Không Gian Sử Thi Là Cảnh Làng Quê, Cảnh Đưa Tiễn


trường ca vẫn còn nhiều đoạn, câu thơ… còn sa vào tự nhiên chủ nghĩa, còn chêm xen thừa thải.

Trong chiến tranh, biết bao người chết thảm, bao liệt sĩ hy sinh khi còn rất trẻ. Các nhà thơ đồng cảm và hiểu yêu cầu được phát ngôn của họ: “ai sẽ nói thay họ trong khoảnh khắc, trong sự mong manh... nếu không phải là nhà thơ. Nâng cây đàn lyre của vô thức tập thể, nhà thơ hiện đại có thể sững sờ khi những dòng thơ của mình bỗng trào lên nhiều giọng, nhiều tiếng nói, và tự nhiên nó có hình thức của một phức hợp nghệ thuật” [91, tr.40-41].

Đường tới thành phố cũng có một đoản khúc văn xuôi như nói, như kể một cách chân tình, bình thản nhưng lại đầy tính triết lý luận bàn mang tên Văn xuôi người lính: “Chẳng cần phép gì đâu, anh vẫn đến được từng người, làm quen và trò chuyện, chỉ cần anh có mặt đúng giây phút chẳng bao giờ lập lại, đến đúng nơi những quyết đoán không ngờ. Nhưng đừng viết về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy xiết” .

Trong Trước núi Ngọc Linh, Vũ Hùng đã viết về những đêm cực Bắc bằng giọng điệu nói nhẹ nhàng, sâu lắng. Đoạn thơ là một sự hồi tưởng dịu êm về những giấc ngủ xưa bên cánh võng trong núi rừng Trường Sơn bạt ngàn: “Ta về đây hỡi Ngọc Linh ơi/ Đêm mông lung cực Bắc xa xôi/ Núi đứng núi/ Tây Trường Sơn trầm mặc/ Gió thổi gió hoang xưa trận mạc/ Bóng võng treo mình/ Lủng lẳng giấc dịu êm”. Đó còn là nỗi nhớ về những ngày ăn rau rừng xanh cho quên cơn đói vàng cả mắt. Nhớ bếp Hoàng Cầm, nhớ khèn đinh tút thổi vờn đêm trăng, nhớ bóng cây kơnia nghiêng mình thao thức, nhớ tình người tình đất triền miên trong ký ức dài lâu, và nhớ “cánh võng mẹ trao/ Thần tốc hành quân/ Chiến dịch ngày nào/ Đại thắng mùa Xuân”.

Có một đoạn thơ trong Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, giọng điệu mang chất nhật ký chiến trường: “Trang sổ tay phóng sự chiến tranh/ Một nhà báo nước ngoài đã viết/: “Trong năm ngày tháng 6 - 72/ Số đạn bom


ở khu vực Cổ Thành/ Hai ngàn bảy trăm năm mươi tấn”/ “Mồng một, mồng hai tháng 8 - 72/ Hai trăm lần B.52 rải thảm...”.

Có khi nhà thơ sử dụng cách thức đối thoại, đây là đoạn đối thoại giữa hai người lính bộ binh vượt sông trong “cơn nước xoáy, dòng sông đầy đạn nổ”: “Những giọng nói bồng bềnh sóng vỗ/ - Bom toạ độ!/ - Cậu bám vào vai tớ!/ - Khẩu súng mày đâu?/ -Nước cuốn rồi…/ Sóng oà theo hòng nuốt lấy lời”.

Trường ca Vách đá Hồ Chí Minh của Thu Bồn cũng có nhiều đoạn đối thoại giữa Dy Mơ Thưng với Dang Nghi A. Trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, Lê Anh Xuân cũng sử dụng khá nhiều đoạn thơ đối thoại giữa chị Quyên và anh Trỗi... Trong Đường tới thành phố, chương “Câu chuyện trong hầm” cũng nhiều đoạn đối thoại. Giang Nam, trong Người anh hùng Đồng Tháp, cũng sử dụng nhiều đoạn thơ nói, đối thoại giữa anh hùng Huỳnh Việt Thanh với vợ, với đồng đội… và cả những lời độc thoại nội tâm. Ở các trường ca này, giọng điệu kể là cách thức chủ yếu để chuyển tải nội dung, nhưng trong thơ đương đại, cách thức này đã giảm đi hấp lực so với giọng điệu tâm tình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Về mặt giọng điệu, có điểm khác biệt khá rõ giữa trường ca sử thi truyền thống và trường ca sử thi hiện đại. Đó là trong trường ca sử thi truyền thống, xen lẫn giữa những đoạn văn đối thoại là những lời dẫn, lời kể của người sáng tác. Người sáng tác đã kể, đã tả, đã lồng cảm xúc chủ quan của mình vào các sự kiện, các nhân vật trong trường ca. Đây là đoạn đầu trường ca Xing Nhã của dân tộc Ê đê, kể chuyện Gia dơ-Kốt gặp gỡ Hơ bia-Đá kết nghĩa vợ chồng, sinh ra Xing Nhã:

Gia dơ-Kốt: Không đâu! nhờ tiếng chim Mơ lang, giúp anh lại rẫy cao, nhờ tiếng chim Mơ ling bảo anh vào chòi thấp. Này là cái còng. Anh trao em giữ. Mai mốt nếu bỏ em, anh sẽ thành người giữ lợn và đóng cửa chuồng gà cho em.

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 21

Từ đó, Gia dơ-Kốt và Hơ bia-Đá đã kết thành vợ chồng. Buổi sáng họ lo việc rẫy, buổi chiều họ lo việc nhà, chịu thương chịu khó làm nương rẫy, để khỏi đói, khỏi rét… Ở một ngày, nghĩ một tháng qua một mùa Xuân, Hơ bia-Đá


đã có mang, đầu vú sẩm đen, sắp đến ngày con bồng con bế. Sau khi lọt bụng mẹ, Xing Nhã khóc miết bảy ngày bảy đêm.

Trong trường ca Đăm Di, xen lẫn trong những đoạn văn đối thoại cũng là những đoạn văn dẫn truyện kể lại sự việc tả cảnh thiên nhiên, tả người. Trong trường ca sử thi hiện đại không có những đoạn văn xuôi dẫn truyện và những đoạn văn đối thoại cũng hiếm, chỉ sử dụng thường nhằm mục đích khắc đậm tính chất của sự kiện.

Với thơ Việt Nam, có thể nói giọng điệu cũng là nhạc điệu, giọng điệu mang tính nhạc. Bởi dân tộc Việt Nam ưa sự cân đối, hài hoà nên về mặt âm thanh, ngữ pháp trong thơ, trong lời ăn tiếng nói dân dã cũng chuộng sự nhịp nhàng, đối xứng. Điều ấy đã đem lại sự uyển chuyển, mềm mại và cảm xúc cho thơ, thể hiện tâm trạng trữ tình rất quen thuộc trong dân gian. Ngay cả những câu thơ văn xuôi trong trường ca có độ dài ngắn khác nhau nhưng vẫn thể hiện tính nhạc, tính nhịp nhàng gợi cảm, âm điệu hài hoà phong phú, ý thơ vẫn có sức liên kết với nhau, vẫn ngân vang, bằng trắc hoà hợp, trầm bổng. Vì vậy, giọng điệu trong thơ ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng một phần cũng nhờ ngôn ngữ Việt Nam giàu tính nhạc điệu.

Tính chất đa giọng điệu hoàn toàn thích hợp với trường ca sử thi hiện đại để đạt đến sự thể hiện tầm cao và độ sâu tâm trạng, cảm xúc của nhân vật thời đại mới. Điều này cũng liên quan đến sự kết cấu của các thể thơ được sử dụng trong trường ca. Giọng điệu cũng là một thủ pháp nghệ thuật đặc biệt, giúp cho các nhà thơ tạo nên một sắc thái riêng, một phong cách riêng cho mình. Bên cạnh việc chọn nhiều thể loại thơ phối hợp, thủ pháp giọng điệu, thì một thủ pháp khác cũng góp phần khắc họa nét đặc sắc riêng cho thể trường ca, đó chính là yêu tố không gian nghệ thuật mang đậm chất sử thi.

3.3 Không gian nghệ thuật. Không gian sử thi

Sáng tác của một nghệ sĩ là một thế giới mà trong đó phải có yếu tố ngoại cảnh. Yếu tố ngoại cảnh khi được các nhà văn sử dụng có ý thức và thể hiện


một cách nghệ thuật sẽ trở thành không gian nghệ thuật và là một hình thức tồn tại của hình tượng, thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình tượng. Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn; trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống; trở thành ngôn ngữ, biểu tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh. Không gian nghệ thuật không chỉ đơn thuần là tái hiện lại cảnh vật mà còn thể hiện giá trị tinh thần, bày tỏ tư tưởng... góp phần bộc lộ nội dung cần đạt đến. Bất kì một tác phẩm nào cũng có yếu tố ngoại cảnh; nhưng không phải yếu tố ngoại cảnh nào cũng trở thành không gian nghệ thuật. Trong Giáo trình Thi pháp học viết năm 1993, Trần Đình Sử đã cho rằng: “Không gian nghệ thuật có nhiều lớp: không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian địa lý, không gian con người...”.

Trong văn học nghệ thuật, không gian nghệ thuật giúp cho hình tượng nghệ thuật tồn tại. Không gian nghệ thuật vừa là không gian vật lý vừa là không gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình. Không gian nghệ thuật là một phương diện rất quan trọng của tư duy nghệ thuật đánh dấu trình độ chiếm lĩnh thế giới của thơ. Theo quan điểm triết học xưa, con người là tiểu vũ trụ tương thông với vũ trụ, là một trong tam tài: “thiên địa nhân”. Con người gắn bó mật thiết với vũ trụ nên không gian trong thơ cổ chủ yếu là không gian bao la rộng lớn; là địa hạt huyền bí xa xăm. Không gian cá nhân đồng nhất với không gian vũ trụ. Trong thơ Thiền thời Lý Trần thường xuất hiện không gian bao la, khoáng đạt, trong trẻo và lặng lẽ như: “Vũ thu thiên nhất bích” (Mưa tạnh trời một màu xanh biếc) (Đề Gia Lâm tự - Trần Quang Triều), là không gian trống không bình đạm: “Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ./ Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ” (Tỉnh giấc tiếng chiếc chày đập vải không còn nghe thấy. Trên đầu hoa mộc tê, ánh trăng đang bắt đầu đến) (Nguyệt - Trần Nhân Tông).


Trong ca dao xưa thường xuất hiện không gian làng quê với đình làng, bờ ao, giếng nước, gốc đa, luỹ tre, bờ ruộng... đậm chất dân dả nông thôn.

Trong các tác phẩm hiện thực phê phán thường xuất hiện không gian nghệ thuật là làng quê nghèo khổ với mái tranh vách lá... làm tăng giá trị biểu cảm về cảnh đời khốn khổ, đói rách của người dân trước Cách mạng tháng Tám.

Với thơ ca cách mạng, không gian nghệ thuật là một yếu tố nghệ thuật phục vụ đắc lực cho việc phản ánh nội dung tư tưởng. Trong các trường ca sử thi thời chống Mỹ thường xuất hiện không gian nghệ thuật là cảnh tiễn đưa, cảnh chiến trường, cảnh làng quê nhung nhớ… Trong chuyên luận “Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại”, Bùi Công Hùng đã cho rằng trường ca là mảnh đất phù hợp để các nhà thơ có điều kiện khái quát, tổng kết những giai đoạn lịch sử đã qua, mở ra hướng đi lên của dân tộc và “có điều kiện để thể hiện chất sử thi, chất anh hùng trên bề rộng không gian và chiều dài thời gian” [34, tr.115]. Quả đúng như thế; với mục đích cần vươn tới là bày tỏ cảm xúc, thể hiện và tổng kết hiện thực lịch sử thời chống Mỹ ở độ đáng tin cậy, các nhà thơ đã khắc họa không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật một cách hiệu quả trong các bản trường ca.

Chọn lựa không gian nghệ thuật là một dụng ý nghệ thuật. Bởi không gian nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên hình hài nhân vật; tạo cái cốt lõi, cái nền để nhân vật hoạt động; là trung tâm để xây dựng tác phẩm; là xuất phát điểm để nhà văn, nhà thơ cảm thụ vấn đề và xây dựng vấn đề thành tác phẩm. Không gian nghệ thuật đã tích cực phục vụ cho việc khắc họa tâm trang nhân vật trữ tình, góp phần thể hiện giá trị tư tưởng sâu sắc là một đặc điểm nổi bật của trường ca về thời chống Mỹ so với thơ dài.

Khảo sát một số trường ca về thời chống Mỹ khá thành công, ta thấy rằng các nhà thơ thường dựng lại cảnh mẹ tiễn con đi làm cách mạng đậm màu sắc tình cảm quyến luyến, nhớ nhung; cảnh chiến trường ác liệt đẫm máu lúc giao tranh; cảnh những đoàn quân đang hành quân trên con đường lớn của dân tộc,


cảnh làng quê yên ả sau khi tan tiếng súng… Đó là không gian sử thi đặc trưng thường xuất hiện khá ấn tượng trong trường ca.

3.3.1. Không gian sử thi là cảnh làng quê, cảnh đưa tiễn

Không gian nghệ thuật sử thi chính là yếu tố ngoại cảnh đặc biệt làm nên giá trị hiện thực cho các trường ca sử thi hiện đại bên cạnh yếu tố người thực, việc thực. Không gian sử thi trong trường ca về thời chống Mỹ thường là cảnh làng quê đang chìm trong khói lửa... để phục vụ thích hợp cho ý đồ miêu tả cảnh chia tay. Hình tượng người vợ, người mẹ, người chiến sĩ trong buổi tiễn đưa được tồn tại trong một không gian nghệ thuật giàu chất sử thi nhân đạo, khắc đậm tính cách, tâm hồn của những người yêu nước trong một thời đại cách mạng. Điều ấy giúp nhà thơ chuyển tải được tình cảm mẹ con trong giờ phút tiễn biệt, người con đi vào cuộc chiến mang trong hành trang có lời mẹ kính yêu.

Không gian đưa tiễn có khi diễn ra nơi cánh đồng chiều mờ hơi sương khói, nơi ngôi nhà có khói bếp cũng bịn rịn không muốn bay lên: “Khi con thưa với mẹ/ Mưa bay mờ đồng ta/ Ngày mai con đi/ Khói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạ” (Những người đi tới biển - Thanh Thảo). Không khí ác liệt của chiến trường lan đến tận các miền quê: “Mẹ tiễn con đi dưới trời bom tọa độ/ Lời mẹ vang theo sắc lá Trường Sơn” (Ở làng Phước Hậu).

Không gian làng quê có khi là nơi mẹ ngồi lần bấm những đốt tay gầy mòn, hanh hao vì nhớ nhung con: “Mẹ bấm đốt ngón tay tính trăng tròn mỗi tháng/ Chúng con đi dọc miền Tây Trường Sơn” (Trường ca Sư Đoàn).

Không gian sử thi là mười tám thôn vườn trầu, một địa danh đặc biệt mà khi nhắc đến, ta sẽ hình dung cả một vùng kháng chiến hừng hực không khí đấu tranh: “Bởi nơi ta về có mười tám thôn vườn trầu/ Mỗi vườn trầu có bao nhiêu mùa hạ/ Chị đợi chờ quay mặt vào đêm”. Không gian nghệ thuật có khi là ngôi nhà bóng đêm thể hiện tâm trạng đợi chờ chồng suốt hai mươi năm trời của


người phụ nữ sinh ra trong thời chiến tranh: “Hai mươi năm mong trời chóng tối/ Hai mươi năm cơm phần để nguội” (Đường tới thành phố).

Trong trường ca về thời chống Mỹ, cảnh làng quê, cảnh tiễn đưa, sự hồi tưởng về cảnh vật... đã góp phần tạo nên nét đặc sắc, sống động và giá trị lịch sử cho trường ca. Những dòng thơ giàu tính sử thi và trữ tình miêu tả không gian sử thi đã đến với người thưởng thức và ở lại trong tim của họ.

3.3.2 Không gian sử thi là cảnh chiến trường

Khung cảnh chiến trường chính là không gian sử thi trong trường ca hiện đại. Không gian chiến trường có thể là một điểm chốt, một cánh rừng, một vùng đất, một dãy núi, một con đường, một địa đạo, một căn hầm… lúc giao tranh hoặc khi ngưng tiếng súng.

Không gian sử thi có thể là cả địa đạo Củ Chi mênh mông hun hút, cũng có thể là một cánh rừng ở cực Nam, là Bình An, Bàu Trắng, là chiến khu Bắc Ái, Tam giác sắt, chiến khu Lê Hồng Phong đã đi vào Sông núi trên vai của Anh Ngọc. Trong Sông núi trên vai, không gian sử thi còn là hình ảnh nhà cửa, mả mồ, làng quê đã tan hoang: “Mồ mả ông bà ơi/ Ruộng đã thành sông ao hoá bãi/ Mà gió chướng vẫn vô hồi thổi mãi/ Cực Nam/ Cực Nam”.

Trong thơ Tố Hữu; không gian nghệ thuật là con đường cách mạng, đường ra trận. Con đường đi suốt chiều dài đất nước trong Nước non ngàn dặm, những con đường Trường Sơn xuôi ngược: “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”. Các bản trường ca Ba mươi năm đời ta có Đảng, Theo chân Bác đều in đậm những chặng đường lịch sử, hành trình cách mạng của Bác, của Đảng. Hình tượng con đường có thể nói là đặc điểm riêng của trường ca sử thi hiện đại và là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam. Điều đó đã trở thành nét tư duy cơ bản trong thi pháp thơ Tố Hữu.

Không gian nghệ thuật con đường trong những trường ca và thơ hiện đại sau Cách mạng tháng Tám không phải là con đường thiên lý, con đường rong ruổi của vó ngựa trường chinh, con đường phiêu bạt của những con người


bất đắc chí với thời cuộc như trong thơ của Cao Bát Quát, Nguyễn Du. Con đường trong trường ca là không gian sử thi tạo nên không khí cộng đồng, không gian xã hội đoàn kết của những con người Việt Nam: con đường của chiến sĩ giải phóng trong hầu hết các trường ca, con đường của các chị gái, người em gái hoạt động nội thành (Ở làng Phước Hậu), con đường của tuổi trẻ học sinh, sinh viên thành thị xuống đường (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).

Không gian sử thi, không gian chiến trường mang màu sắc ác liệt; có thể là một cột mốc biên cương, một gốc sim cằn, một căn hầm, một cây ớt báo hiệu, một chiếc xuồng con, một cái hầm hào... biểu hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu. Trong Những người đi tới biển, không gian chiến trường là cánh rừng nguyên thuỷ ẩn chứa biết bao hiểm nguy rình rập, là những đêm rừng nghiêng ngả, đảo chao vì những trận bom B.52 khủng khiếp đã được thản nhiên thả xuống cánh rừng: “lệnh hành quân từ cánh rừng mắc võng/ những gương mặt đong đầy mưa nắng... đêm cơn sốt B.52 rừng nghiêng ngả”.

Có khi không gian sử thi là những khoảng rừng bị tàn rụi tan hoang. Mùi bom đạn cháy khét, cảnh tượng ngàn cành khô khốc giơ lên trời xanh như than thở: “cuối một đêm con qua khoảng rừng cháy trụi/ cây như ngàn cánh tay khô khẳng níu bầu trời/ bên hố bom B. 52 khét lẹt” (Những người đi tới biển).

Cảnh chiến trường ác liệt được tái hiện khá thành công như sự thật đã từng xảy ra trên quê hương Việt Nam. Không gian nghệ thuật là một trận đánh dữ dội, không cân sức để bảo vệ từng tấc đất quê hương: “trận đánh lại bắt đầu mới nguyên… anh đang bò về phía gốc sim/ ngực đập dội chuyền sang đất đá/ quần áo tướp ra/ một nửa người anh tươm tướp máu”. Hình ảnh Tổ Quốc tượng trưng qua một gốc sim cằn, nhưng đó là một không gian nghệ thuật sử thi góp phần tăng vẻ đẹp của người lính quyết tử: “Trời ơi, nếu kẻ thù

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023