tự nó đã góp phần tạo nên âm hưởng và dáng vẻ sử thi nên cũng giàu tính chất trữ tình, bởi, khuynh hướng sử thi càng lùi về sau càng mang tính hướng ngoại giàu chất suy nghĩ, trí tuệ. Chất trữ tình cá nhân đã nhường chỗ cho trữ tình công dân.
Những bản trường ca ra đời trong thời chống Mỹ là vốn quý của thơ ca Việt Nam hiện đại. Những năm 70 - 80, trường ca tự khẳng định mình, đòi hỏi phải được xem như là một thể loại. Anh Ngọc rất cẩn trọng khi gọi trường ca là “siêu thể loại”. Những trường ca có giá trị viết về những sự kiện có “tầm cỡ lịch sử” khác nhau nhưng tất cả đều mang hơi thở và nội dung lớn của thời đại. Đó là những tình cảm thiêng liêng, trong sạch hướng về nhân dân, đất nước trong những tháng ngày lịch sử, là những suy nghĩ về lẽ sống của một thế hệ đã lớn lên trong chiến tranh. Đó là những hồi tưởng về một thời máu lửa của những con người đã từng đối mặt với sự sống và cái chết hàng ngày. Chính vì thế mà càng về sau xu thế trữ tình càng nổi trội hơn xu thế tự sự, bởi tính chất trữ tình phù hợp với yêu cầu cần bộc bạch tâm sự, triết lý, chiêm nghiệm hơn. Tất nhiên không dễ dãi lãng quên sự quan trọng của yếu tố tự sự. Bởi nếu sa lầy vào tính chất trữ tình thì bức tranh sự kiện sẽ bị nhòe đi và giảm tính hiện thực.
Tiểu kết chương 2
Thơ ca Việt Nam hiện đại đã phơi bày cảm xúc dâng trào trong tâm hồn các nhà thơ đòi hỏi phải ngợi ca về một giai đoạn lịch sử đặc biệt, về đất nước con người Việt Nam anh hùng. Vì vậy, cần phải mở rộng dung lượng phản ánh để miêu tả hết cái tâm, cái tình của nhà thơ - người trong cuộc và cả nhà thơ thời hậu chiến. Họ đã không cho phép mình, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, được lãng quên quá khứ đầy bi hùng của cuộc chiến tranh mà từ đó họ đã bước ra, lớn lên, nhập cuộc và trưởng thành. Đề tài đất nước, đề tài chiến tranh và người lính, đề tài lãnh tụ luôn ám ảnh họ, và cả khi thời gian chiến tranh đã qua đi trên một phần tư thế kỷ. Bên cạnh đó, đề tài tình yêu đôi lứa cũng được
đề cập đến dù rằng, trong cơn bão táp chiến tranh, vấn đề yêu đương xin gác lại phía sau. Riêng các trường ca xuất hiện sau 1990 lại thường dành đất cho các đề tài phản ánh cuộc sống đương đại.
Trường ca, như đã đề cập ở trên, thường thể hiện mục đích tổng kết một giai đoạn lịch sử lớn lao của dân tộc; hồi tưởng về những sự kiện, những biến cố quan trọng hoặc thông qua những biến cố cá nhân để phản ánh biến động của xã hội. Đó là một đặc trưng quan trọng tạo nên tính chất sử thi của trường ca về thời chống Mỹ. Mặc dầu, gần đây, trường ca về thời chống Mỹ không chỉ nhằm mục đích tổng kết giai đoạn lịch sử lớn lao của dân tộc, mà còn là mảnh đất để các nhà thơ giải bày tâm sự, bày tỏ cảm xúc, chính kiến... về cuộc chiến tranh vĩ đại đã qua nhưng dư âm còn vang vọng. Chính vì thế, trường ca về thời chống Mỹ phản ánh hiện thực sử thi nóng bỏng nhưng giàu chất trữ tình. Nếu nhân vật “tôi” trong thơ trữ tình thiên về trình bày cảm xúc bởi một lý do bất chợt, ngẫu hứng… thì bao giờ cũng vậy, trong trường ca, chất trữ tình luôn được biểu hiện gắn bó với sự kiện, biến cố mang tính lịch sử nên nhân vật tôi trong trường ca là nhân vật ta của thời đại, của dân tộc.
Hầu hết các trường ca về thời chống Mỹ đã dựng lại cảnh chiến đấu ở nơi này, nơi khác trên khắp đất nước ta trong những năm tháng chiến tranh. Mỗi sự kiện, mỗi câu chuyện… có thể xem như là những dấu vết lịch sử. Trường ca đã tuân thủ nguyên tắc tái hiện cuộc sống một cách chân thực; kết hợp tính chất trữ tình và tính chất sử thi một cách nhuần nhị; nhưng nông sâu lại tùy thuộc vào bàn tay tài hoa, quan niệm nghệ thuật về con người và thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực của mỗi nhà thơ.
Có thể bạn quan tâm!
- Sức Khái Quát Về Sự Hy Sinh Của Nhân Dân
- Đặc Trưng Sử Thi. Sự Gắn Kết Giữa Tính Chất Sử Thi Và Trữ Tình
- Sự Gắn Kết Giữa Tính Chất Sử Thi Và Tính Chất Trữ Tình
- Đến 1980 Thường Mang Giọng Điệu Tâm Sự, Giải Bày, Độc Thoại Nội Tâm.
- Giọng Điệu Chất Vấn, Tự Vấn, Yêu Cầu
- Không Gian Sử Thi Là Cảnh Làng Quê, Cảnh Đưa Tiễn
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ
Trường ca về thời chống Mỹ trong nền văn học hiện đại Việt Nam, ngoài đặc điểm quan trọng là thường tổng kết một giai đoạn lịch sử đã qua (hoặc hồi tưởng lại quá khứ); còn thể hiện những đặc điểm nghệ thuật riêng biệt.
Nhiều trường ca về thời chống Mỹ đã phản ánh những sự kiện vang dội, khắc sâu hình ảnh những con người bình thường nhưng vĩ đại bằng nghệ thuật sáng tạo. Điều đó thể hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, xây dựng kết cấu tác phẩm, thi pháp nhân vật, thi pháp chi tiết, thi pháp không gian thời gian nghệ thuật… Trong chương này, người viết tập trung nghiên cứu ở một số đặc điểm nghệ thuật của trường ca về thời chống Mỹ, cụ thể như:
1. Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ.
2. Đặc điểm đa giọng điệu. Ngôn ngữ sử thi
3. Không gian sử thi
4. Sự liên tưởng
4. Chất liệu văn học dân gian
Mỗi một đặc điểm nghệ thuật nêu trên được nhìn nhận trên cơ sở đã xuất hiện và tồn tại chủ yếu trong trường ca về thời chống Mỹ như là một dấu ấn thi pháp dành riêng cho thể thơ đặc biệt này. Việc tách bạch yếu tố nội dung và nghệ thuật khi nghiên cứu chỉ mang tính tương đối.
3.1 Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ
Đa phần, các nhà thơ không nhất thiết phải lựa chọn trước một thể thơ khi sáng tác. Họ viết mỗi khi cảm xúc trỗi dậy và ý tứ trào dâng. Nhưng có khi, việc chọn sẵn một thể thơ phù hợp cũng là một chủ ý của nhà thơ vì thể thơ cũng góp phần bộc lộ ý đồ sáng tác; thể hiện tâm trạng, tính cách... của chủ thể trữ tình và ngoại cảnh cần khắc họa. Thể thơ lục bát và thể thơ song thất lục
bát nghiêm nhặt về vần, luật nhưng dễ dàng diễn tả tâm trạng đa dạng. Thể tự do diễn tả tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả mà không bị gò bó, câu nệ về số câu, số từ trong câu. Thể thơ văn xuôi thể hiện tâm trạng và cảm xúc phóng khoáng, bay bổng... Tất cả đều được các nhà thơ chọn lựa cho phù hợp với ý đồ trình bày nội dung sáng tác.
Có thể nhận thấy, hầu như các bài thơ ngắn thường được sáng tác bằng một thể thơ. Đôi khi một tác phẩm thơ dài cũng được sử dụng đơn thuần một thể như: Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (có bốn bản diễn Nôm theo thể thơ song thất lục bát, ba bản theo thể lục bát), truyện thơ Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du; trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân, Nước non ngàn dặm của Tố Hữu… đều sáng tác theo thể lục bát. Bằng sự ngọt ngào sâu lắng, mượt mà của giai điệu, làn điệu; thể lục bát góp phần khắc đậm tình cảm của chủ thể trữ tình. Đây là thể thơ luôn được yêu thích. Lý giải về điều này, chúng ta có thể cho rằng thể thơ dân tộc có sức sống kỳ diệu vững bền, được tích luỹ trong kho tàng văn học dân gian, tiếp tục được phát triển trong thời hiện đại, duy chỉ có biến hóa cách ngắt nhịp, thay đổi hình thức sang dòng... mà thôi.
Trong trường ca Nguyễn Văn Trỗi, nhà thơ Lê Anh Xuân đã có những câu lục bát hay, có sức gợi: “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời/ Như sông, như núi, như người Việt Nam/ Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang/ Cà Mau cuối đất mở màng phù sa/ Trường Sơn chí lớn ông cha/ Cửa Long lòng mẹ bao la sóng trào.../... Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!/ Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha”.
Khi Nước non ngàn dặm của Tố Hữu xuất hiện, những vần thơ hầu hết làm bằng thể lục bát trữ tình giàu âm hưởng miền Trung, nghe ngọt lịm lòng người đã được ngân nga suốt một thời và vượt thời gian để sống mãi với dân tộc: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”. Nhiều câu thơ mang nặng nỗi niềm như thế: “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai
chưa đến đó như chưa rõ mình” (ngoại trừ vài câu thơ bảy chữ: “Sông Bến Hải bên bồi bên lở/ Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương...”).
Nhưng, đối với một bản trường ca hiện đại có dung lượng lớn, số lượng câu thơ rất nhiều, thường tác giả ít khi dùng một thể thơ duy nhất. Do nhu cầu của thời đại cần có những trường ca phản ánh lịch sử hào hùng và sức sống của dân tộc mà các nhà thơ đã sáng tạo. Thanh Thảo từng nói: “Tôi nghĩ, nếu chỉ riêng cá nhân nhà thơ thôi, thì chẳng bao giờ anh ta viết anh hùng ca hay trường ca làm gì, mà chỉ viết thơ trữ tình, chỉ hát tình ca” [91, tr.41].
Thời kỳ đầu chống Mỹ, một số trường ca thường được nhắc tới như Ba mươi năm đời ta có Đảng (1960), Theo chân Bác (1970) của Tố Hữu; Bài ca chim Chơrao (1963), Badan khát (1977) của Thu Bồn; trường ca Nguyễn Văn Trỗi (1967) của Lê Anh Xuân; Người anh hùng Đồng Tháp (1968) của Giang Nam… Đa số các trường ca nêu trên đều thiên về tự sự, có cốt truyện rõ nét, thể lục bát và song thất lục bát giữ vai trò then chốt.
Những năm từ 1975 đến 1980, nhiều nhà thơ đã thử sức và họ chọn sự đa dạng, phức hợp của nhiều thể thơ - kể cả thơ văn xuôi để sáng tác. Kết quả là qua sự sàng lọc của thời gian, trường ca của họ đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt như Đường tới thành phố, Những người đi tới biển, Mặt trời trong lòng đất...
Từ năm 1990 trở về sau, trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Các nhà thơ trẻ, kể cả các nhà thơ đã có trường ca nổi trội trong thời hoàng kim của thể loại, cũng đã chọn lối kết hợp nhiều thể thơ để thể hiện nội dung cần biểu đạt. Lối nói, lối độc thoại, lối đối thoại... cũng được sử dụng trong trường ca. Có lẽ nhờ thế mà trường ca mang rất nhiều sắc thái tình cảm, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, lời thơ giàu nhạc tính, đa thanh, đa giọng điệu. Hầu như ít thấy xuất hiện những trường ca với một thể thơ độc nhất (ngoại trừ trường ca sử dụng duy nhất thể tự do) và lối kể
chuyện có đầu có cuối; thay vào đó là những trường ca sáng tác theo phong cách tự do với đa phần là thể thơ tự do, thơ văn xuôi.
Thật ra, kiểu thơ tự do không vần đã xuất hiện từ thời chống Pháp với các nhà thơ Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi. Sau 1975, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh… cũng đã sử dụng có hiệu quả thể thơ này trong các trường ca của họ. Mã Giang Lân đã khẳng định: “trường ca… sử dụng tổng hợp nhiều thể thơ, thay đổi không khí cảm xúc” [45, tr.108]. Phạm Quốc Ca cũng cho rằng: “kiểu thơ tự do không vần chống được nguy cơ sáo mòn về ngôn ngữ, sự khuôn mẫu về nhạc điệu và gây được ấn tượng mạnh mẽ” [11, tr.192]. Kiểu thơ này thường dễ dàng bày tỏ những suy tư, trăn trở vể hiện thực xã hội, về những khổ đau do hậu quả chiến tranh để lại. Họ cũng thể hiện sự nhớ nhung da diết về đồng đội năm xưa, hồi tưởng lại mảnh đất chiến trường của một thời đáng nhớ. Họ viết theo dòng hồi ức và nhu cầu giái thoát sự trăn trở của nội tâm. Các trường ca viết sau 1990 thường mang nội dung trăn trở về sự tồn vong của đất nước trong chiến tranh bằng thể thơ tư do đầy tính triết lý. Riêng Phạm Thái Quỳnh, trong Đi trong sen ngát bóng xanh, sử dụng lối kể chuyện giống với trường ca Theo chân Bác của Tố Hữu.
Nghiên cứu phần khảo sát sau đây, ta sẽ thấy rằng, từ sau năm 1975, trường ca có khuynh hướng chọn lối kết hợp nhiều thể thơ, đặc biệt là thể thơ tự do, thơ văn xuôi dễ trình bày cảm xúc:
Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm có 09 chương thể hiện qua 09 khúc, đều là thể thơ tự do (có một vài khổ thơ bảy, tám chữ). Đây là một đoạn thơ tự do trong khổ sáu: “Ta đi/ Trong tiếng cồng không dứt/ Trong tiếng chiêng không tắt/ Ta đi/ Trong âm vang yêu nước/ Ta đi với rựa và tên/ Rựa ta mài vào gỗ thành nương/ Tên ta gài xuống đất thành bẫy...”.
Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh có 05 chương; gồm 19 khúc, trong đó có 3 khúc thơ lục bát, 15 khúc thơ tự do, 01 khúc văn xuôi. Đây là một khúc thơ văn xuôi tiêu biểu mang tính triết lý chính luận: “Chẳng cần phép
gì đâu, anh vẫn đến được từng người, làm quen và trò chuyện, chỉ cần anh có mặt đúng giây phút chẳng bao giờ lặp lại, đến đúng nơi những quyết đoán không ngờ... Nhưng đừng viết về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy xiết. Và chúng tôi với chiếc bi đông bẹp dúm kia là một, cả những hòn đá kê nồi cũng có bao điều ấm lạnh liên quan”.
Trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo có 03 chương và phần Vĩ thanh, gồm 12 khúc: 01 khúc lục bát, và 11 khúc còn lại đều là thể tự do. Đây là một đoạn thơ tư do diễn tả cái đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ: “trái tim anh rung giữa những dây đàn/ giữa những dây đàn bỗng dòng sông chảy xiết/ và cô gái hiện lên đột ngột/ cất giọng hát như luồng gió ngược/ cuốn ta về nguồn sông”.
Mặt trời trong lòng đất đã giới thiệu với thế giới về tinh thần kháng chiến quật cường của dân và quân vùng Củ Chi. Trường ca có 05 chương, gồm 18 khúc, trong đó có 4 khúc lục bát (76 câu lục bát), 13 khúc thơ tự do, 01 khúc đối thoại. Đây là một đoạn đối thoại giữa lời của cỏ và lời của B52 thể hiện sự quyết tâm bền bĩ của từng người dân Củ Chi, từng ngọn cỏ Củ Chi:
Lời B52: Hỡi ngọn cỏ của Củ Chi bé nhỏ/ cớ sao ngươi dám trêu tức ta/ ta đốt mà ngươi cứ mọc chồi...
Lời của cỏ: Ta là cỏ nhú lên từ mặt đất/ nhú lên từ vết thương, từ đổ nát tro than/ ta nhỏ nhất trong những mầm nhỏ nhất/… ta là cỏ xin suốt đời làm cỏ/ chồi ta non như ngọn lửa con/ trong đất Củ Chi ta không thể ngủ/ ta nằm nghe nhựa đất ứa dồn.
Sông núi trên vai của Anh Ngọc có 05 chương và đoạn kết, tổng cộng 20 khúc gồm 4 khúc lục bát, 5 khúc thơ năm chữ và 11 khúc thơ tự do. Đây là đoạn thơ tự do với âm điệu thật ngọt ngào, da diết: “Có con chim chuyền cành tinh nghịch/ Nhặt những đài hoa thả xuống áo em/ Mặt trời làm sợi nắng xâu kim/ Ngón tay mềm nhặt khoan trên mảnh vá/ Mảnh vá hình chiếc lá/ Áo em xanh khoảng rừng/ Áo em xanh mùa xuân”.
Trường ca Trầm tích của Hoàng Trần Cương có 19 chương thể hiện trong 19 khúc, có khúc 15 mang tên “Cá gỗ” là thơ năm chữ, còn lại đều là thể thơ tự do. Đây là một khổ thơ năm chữ trong chương chín: “Sự tích con cá gỗ/ Là giai thoại mà thôi/ Con cố học cho giỏi/ Để mai sau thành người... Ai người đi ra bể/ Ai người ngược lên rừng/ Vẫn đậm chất xứ Nghệ/ Nóng nẩy đầy bao dung”. Còn đây là một khổ thơ tự do với những ngôn từ quen thuộc, bình dị nhưng chứa đựng tính triết lý sâu sắc về hình ảnh của bà mẹ Việt Nam cần cù, gian lao, vất vả: “Mẹ là mặt trời sớm mai vẫn mọc/ Từ trong bếp nhà mình rồi mới rạng khắp sân/ Mẹ là trầm tích của những gian truân/ Đưa con đến bến bờ huyền thoại”.
Lửa mùa hong áo của Lê Thị Mây ca ngợi, tưởng nhớ về những cô gái thanh niên xung phong trên cung đường ác liệt ở Quảng Bình. Trường ca với 2712 câu thơ gồm 19 chương, chỉ có 6 khúc là thể thơ lục bát, còn lại là 13 khúc theo thể thơ tự do và thơ tám chữ. Đây là một khổ thơ lục bát khá tiêu biểu kể về cuộc sống của chị em nơi lán rừng heo hút: “Liền em liền chị đội xuân/ Lán khuya ngồi khuyết nửa sân trăng vàng/ Yêu cho đá cũng mơ màng/ Ngón tay từng đốt dịu dàng của nhau”. Còn đây là một đoạn thơ tự do diễn tả hành động gan góc anh hùng của những cô gái trong tiểu đội thanh niên xung phong, sẵn sàng nhận cái chết về mình để cho sự sống của dân tộc nở hoa: “Châm ngòi nổ/ Phá bom/ Cảm tử/ Là cái chết ẩn trong cái chết/ Là niềm tin/ Là sự sống của từng chiến sĩ/ Vô hiệu hóa chiến tranh nước Mỹ”.
Trường ca Mảnh hồn chim Lạc của Nguyễn Hưng Hải có trên một ngàn câu thơ chia thành 04 chương, 17 khúc ca. Mở đầu trường ca là bốn câu lục bát: “Gặp gì cuối ngõ Văn Lang/ con gà lễ ngọn tre làng đã câu/ ở đâu cây cọ cúi đầu/ ban mai còn được mấy tàu phất phơ”. Trong trường ca có tất cả 14 cặp lục bát, còn lại đều viết theo thể thơ tự do. Đây là một đoạn thơ tự do khá đặc sắc; đưa những tên tác giả, tác phẩm được công chúng tiếp nhận để bày tỏ sự trăn trở, suy tư trước những mặt xấu tốt của cuộc đời: “… Ngược thời gian ta