Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 9

Tạo nói riêng, nhân dân không chỉ dừng lại ở những hình tượng cụ thể, riêng lẻ mà còn được xây dựng bằng những hình tượng tập thể mang tầm khái quát cao. Nguyễn Trọng Tạo đã có cách cảm nhận hình tượng nhân dân mang vẻ đẹp sử thi kỳ vĩ. Đó là những con người vừa lặng lẽ âm thầm, vừa mãnh liệt anh hùng.

2.4. Hình tượng Đất nước

Đất nước là một hình tượng trung tâm của những sáng tác thơ ca ở bất kỳ giai đoạn nào, nhất là khi đất nước có chiến tranh. Miêu tả vẻ đẹp của những con người cụ thể, của nhân dân, chung quy lại chính là hun đúc cho vẻ đẹp thiêng liêng của đất nước mà thôi. Đất nước, tổ quốc là nơi con người yêu thương, gắn bó máu thịt:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”

(Chế Lan Viên)

Khi đất nước có chiến tranh, những người con sẵn sàng ra đi để giành lại chủ quyền:

“Đất nước đẹp mênh mông

Đất nước thấm sâu đến tận cùng xương thịt Chỉ riêng cho người chúng tôi dám chết”

(Những người đi tới biển- Thanh Thảo)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Với Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước được kết tinh từ những điều bình dị nhất:

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 9

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc... Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm”

(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

Nguyễn Trọng Tạo có những cảm nhận về đất nước ở nhiều phương diện, ở những hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, nhà thơ dành cho đất nước những tình cảm sâu nặng. Không bắt đầu từ hình ảnh một đất nước đau thương trong lửa đạn, Nguyễn Trọng Tạo đã trở về với đất nước từ trong truyền thuyết, trong sự tích như tìm về ngọn nguồn dân tộc:

“Ơi quê hương, trong tầm mắt ta nhìn

Chín mươi chín ngọn núi cao đứng cạnh trời phương bắc Chín mươi chín đại bàng sải cánh trong truyền thuyết”

(Con đường của những vì sao)

Trong cái nhìn của nhân vật trữ tình về đất nước đã xuất hiện hình ảnh những ngọn núi, những cánh chim đại bàng. Đó là sự hiện hữu của truyền thuyết xa xưa, biểu tượng cho sự hóa thân lớn lao của nhân dân trong hành trình làm nên đất nước. Nguyễn Trọng Tạo muốn trở về ngọn nguồn đất nước, về những điều làm nên quê hương mình để một lần nữa chiêm nghiệm, nhận thức những giá trị văn hóa trường tồn của đất nước hôm nay.

Tuy kỳ vĩ lớn lao nhưng đất nước trong cảm nhận của Nguyễn Trọng Tạo lại gần gũi, thân thuộc với mỗi người trong cuộc sống đời thường:

“ thương đất, thương mình, gọi tên núi Mồ Côi Phải chăng nên đất với người

Gắn bó nặng duyên, nặng nghĩa Dòng sông con đường, hẹn hò gặp gỡ

Bao nhiêu ngã ba sông bao nhiêu ngã ba đường Bao nhiêu nhịp cầu cởi nón trao khăn”

(Con đường của những vì sao)

Đất nước hiện hữu trong nghĩa tình, trong tình yêu thương con người từ bao đời. Đất nước gần gũi với dòng sông, con đường, nơi đôi lứa hò hẹn. Và cả trong những mối tình nơi thôn quê gợi đầy ý vị. Tất cả làm nên dáng hình một đất nước trong thanh bình yên ả. Đất nước mà những cô thanh niên xung

phong nơi đạn bom ác liệt từng mơ về, nơi bờ ao giếng nước, nơi con người tìm được sự chở che:

“Ôi đất nước ta yêu Ngọn núi dòng sông

Lối ngõ bờ tre thành phố cánh đồng Câu ví đò xuôi

Trống chèo đêm hội

Con trâu kéo cày ngẩng nhìn ống khói Sắc mật tiếng ve, cong vút tiếng gà”

(Tình ca người lính- số 1)

Đất nước còn có sự hóa thân kỳ diệu giữa những nét đẹp bình dị nơi thôn quê với tình yêu của những con người sinh ra và lớn lên trong lòng đất nước:

“Đất nước ta yêu bờ ao giếng nước Dây gàu đứt nối em cười nhìn anh Nụ tầm xuân xanh

Sen hồng sen trắng

Bông gạo đỏ cờ mồng tơi tím thẫm

Anh yêu hoa cải vàng - hoa cải vườn em... ”

(Tình ca người lính-số 1)

Những hình ảnh hiện lên thật chân thực: Bờ ao nước giếng, dây gàu, nụ tầm xuân, sen hồng...Tất cả hội tụ làm nên tính cách và tâm hồn con người vừa chân quê, hồn hậu và chân thành. Đó là những con người sống sâu tình nặng nghĩa, những con người làm nên đất nước này, họ dám hy sinh và sống ân tình. Phải chăng, chính quê hương đất nước đã làm nên phẩm chất vừa ân tình vừa mạnh mẽ để trong những thời điểm cam go nhất của cuộc chiến, họ sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho đất nước được hòa bình“Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” (Việt Nam thân yêu- Nguyễn Đình Thi).

Thế nhưng đất nước đâu có được hòa bình khi dã tâm của kẻ thù hòng xâm chiếm. Những loạt bom đen đã dải khắp bầu trời Việt Nam từ đồng quê đến thành thị, đâu đâu cũng tang thương chết chóc. Hình ảnh một đất nước đau thương hiện lên chân thực trên từng dòng thơ của trường ca Nguyễn Trọng Tạo:

“máu miền Bắc đã nhuộm bầm đất Bắc

...cả dân tộc mặc áo cỏ xanh

...dải đất hẹp miền Trung

...bom kẻ thù vung vãi nơi đây”

(Con đường của những vì sao)

Đất nước chìm vào khói lửa, tổ quốc mang trên mình nham nhở những hố bom, những thương tích. Bầu trời, dòng sông rung lên bởi những loạt bom của kẻ thù. Từ trong mạch ngầm của dân tộc, lời hiệu triệu lại vang lên mang âm hưởng của Thánh Gióng, của trận Bạch Đằng lịch sử, của Điện Biên chấn động địa cầu như thúc giục con người Việt Nam đứng lên chiến đấu để giành lại đất nước:

“ Đất nước rung lên cơn giận dữ thiêng liêng Những ngọn núi dòng sông như chớp rạch Đâu tre làng Gióng

Đâu cọc Bạch Đằng

Đâu tiếng trống năm ba mươi (1930) đâu Điện Biên sấm sét”

(Tình ca người lính- số 1)

Nếu Nguyễn Khoa Điềm khái quát hình ảnh đất nước vơi 4000 năm lịch sử với sự thống nhất ở chiều dài lịch sử, ở chiều rộng không gian địa lý và chiều sâu văn hóa thì Nguyễn Trọng Tạo lại khắc họa hình tượng đất nước trong đau thương. Đó là hình ảnh một đất nước luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm, nhưng luôn chiến thắng bởi lòng dũng cảm, kiên cường và chính nghĩa.

Khi đất nước giành được chiến thắng, sự cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong một niềm vui khôn tả:

“Mừng cho Hòa Bình Những nhà máy khai sinh

Những cánh đồng thêm người cấy gặt Những đứa trẻ lần đầu tiên biết hát”

(Tình ca người lính- số 2)

Nền hòa bình đã về với nhân dân, khắp nơi rộn rã niềm vui và những tín hiệu của sự sống. Nhà máy, cánh đồng, người dân và cả những đứa trẻ đều ca lên bài ca của tự do và niềm tin vào hiện tại và tương lai đất nước.

Niềm vui, niềm hạnh phúc khi đất nước được tự do chan hòa với lòng biết ơn đến những con người đã hóa thân vào dáng hình, xứ sở của quê hương:

“Mãi còn

Những người hy sinh vì Tổ quốc”

(Tình ca người lính- số 3)

Sự hóa thân kỳ diệu của nhân dân đã hiện hữu thành mùa xuân, thành cánh đồng, thành nhà máy, rừng xanh và tiếng hát của sự tự do. Phải chăng, đây là sự lý giải qua sự chiêm nghiệm một cách sâu sắc của nhà thơ về câu hỏi vì sao đất nước của chúng ta trường tồn mãi mãi với thời gian. Tất cả kết thành “Những buổi ngày xưa vọng nói về”(Nguyễn Đình Thi) để tiếp sức mạnh cho hôm nay và mai sau.

Trong cảm hứng hướng về đất nước, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã làm một hành trình trở về với hình ảnh đất nước từ nguồn cội đến sự đau thương và chiến thắng. Những hình ảnh về đất nước vừa gần gũi thiêng liêng, vừa kì vĩ lớn lao. Viết về những năm tháng đau thương của chiến tranh, không gì có thể thay thế được khi các nhà thơ nói chung và Nguyễn Trọng Tạo nói riêng tìm về đất nước như một điểm tựa thiêng liêng để lý giải cho những con người luôn xông pha nơi tuyến đầu với một niềm tin vô bờ về hình ảnh một đất nước ngày mai tươi sáng.

Chương 3

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO

Ở chương 3, tác giả luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu những thành công về nghệ thuật trong hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo. Qua những yếu tố nghệ thuật góp phần chuyển tải những đối tượng thẩm mỹ trong hai bản trường ca, độc giả sẽ thấy được những nét chung trong mạch nguồn trường ca những năm sau 1975, đồng thời, nhận thấy những sáng tạo và nét đặc sắc trong kết cấu cũng như hình thức thể hiện trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo.

3.1. Cốt truyện và nhân vật

3.1.1. Cốt truyện

Khi xem xét thể loại trường ca, dựa trên hệ thống sự kiện và biến cố, các nhà nghiên cứu đã chia trường ca làm hai loại là trường ca tự sự và trường ca trữ tình. Dù ở loại trường ca tự sự hay trữ tình thì trường ca đều có cốt truyện (Có thể hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh). Bởi “Cốt truyện trong trường ca là một trong những hình thức cụ thể triển khai tuyến sự kiện” [41, Tr. 146]. Do vậy, khi tìm hiểu hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao, chúng tôi xem xét cốt truyện như một yếu tố quan trọng làm nên “xương sống” của tác phẩm.

Hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo thuộc loại trường ca trữ tình, tuy vậy, khi triển khai nội dung của mỗi bản trường ca, tác giả không nghiêng hoàn toàn về yếu tố trữ tình mà nhà thơ đã khéo léo kết hợp yếu tố trữ tình đan xen yếu tố tự sự. Điều này làm cho mỗi bản trường ca có kết cấu đa chiều và được nhìn nhận bởi nhiều góc nhìn, nhiều phương diện khác nhau. Khi tiếp xúc mỗi bản trường ca, người đọc nhận thấy, tác giả không đi vào mạch kể câu chuyện một cách rạch ròi mà mở đầu mỗi bản trường ca là không gian mang tính trữ tình.

Từ đó, người đọc đi sâu vào tác phẩm trong sự xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật, tình huống…

Trường ca Tình ca người lính được kết cấu thành ba bài: Tình ca số 1, Tình ca số 2 Tình ca số 3. Khi đọc ba bài Tình ca, người đọc cứ ngỡ đây là ba mảnh ghép rời rạc nhưng thực chất, ở ba bài có một mạch liên kết khá chặt chẽ nhờ vào yếu tố truyện trong mỗi bài. Do vậy, khi xem xét tổng thể nội dung bản trường ca Tình ca người lính, chúng tôi dựng thành sơ đồ như sau:

A (Tình ca người lính)= A1 (Tình ca số 1) + A2 (Tình ca số 2) + A3 (Tình ca số 3).

Người kể chuyện là người đứng ngoài kể về cuộc chiến tranh dưới góc nhìn của hai nhân vật là chàng trai và cô gái (họ là chứng nhân cũng như là người trực tiếp tham gia cuộc chiến). Ở bài Tình ca số 1, chủ yếu tác giả kể về hoàn cảnh mà trọng tâm là mối tình dang dở của chàng trai và cô gái khi đất nước có chiến tranh. Họ phải gác lại chuyện riêng tư để hòa mình vào cuộc trường chinh của đất nước. Ở bài Tình ca số 2, tác giả kể về chiến tranh kết thúc, hòa bình và niềm vui chiến thắng tràn khắp mọi nẻo, người chiến sĩ trở về mang nặng tâm trạng với đồng đội mình đang nằm lại chiến trường. Gặp lại người yêu, cô gái vẫn chờ đợi anh, rồi họ kết hôn và sinh con đẻ cái. Nhưng rồi cuộc chiến tranh lại tái diễn, người chiến sỹ một lần nữa lại khoác ba lô và cây súng lên đường ra trận với ý chí quyết tâm và niềm tin vào ngày mai chiến thắng. Ở Tình ca số 3, yếu tố truyện dường như mờ nhạt hơn hoặc bị ẩn sau những đoạn trữ tình. Tâm trạng người chiến sĩ có sự chênh chao giữa bom đạn, tội ác, hủy diệt và hình ảnh đứa con đang mong cha ở quê nhà. Có đoạn dài, người chiến sĩ tưởng tượng như nhờ vầng trăng để trò chuyện, tâm tình cùng đứa con.

Vì vậy, Tình ca người lính có sự thống nhất chặt chẽ về chủ đề, nhân vật và sự kiện nhờ yếu tố truyện được tác giả triển khai trong sự đan xen hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

Trường ca Con đường của những vì sao, yếu tố chuyện rõ nét hơn nhờ hệ thống nhân vật có thật (10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc). Trong một số trường ca trữ tình hiện đại Việt Nam, khi xem xét yếu tố truyện, người ta đã mô hình hóa yếu tố truyện ở hai chiều là chiều dọc và chiều ngang. Ở trường ca Con đường của những vì sao, tác giả kết cấu thành 10 chương và một đoạn đề từ Khúc hát tặng. Mô hình hóa yếu tố chuyện của trường ca được thể hiện ở cả hai chiều như sau:

- Theo chiều dọc:

Khói lửa chiến tranh nơi ngã ba Đồng Lộc- Chuyện của La và Mùa chia tay nhau để vào chiến trường- Hai người yêu trở thành người chiến sỹ, họ gặp nhau nơi bom đạn ác liệt- Điệp khúc: Đàn bê và trẻ nhỏ; Độc thoại của máu biểu tượng cho sự đau thương và ý chí quyết hy sinh để bảo vệ nền độc lập- Đỉnh cao: Giờ phút quyết định và đau thương nhất- Vĩ thanh thay cho lời “điếu văn” những người đã nằm xuống nơi chiến trường.

- Theo chiều ngang:

Câu chuyện của đất nước [Chuyện tình yêu lứa đôi, sự ác liệt nơi ngã ba Đồng Lộc, hai người yêu gặp lại nhau, tháng 3 năm 1968, máu, ống nhòm, con đường, trăng và khói lửa]. Câu chuyện của những nữ thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc [Họ trẻ tuổi, nhớ về quê hương, nhớ về mẹ, đào đường, lấp hố bom, học bài, gội đầu, hòa mình trong đất…].

Dù mô hình theo chiều dọc hay chiều ngang thì khi tìm hiểu kết cấu và cốt truyện của trường ca Con đường của những vì sao, độc giả nhận thấy rõ nét câu chuyện về Mùa, La và 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc ác liệt. Trong các chương của trường ca nhiều mảng tự sự diễn tả bối cảnh chiến trường và tinh thần chiến đấu của những chiến sỹ thanh niên xung phong, đan xen bên cạnh đó là những suy cảm trữ tình của tác giả bằng những điệp khúc, vĩ thanh. Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Tôi đã kết cấu trường ca đan xen tự sự và trữ tình.[...] Những cô gái trong trường ca này là thanh niên xung phong tham

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí