Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 8

vầng trăng là lòng ta gửi gắm

vượt lên nghìn cái chết tỏa sáng trong...”

( Con đường của những vì sao)

Vầng trăng là chứng nhân cho tình yêu đôi lứa mà chàng trai và cô gái đã thề nguyền trước trận chiến. Thông qua hình ảnh vầng trăng, khát vọng về một tương lai sống, một ngày mai hạnh phúc và vượt lên biết bao những đau đớn của số phận đã được người chiến sĩ gửi gắm. Vầng trăng là điểm tựa để người chiến sĩ giàu tinh thần lạc quan vượt qua bao hiểm nguy, bao cái chết trên trận địa. Trong 10 chương của bản trường caCon đường của những vì sao, hình ảnh vầng trăng hiện lên ở nhiều cung bậc, nhiều góc độ và nhiều dáng vẻ khác nhau. Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng hình ảnh vầng trăng không chỉ là vầng trăng tự nhiên đơn thuần mà trăng còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ông để cho trăng hành trình cùng với hành trình tình yêu giữa Mùa và La, hành trình trên con đường đạn bom nham nhở. Khi chứng kiến tình yêu, trăng như cô gái 16 thẹn thùng với nhiều dáng vẻ trước mối tình đẹp của đôi trai gái: Trăng 16 lặng lẽ nhìn theo; ngực cô gái hồi hộp ánh trăng; trăng bước chậm; trăng rùng mình; trăng thẹn thùng; trăng lơ đãng; trăng trải lụa vàng. Khi đi vào chiến trường, trên con đường đầy khắc nghiệt đạn bom, trăng đồng cảm với người lính chiến và hòa vào màu lá ngụy trang: Trăng gầy; vầng trăng chung thủy; mặt lá ngây ngất vầng trăng;... Màu bàng bạc của ánh trăng hòa lẫn màu xanh trong đêm của lá ngụy trang, chở che cho người chiến sĩ:

“cái màu lá ngụy trang

qua vĩ tuyến vẫn màu trăng kỳ lạ cái màu trăng ngụy trang !...”

(Con đường của những vì sao)

Khi bom đạn kẻ thù dội xuống khu rừng già làm ứa máu cơ thể người chiến sĩ thì khi ấy, trăng như mang trên mình thương tích, trăng đau nỗi đau

của họ:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

“bom đã ném xuống bên kia màu trăng ấy người chảy máu và trăng chảy máu”

(Con đường của những vì sao)

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 8

Trăng đồng hành với người chiến sĩ trong mỗi bước đi, trăng trò chuyện, tâm tình và là bạn để người chiến sĩ dốc bầu tâm sự, quên đi những mệt nhọc, những vất vả và đau thương. Vầng trăng là nơi người chiến sĩ gửi gắm ước mơ hòa bình, nơi sẽ cho anh men say, dòng sữa ngọt:

“ Trăng ! Trăng ơi, anh nhận ánh trăng này như nhận men say

nhận dòng sữa ngọt

trên sa mạc của tình yêu cháy khát”

(Con đường của những vì sao)

Chiến tranh càng khốc liệt bao nhiêu thì khát vọng hạnh đời thường lại trở nên da diết bấy nhiêu trong tâm hồn người chiến sĩ. Trường ca kháng chiến chống Mỹ nói chung và trường ca Nguyễn Trọng Tạo nói riêng qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng đã đi sâu vào bản thể của con người để tìm thấy ở đó khát vọng và niềm mong mỏi lớn lao được sống trong hòa bình, trong hạnh phúc. Chính điều đó đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng trong trường ca bên cạnh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.

2.2. Hình tượng người mẹ

Bên cạnh những dòng thơ mang đầy hơi thở của cuộc chiến tranh với đạn bom, hy sinh và đau thương, Nguyễn Trọng Tạo trong trường ca của mình đã dành những dòng đầy trang trọng để viết về người mẹ - một biểu tượng thiêng liêng trong văn học và trong trường ca viết về thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Mẹ hiện lên là một người phụ nữ bình dị, tảo tần và giàu lòng yêu thương những đứa con. Tình cảm của mẹ giản dị mà lớn lao, tình cảm ấy hòa vào tình yêu đất nước. Vì vậy, từ người mẹ riêng của các

chiến sĩ đã hòa nhập làm một và trở thành người mẹ chung: người mẹ Nhân dân, người mẹ Đất nước. Trong trường ca thời kỳ chống Mỹ, hình tượng người mẹ hiện lên thật đẹp:

“Chúng tôi biết ơn bà mẹ nghèo làng Gióng Đã nuôi con lam lũ nhọc nhằn”

(Trường ca sư đoàn- Nguyễn Đức Mậu)

Người mẹ tảo tần vất vả đã trở thành hình ảnh soi đường cho người chiến sĩ trong trường ca của Hữu Thỉnh:

“Mẹ đang đi gánh rạ giữa đồng

Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió”

(Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh)

Khi viết trường ca, Nguyễn Trọng Tạo không đi ngay vào hình ảnh người mẹ trong lửa đạn chiến tranh mà trở về với hình ảnh người mẹ quê tần tảo:

“ Mẹ tôi dòng dõi nhà quê

trầu cau từ thuở chưa về làm dâu áo sồi nâu, mấn bùn nâu

trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên”

(Con đường của những vì sao)

Hình ảnh người mẹ hiện lên hết sức chân thực. Những chi tiết như trầu cau, áo nâu sồi, bùn nâu, dải yếm đã khắc họa chân dung người mẹ mang vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Câu ca, lời ru ngọt ngào mà êm đềm cất lên từ làn môi mẹ, những đứa con lớn lên từ đó. Để rồi, khi đất nước có chiến tranh, mẹ không tiếc những “khúc ruột mềm”, sẵn sàng động viên những đứa con đi ra tiền tuyến đánh giặc:

“ chồng con duyên phận phải chiều ca dao ru lúa câu Kiều ru con

gái trai mấy đứa vuông tròn

chiến tranh mình mẹ ngóng con, thờ chồng”

(Con đường của những vì sao)

Khi những đứa con đi chiến trường, ngồi ở nhà, mẹ ngóng trông từng bước đi, từng tin thắng trận với tấm lòng rộng lớn và tình thương bao la:

“ mẹ chờ con – lòng mẹ rộng bao la

…mẹ hằng dõi theo ta qua tháng ngày lửa đạn”

(Con đường của những vì sao)

Những cô thanh niên xung phong nơi Đồng Lộc ác liệt, khi đi chiến trường vẫn không quên lời mẹ dặn:

“ mẹ ơi,

hôm mẹ tiễn con đi đến vùng bom đạn mẹ chỉ dặn

sống sao cho xứng với chị em, bầu bạn”

(Con đường của những vì sao)

Trên chặng đường mà người chiến sĩ hành quân, hình ảnh người mẹ bao giờ cũng là hình ảnh sáng nhất:

“ – Anh đi đi, đường dài đội ngũ đất quê mình gió nóng tạt xiên vai

mẹ vẫn chờ anh trước ô kính cửa xe này

mẹ phía trước mỗi chặng đường kháng chiến nơi anh đến, hậu phương hay tiền tuyến

mẹ cánh đồng, mẹ nhà máy, mẹ dòng sông mẹ đất đai dàn trận địa mênh mông

ngày có giặc, lòng mẹ như ngọn súng trái tim mẹ trải mọi vùng bom đạn anh đi đi, phía trước, mẹ đang chờ”

(Con đường của những vì sao)

Lời thơ trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo khi viết về người mẹ đã có sức lan tỏa cao khi nhà thơ có sự chuyển hóa kì diệu từ hình ảnh một người mẹ cụ thể bằng xương, bằng thịt thành người mẹ của quê hương xứ sở. Nơi

mà những đứa con hành quân, mỗi tấc đất, mỗi căn nhà, mỗi nhà máy, mỗi cánh đồng đều có sự hiện thân dáng hình của mẹ. Lúc này, tình yêu thương của người mẹ đã hòa vào tình dân tộc, tình quê hương. Mẹ đã trở thành người mẹ Đất nước, người mẹ Dân tộc che chở và đùm bọc cho những đứa con đang ngày đêm đối diện với giặc thù. Phía sau lưng, nơi quê nhà yêu dấu, mẹ là hậu phương vững chắc nâng bước chân cho người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao.

Đặc biệt, khi hai miền bị chia cắt, hình ảnh mẹ miền Bắc- người mẹ hậu phương lớn gửi tấm lòng yêu thương vô hạn tới miền Nam, điều đó đã tạo nên sức mạnh cho cả dân tộc này đi đến ngày chiến thắng:

“ anh hãy mang vào tiền phương, anh ơi tấm lòng Mẹ-hậu-phương-miền-Bắc

dẫu chum sập không còn nhiều gạo thóc với con xa lòng mẹ gửi phần nhiều”

(Con đường của những vì sao)


Người chiến sĩ trong những lúc gian nguy nhất, đau đớn nhất lại tìm được điểm tựa vững chắc về tinh thần. Họ như quên đi những thương tích trên cơ thể khi nhớ về mẹ, nhớ về ngôi nhà xưa của mẹ, về dáng hình người mẹ già đang ngày đêm ngồi dõi theo mỗi bước đi của những đứa con.

Những đứa con đang hành quân nơi tiền tuyến xa xôi luôn giữ trong tim dáng hình của mẹ. Người mẹ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo mang phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trung hậu, bao dung và giàu tình yêu thương.

2.3. Hình tượng Nhân dân

Thơ ca nói chung và trường ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói riêng luôn xây dựng hình tượng nhân dân như một sự hội tụ cho sức mạnh cộng đồng trước vận mệnh của đất nước. “Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó cũng là nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước ở thơ thời kỳ này…” [15, tr. 82]. Cho dù mỗi bản trường ca của các tác giả có những điểm nhìn về nhân dân khác nhau song tựu chung lại, nhân dân chính là những con người đang ngày đêm căng sức mình để dựng xây và bảo vệ đất nước thân

yêu, là những người sẵn sàng hy sinh máu của mình cho từng tấc đất quê hương. Chúng ta từng gặp hình ảnh nhân dân trong trường ca Thanh Thảo:

Mãi mãi sống còn hỡi nhân dân tôi

Người mãnh liệt hơn cả ngàn truyền thuyết” (Những người đi tới biển- Thanh Thảo)

Hình ảnh “suối” tượng trưng cho sự âm thầm, nhẫn nại, cần mẫn của nhân dân góp phần tạo dựng Tổ quốc trong trường ca của Hữu Thỉnh:

“ Suối cứ thế âm thầm nuôi biển lớn Cứ âm thầm chảy xiết với thời gian”

(Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh)

Trong mạch cảm hứng chung hướng về nhân dân vừa gần gũi vừa thiêng liêng khi dân tộc bị đế quốc xâm lược, trường ca của Nguyễn Trọng Tạo, đặc biệt là trường ca Con đường của những vì sao với lời thơ hào hùng và bi tráng đã tập trung xây dựng hình tượng nhân dân trong hoàn cảnh nguy nan để tìm thấy ở nhân dân sức mạnh phi thường và lẽ sống dân tộc. Đặt trong bối cảnh ngã ba Đồng Lộc trong những tháng ngày ác liệt, sự cảm nhận qua hình ảnh những nữ thanh niên xung phong như La, Tần, Cúc…nhân dân hiện lên là những con người cụ thể vừa gần gũi vừa bình dị:

“ Nhân Dân sống Nhân dân làm lụng áo vá vai lòng thơm thảo lành nguyên

(Con đường của những vì sao)

Hình ảnh “áo vá vai” đã nói lên sự chất phác, giản dị đến lương thiện của nhân dân. Tuy nghèo khó song cả cuộc đời của họ cần mẫn lao động để tự nuôi sống mình. Tấm lòng thơm thảo của họ luôn tỏa sáng ở bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Tấm lòng nhân dân bừng lên khi đất nước có chiến tranh:

“ Nhân Dân căm hờn như núi dựng chông Nhân Dân yêu thương đồng dâng gạo trắng

Nhân Dân từ ruột đất trồi lên !...”

(Con đường của những vì sao)

Sống trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, là mỗi người dân Việt Nam ai cũng nung nấu trong trái tim mình ý chí và phẩm chất cao đẹp. Đó là lòng căm thù giặc lúc nào cũng trào dâng, cũng thức nhọn, đó là tấm lòng yêu nước, yêu thương đồng chí đồng bào, sẵn sàng sẻ chia những gian khổ, những khó khăn cho cộng đồng. Ý chí ấy kết lại thành sức mạnh cộng đồng cuốn phăng đi những bóng đen quân thù. Nhân dân là người đã xẻ núi đắp sông để làm ra những con đường cho đất nước. Tình cảm nồng ấm và sự chở che đùm bọc người lính của nhân dân không sao kể hết, nó thấm sâu và trải dài vào từng cung đường chiến trận:

“sức nhân dân xẻ núi lấp sông mồ hôi mặn nhòe bàn tay máu ứa

con đường mở qua lòng dân rộng mở đường vươn dài, dân trải tấm lòng che…”

(Con đường của những vì sao)

Trong những phút giây chiến trường ác liệt, sự xuất hiện của nhân dân như truyền thêm sức mạnh của cộng đồng dân tộc cho những cô thanh niên xung phong:

“ La đón từ nhân dân những cột những kèo

những cây gỗ cụ trồng cho ông bà, ông bà trồng cho cha mẹ”

(Con đường của những vì sao)

Những cột, những kèo, những cây gỗ từ bàn tay nhân dân sẽ góp sức làm lấp những hố bom sâu, san những tuyến đường cho xe ra trận. Phải chăng, đó là sức mạnh tuy bình dị nhưng nó như mạch ngầm dân tộc từ truyền thống đoàn kết từ bao đời nay của nhân dân ta. Và trong những khoảnh khắc của bơm rơi đạn nổ, những người chiến sĩ chợt nhận ra tấm lòng rộng lớn và lòng nhân hậu của nhân dân. Dường như Nguyễn Trọng Tạo đã để cho nhân vật trữ tình của mình được soi mình vào nhân dân để nhận ra điều vĩ đại đó:

“La nhìn Nhân Dân, cô muốn khóc không thể nào ra lệnh được Nhân Dân khi chưa hiểu hết lòng dân rộng lớn”

(Con đường của những vì sao)

Chính tấm lòng rộng lớn của nhân dân đã làm cho cuộc kháng chiến của chúng ta trở thành một bản trường ca về cuộc chiến tranh Nhân dân vĩ đại:

“ La nghe đêm lời gió hát thì thầm

về cuộc chiến tranh nhân dân- bản trường ca hùng vĩ nhân dân sống cho ngày mai một nửa

một nửa kia cũng sống bởi ngày mai”

(Con đường của những vì sao)

Lẽ sống của nhân dân không còn là lẽ sống cho riêng mình mà nó kết lại thành lẽ sống lớn của dân tộc. Nhân dân sống cho ngày mai và sẵn sàng hy sinh xương máu của mình cho tương lai tươi sáng của đất nước. Để một chân lý ngàn đời sáng mãi về Tổ quốc của chúng ta. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng nhấn mạnh chân lý này:

“ Để đất nước này là đất nước của nhân dân

Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”

(Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)

Chân lý về Nhân dân như người mẹ lặng lẽ cả cuộc đời nhưng sáng ngời và vĩ đại trong trường ca Thanh Thảo:

“Và cứ thế nhân dân thường ít nói Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời

Và cứ thế nhân dân cao vời vợi

Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”

(Những người đi tới biển- Thanh Thảo)

Trong thơ ca chống Mỹ, hình tượng nhân dân thường được xây dựng qua những hình ảnh cụ thể như người mẹ, người cha, anh bộ đội…Nhưng đến những trường ca sau năm 1975 nói chung và trường ca của Nguyễn Trọng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023