.941

1

Chi khấu hao

VND

4.000.468.333

5.504.320.260

4.165.643.580

2

Chi lương và các

khoản theo lương

VND

15.505.666.000

17.807.206.220

19.832.044.238

3

Chi nguyên vật liệu

VND

5.654.922.544

6.551.799.616

7.847.710.285

4

Chi khác

VND

47.439.866.086

49.119.890.039

50.028.876.217

III

Nộp thuế và các

khoản phải trả cho NN

VND

5.721.234.860

5.576.620.579

5.897.228.621

IV

Lợi nhuận sau thuế

VND

1.914.175.745

2.100.163.286

2.550.673.086

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV du lịch công đoàn Hạ Long đến năm 2015 - 9

(Nguồn từ phòng kế toán khách sạn)


Bảng 2.3: Nguồn nhân lực khách sạn Sài Gòn – Hạ Long theo trình độ chuyên môn

ĐVT: người



Năm


Tổng sô

Đại học và trên đại học


% so với tổng số


Cao

đẳng

% so với tổng số

Trung cấp, chứng chỉ

nghề


% so với tổng

số

2009

320

150

46,88

108

33,74

62

19,38

2010

330

155

47

112

33,9

63

19,1

2011

370

178

48,1

125

33,78

65

18.12

2012

380

185

48,7

133

35

62

16,3

2013

390

186

47,72

138

35,38

66

16,9

(Nguồn từ phòng TCHC – LĐTL công ty)

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012 của khách sạn Hạ Long Plaza


TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Tổng lượt khách

+ Khách quốc tế

+ Khách nội địa


người


54.342

45.238


55.023

47.078


55.556

46.657


Công suất sử dụng

phòng

%

85.9

88.6

89.5

I

Tổng doanh thu

VND

80.566.656.546

85.989.876.668

90.685.436.336

1

Thu từ kinh doanh

dịch vụ

VND

61.469.681.890

75.637.839.372

90.191.008.713

2

Thu hoạt động tài

chính

VND

20.121.344

20.412.536

65.413.954

3

Thu khác

VND

865.641.534

1.002.510.082

594.753.726

II

Tổng chi phí

VND

78.840.422888

83.969.543.040

88.341.545.670

1

Chi khấu hao

VND

4.000.469.229

4.504.655.433

5.165.643.580

2

Chi lương và các KTL

VND

15.555.538.666

16.807.566.566

18.832.044.238

3

Chi nguyên vật liệu

VND

4.335.933.344

5.266.799.616

6.047.710.285

4

Chi khác

VND

49.852.006.944

51.813.900.846

52.398.918.946

III

Nộp thuế và các khoản

phải trả cho NN

VND

5.096.474.705

5.576.620.579

5.897.228.621

IV

Lợi nhuận sau thuế

VND

1.726.233.658

2.020.333.628

2.343.890.666

(Nguồn từ phòng kế toán khách sạn)


Bảng 2.5: Nguồn nhân lực Hạ Long Plaza theo trình độ chuyên môn

ĐVT: người



Năm

Tổng sô

Đại học

và trên

đại học

% so với tổng

số

Cao

đẳng

% so với tổng

số

Trung cấp, chứng chỉ

nghề

% so với tổng

số

2009

310

155

50

85

27,4

70

22,6

2010

315

156

49,5

88

27,93

71

22,57

2011

360

189

52,5

99

27,5

72

20

2012

376

195

51,87

106

28,19

75

19,94

2013

382

200

52.38

104

27.22

78

20.4

(Nguồn từ phòng tổ chức hành chính – Lao động tiền lương khách sạn)

Từ các bảng số liệu theo nguồn Phòng tài chính 2 khách sạn trên cung cấp thì tổng số doanh thu, lợi nhuận, trình độ chuyên môn tay nghề của đội ngũ nhân viên đều lần lượt cao hơn CTTNHH MTV DL CĐ Hạ Long. Đối với khách sạn Sài Gòn Hạ Long, nhà quản trị đã đưa ra chế độ thu hút lao động có trình độ như có bằng đại học, có kinh nghiệm khi chuyển sang làm việc tại khách sạn đó thì tăng một bậc lương, nếu là cán bộ tuyển mới thì tặng 20 triệu đồng khi vào làm việc. Bên cạnh đó họ còn có cơ sở vật chất tốt hơn do vừa mới được xây dựng, nguồn lực tài chính dồi dào do hệ thống khách sạn cùng công ty mẹ tại nước ngoài đầu tư. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực của CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long.

b) Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng

Khách hàng của CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long là những du khách, các tổ chức trong và ngoài nước sử dụng các dịch vụ du lịch của CT. Do sự phát triển của kinh tế, xã hội, mức sống của nhân dân được nâng lên nên nhu cầu của khách du lịch và các tổ chức ngày càng cao, họ đòi hỏi các dịch vụ du lịch phải có chất lượng cao như phòng ốc phải tốt hơn, đầy đủ tiện nghi hơn, không gian rộng hơn, cách bài trí phòng nghỉ phải đẹp hơn, sang trọng hơn, thời gian nghỉ của khách dài hơn, số lượng phòng đặt trước nhiều hơn; các dịch vụ phải được phục vụ nhanh hơn, rút


ngắn thời gian chờ đợi; các dịch vụ vui chơi, giải trí đầy đủ hơn; nhà hàng phải có đủ các thực đơn theo vùng, miền, chất lượng thực phẩm phải đảm bảo, chỗ ngồi ăn phải có không gian thoáng mát, ngắm được cảnh biển…Đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với công ty và chính điều này cũng tạo ra những thách thức đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực của công ty vì nhà quản lý luôn đòi hỏi những lao động đáp ứng được yêu cầu công việc của mình. Chất lượng của dịch vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với khách hàng vì vậy nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu rằng không có khách hàng là không có doanh nghiệp và họ không có cơ hội để làm việc nữa.

c) Nhà cung ứng

Đó là những trường cao đẳng, đại học ngành du lịch cung cấp nguồn nhân lực cho Công ty. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của đất nước về mọi mặt, nên số lượng các trường ĐH, CĐ xuất hiện ngày càng nhiều, vì vậy nguồn cung ứng nhân lực là rất đa dạng và phong phú.

Điều này đã tạo cơ hội để công ty có thể thu hút lao động từ nhiều loại hình đào tạo, và có nhiều cơ hội để lựa chọn nhân lực có chất lượng cao. Qua thống kê cho thấy, cán bộ quản lý và nhân viên của Công ty chủ yếu tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ sở dạy nghề như là: Đại học công đoàn, ĐH văn hoá và du lịch, ĐH xã hội và nhân văn, ĐH Thương mại, Đại học tài chính kế toán, cao đẳng văn hoá du lịch Quảng Ninh…

Đội ngũ nhân viên ở các bộ phận phục vụ buồng, phòng, giặt là, nhà hàng chủ yếu là sinh viên đã tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp, trường cao đẳng văn hóa du lịch Quảng Ninh. Đội ngũ này chiếm trên 70% tổng số người lao động trong công ty.

Trong tương lai, công ty có thể thu hút thêm lực lượng lao động từ các trường khác đặc biệt là các trường quốc tế để bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao của mình. Tuy nhiên, thách thức đặt ra từ phía nhà cung ứng nhân lực đó là hầu hết các sinh viên xếp loại khá, giỏi của những trường đại học khi tốt nghiệp ra trường, họ đều quan tâm đến cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp


mà có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn, điều kiện làm việc ưu đãi và chế độ chính sách đầy hứa hẹn. Số lượng người xin việc chủ yếu là sinh viên cao đẳng, sinh viên học trung cấp nghề hoặc là qua đào tạo nghề ngắn hạn. Do đó, chất lượng cán bộ, nhân viên đầu vào của Công ty còn chưa cao, đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ của công ty đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Đối với bộ phận nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc của nhà hàng (bếp, bàn, bar). Thực phẩm đầu vào được cung cấp từ nguồn thực phẩm dồi dào của địa phương như hải sản, nguồn nông sản độc đáo từ các vùng lân cận (Đông Triều, Hoành Bồ, Yên Hưng, Vân Đồn…), từ các chợ và siêu thị tại Báy Cháy, Hòn Gai, rất thuận lợi trong vận chuyển, đảm bảo thực phẩm đầu vào cho nhà hàng luôn tươi mới và an toàn thực phẩm. Hơn nữa, việc ứng dụng các kinh nghiệm, kĩ thuật tiên tiến trong chế biến các món ăn với chất lượng cao, mặt hàng đa dạng hấp dẫn đã đáp ứng được đông đảo khẩu vị của khách hàng theo vùng miền. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường tràn lan các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người, gây khó khăn không nhỏ đối với nguyên liệu đầu vào cho nhà hàng của khách sạn. Vì vậy, để đáp ứng được những yêu cầu trên, đội ngũ nhân viên bộ phận nhà hàng phải là những người có chuyên môn tay nghề, hiểu biết sâu sắc về quy trình chế biến, chất lượng, thẩm mỹ, khoa học của thực đơn và món ăn, kỹ năng , kiến thức về vệ sinh ăn toàn thực phẩm. Điều này đặt ra một thách thức cho Nhà quản trị nhân lực trong quá trình tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực như thế nào để đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn cung ứng các nguyên liệu đầu vào cho các bộ phận hội trường, phòng nghỉ như các trang thiết bị tủ, điều hòa, bàn ghế, ti vi, chăn, rèm, mền, ga và các thiết bị khác, các dịch vụ kỹ thuật đi kèm các thiết bị được cung cấp từ các nhà cung cấp truyền thống, có mối quan hệ lâu năm với công ty có cơ sở tại địa phận tỉnh Quảng Ninh. Điều này luôn đảm bảo cho công ty có một cơ sở vật chất ổn định, đầy


đủ, đảm bảo kỹ thuật. Đây cũng là một trong những thuận lợi của công ty trong quá

trình hội nhập và phát triển.

Qua việc phân tích và nhìn nhận thấu đáo hơn về tác động của nhà cung ứng giúp ta nhìn nhận rõ hơn những cơ hội và thách thức của công ty trong giai đoạn hiện tại và tương lai đã được phân tích, kết luận và in đậm ở phần trên. Từ đó ta có thể đề ra các giải pháp chiến lược chung cho quá trình phát triển của công ty, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

d) Áp lực từ sản phẩm thay thế

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, ngày càng có nhiều loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Có một thực tế là các loại hình du lịch theo tua đã đáp ứng được trọn gói nhu cầu của khách du lịch. Khách hàng được đảm bảo cho các khâu phục vụ từ đi lại, ăn nghỉ, ngắm cảnh, các vấn đề về an toàn cho khách trong các tua… Vì vậy khách hàng ngày càng được cuốn hút vào các chuyến du lịch theo tua. Như vậy khách hàng chủ động được mọi mặt trong quá trình du lịch theo tua mà ít phải lo lắng về giá cả, vệ sinh thực phẩm, thời tiết, khí hậu vì đã được tư vấn. Điều này đòi hỏi các công ty du lịch như CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long phải xây dựng mối quan hệ tốt với các công ty tua hướng dẫn du lịch, đồng thời quảng bá tốt nhất các sản phảm dịch vụ của mình để cuốn hút được đông đảo khách du lịch theo tua, đặc biệt là khách nước ngoài. Đây cũng là một nhiệm vụ lớn và cũng là một thách thức không nhỏ đặt ra cho cán bộ và nhân viên công ty.

2.2.3. Phân tích môi trường nhân lực bên trong

Mỗi năm CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long đón trung bình khoảng gần 100 nghìn lượt khách quốc tế và trong nước, nhận tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo, hội nghị lớn trong và ngoài nước có từ 500 khách trở lên, tiếp theo là hàng trăm các hội nghị của tổ chức Công đoàn các cấp trong và ngoài tỉnh, trong khi đó tổng số lượng Cán bộ, CNVC, LĐ của khách sạn là 344 người (Số liệu của phòng Hành chính - lao động tiền lương của CT). Trong đó trình độ đại học là 92 người, còn lại là cao đẳng, trung cấp, bằng nghề và sơ cấp. Như vậy thực tế cho thấy, trong hoạt động


phát triển nguồn nhân lực, ngoài vấn đề về số lượng nhân lực đôi lúc còn thiếu, phải quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực vì tổng số nhân lực có trình độ, chuyên môn tay nghề cao chiếm tỉ lệ thấp.

Như vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty cần phải khắc phục được điểm yếu về chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng và càng cao.

Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là những người có trình độ, có kinh nghiệm. Hiện nay, khách sạn mới chỉ có 1 phó giám đốc phụ trách mảng kinh doanh, còn thiếu 1 phó giám đốc phụ trách mảng nhân sự, dẫn đến tình trạng các công việc đôi khi không được kịp thời giải quyết, mà các tình huống hoặc yêu cầu công việc hàng ngày của khách sạn cần phải được điều chỉnh, giải quyết thường xuyên, nhanh chóng để dáp ứng được nhu cầu khách hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý và kinh doanh của khách sạn.

CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long là một doanh nghiệp đoàn thể trực thuộc LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vị trí đẹp nhất nhìn ra vịnh Hạ Long. Là một công ty uy tín, thị trường khá rộng có tính ổn định thể hiện rõ trong thông báo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, với mức tăng trưởng doanh thu cao, công suất sử dụng buồng phòng trong khoảng 78 – 81%. Thương hiệu công ty đang được nâng cao đối với các thành phần kinh tế trong cả nước. Công ty được sự ủng hộ trực tiếp từ Tổng liên đoàn Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh. Yếu tố này được đánh giá là một trong những lợi thế của công ty, giúp cho công ty luôn có sự phát triển đúng hướng và bền vững.

- Các chính sách thu hút, đãi ngộ nhân viên của công ty tuy đã được xây dựng nhưng chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu mọi mặt của người lao động. Hàng năm, công ty đều có sự thiếu hụt về lao động do một số cán bộ, nhân viên chuyển đi.


Bảng 2.6: Số lượng cán bộ quản lý và nhân viên chuyển đi

ĐVT: người


Năm

Trình độ

2008

2009

2010

2011

2012

Thạc sỹ

0

0

0

0

0

Đại học

4

2

4

3

3

Cao đẳng

1

1

1

1

1

Khác

15

12

15

14

13

Tổng

20

15

20

18

18

(Nguồn: Phòng TCHC – LĐ TL công ty)

Từ bảng 2.6 cho ta thấy một thực trạng là từ năm 2008 đến 2012 năm nào cũng có cán bộ, nhân viên của khách sạn chuyển sang công tác tại các khách sạn khác, hoặc ngành khác, năm ít thì cũng có tới 18 cán bộ, nhân viên chuyển đi, còn năm nhiều thì lên tới 20 cán bộ, nhân viên chuyển đi.

Và số cán bộ chuyển đi đều thuộc diện là các cán bộ đã có bằng đại học, có kinh nghiệm và tay nghề cao, nguồn nhân lực cốt cán của công ty. Chủ yếu họ chuyển sang các ngành như: khu công nghiệp Cái Lân, khách sạn Hạ Long Plaza, khách sạn Sài Gòn – Hạ Long, ngành dịch vụ cảng…, đó là những đơn vị sẽ tạo cho họ nhiều cơ hội phát triển hơn về chuyên môn nghiệp vụ, môi trường làm việc tốt hơn và chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn. Điều này đã, đang và sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ tới hoạt động phát triển nguồn nhân lực cụ thể là: chế độ đãi ngộ, lương bổng và các cơ chế quản lý khác nhằm thu hút và giữ chân người lao động có trình độ, có chuyên môn.

- Chất lượng các dịch vụ của công ty được khách hàng đánh thông qua chất lượng các dịch vụ, đi kèm là thái độ phục vụ của nhân viên, trình độ, phẩm chất của nhân viên, văn hóa doanh nghiệp trong công ty thể hiện từ cách ăn mặc, thái độ luôn tươi cười niềm nở với khách hàng, đi lại, nói năng nhẹ nhàng của nhân viên, tinh thần phục vụ đúng giờ, đúng hẹn, không để khách chờ lâu. Căn cứ vào kết quả điều tra 50 khách hàng trong một quy mô nhỏ, được tác giả thực hiện trong tháng 9 năm

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 30/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí