Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 6

tóc chàng trai dính chút bùn non

sau buổi cày bừa đồng chiêm vội vã”

(Con đường của những vì sao)

Vẫn còn trên mình chiếc áo nâu bọc tuổi trăng tròn, bàn chân vẫn còn dính bùn sau khi cày xong thửa ruộng, những chàng trai, cô gái vội vã ghi tên tòng quân mà không một chút do dự. Họ mang vào cuộc chiến tuổi thanh xuân với mái tóc xõa ngang lưng, với nụ cười tươi trẻ và trái tim nồng cháy đang hướng về Tổ quốc:

tuổi hai mươi mái tóc xoả lưng ong

….

giữ nụ cười con gái tuổi hai mươi...”

(Con đường của những vì sao)

Họ tự nguyện bước vào trận chiến, sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình khi đất nước lâm nguy:

“ngày mai chàng trai thành người lính đường người lính - đường ra mặt trận bàn tay người lính - bàn tay cầm súng trái tim người lính - chọi cùng đạn bom”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

(Con đường của những vì sao)

Ngày mai, mọi cái đã đổi thay, chàng trai nơi quê nghèo trở thành người chiến sĩ, con đường trước mặt họ là con đường chinh chiến dài lâu và gian khổ. Họ sẵn sàng ra đi trong tư thế bàn tay cầm súng. Gia tài lớn nhất để họ tiến về phía trước đó chính là trái tim. Trái tim của tinh thần yêu nước, trái tim của lòng dũng cảm và sự tự nguyện hiến dâng cho Tổ quốc. Càng đi, trái tim càng mài sắc và thức nhọn lòng căm thù giặc, thức nhọn lòng quả cảm để đấu chọi với bom đạn của kẻ thù.

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 6

Người chiến sĩ ra đi để lại sau lưng mình mẹ già, em thơ, cả làng quê yêu dấu và tình yêu trong ngày cưới dang dở:

“ Nào riêng hai người yêu nhau hoãn cưới Bao cô dâu đêm tân hôn tất bật

Khoác ba lô tiễn chú rể lên đường Để tới đêm tân hôn có thật

Có cái gì hơn cả máu xương…!”

(Con đường của những vì sao)

Người chiến sĩ đã cảm nhận được sự éo le của hoàn cảnh riêng và hòa nhịp với hoàn cảnh của cả thế hệ để có thêm quyết tâm. Vẫn biết đi là khó được trở về, vẫn biết sẽ chẳng có đêm tân hôn lần thứ hai nhưng họ đã gác lại mọi chuyện riêng để hòa mình vào nhiệm vụ chung của cả dân tộc. Tâm trạng ấy của người chiến sĩ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo đã có sự gặp gỡ nỗi niềm của người chiến sĩ trong trường ca Trần Mạnh Hảo. Khi người chiến sĩ chiến đấu hy sinh, ngã vào lòng đất vẫn trinh nguyên tuổi trẻ:

“Chưa kịp yêu một người con gái Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai”

(Đất nước hình tia chớp - Trần Mạnh Hảo) Họ tình nguyện ra đi và nằm xuống khi tuổi đời còn xanh:

“Họ trẻ lắm những người nằm dưới đó áo binh nhì xanh suốt tuổi đôi mươi”

(Sông Mê Công- Anh Ngọc)

Ngay cả khi biết trước ngày mai đất nước được giải phóng, chiến tranh sẽ chấm dứt, họ vẫn nguyện xả thân. Bởi những người chiến sĩ đã nhận thức được:

“Nếu cửa tử này đoàn quân không qua được

...Có thể bùng cháy mái nhà tranh”

(Tình ca người lính- số 1)

Họ đã nhận thức được cái chết chờ đợi ngay trước mặt, nếu yếu lòng sẽ chẳng thể vượt qua. Song, nếu lùi lại phía sau thì cả dân tộc mình sẽ bị vùi

trong biển lửa, trong đau thương.

Bi kịch về cái chết của người chiến sĩ thật xót xa khi họ nhận thức được rằng ngày mai rồi sẽ hòa bình, đất nước sẽ sạch bóng quân thù nhưng hôm nay, trong cửa tử đầy nguy hiểm, họ phải nằm xuống, phải chết trước bình minh của hòa bình:

“Em ơi em, có thể anh ngã xuống Trước bình minh chiến thắng”

(Tình ca người lính- số 1)

Người chiến sĩ biết rằng, những người thân yêu đang chờ mình phía trước, anh chết sẽ có bao người mất anh. Nhưng nếu ai cũng cố sống đến ngày mai thì trong giờ phút quyết định ấy, cuộc chiến sẽ ra sao, lá cờ tự do phía trước có còn tung bay, đất nước sẽ ra sao. Hơn bao giờ hết, người chiến sĩ gác lại mọi riêng tư vì ngày mai độc lập. Trong những giây phút quyết định nhất đối với vận mệnh của đất nước, người chiến sĩ xin được quên niềm riêng để hướng con tim mình về Tổ quốc thiêng liêng:

Nhưng em ơi, chính giây phút này đây Cho anh được quên niềm riêng nồng cháy

...Cho anh được quên để nhớ về Đất Nước!”

(Tình ca người lính- số 1)

Khi đất nước có chiến tranh, tự bản thân mỗi người yêu nước đều biết lấy nhân danh cộng đồng để suy nghĩ và hành động. Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ ? Câu hỏi ấy khiến mỗi người Việt Nam chân chính tự nguyện dẹp bỏ mọi lợi ích cá nhân, hi sinh tất cả cho công cuộc giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ khi ấy chỉ có một con đường duy nhất là tiến thẳng về phía trước, nơi đó có kẻ thù, nơi đó là cái đích cần đến cho nền hòa bình của dân tộc. Nói như nhà thơ Nguyễn Đức Mậu: “Ai hèn nhát sẽ chết trong hèn nhát/ Chỉ một con đường tiến thẳng mà thôi”. Nguyễn Trọng Tạo đã trả lời trong trường ca của mình câu hỏi: Người cầm súng là ai ? Họ làm gì

nơi chiến trường ác liệt ?

- người cầm súng là ai? Bạn hỏi

- người cầm súng trùng tên sông tên núi ở khắp nơi trên đất nước này

là gái là trai là già là trẻ..."

(Con đường của những vì sao)

Nếu người chiến sĩ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo gác tình riêng để hòa vào tình đất nước thì người chiến sĩ trong trường ca Thanh Thảo, các anh gửi lại tuổi trẻ học đường, gửi lại kỳ hè, gửi lại những cuốn sách đang đọc dở:

“Con gửi lại sau lưng

Những ước mơ nhà văn, bác học Để nhận lấy cánh rừng

Để nhận lấy dãy Trường Sơn dựng dốc”.

(Những người đi tới biển- Thanh Thảo)

Bởi người chiến sĩ tuy trẻ tuổi nhưng họ đã nhận ra một chân lý thật cao đẹp trước Tổ quốc:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc ?”

(Những người đi tới biển- Thanh Thảo)

Lý tưởng cao đẹp trong trái tim người chiến sĩ đã thôi thúc bước chân của họ trên chiến trường. Dường như từ trong sâu thẳm tâm can, người chiến sĩ vững tin vào một ngày mai chiến thắng nên bước chân của họ đầy quyết tâm và vững chãi:

“Đi Đi

Và đi...

Đi giải phóng đất đai

Chưa dừng lại khi đất đai Tổ quốc mình chưa hoàn toàn giải phóng

… Đi Đi

Và đi...

Cái chặng đường anh sắp vượt lên Để tới đích cắm lá cờ chiến thắng…”

(Tình ca người lính- số 1)

Điệp khúc “Đi Đi và đi…” trở đi trở lại trong trường ca Tình ca người lính vang lên như một khúc ca hào sảng về tư thế lên đường chiến đấu đầy quyết tâm và rắn rỏi. “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật), biết rằng, mỗi bước đi là mỗi bước gian lao, là mỗi bước kẻ thù đang ngày đêm oanh tạc. Họ tiến thẳng về phía trước, nơi đó họ sẽ tiêu diệt kẻ thù, nơi đó họ sẽ cắm lá cờ chiến thắng. Bởi “Cuộc chiến đấu ấy là cuộc chiến đấu chấp nhận hy sinh cho thắng lợi cuối cùng” [46, tr.523].

Thơ và nhất là trường ca của thế hệ chống Mỹ cứu nước là tiếng nói tự tin của những người trong cuộc. Chính nhà thơ chiến sĩ là người khắc họa chân dung đồng đội mình rõ nét nhất, thực nhất, tình cảm nhất. Tuy được viết vào đầu thập niên 80, khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước được hòa bình song trong từng dòng, từng chữ của trường ca Tình ca người lính, những chi tiết, những hình ảnh về tư thế và hành động của người chiến sĩ được Nguyễn Trọng Tạo nhớ lại, ghi lại một cách chân thực. Trong phút giây quyết định, khi mà số phận của họ cận kề với cái chết, khi mà đất nước sẽ một còn một mất cũng là lúc mà tâm thế của người họ đẹp hơn bao giờ hết:

Những người lính vững vàng như cột mốc Những người lính

Đứng

Làm cột mốc

Những cột mốc thiêng liêng Biết thương nhớ

Biết làm nên sấm sét

Khi quân thù xâm lấn núi sông ta!...”

(Tình ca người lính- số 3)

Họ không chỉ được ví như những cột mốc trên con đường chinh chiến, bom đạn dội đến mấy cũng vững vàng mà họ còn được coi như những “cột mốc” thiêng liêng, có tâm hồn, có sức mạnh. Chính họ, những “cột mốc” ấy sẽ làm nên chiến thắng, sẽ quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

Sức mạnh của lý tưởng và lòng quả cảm hướng về phía trước, người chiến sĩ trong đêm công đồn đã quên mình để giáp lá cà với kẻ thù. Sức nóng của con tim, sức căng của chân lý độc lập đã thôi thúc bước chân của họ:

“Anh lao lên Và xe pháo Và người

Cánh cửa thép Hòa Bình tung mở Hòa Bình ơi!

Hòa Bình ơi!

Tiếng hò reo cuộn sóng mọi ngả đường”

(Tình ca người lính- số 1)

Bình minh của hòa bình đã mở ra sau những phút giây quyết định và những hành động dứt khoát của người chiến sĩ. Tiếng reo vang “Hòa bình ! Hòa bình !” như cất lên từ sâu thẳm con tim những người còn sống và cả những người đã nằm xuống trước cánh cửa tự do. Lòng dũng cảm của người chiến sĩ ở mặt trận được đo đếm bằng những hành động cụ thể chứ không phải chỉ bằng những khái niệm chung chung. Họ luôn sẵn sàng đối mặt với mọi khắc nghiệt của chiến tranh. Bằng lòng dũng cảm, bằng nghị lực, ý chí của mình, người chiến sĩ lần lượt vượt lên những khó khăn để đi đến thắng lợi. Đó là sự chưng cất và đỉnh cao của lý tưởng cao đẹp mà mỗi người chiến

sĩ khi bước vào trận chiến đều mang theo.

Nếu trong trường ca Tình ca người lính, người chiến sĩ trong tư thế hiên ngang tiến lên phía trước để cắm cờ độc lập thì trong trường ca Con đường của những vì sao, người chiến sĩ được nhà thơ ghi lại trong những tình thế hết sức cam go và hiểm nghèo. Hình ảnh những cô thanh niên xung phong mà cụ thể là hình tượng 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc đã đi vào những dòng thơ tràn đầy niềm xúc động và cảm phục của Nguyễn Trọng Tạo. Không hề ngần ngại khi nhà thơ đặt tên cho nhân vật trong trường ca của mình với những cái tên như La, Cúc, Tần, Xuân, Hà, Rạng…Ở chương thứ 8- Đỉnh cao, nhà thơ dựng lên bức tượng đài bi tráng về hình tượng 10 chiến sĩ thanh niên xung phong nơi Đồng Lộc ác liệt:

"- Đồng chí Tần ơi!... A lô... Đồng chí Tần..." tiếng La gọi nghẹn ngào trong khói đắng tiếng La gọi xiên qua tầng đất nặng

xiên qua bom đạn rú gầm chỉ có gió ầm ầm”

(Con đường của những vì sao)

Thời gian và không gian Đồng Lộc lúc này như đặc quánh bởi tràn ngập khói đắng và lửa đạn. Trong khoảnh khắc, đạn bom, đất đá, tín hiệu và giọng nữ thất thanh như bị hòa trộn vào nhau tạo nên một tình thế hết sức cam go. Trong hoàn cảnh ấy, người chiến sĩ- những cô thanh niên xung phong là những người sẽ phải xông pha để thông những tuyến đường. Song, sức công phá của dã tâm hủy diệt không chỉ băm vằm những tuyến đường mà còn vùi lấp những mái tóc tuổi hai mươi nơi Đồng Lộc:

"La lại quẫy mình... không làm sao gượng dậy

nắng nửa chiều tung hoa cải hoa cà trên bụi khói

bỗng lành lạnh bờ vai

như máu chảy lại như là nước chảy

và dòng sông xanh cứ dâng đầy lên mãi dọc cơn mê - dịu ngọt một dòng sông... ”

(Con đường của những vì sao)

Điệp khúc "La lại quẫy mình.../không làm sao gượng dậy” trở đi trở lại như khắc họa một tình thế của người chiến sĩ, một sự vùng vẫy để vượt lên phía trước. Và đó cũng là một hiện thực vô cùng xót đau khi những người chiến sĩ bị bom đạn vùi lấp trong đất đá. Lúc này, sự sống và cái chết gần như gang tấc song lòng quả cảm vẫn cố vùng lên để đối chọi với sự hủy diệt của đạn bom. Trong tình thế một còn một mất ấy, trong tâm hồn của những người chiến sĩ có sự chênh chao giữa cái ác liệt và sự bình yên. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã tạo ra hàng loạt những cặp hình ảnh đối lập trong những dòng thơ: Hoa cải hoa cà/bụi khói; máu chảy/ dòng sông xanh; cơn mê/dịu ngọt…Và trong những đoạn sau, mỗi dòng miêu tả người chiến sĩ trong đau thương vùng vẫy để vượt lên bom đạn thì lại đan cài một dòng hiện lên những hình ảnh thật đẹp như cụm lan rừng, dòng sông quê, người mẹ, người yêu, mái tóc xanh…Phải chăng, Nguyễn Trọng Tạo đã buông vào những câu thơ đầy tính lãng mạn ấy để mong làm át đi, giảm đi sự thật đau thương đó là sự hy sinh của 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc:

“mái tóc bay trong đất - tóc hai mươi tóc trong đất, gió thời gian thổi mãi...”

(Con đường của những vì sao)

Những người chiến sĩ- những cô thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng. Họ không thể gượng lên trước sự công phá của những vũ khí tối tân. Mái tóc xanh của tuổi hai mươi hòa vào lòng đất, bay trong lòng đất. Để rồi, tiếng gọi đồng đội thiết tha, trìu mến vẫn vang lên trên mặt đất nham nhở hố bom:

"- Mười đồng đội yêu thương

mười đồng đội yêu thương nằm lại với con đường!

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí