Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 7

- La không khóc mà đầm đìa nước mắt ơi Hợi, ơi Nho, ơi Hà, Xanh, Cúc...”

(Con đường của những vì sao)

Nguyễn Trọng Tạo thật sự xúc động và tâm huyết khi viết về hình tượng 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc. Nhà thơ về thăm Đồng Lộc và viết trường caCon đường của những vì sao khi chiến tranh đã lùi xa, Đồng Lộc còn đó bức tượng đài của 10 cô gái- 10 chiến sĩ xung phong ngày ấy. Sự hóa thân kỳ diệu của những người chiến sĩ vào lòng đất Mẹ và sự bất tử những con người với non sông đã được nhà thơ trân trọng trong từng dòng, từng chữ. Hình tượng những cô thanh niên xung phong trong trường ca Con đường của những vì sao mang vẻ đẹp bi tráng, hòa vào vẻ đẹp của những chiến sĩ trên dòng sông Thạch Hãn năm nào:

“Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”

(Lời người bên sông- Lê Bá Dương)

Hình tượng máu

Hành trình đi đến chiến thắng của dân tộc không phải là con đường trải đầy hoa hồng và gấm lụa. Đó là chặng đường đầy chông gai mà mỗi tấc đất, mỗi gốc cây đều thấm máu anh hùng. Không né tránh hiện thực gian khổ và hy sinh, trường ca trong kháng chiến chống Mỹ đã thiêng liêng hình tượng máu của người chiến sĩ trên những chặng đường hành quân. Máu biểu tượng cho sự ngã xuống của người chiến sĩ với âm hưởng mang đầy chất bi tráng của sử thi. Lê Anh Xuân đã từng viết:

“ Và anh chết khi đang đứng bắn

Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

(Dáng đứng Việt Nam)

Máu đổ xuống đồng nghĩa với việc người chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc, cho hạnh phúc:

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 7

“ Chết-hy sinh cho Tổ quốc- Hùng ơi Máu thấm cỏ, lời ca bay vào đất”

(Nấm mộ và cây trầm- Nguyễn Đức Mậu)

Mạnh bạo hơn trong thơ mình khi nói về máu, Nguyễn Trọng Tạo đã có những lời thơ thẳng thắn và đầy xúc động:

“ Trong chiến tranh tôi có người đồng đội Vượt đạn bom đi hái lá tàu bay

Máu anh thấm lá rau này

Tôi chan bát canh: gặp muối”

(Những gì tôi có thật)

Tôi chan bát canh: gặp muối”, câu thơ thật cảm động bởi nó không né tránh một sự thật đau lòng, muối ở đây là vị mặn của nước mắt, của máu người đồng đội đã hy sinh hòa vào lá rau tàu bay. Đó là sự thật trong chiến tranh, sự thật không hề giấu giếm và không thi vị hóa.

Trong cảm hứng chung ấy, trong hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao, hình tượng máu luôn trở đi trở lại như một ám ảnh về sự hy sinh của người chiến sĩ trước hiện thực chiến tranh. Riêng trong trường ca Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo đã dành riêng chương thứ 6 để nói về Độc thoại của máu. Với Nguyễn Trọng Tạo, máu không đơn thuần mang ý nghĩa sinh học mà trong trường ca của ông, máu đã trở thành một nhân vật có linh hồn, có sự chuyển hóa. Mở đầu chương Độc thoại của máu, Nguyễn Trọng Tạo đã tìm về ngọn nguồn của dòng máu Việt, dòng máu đỏ tươi của con Lạc cháu Hồng tuôn chảy trong huyết mạch thế hệ trẻ tự bao giờ:

“Tự bao giờ máu đỏ tươi

cho hồng gương mặt, nụ cười ngàn năm

...Tự bao giờ máu đỏ tươi

cái màu đỏ dựng nên người hôm nay”

(Con đường của những vì sao)

Dòng máu từ bao đời đã nuôi dưỡng gương mặt, hình hài con người để trong mỗi dáng hình, mỗi nghĩ suy đều mang linh hồn của máu: máu âm thầm; máu hăng say; máu son; máu huy hoàng. Những cung bậc của máu đã hun đúc trái tim con người biết sống thủy chung son sắt, biết đoàn kết để đứng lên, biết kiêu hãnh giống nòi:

“qua bao bão táp phong ba

máu Dân tộc để bây giờ cháu con...”

(Con đường của những vì sao)

Khi đất nước có chiến tranh, những người chiến sĩ mang trong mình dòng máu Tiên Rồng được hun đúc bởi truyền thống từ ngàn đời để sẵn sàng ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Hơn bao giờ hết, họ thấu hiểu được xứ mệnh của mình với non sông bờ cõi, trên mỗi bước hành quân, họ nghe thấy máu dân tộc cuộn chảy trong lồng ngực, trong trái tim. Và như một quy luật thiêng liêng của những đứa con với đất Mẹ, những người chiến sĩ quả cảm và anh hùng đã hiến dâng máu của mình cho dân tộc. Máu của các anh, các chị thấm vào từng tấc đất quê hương khi vận mệnh chỉ còn trong gang tấc:

máu tim anh phun qua ô kính vỡ nhập vào từng tấc đất quê hương nơi cao điểm Tình Yêu - Tuổi Trẻ

những tháng năm cuộc chiến đấu mất còn”

(Con đường của những vì sao)

Biết rằng đó là đớn đau, đó là cái chết khi còn thanh xuân nhưng đối với những người chiến sĩ, đó là điều không hề bất ngờ, nó như một lẽ thường tình của những con người nhận ra ý thức dân tộc còn cao hơn mọi điều trong lúc này:

“Máu anh đổ xuống bây giờ ngày bom rơi, chẳng bất ngờ đâu em”

(Con đường của những vì sao)

Sẵn sàng nằm xuống cho đồng đội mình tiến lên phía trước, cho nhân dân mình được hòa bình, cho dân tộc mình được tự do bởi trong dòng máu đang trào dâng sôi sục trong cơ thể người chiến sĩ, có sự hun đúc và điểm tựa của truyền thống dân tộc:

“máu ta không chịu đeo xiềng

máu ta không chịu chia niềm đau thương máu đi về phía chiến trường

chặn nòng súng giặc mở đường tấn công”

(Con đường của những vì sao)

Con đường ra trận là con đường nối Máu và Hoa, có hy sinh, có đổ máu sẽ có ngày chiến thắng. Đó là con đường chúng ta phải trải qua để đến ngày hòa bình:

“con đường nối Máu và Hoa

cho đêm đen tới chan hoà bình minh”

(Con đường của những vì sao)

Nguyễn Trọng Tạo đã xen giữa những lời thơ tự do bằng nhiều đoạn lục bát khiến cho hình tượng máu vừa gần gũi tự nhiên vừa thiêng liêng cao cả. Nhà thơ đã đặt hình tượng máu vào đúng thời điểm cam go nhất của dân tộc để mỗi con người Việt Nam thêm yêu, thêm tự hào dòng chảy trong huyết quản của mình và được tiếp thêm sức mạnh để tiến về phía trước. Hình tượng hóa máu, Nguyễn Trọng Tạo đã nhấn mạnh và ngợi ca sự hy sinh cao cả của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Lý tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng chính là mục đích, là quyết tâm của người chiến sĩ khi bước vào trận chiến khi đất nước đứng bên bờ sóng. Điều đó có thể trả lời cho câu hỏi lớn là vì sao đứng trước kẻ thù lớn với những vũ khí tối tân và dã tâm xâm lược, cuộc kháng chiến trường kỳ

rất cam go và quyết liệt, dân tộc ta Việt Nam lại đi đến ngày chiến thắng. Đó là cuộc chiến giữa tình yêu thương chống lại sự độc ác, giữa khát vọng tự do hạnh phúc với dã tâm hủy diệt của kẻ thù, giữa chính nghĩa và phi nghĩa.

Nhà thơ đã góp một tiếng nói riêng vào dòng chung của vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà các nhà thơ tiêu biểu cùng thời như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đã dày công ghi lại. Hình tượng người chiến sĩ đã được nhà thơ xây dựng trong trường ca vừa thực lại vừa giàu chất thơ nên lung linh, sống động, vừa rất đỗi bình dị mà cũng rất đỗi anh hùng.

2.1.4. Khát vọng hạnh phúc

Khát vọng hạnh phúc tuy không được nói đến nhiều qua các bản trường ca song đó vẫn là điểm nhấn trong tâm hồn con người, đặc biệt là người chiến sĩ đang ngày đêm xả thân cho từng tấc đất, từng vạt rừng. Nếu không có khát vọng hạnh phúc có lẽ, mọi lý tưởng dù có cao đẹp đến đâu, mọi hành động dù có dũng cảm thế nào thì tất cả chỉ là vô nghĩa. Cùng bước chân đi trong mưa bom bão đạn, người chiến sĩ trong trường ca của Hữu Thỉnh đã mang trong mình khát vọng ấy:

Để có một đồng bằng trước mặt Chúng ta lên đường mười tám đôi mươi”

(Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh)

Người chiến sĩ trong trường ca của Anh Ngọc trên hành trình chinh chiến ở nước bạn Capuchia đã khát khao được trở về thời thơ bé để được sống trong bình yên:

“anh xin được trở về thời bé bỏng thả con thuyền trôi dọc tiếng ru”

(Sông Mê Công- Anh Ngọc)

Sống giữa hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, khát vọng hạnh phúc của những người chiến sĩ trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo không phải là những điều cao xa, ảo tưởng mà trong mỗi người, những người cầm súng đi chiến trường bảo vệ đất nước đều mang trong mình một khát vọng hạnh phúc

bình thường, giản dị:

“ Hạnh phúc bình thường như hạnh phúc

Không khắc khoải lo âu không phấp phỏng đợi chờ”

(Tình ca người lính- số 1)

Đối với họ, hạnh phúc là được bồng bế đứa con thơ trên tay trong cảnh hòa bình:

“Ru con

Bên võng anh ngồi

Tiếng đưa kẽo kẹt một thời trẻ thơ Có gì như quá đơn sơ

Mà cao rộng tựa ước mơ đời người”

(Tình ca người lính- số 2)

Biết bao người đã không tìm được hạnh phúc vì chiến tranh, để sự nuối tiếc khổ đau cho cả cuộc đời:

“Những mảnh vỡ mối tình đầu như thủy tinh nhọn sắc Bao đợi chờ ứa máu đến xa sau”

(Tình ca người lính- số 1)

Những cô thanh niên xung phong- những chiến sĩ đang ngày đêm túc trực những tuyến đường có những ước mơ giản dị mà quặn đau lòng người:

“- ước gì chúng mình cưới nhau hôm qua ước gì chúng mình cưới nhau bữa trước để trong đêm ly biệt

nói chuyện tương lai em ước con trai

anh mong con gái...”

(Con đường của những vì sao) Họ ước mong giá như niềm hạnh phúc riêng tư kia không muộn màng,

không vội vã thì có lẽ trong cuộc chiến ác liệt này, những ước mơ về tương

lai, về hạnh phúc gia đình sẽ tiếp thêm sức mạnh cho họ. Thật đau xót khi khát vọng hạnh phúc của những chiến sĩ “chơi vơi giữa sự sống và cái chết, của tình yêu và biệt ly” [46, tr.522].

Người chiến sĩ quan niệm về hạnh phúc hết sức nghiêm túc và cao đẹp. Với họ, hạnh phúc không phải là cái gì người ta cho nhau mà hạnh phúc có được sau bao nỗi gian lao, bao nhọc nhằn. Sau những hy sinh, vất vả, hạnh phúc đẹp và quý giá vô cùng:

“Hạnh phúc sau gian lao Hạnh phúc thêm giàu...”

(Tình ca người lính- số 2)

Chính những mong muốn rất người ấy không làm cho người chiến sĩ bi lụy, nhụt ý chí, ngược lại, càng thúc đẩy họ chiến đấu. Bởi vì, khát vọng hạnh phúc của họ dù có nhỏ bé hay lớn lao cũng luôn gắn liền với hạnh phúc của Tổ quốc, quê hương, gắn với tất cả những con người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn:

“ôi hạnh phúc như cười như khóc

chỉ còn nhau trong mắt ướt lung linh!...”

(Con đường của những vì sao)

Khi đến ngày hòa bình, nụ cười chen lẫn nước mắt. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc trào dâng không chỉ của người chiến sĩ mà còn là của người dân Việt Nam sau những hy sinh, gian lao trên những chặng đường chiến đấu. Khi hòa bình trở về cũng là khi khát vọng hạnh phúc vỡ òa trong niềm vui rất đỗi bình dị mà lớn lao:


Hình tượng trăng

“ Hòa bình như đứa con lưu lạc

Chạy chân trần về gặp lại quê hương !...”

(Tình ca người lính- số 1)

Khát vọng hạnh phúc đời thường bình dị mà rất đỗi lớn lao của người chiến sĩ trong chiến tranh được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khắc họa qua biểu

tượng ánh trăng. Trong trường ca thời chống Mỹ nói chung, dòng sông, con đường, ánh trăng là những biểu tượng thiêng liêng cho khát vọng hạnh phúc của người chiến sĩ trên mỗi chặng đường hành quân. Vầng trăng là hiện thực tươi đẹp, là mảng màu sáng làm cân bằng khoảng trời bom đạn. Chúng ta đã từng gặp hình ảnh đẹp “đầu súng trăng treo” trong Đồng chí của Chính Hữu, vầng trăng trong trường ca của Nguyễn Đức Mậu vừa da diết, bùi ngùi, vừa xa xăm:

“ Tổ quốc xa như vầng trăng tôi ngóng đêm rừng Sao tôi nghĩ trăng mọc từ đất Bắc”

(Trường ca sư đoàn- Nguyễn Đức Mậu)

Trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo, nhất là trường ca Con đường của những vì sao, biểu tượng ánh trăng xuất hiện với mật độ khá lớn, soi sáng cho chặng đường hành quân và ước mơ hòa bình của người chiến sĩ. Trăng là người bạn trò chuyện với họ trong đêm lạnh ở rừng già. Nhờ trăng, người chiến sĩ nhớ về đứa con thơ, trò chuyện với đứa con để mong một ngày đoàn tụ:

“Đêm nay trăng

Chín vàng trên điểm tựa Vàng như quả dưa bở Giờ này con ngủ chưa

Hay chơi trăng sân nhà ?”

(Tình ca người lính- số 3)

Đặc biệt, trong trường ca Con đường của những vì sao, vầng trăng trải dài trên con đường hành quân của người chiến sĩ và những cô thanh niên xung phong. Vầng trăng là nhân chứng cho tình yêu, chứng kiến những lời thề nguyền khi người họ bước vào trận chiến:

“vầng trăng là nhân chứng vầng trăng là mầm sống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023