gia chiến đấu ngay dưới mưa bom bão đạn quân thù,và chàng trai là người lính lái xe chở đạn vào chiến trường, qua hai nhân vật này tôi muốn làm hiện lên thân phận và tâm trạng của người công dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc” [46, Tr. 520-521].
Như vậy, ở cả hai bản trường caTình ca người lính và Con đường của những vì sao, sự kết hợp và đan xen yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình đã góp phần tạo dựng cốt truyện (dù có đoạn mờ nhạt) của mỗi bản trường ca. Chính yếu tố cốt truyện đã tạo cơ sở cho chất sử thi và làm rõ chủ đề của tác phẩm.
3.1.2. Nhân vật
Cùng với cốt truyện thì hệ thống nhân vật trong trường ca nói chung và trong trường ca trữ tình nói riêng đóng vai trò quan trọng, “không những chỉ là hình thức tự biểu hiện mà còn là một phương tiện để chủ thể sáng tạo tham gia vào việc lý giải đời sống bằng nghệ thuật thông qua các mối quan hệ của nó trong kết cấu” [41, Tr. 149]. Nhân vật trong các bản trường ca thường xuất hiện dưới các dạng như nhân vật xuất hiện trong từng phiến đoạn, nhân vật xuyên suốt tác phẩm, nhân vật trữ tình và nhân vật trần thuật.
Trong trường ca Tình ca người lính, Nguyễn Trọng Tạo xây dựng những nhân vật trữ tình không mang tên cụ thể, họ được gọi chung chung như: cô gái ấy, chàng trai, người lính, người vợ. Theo mạch truyện dù cốt truyện có mờ nhạt thì những nhân vật này tuy xuất hiện trong từng phiến đoạn nhưng thực chất lại xuyên suốt tác phẩm và là đối tượng tạo sự liên kết chặt chẽ cả về hình thức, nội dung và cảm xúc trữ tình của cả ba bài Tình ca. Bên cạnh những nhân vật này, Tình ca người lính còn có những nhân vật phụ trợ như đứa con nhỏ, vầng trăng qua nỗi nhớ và sự tưởng tượng của người chiến sỹ.
Ở trường ca Con đường của những vì sao, hệ thống nhân vật được xây dựng và xuất hiện khá rõ nét. Trong cả 10 chương của trường ca, dù là câu chuyện của đất nước hay câu chuyện của những thanh niên xung phong thì tình tiết, sự kiện đều gắn với hệ thống nhân vật. Nhà thơ xây dựng hai nhân
vật chính là La và Mùa cùng 10 cô gái thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc ác liệt với những cái tên cụ thể như Tần, Cúc, Xanh, Hợi, Hường, Nho, Hà, Rạng, Xuân:
“Những cô gái mở đường, rất trẻ Với La, là đồng chí,
Với La, là em, là chị
Là Tần, là Cúc, là Xanh... Những cái tên hiền lành"
Có thể bạn quan tâm!
- Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 7
- Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 8
- Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 9
- Tạo Gián Cách Và Khoảng Lặng Trong Trường Ca
- Giọng Điệu Ngợi Ca Mang Âm Hưởng Sử Thi
- Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
(Con đường của những vì sao)
Những nhân vật này đóng vai trò chủ đạo trong kết cấu thời gian tuyến tính cho câu chuyện. Họ là những nhân vật có thật, những hình tượng lịch sử chứng minh cho tinh thần bất khuất kiên cường của dân tộc ta. La, Mùa và 10 cô thanh niên xung phong đều đóng vai trò minh chứng cho sự thật lịch sử. Họ đều tham gia vào dòng tự sự về đất nước, vào cảm hứng lớn của tác giả. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã bộc lộ: “Tôi chọn tên cô gái là La như biểu tượng sông La của Hà Tĩnh (mà trong đó cô gái họ La - La Thị Tám - luôn ám ảnh tôi khi nhớ về Đồng Lộc), tên chàng trai là Mùa, một cái tên điển hình của người lính xuất thân từ nông thôn. Thông qua hai nhân vật này, tôi muốn làm hiện lên thân phận và tâm trạng của người công dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc"[46, tr. 521].
Điều đặc biệt, trong trường ca Con đường của những vì sao lại tồn tại song song hai loại nhân vật: trữ tình và trần thuật. Hai loại nhân vật này gần như tồn tại một cách độc lập. Nhân vật trần thuật ngôi thứ ba giấu mặt xuất hiện để kể lại mối tình của hai nhân vật Mùa và La, còn nhân vật trữ tình thường xuất hiện ở dạng nhập vai vào Nắng, vào Gió, vào Máu, vào Cây ... để ca ngợi tình yêu và sự hi sinh bất khuất của họ. Có lẽ ở trường ca này tác giả muốn bày tỏ tình cảm một cách khách quan, hướng đến tinh thần chung mà không muốn bày tỏ cái Tôi của mình. Mặt khác, đây là trường ca viết chủ yếu
để ca ngợi các cô gái ngã ba Đồng Lộc- những nhân vật có thật vì thế tác giả là người đứng ngoài, không tham gia vào các sự kiện.
Trong trường ca này còn có những nhân vật số đông như những đứa trẻ tìm bê, Nhân Dân, mười cây bạch đàn, vầng trăng v.v... nhằm chống lại những thế lực đen tối đứng đầu là tổng thống Giôn-xơn và những quả bom.
3.2. Hình thức tổ chức văn bản
3.2.1. Cách thức tổ chức đoạn thơ, câu thơ
Với đặc trưng là một thể loại có dung lượng câu chữ tương đối lớn so với thơ và một số thể loại khác, do vậy, khi tìm hiểu về hình thức tổ chức văn bản trường ca nói chung, người ta thường chú ý tới cách thức tổ chức đoạn thơ, câu thơ, coi đây là yếu tố quan trọng góp phần chuyển tải nội dung và chủ đề của mỗi bản trường ca. Khi xem xét vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã chia ra hai cách tổ chức câu thơ, đoạn thơ trong trường ca. Đó là tổ chức theo sự kiện và tổ chức theo chủ đề. Trên cơ sở sự phân chia như vậy, soi sáng vào hai bản trường ca Tình ca người lính và Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo có thể thấy ở mỗi bản trường ca, tác giả có sự tổ chức khác nhau dựa trên dòng cảm xúc và hệ thống nhân vật cũng như sự kiện được nói tới.
Ở Tình ca người lính, tác giả tổ chức thành ba bài Tình ca và đánh số thứ tự cho từng bài. Tuy có yếu tố cốt truyện và nhân vật song ở bản trường ca này, Nguyễn Trọng Tạo chủ yếu tổ chức câu, đoạn thơ và cả tác phẩm theo chủ đề. Vẻ đẹp hình tượng người chiến sỹ trước và trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc đã được tác giả thể hiện qua mạch cảm xúc trữ tình mang đậm chất sử thi. Tuy có xen yếu tố sự kiện vào mỗi bài Tình ca song sự vận động của câu thơ và đoạn thơ trong toàn bài vẫn hướng tới một chủ đề chung.
Trong trường ca Con đường của những vì sao có điểm khác so với Tình ca người lính. Tác giả tổ chức trường ca này chủ yếu dựa trên yếu tố sự kiện. Cụ thể, Nguyễn Trọng Tạo đã chia bản trường ca thành 10 chương rõ rệt:
Chương một: HAI NGƯỜI YÊU CHIA TAY
Chương hai: NGÃ BA
Chương ba: QUANH THÁNG BA 1968 Chương bốn: HAI NGƯỜI YÊU GẶP LẠI
Chương năm: ĐÀN BÊ VÀ TRẺ NHỎ Chương sáu: ĐỘC THOẠI CỦA MÁU
Chương bảy: ỐNG NHÒM VÀ ĐÔI MẮT Chương tám: ĐỈNH CAO
Chương chín: KHÚC HÁT MƯỜI CÂY XANH Chương mười: THAY CHO VĨ THANH
Tất cả 10 chương nói trên đều được tổ chức theo dòng sự kiện. Đó là những sự kiện liên quan đến cái riêng và cái chung. Mạch liên kết giữa hàng loạt các sự kiện không hề rời rạc mà hoàn toàn chặt chẽ. Sự đan xen giữa sự kiện và cảm xúc trữ tình đã làm cho câu chuyện về đất nước nơi tuyến lửa ác liệt trở nên thu hút sự chú ý của độc giả.
Tuy được tổ chức theo dòng sự kiện song ở trường ca Con đường của những vì sao, tác giả đã khéo léo kết hợp cả hai cách tổ chức là tổ chức theo sự kiện và tổ chức theo chủ đề. Từ hàng loạt các sự kiện được xây dựng trong toàn bộ tác phẩm, tác giả hướng tới một chủ đề chung cho bản trường ca. Điều đó, được thể hiện rõ ngoài các chương tổ chức theo sự kiện thì những chương xen kẽ như Đàn bê và trẻ nhỏ; Ống nhòm và đôi mắt; Độc thoại của máu là những chương mang điểm nhấn của cảm xúc, mang tính trữ tình ngoại đề. Đó là những chương được tổ chức theo chủ đề, theo cảm hứng trong mạch cảm xúc của toàn bài. Tác giả xây dựng chương Độc thoại của máu để viết về sự hy sinh vĩ đại của những con người chiến đấu cho Tổ quốc. Họ sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho đất nước này được độc lập. Xây dựng chương Đàn bê và trẻ nhỏ như một điểm nhấn quan trọng trong sự chống lại những thế lực đen tối với tội ác hủy diệt của kẻ thù. Với cách tổ chức đoạn
thơ, câu thơ, “Trường ca Đồng Lộc với hai nghìn rưởi câu thơ chia làm 10 chương và một "Khúc hát tặng" thay lời ngỏ của tác giả đã dựng lên một "bức tượng đài bằng thơ" về cuộc chiến đấu ở Ngã ba Đồng Lộc lịch sử. Điều đó chứng tỏ cả tài năng lẫn đam mê của ông với một đề tài lớn” [34, tr. 15-18].
3.2.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Mỗi nhà văn có sự “tinh luyện” ngôn ngữ để chọn lọc cho tác phẩm của mình hệ thống ngôn ngữ phù hợp với đặc trưng thể loại cũng như nội dung chuyển tải trong tác phẩm. Với hai bản trường ca Tình ca người lính và Con đường của những vì sao, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã có sự chọn lọc hệ thống ngôn từ để mỗi bản trường ca chuyển tải đầy đủ chủ đề tư tưởng và được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Từ lớp ngôn từ thông dụng, đời thường, nhà thơ đã vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn lớp ngôn ngữ phù hợp với đối tượng được miêu tả và thể hiện rõ sắc thái ngôn ngữ trường ca.
3.2.2.1. Ngôn ngữ đời sống
Tuy viết về một thời kháng chiến oanh liệt với biết bao sự hy sinh, đau thương và tội ác nhưng khi lựa chọn ngôn ngữ trong mỗi bản trường ca, tác giả Nguyễn Trọng Tạo không đơn thuần khoanh vùng lớp ngôn ngữ chiến tranh mà nhà thơ đã sử dụng đan xen lớp ngôn ngữ toàn dân hay nói cách khác, đó là lớp ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Trong những đoạn thơ, dòng thơ mang đậm cảm xúc trữ tình, Nguyễn Trọng Tạo đã tạo dựng những hình ảnh qua lớp ngôn từ mang đậm chất liệu ngôn ngữ đời thường: đất trần trụi; bỏng rộp; vung vãi; nhòe bàn tay máu ứa; leng keng; lảm nhảm; Ai vục nước rửa chân, ai ngụp tắm giữa trưa nắng gắt; cha cày đồng cạn đồng sâu; cầm dao cầm cán nghe con; con đã về, sức còn dài, vai rộng; hẳn mẹ cười cau dẻo thắm trầu cay; a ha ha; mồ hôi lép nửa mùa gặt hái; Nhân dân từ ruột đất trồi lên; sinh con tóc mẹ rụng rơi…
Sự đan xen vốn ngôn ngữ đời thường đã làm cho hình ảnh thơ trong trường ca trở nên gần gũi bình dị, ngôn ngữ của mỗi bản trường ca xóa nhòa
đi sự trang nhã, ước lệ và trừu tượng. Từ đó, hiện thực cuộc chiến tranh khốc liệt được miêu tả như nó vốn có và hình ảnh con người, quê hương trở nên thân thuộc, tươi đẹp.
3.2.2.2. Ngôn ngữ mang sắc thái dân gian
Xen giữa những lớp ngôn ngữ mang đậm sắc thái trường ca với hàng loạt đoạn thơ, dòng thơ nói về chiến tranh, người lính và đạn bom là những dòng thơ mang đậm màu sắc dân gian. Nguyễn Trọng Tạo đã vận dụng nhuần nhuyễn yếu tố dân gian khi nhắc tới hình ảnh làng quê, người mẹ, khi tâm tình, trò chuyện với các nhân vật trong trường ca của ông. Điều đó đã góp phần làm nên sự đa sắc màu trong ngôn ngữ trường ca Nguyễn Trọng Tạo, làm cho hình tượng trong mỗi bản trường ca vừa đẹp, vừa bi hùng nhưng lại rất gần gũi.
Sự xuất hiện hình ảnh núi Vọng Phu trong Tình ca người lính như một lời tâm sự và sẻ chia với người con gái đang mòn mỏi chờ đợi người yêu nơi quê nhà:
“ Anh xa em đi qua núi Vọng Phu Núi vẫn núi ngàn xưa
Bây giờ anh mới gặp”
(Tình ca người lính- số 3)
Nhà thơ nhắc tới câu chuyện cổ dân gian về núi Vọng Phu để liên tưởng tới hoàn cảnh xa cách giữa đôi trai gái trong khi đất nước có chiến tranh. Hình ảnh núi Vọng Phu trở thành nỗi ám ảnh lớn trong tâm trạng của họ.
Nhà thơ đã khéo léo vận dụng và dẫn vào trường ca những chất liệu gần gũi với ca dao để vừa hình tượng hóa và làm cho hình ảnh đất nước, quê hương trở nên gần gũi: Những hình ảnh câu ví đò xuôi; trống chèo đêm hội; bờ ao nước giếng; dây gầu đứt; nụ tầm xuân…Chỉ cần đọc những dòng thơ này và cảm nhận, người đọc chắc hẳn sẽ liên tưởng tới những bài ca dao quen thuộc trong ca dao trữ tình Việt Nam như Trèo lên cây bưởi hái hoa; Tát
nước đầu đình; Em tưởng giếng sâu nối sợi dây dài…Có lẽ, khi viết về quê hương đất nước trong khói bom lửa đạn, không gì phù hợp hơn là “nhuộm màu” cho những câu thơ màu sắc của ca dao, dân ca. Điều đó, càng làm cho hình ảnh đất nước vừa thiêng liêng vừa gần gũi, làm cho mỗi người càng thêm yêu đất nước tươi đẹp.
Đó là không gian của sự thề hẹn, sự trao gửi những tâm tư và nỗi niềm của những chàng trai, cô gái chia tay nhau để ngày mai trở thành người chiến sỹ ra trận. Bỏ qua không gian đạn bom ác liệt, nhà thơ đã trở về với không gian mang đậm sắc thái ca dao:
“Bao nhiêu nhịp cầu cởi nón trao khăn Bao nhiêu đạn bom kẻ thù trút xuống”
(Con đường của những vì sao)
Cả giây phút chia ly của đôi trai gái để đi chiến trường, Nguyễn Trọng Tạo đã để cho nhân vật của mình được sống trong miền ca dao tình yêu để khắc sâu hơn mối tình và sự quyết tâm lên đường:
“ Yêu nhau cởi áo trao nhau
Người đi để dạ nhịp cầu nhớ thương”
(Con đường của những vì sao)
Khi nói về ý chí và phẩm chất của con người, nhà thơ đã lồng ghép câu từ và triết lý sống của tục ngữ vào trong dòng thơ:
“ đói trong sạch, rách thơm tho
hạt cây rơi biết gọi mùa ngọt thơm”
(Con đường của những vì sao)
Âm hưởng và tứ ca dao, tục ngữ được Nguyễn Trọng Tạo vận dụng khá thành công trong trường ca:
“ nhường áo xẻ cơm chia lửa
Chẳng thấy giá gương, ít gặp nhiễu điều Vẫn nhớ câu ca răn điều ăn ở…”
(Con đường của những vì sao)
Không chỉ có những dòng, những câu thơ mang cảm hứng từ tục ngữ, ca dao, dân ca, có những đoạn điệp khúc trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo còn mang âm hưởng của những khúc đồng dao:
“ Một ông sao sáng Hai ông sao ngời Bốn
Năm Sáu Bảy
Sao trời”
(Con đường của những vì sao)
Đoạn thơ viết về hình ảnh những cô thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc với hình ảnh trời sao. Với câu từ gần gũi với khúc đồng dao, những cô gái đếm sao trên đường đi phá bom như được trở về với những kỷ niệm thời thơ bé ngửa mặt lên trời đếm những vì sao sáng và cùng hát khúc đồng dao. Đoạn thơ giàu nhạc điệu như để cân bằng hiện thực khốc liệt nơi chiến trường.
Khi khảo sát trường ca Con đường của những vì sao, chúng tôi còn nhận thấy âm hưởng lời ru hiện diện trong một số chương, đoạn của trường ca. Đặc biệt là ở chương thứ 5 Đàn bê và trẻ nhỏ, như một điệp khúc, một tiếng gọi, một lời ru vỗ về trở đi trở lại trong đầu và cuối mỗi đoạn thơ. Nhà thơ xây dựng hình ảnh đàn bê nhỏ bị lạc mẹ bởi đạn bom của kẻ thù dội xuống khi chúng đang gặm cỏ trên đồi bạch đàn. Sự nháo nhác và tiếng kêu thất thanh của chúng đã làm cho tác giả bật lên ở mỗi đầu đoạn thơ điệp khúc: Bê à bê ạ. Điệp khúc này được nhắc tới 10 lần trong cả chương:
- “ Bê à bê ạ
bê đi tìm mẹ qua mấy sườn đồi”
- “Bê à bê ạ
ai để ta nằm giữa dải đồi hoang”