Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Tạo Môi Trường Thông Suốt Cho Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Chuỗi Cửa Hàng Tiện Ích Cả Trong Cũng Như Ngoài Nước


phải sự cạnh tranh với những nhà bán lẻ vốn lớn, quản lý chuyên nghiệp như Cash & Carry hay Metro.

2. Khó khăn


Bên cạnh những thuận lợi, việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam cũng vấp phải không ít khó khăn.Với mô hình cửa hàng tiện ích, các nhu yếu phẩm hàng ngày như đồ ăn nhanh, đồ uống, bánh kẹo, quần áo lót, sách báo…là những mặt hàng chủ yếu, với những mặt hàng này thói quen tiêu dùng đóng vai trò quan trọng. Mà thói quen tiêu dùng lại được cố định bởi hoàn cảnh sống như chỗ ở, phương tiện đi lại cũng như quy hoạch khu dân cư…cũng như tính cách người tiêu dùng. Với người tiêu dùng Việt Nam, các yếu tố này được thể hiện ở các điểm:

Quy hoạch khu dân cư nhiều ngõ ngách với sự tồn tại của rất nhiều các cửa hàng tạp hoá đã là địa chỉ mua hàng quen thuộc nơi người tiêu dùng Việt Nam không chỉ mua hàng mà còn có thể nói chuyện thân tình với người bán hàng.

Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu nên không có chuyện người dân ghé vào mua hàng, đặc biệt là đồ ăn ở những cửa hàng tiện ích ven đường rồi đi tiếp.Thêm vào đó vì có xe máy nên thay vì đến cửa hàng tiện ích gần nhà người dân sẽ phóng xe ra chợ mua hàng cho rẻ và tươi_với hàng thực phẩm đông lạnh. Còn với những cửa hàng tiện ích ở cây xăng thì thật sai lầm khi đặt cửa hàng ở đây vì thói quen của người Việt Nam là mua xăng xong thì đi ngay, tránh ồn ào và mùi xăng khác với nước ngoài phương tiện đi lại chủ yếu là ôtô nên đến cây xăng họ có thể dừng xe tranh thủ mua đồ luôn.

Yếu tố khó khăn nhất phải kể đến chính là tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Người dân Việt Nam chưa có thói quen mua hàng vào ban đêm trong khi mở cửa hàng muộn là đặc trưng riêng của các cửa hàng tiện ích. Nhiều cửa hàng tiện ích khi mở cửa đã chấp nhận lỗ để tạo thói quen mua hàng đêm cho


người tiêu dùng nhưng vì số lượng người mua hàng buổi đêm là rất ít nên đều không có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến tâm lý, các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích trong nước gặp khó khăn về logistics.Với những doanh nghiệp lớn và có kinh nghiệm trong bán lẻ như Hapro hay Co-op thì có thể đây không là vấn đề lớn lắm vì họ đã có liên kết sâu rộng với các nhà phân phối cũng như có các tổng kho cung cấp hàng cho cả hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện ích. Nhưng đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm như G7 hay công ty Phạm Trang, Công ty TNHH Đông Hưng…việc tổ chức cung ứng hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn từ liên hệ với nhà cung cấp đến nhập các chủng loại hàng hoá và chuyển đến các cửa hàng vì trên thực tế các nhà phân phối không mấy mặn mà với loại hình cửa hàng tiện ích.

Thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý cũng là khó khăn mà các nhà bán lẻ kinh doanh cửa hàng tiện ích mắc phải. Thêm vào đó còn là yếu tố con người, đội ngũ nhân viên của các chuỗi cửa hàng tiện ích hầu hết đều chưa qua đào tạo bài bản với trình độ PTTH nên cung cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp và nhiều khi thiếu tận tình, về mặt giao tiếp bán hàng nhiều khi khiến khách hàng có cảm giác khó chịu, không hài lòng.

Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 11

Quan trọng hơn cả, hiện nay các nhà quản lý các chuỗi cửa hàng tiện ích đều đang khó khăn về vốn. Hầu như chưa có doanh nghiệp trong nước nào đủ số vốn cần thiết cho nguồn hàng đa dạng, số lượng lớn cũng như để duy trì thời gian mở cửa muộn tới thời điểm ít khách hàng hơn. Tất yếu sẽ dẫn tới các cửa hàng tiện ích đóng cửa sớm và hạn chế về hàng hoá.

Quản lý nhà nước cũng gây nhiều khó khăn cho kinh doanh các chuỗi cửa hàng tiện ích: thủ tục hành chính phức tạp, quy hoạch hạ tầng và chính sách hỗ trợ từ phía các ban ngành hạn chế. Chưa có quy chuẩn cho cửa hàng tiện ích về mặt hàng, hình thức…cũng như hỗ trợ cụ thể nên rất khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh mô hình này.


Khó khăn về tìm kiếm mặt bằng cũng như giá thành thuê mặt bằng cao cũng là trở ngại mà các chuỗi cửa hàng tiện ích gặp phải. Tình trạng khan hiếm mặt bằng là một trong những nguyên nhân đẩy giá thuê mặt bằng lên cao ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các cửa hàng tiện ích. Những mặt bằng đẹp để kinh doanh ít ỏi cộng với chi phí thuê mặt bằng cao tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các chuỗi cửa hàng tiện ích hiện nay. Chi phí đầu vào đội lên do giá thuê mặt bằng khiến không ít các cửa hàng tiện ích phải chịu lỗ trong khi đây là loại hình kinh doanh có tốc độ quay vòng vốn chậm do đặc trưng về chủng loại hàng hoá.

3. Đánh giá chung về triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam


Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng có thể thấy mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích rất có triển vọng phát triển ở Việt Nam, vấn đề ở đây là cửa hàng tiện ích là mô hình bán lẻ hiện đại nhưng ở cấp độ cao hơn so với loại hình siêu thị nên đòi hỏi cũng cao hơn. Thực tế ở các nước bao giờ mô hình siêu thị cũng xuất hiện trước mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích. Đây là mô hình với nhiều tiện ích và đa dạng chủng loại hàng hoá cũng như ở các vị trí đông dân và thuận tiện, thêm vào đó giá bán cao hơn. Chính vì thế nó đòi hỏi người tiêu dùng có tâm lý và thói quen tiêu dùng hiện đại, mức sống đạt đến điều kiện nhất định và đặc biệt đòi hỏi những người quản lý phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng các yếu tố của chuỗi cửa hàng tiện ích từ cung ứng hàng hoá đa dạng và nhanh chóng, giảm thiểu chi phí không cần thiết đến các dịch vụ khách hàng hấp dẫn, quan trọng nhất vẫn là nghiên cứu nắm được tâm lý người tiêu dùng từ đó xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích cho phù hợp. Tất cả các yếu tố đó yêu cầu nhà kinh doanh phải có nguồn vốn, có kinh nghiệm, có tính chuyên nghiệp, hiểu người tiêu dùng muốn và cần gì. Bên cạnh đó, xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích phải đi vào chiều sâu_chất lượng thay vì chú trọng quá nhiều đến số lượng. Nếu nhà quản lý chuỗi cửa hàng tiện ích nào nắm được các yếu tố trên, phát huy tốt ở chuỗi cửa hàng tiện ích của mình và xây dựng được thương hiệu trên thị trường sẽ thu được nguồn lợi nhuận không nhỏ từ thị trường tiềm năng như Việt Nam.


II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH TẠI VIỆT NAM‌

Để phát triển các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam, nâng cao thị phần của hệ thống phân phối hiện đại cũng như tạo thêm nhiều sự lựa chọn và nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng, cần thiết phải có các chính sách, hỗ trợ từ phía nhà nước cũng như những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh.

1. Các giải pháp từ phía nhà nước


Nhà nước cần có các giải pháp sau:


1.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường thông suốt cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích cả trong cũng như ngoài nước

Hiện nay với loại hình kinh doanh bán lẻ nói chung và mô hình cửa hàng tiện ích nói riêng có rất nhiều đạo luật điều chỉnh như luật dân sự, luật thương mại, luật đầu tư nhưng hoàn toàn chưa có bộ luật nào điều chỉnh cụ thể loại hình này. Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại ra đời năm 2004 mới chỉ điều chỉnh về quy hoạch, xây dựng, quản lý hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại, quy định về tài chính, hàng hoá, dịch vụ và trách nhiệm quản lý của các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại và bảo vệ người tiêu dùng chứ chưa điều chỉnh các mô hình kinh doanh bán lẻ mới như cửa hàng tiện ích. Do chưa có một nguồn luật điều chỉnh chi tiết và cụ thể cho mô hình này nên nhiều nhà kinh doanh khi bắt tay vào mở chuỗi cửa hàng tiện ích đã vấp phải không ít khó khăn vướng mắc, không có quy chuẩn cho cửa hàng tiện ích nên các chuỗi cửa hàng đều theo kiểu mạnh ai nấy làm, không có quy định về chủng loại hàng hoá cũng như hướng dẫn về các loại hàng hoá được phép bán và loại hàng hoá phải có giấy phép kinh doanh nên nhiều nhà quản lý gặp trục trặc với các mặt hàng bày bán trong cửa hàng. Chính vì thế cần thiết phải sớm có một “ Luật kinh doanh bán lẻ” của Việt Nam như Trung Quốc và Thái Lan đã làm để điều chỉnh


cụ thể cho loại hình cửa hàng tiện ích cũng như siêu thị, trung tâm thương mại để đáp ứng sự phát triển của các loại hình phân phối bán lẻ trong nước, góp phần cho việc xây dựng một hệ thống phân phối đồng bộ, có quy hoạch. Bên cạnh đó với việc sắp tới đây Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực phân phối bán lẻ thì việc ra đời Luật kinh doanh bán lẻ của Việt Nam cũng như Pháp lệnh bán lẻ của Trung Quốc và Luật bán lẻ của Thái Lan sẽ có tác dụng giúp tăng sức cạnh tranh của các nhà bán lẻ trong nước trước sự đầu tư ồ ạt của các nhà bán lẻ nước ngoài vốn lớn, chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh.

Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trong chương trình đại hội toàn thể lần thứ nhất tổ chức vào 16/10/2007 cũng xác định trong phương hướng hoạt động của mình, việc xây dựng dự thảo “Luật bán lẻ” trình các cơ quan nhà nước và chính phủ phê duyệt là một nội dung quan trọng. Trong năm 2008, hiệp hội sẽ tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm một số nước về soạn thảo “ Luật bán lẻ” và tiến hành xây dựng đề cương dự thảo. Tuy đây là việc làm không sớm nhưng cũng chưa là muộn cho việc điều chỉnh và hướng dẫn các hoạt động kinh doanh bán lẻ trong nước, hy vọng đến cuối năm nay hoặc đầu năm sau nước ta sẽ có “ Luật bán lẻ” với sự chi tiết, nhất quán để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh “Luật bán lẻ”, nhà nước cũng cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trên thị trường với sự thống nhất và chặt chẽ nhằm đảm bảo cho lợi ích người tiêu dùng và hướng các cửa hàng tiện ích nâng cao trách nhiệm trong kinh doanh. Hiện nay Việt Nam chỉ có Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTCQH ban hành ngày 26/7/2003 quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm song về giám sát và thực hiện còn lỏng lẻo nên còn xảy ra nhiều vi phạm về chất lượng hàng hoá. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá không những đảm bảo quyền lợi cho người mua hàng mà còn hướng các cửa hàng tiện ích nói riêng và các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại khác nói chung đến sự văn minh trong kinh doanh, thực sự đem lại tiện lợi cho người tiêu


dùng. Thêm vào đó nhà nước cần có quy định thống nhất về hệ thống mã vạch cho hàng hoá.

Tất cả những giải pháp trên là cần thiết và cấp bách đối với sự phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích hiện nay.


1.2 Có các cơ chế, chính sách khuyến khích sự phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích

1.2.1 Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước


Với các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước cần tiếp tục tạo môi trường pháp lý thông thoáng, duy trì sự ổn định nền kinh tế vĩ mô bên cạnh việc đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép hoạt động cũng như điều chỉnh giấy phép. Với các nhà đầu tư trong nước cùng với việc đơn giản hoá thủ tục hành chính nhà nước cần khuyến khích việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Thêm vào đó nhà nước cần thận trọng trong việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài, tránh cấp phép tràn lan dẫn đến cảnh phá sản của các nhà kinh doanh trong nước

1.2.2 Chính sách tài chính tín dụng


Kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích đòi hỏi đầu tư ban đầu không nhỏ trong khi thời gian thu hồi vốn lâu. Hiện nay nhà nước chưa có chính sách tín dụng ưu tiên phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp kinh doanh phải tự lo nên gặp nhiều khó khăn do hạn chế về vốn vì thế nên có chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

1.2.3 Chính sách về đất đai và quy hoạch


Tình trạng khan hiếm mặt bằng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích khi tìm kiếm địa điểm phù hợp cho cửa hàng. Nên chăng cần có chính sách hỗ trợ mặt bằng cho các doanh nghiệp với quỹ đất nhất định của nhà nước cho phát triển các cửa hàng tiện ích.

1.2.4 Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hoá


Với việc nhà nước hỗ trợ xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bao gồm: quy hoạch mạng lưới, đầu tư xây mới các chợ đầu mối, trung tâm


bán buôn, toàn bộ hoạt động logistics từ khâu thu mua, chế biến, bảo quản, dự trữ, xây dựng hệ thống kho hàng hiện đại, vận chuyển, điều phối, hệ thống trang thiết bị quản lý…sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hoá theo hình thức phân phối hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp hàng cho các cửa hàng tiện ích dẫn đến sự phát triển tốt hơn của mô hình này.

1.2.5 Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực


Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một giải pháp nên có. Ngoài ra, việc nhà nước tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cho các nhà quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát học tập các kinh nghiệm của nước ngoài bên cạnh việc đứng ra mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các nhà quản lý với các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc các nhà lãnh đạo các tập đoàn bán lẻ thành công từ nước ngoài hoặc các buổi trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các ban ngành chức năng để đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp, kịp thời giải quyết các vướng mắc nảy sinh là rất cần thiết.

1.3 Các ban ngành, cơ quan chức năng cần phối hợp để quản lý và định hướng tốt cho sự phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích

Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành và cơ quan chức năng vì mỗi bộ, ngành có thẩm quyền về những lĩnh vực riêng biệt nhưng giữa chúng lại có sự liên quan mật thiết. Trong kinh doanh cửa hàng tiện ích cũng như siêu thị, Bộ công thương giữ vai trò quản lý về thương mại, nhưng việc cấp phép đầu tư lại thuộc thẩm quyền Bộ kế hoạch và đầu tư và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố. Có trường hợp như Metro được cấp phép xây dựng 12 trung tâm ở các thành phố lớn trong khi đó các siêu thị trong nước đang thiếu mặt bằng kinh doanh. Đây là ví dụ thể hiện cần có chính sách phối hợp và quản lý tốt giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không bị lấn át bởi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022