Giọng Điệu Chất Vấn, Tự Vấn, Yêu Cầu


diết: “Lời hẹn hò con gái con trai/ Là chén canh cá lóc/ Mẹ nấu cho tôi dưới hàng cây so đũa/ Là lời ru em nhẩm đọc vô tình/ ví dầu cầu ván đóng đinh/ cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi” (Những người đi tới biển).

Trong Đường tới thành phố, có khi Hữu Thỉnh đã chọn một tứ thơ từ cách tư duy rất dân gian của nông dân Việt Nam để viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương bằng giọng điệu kể: Con gà trống cù kỳ quanh vại nước/ Hạt thóc ngậm vào thành hạt ngọc của tình yêu/ Tiếng nó gáy rung vang cườm ngũ sắc/ Báo cho du kích đã qua chiều”.

Bằng giọng điệu trần thuật theo dòng cảm xúc, hồn thơ Hữu Thỉnh đã đưa ta đến với mảnh đất mười tám thôn vườn trầu có hình ảnh người vợ mỏi mòn ngóng đợi ngày chiến thắng để không còn cảnh lén nuôi dấu người chồng - là cán bộ địch hậu ở dưới hầm: “Chị đợi chờ quay mặt vào đêm/ Hai mươi năm mong trời chóng tối/ Hai mươi năm cơm phần để nguội/ Thôi tết đừng về nữa chị tôi buồn”. Giọng điệu tâm sự giải bày đã giúp nhà thơ thể hiện độc đáo tâm trạng của người thiếu phụ mười tám thôn vườn trầu: “chị tôi không thể làm như con rắn que còi”,“chị thiếu anh nên chị bị thừa ra”, “những đêm trở trời trái gió, tay nọ ấp tay kia”, “một mình một mâm cơm, ngồi bên nào cũng lệch”, “chị buồn như bông điệp xé đôi…”.

Giọng điệu tâm sự giải bày cũng rất phù hợp để nói về tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia sẻ ngọt bùi khi còn sống lẫn khi về nơi cát bụi. Mở đầu cho Lửa mùa hong áo, Lê Thị Mây đã chọn những dòng thơ mang giọng điệu tâm tình với người đã khuất: “Xin các chị cho em nén giữ trong lòng/ Làn hương sả bắt đầu từ ký ức/ Mười sáu tuổi mười bảy tuổi ai không náo nức/ Mong được rời nách áo mẹ ra đi/ Tiếng núi sông thăm thẳm rầm rì”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng trường ca đã kết hợp thể hiện những cảm xúc trữ tình cá nhân, cái tôi nội cảm của nhà thơ thông qua lăng kính khách quan về thời đại để tạo nên những vần thơ mang giá trị lịch sử và văn học sâu sắc. Để đạt được giá trị nêu trên, trường ca sử thi hiện đại thường sử dụng giọng điệu


chung là giải bày tâm sự, hồi tưởng và cả giọng điệu triết lý chính luận sâu sắc, dễ dàng đi vào con tim người thưởng thức.

3.2.2. Giọng điệu triết lý bình luận

Giọng điệu phù hợp với nội dung tư tưởng thì mới chuyển tải được nội dung tư tưởng. Ngoài giọng điệu tâm sự, giải bày; trường ca sử thi hiện đại sau 1975 thường có giọng điệu triết lý bình luận pha lẫn tính trữ tình..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Làm nên sự thành công cho trường ca chính là ở chỗ người nghệ sĩ phải biết thể hiện giọng điệu mang dấu ấn cá nhân độc đáo và tạo hiệu quả trong thơ. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng giọng điệu thể hiện sự trầm tĩnh, sâu lắng đầy tính triết lý luận bàn để tạo nên một phong cách độc đáo cho riêng mình. Trong Mặt đường khát vọng, nhà thơ đã thể hiện một sự cảm nhận hết sức mới mẻ, một cách định nghĩa hết sức sáng tạo về đất nước và thường trình bày những suy nghĩ về nhân dân, đất nước bằng giọng điệu triết lý - trữ tình - chính luận, nhất là ở chưong V “Đất nước”.

Thời chống Mỹ, tư tưởng chung của thời đại là sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân và số phận cộng đồng, đất nước nên nhà thơ đã bày tỏ chính kiến: “Em ơi em, đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời”. Tính triết lý chính luận ở đoạn thơ trên được bắt rễ từ những liên tưởng: quá khứ - hiện tại - tương lai, từ những con người cụ thể đến cả dáng hình Tổ quốc và từ giọng điệu thơ giàu tính nhạc êm đềm.

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 20

Anh Ngọc dành tình yêu của mình cho những cô gái ở đoàn H 50 vận tải dọc vùng Nam Trung Bộ. Chất triết lý trong thơ đã tạo nên giá trị tư tưởng: “Dáng em đi là dáng của con đường/ Em giống đất/ Và đất thì giống mẹ” (Sông núi trên vai).

Trong thơ Thanh Thảo, tính triết lý chính luận được thể hiện rất nhẹ nhàng, góp phần chuyển tải một sự thật hiển nhiên nhưng không phải bất kỳ ai cũng làm được: “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình”. Thế hệ thanh niên yêu


nước thời chống Mỹ đã nói và làm được điều mà họ nói. Cuộc sống an nhàn, tuổi xuân phơi phới yêu đương làm sao không tiếc nhưng lý do bật ra hết sức giản đơn mang tầm thời đại, câu thơ vừa là lời tâm sự chân thành vừa mang tính triết lý sâu xa: “nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” (Những người đi tới biển).

Từ một gốc sim cằn, Hữu Thỉnh đã bình luận về Tổ quốc, với kẻ thù, với người yêu, bày tỏ nỗi niềm thương nhớ, hiếu thảo với mẹ. Rồi anh quay trở lại bình luận về đất nước: “Nhưng trước mặt là Tổ quốc/ Dù chỉ gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn”. Anh lắng nghe lời ru của mẹ cuối bãi đầu ghềnh; anh hình dung dáng mẹ lam lũ; nhọc nhằn bằng giọng thơ triết lý chất chứa nỗi niềm yêu thương Mẹ: “Không mật mã không cần phiên dịch/ Tiếng mẹ ru ta cuối bãi đầu ghềnh/ Mẹ đi gánh than mẹ thường gánh vã/ Nhem nhuốc cả ngày xanh”.

Paul Valéry đã từng nói: “Thơ là sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa”. Người chiến sĩ cảm nhận “cái im lặng hoàn toàn” của đất trời khi im tiếng súng, anh nằm nghe thơ, “nghe sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa” một cách thi vị và nhà thơ đã giúp anh bày tỏ tâm sự bằng giọng điệu trầm tĩnh: “Ngôi sao xanh rơi xuống lá sim/ Thành giọt sương từ lá sim rơi xuống”. Câu thơ tiếp theo lại chuyển sang một giọng thơ mơ hồ nhưng đằm thắm, tạo sự liên tưởng về tình yêu: “Hoa bung biêng ơi, con lắc của mùa xuân/ Rừng không ngủ vì những hồi gõ tím”. Câu thơ vang lên, chỉ đọc bằng mắt thôi cũng đã thấy nhạc điệu ngân nga đến trước cái màu xanh của chồi non xuân biếc, cái màu tím bâng khuâng của giấc ngủ núi rừng và trước cả sự cảm nhận về ý nghĩa (Đường tới thành phố).

Trong Trường ca sư đoàn, Nguyễn Đức Mậu cũng thường thể hiện tâm trạng nhân vật bằng giọng điệu triết lý mang sắc thái trầm tĩnh, thiết tha về sự sống vĩnh hằng: “Sống như đất, ta bình thường như đất/ Đất đứng lên thành dáng vóc con người”. Nhà thơ đã có một cách liên tưởng thật độc đáo, kỳ lạ và đã sử dụng giọng điệu trầm tĩnh nhưng đậm đà tình cảm của mẹ đối với con:


Ngón tay khô gầy/ Mẹ tính đốt thời gian/ Khi mười ngón tay mẹ đầy vầng trăng mọc/ Thì chúng con giải phóng Sài Gòn”.

Hoàng Trần Cương cũng đã từng trăn trở, ưu tư trước nỗi dâu bể của cuộc đời. Điều đó được nhà thơ sử dụng giọng điệu triết lý để so sánh khá ấn tượng: “Những trầm tích giữa bộn bề năm tháng/ Khuất mình nhưng chưa khuất bóng/ Khuất mình nhưng không khuất lặng/ Như mây trắng trên trời/ Như ngọn sóng dưới sông/ Như mưa chưa ngừng rơi/ Và gió/ Hững hờ hò hẹn với khơi xa” (Trầm tích).

Trường ca Hàm Rồng, Từ Nguyên Tĩnh cũng chọn cách nói triết lý chính luận để luận bàn về tình yêu đích thực của con người: “Hàm Rồng Hàm Rồng vang động mãi trong tôi/ Tưởng như nếu không có Hàm Rồng tôi đã thành kẻ khác/ Như không có tình yêu tôi đã thành người độc ác/ Không có phù sa tôi không là cây xanh hữu ích cho đời”.

Có thể nói, trường ca sử thi hiện đại thường thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc sống, đất nước, thế giới và còn đề cập đến những vấn đề đạo đức của nhân loại... Với giọng điệu phong phú; các trường ca đã được sự đồng cảm của người thưởng thức; nhất là ở những khổ, những chương thơ đặc sắc. Tất nhiên, cũng không loại trừ một số trường ca; trong một vài chương, vài đoạn; do tính triết lý chính luận đã tạo nên sự nặng nề hoặc có những ý thơ dàn trải, dễ dãi, buông thả… như những dòng thơ sau: “Mười họng súng hối hả chong vào ngực/ Các anh nhìn thẳng, nhóng người lên” (Hòn Khoai - Nguyễn Bá). Hay: “ Đọc nhiều nhất là thư của mẹ/ Tiếp đến là thư của các em/ Rốt nữa thư bạn bè cùng học/ Chưa yêu nên chưa có thư yêu” (Mười bảy khúc đảo ca - Dương Thuấn).

Nhìn chung, giọng điệu trong trường ca sử thi hiện đại đa cách thức, đa sắc thái, đa chủ thể phát ngôn, giàu tính thẩm mỹ và giàu cách thức thể hiện. Có thể là giọng điệu giải bày, tâm sự nhưng cũng có thể là giọng điệu triết lý luận bàn hoặc chất vấn yêu cầu.


3.2 3 Giọng điệu chất vấn, tự vấn, yêu cầu

Thời chống Mỹ, các nhà thơ phần nhiều thường để tâm thế hướng ngoại khi nói về nhân dân, đất nước cùng với những sự việc có tầm vóc lịch sử. Trữ tình cá nhân đã nhường chỗ cho trữ tình công dân nên trường ca mang dáng vóc sử thi. Đây là điểm khác biệt khi so sánh với thơ mới. Nhà thơ hướng nội để lắng nghe nhiều cung bậc tình cảm trỗi dậy trong lòng đang có nhu cầu bộc bạch, sẻ chia, và giọng điệu trường ca sẽ mang tính chất giải bày tâm sự và tự sự đẫm chất trữ tình. Có khi đang từ hướng nội lắng nghe lòng mình, nhà thơ đã chuyển sang huớng ngoại để lắng nghe cuộc sống bên ngoài... nhất là ở những trường ca thiên về suy nghĩ trí tuệ, thiên về chất chính luận như trường ca của Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh…

Anh Ngọc, trong Sông núi trên vai, có ý thơ sử dụng chất liệu dân gian từ thành ngữ, tục ngữ mộc mạc kết hợp với giọng điệu tâm tình pha lẫn triết lý nhẹ nhàng để bày tỏ tình cảm: “Ví dù cách mặt khuất đêm/ Thì xin chân cứng đá

mềm được chăng?”. Giọng điệu chất vấn nhẹ nhàng và thân thương có khi được thể hiện qua việc miêu tả nhân vật: “Pi Thị Bảy/ Cô gái Rắc Lây đu phía trước đội hình/ Đang lên đèo/ Anh có thấy không anh?”.

Có khi lời thơ là một nỗi lòng đau đáu, xót xa, căm hận sự tàn bạo của kẻ thù đã làm cho vật đổi sao dời; giọng điệu chất vấn mà da diết nỗi niềm: “ Mồ mả ông bà ơi/ Ruộng đã thành ao sông hóa bãi/ Mà gió chướng vẫn vô hồi thổimãi/ Cực Nam Cực Nam” (Sông núi trên vai - Anh Ngọc).

Ở trường ca Theo chân Bác, Tố Hữu đã trình bày lại toàn bộ cuộc đời của Bác theo diễn biến thời gian. Nhưng vì là một nhà thơ có sở trường sử dụng giọng điệu trữ tình nên lịch sử là “cái sườn cấu tạo chung, là phương tiện dẫn dắt câu chuyện. Cảm xúc mới là cái nền, là chất men say… Sự kiện lịch sử và cảm xúc bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau. Không dựa vào lịch sử, cảm xúc sẽ dễ đuối hơi và đơn điệu; không dựa vào cảm xúc, lịch sử lại dễ trần trụi, khô khan” [43, tr.670]. Tố Hữu kết hợp khá nhuần nhuyễn cách thức vừa kể


chuyện, vừa nói nỗi lòng. Giọng điệu kể xen kẽ giọng điệu hỏi tạo thành nỗi niềm tâm sự ngay từ bốn câu thơ mở đầu: “Tháng năm ơi, có thể nào quên/ Hàng bóng cờ tang thắt dải đen/ Rũ giữa lòng đau. Ta nhớ mãi”.

Nhà thơ đã dành phần đầu và phần cuối bản trường ca để nói về hiện tại và trình bày những cảm xúc suy nghĩ nên giọng kể mang chất tâm tình sâu đậm, đầm ấm, ngọt ngào. Phần giữa trường ca, Tố Hữu dựa vào thời gian lịch sử để kéo quá khứ về với hiện tại nên giàu chất suy tưởng. Hình thức thơ bảy chữ bốn câu giúp bản trường ca gần năm trăm câu không đơn điệu mà trái lại càng mang âm hưởng trang trọng, thiết tha và giàu tính hàm súc. Tất nhiên trong bản trường ca này cũng có những câu thơ giọng điệu nói chưa thật hay như: Phải không vậy, ơi anh ơi chị…”, nhưng đó chỉ là những hạt cát gợn lên trên mặt lụa mịn màng.

Giọng điệu kể có mặt trong tất cả các bản trường ca, có thể kể nhiều, nói nhiều, đối thoại nhiều như ở Vách đá Hồ Chí Minh (Thu Bồn), trường ca Nguyễn Văn Trỗi (Lê Anh Xuân), Kể chuyện ăn cốm giữa sân (Nguyễn Khắc Phục). Mặt đường khát vọng cũng có nhiều đoạn nói, đối thoại.

Bình luận về ranh giới giữa cái sống và cái chết, Thanh Thảo đã triết lý thật sắc cạnh. Lời thơ là một câu hỏi mang tầm thời đại nhưng sự lý giải bật ra thì rất giản đơn: “nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi là Tổ quốc?(Những người đi tới biển).

Có khi, để diễn tả trọn vẹn tình yêu với đất, nhà thơ vận dụng giọng điệu hỏi của ca dao: “Tôi đến đây thành rễ cây hút chặt/ Với đất này nhớ câu hát ngày xưa/“Lấy anh em biết ăn gì/Lộc sắn thì chát lộc si thì già” (Đường tới thành phố). Cũng như nhiều nhà thơ viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ giai đoạn sau; Hữu Thỉnh luôn suy tư, trăn trở về những con người, sự kiện, sự việc… bình thường nhưng có tầm vóc lớn lao, có ý nghĩa sâu sắc. Những tâm sự giản đơn nhưng có sức nặng tư tưởng đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người, giúp cho trường ca giàu chất trữ tình sâu lắng.


Cuộc kháng chiến chống Mỹ càng gay go, quyết liệt thì sự nhận thức về nó ngày càng sâu sắc. Đó là nhu cầu nhận diện cuộc chiến tranh, tìm ra quy luật của nó và trách nhiệm của nhân dân đối với đất nước, Tổ quốc. Hữu Thỉnh đã để người lính tâm sự với người ỵêu về ngọn lửa, về thơ, về trận đánh bên gốc sim cằn. Lối độc thoại, giọng điệu tự vấn sắc cạnh gợi trong lòng người đọc nỗi xúc động khôn nguôi: “Trời ơi, nếu kẻ thù chiếm được/ Chỉ một gốc sim thôi dù một gốc sim cằn/Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc/ Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim”. Giọng điệu thơ có khi là lời độc thoại, thể hiện sự hòa hợp hai tâm hồn: “Gió đâu gió mát sau lưng/ Em không phải sau lưng/ Em đang ngồi trước mặt/ Bởi anh biết em ơi anh biết/ Cuối chặng đường là nỗi nhớ gặp nhau” (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh).

Trong Trường ca Sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, có vài đoạn thơ sử dụng lối kể độc thoại đầy ấn tượng về sự khắc nghiệt của chiến tranh pha lẫn giọng điệu hỏi: “Trong bom đạn đồng đội gọi tên nhau/… Gọi một lần, nhớ mãi về sau/ - Hùng ơi nằm đâu?/-Sơn nằm đâu?/ -Tiến nằm đâu?/ Giọng nói trộn thuốc bom sặc sụa/ Tôi nhớ khi giọng nói đứt lưng chừng”. Những câu hỏi thể hiện sự chia sẻ cái sống cái chết trong gang tấc nghe vừa thực, vừa ảo, mong manh, mênh mang. Nhưng đọng lại sâu sắc nhất là câu thơ kể về cái “giọng nói đứt lưng chừng” bởi người nói đã như chiếc lá lìa cành, mãi mãi ra đi.

Trong Khoảng trời người lính, Lê Anh Quốc cũng đã tự dằn vặt: Phải

đâu người sống quên rồi/ Chiến tranh để lại… rối bời chiến tranh/ Vết thương nhức nhối chưa lành/ Chẳng nguôi quên... ở rừng xanh - mộ còn”.

Các trường ca của Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Hưng Hải, Hoàng Trần Cương... thể hiện nhiều giọng điệu, sử dụng nhiều cách thức biểu hiện giọng điệu. Đa phần, các nhà thơ đã sử dụng kết hợp nhiều thể: tự do, lục bát, song thất lục bát, thơ năm chữ, thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ… để dễ dàng xê dịch, chuyển tải ý tứ một cách phóng khoáng; nhiều kiểu câu cảm, hỏi... góp phần giúp cho giọng điệu trường ca trở nên đa cách thức.


Cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh của dân tộc là một cuộc sống rộng lớn đầy biến động. Diễn tả cái nền hiện thực ấy; tất nhiên, nhịp điệu, thể thơ trong trường ca cũng cần phóng khoáng, linh hoạt. Giọng điệu thơ, ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ cũng hiện đại trí tuệ hơn kết hợp với sự tiếp thu sáng tạo chất liệu văn học dân gian truyền thống.

Trường ca sử thi hiện đại ra đời sau 1975 có khuynh hướng thiên về chất trữ tình triết lý, chiêm nghiệm; cốt truyện như trong trường ca truyền thống hầu như không còn là điều quan trọng, nhưng bao giờ yếu tố tự sự cũng có vai trò nổi bật. Điều đáng nói là những sự kiện, câu chuyện ấy được tái tạo lại không theo một thứ tự qui định mà theo sự trỗi dậy của cảm xúc và nhờ kết câu, cách liên tưởng… để các sự kiện gắn bó chặt chẽ với nhau.

Trong một hội thảo về trường ca, chính Thu Bồn cũng đã khẳng định “trường ca là một kiến trúc tổng hợp của thơ ca” (TC VNQĐ số 11/1980). Xét cho cùng, từ “tổng hợp” ở đây mang nhiều phương diện của nội dung và nghệ thuật. Trường ca; trước hết là một bài ca hơn là một câu chuyện kể vì tính phức điệu, tính giao hưởng về cảm xúc, về giọng điệu, về kết cấu, thể thơ, nhạc điệu, sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại. Trường ca về thời chống Mỹ sử dụng nhiều giọng điệu đa dạng và linh hoạt, sử dụng nhiều cách: nói, kể, đối thoại, độc thoại nội tâm v...v. Ngôn ngữ kể, đối thoại thường ít mang chất thơ, nhà thơ ít quan tâm đến vẻ đẹp ngôn từ mà phải tìm ở vẻ đẹp của tứ thơ và các biện pháp nghệ thuật khác. Ngôn ngữ sử dụng trong độc thoại mang tính triết lý luận bàn thường mang tính hàm súc, hầu như ít có sự xuất hiện của ngôn ngữ đời thường suồng sã như số ít bài thơ đương đại.

Tuy nhiên, ngay những trường ca có giá trị, bên cạnh giọng điệu đối thoại tự nhiên, mộc mạc; vẫn thiếu sự trau chuốt ngôn từ và giọng điệu ở một vài đoạn đối thoại: Chị không kể bốn năm đày hả anh?/ Tù về mắc bệnh động kinh/ mình nghe nói chớ bả làm thinh hoài hoài/ để cho mình được thảnh thơi…” (Câu chuyện trong hầm - Đường tới thành phố). Rải rác trong một số

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí