Tạo Gián Cách Và Khoảng Lặng Trong Trường Ca

- “Bê à bê ạ

bê con không nhiều nước mắt”

(Con đường của những vì sao)

Cảm thương đàn bê bị lạc mẹ, nhà thơ cất lên những âm điệu của lời ru như vỗ về, nựng nịu và an ủi đầy xót đau.

Tìm hiểu yếu tố dân gian trong ngôn ngữ trường ca Nguyễn Trọng Tạo để khẳng định Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ vừa có tâm, vừa có tài. Cái tâm được thể hiện ở chỗ nhà thơ yêu quý đến trân trọng vốn ngôn từ dân gian, đó là lời ăn tiếng nói của nhân dân được đúc kết từ bao đời nay. Cái tài là nhà thơ đã khéo léo kết hợp, hòa điệu ngôn ngữ dân gian với ngôn ngữ hiện đại, làm cho ngôn ngữ trong mỗi bản trường ca thêm phong phú. Từ đó, hình tượng trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo vừa cao đẹp thiêng liêng, vừa gần gũi bình dị.

3.2.2.3. Sự “lạ hóa” ngôn ngữ

Biên giới của ngôn ngữ trong sáng tác của mỗi nhà văn là khó xác định. Bởi, mỗi tác giả khi sáng tác đều có sự khu biệt và phát triển vốn ngôn ngữ vừa mang đặc trưng thể loại vừa thể hiện phong cách riêng của mình. Nguyễn Trọng Tạo với hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao cũng như vậy. Trên nền ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ đời sống và mảng ngôn ngữ chiến tranh, nhà thơ đã phát triển vốn ngôn ngữ trường ca qua sự lạ hóa hình ảnh và ngôn từ ở một số đoạn thơ.

Trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo, người đọc bắt gặp những cách

nói lạ:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

“ Họ đi hái sao

Hay đi trẩy mặt trời”

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 11

(Con đường của những vì sao)

Tuy là cách nói lạ nhưng là để nhấn mạnh hình ảnh 10 cô gái nơi ngã

ba Đồng Lộc với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, ngày đêm, đôi mắt của họ dõi theo máy bay của kẻ thù và dõi theo những cung đường nham nhở hố bom để thông đường cho xe ra trận.

Nỗi đau khi quê hương bị tàn phá: “ Như quê hương vai áo nhiều mảnh(Con đường của những vì sao).

Lòng dũng cảm của nhân dân và những người chiến sỹ:

Giọt thủy ngân nhiệt kế lòng dũng cảm”

(Con đường của những vì sao)

Bằng cách lạ hóa ngôn ngữ, Nguyễn Trọng Tạo đã thổi hồn tươi mới cho ngôn ngữ trường ca viết về chiến tranh. Những hình ảnh, hình tượng trong mỗi bản trường ca nhờ vậy mà được cảm nhận sâu sắc bằng nhiều giác quan, trở nên “sắc nhọn” trong giá trị biểu đạt. Hàng loạt những hình ảnh trong cách nói mới của tác giả: ngã ba người; cuộc quang hợp màu xanh; đêm bị xắn ra bằng lưỡi xẻng; người chảy máu và trăng chảy máu; những chiếc “F”chiếc “A”chảy máu; cái vùng bùn chính trị, cái vùng bùn quân sự; xin giữ làm nhiệt kế chiến tranh; mô đen 1, mô đen 2; giọt thủy ngân nhiệt kế chiến tranh; bầy bom từ trường xòe đuôi rơi xuống; từng đàn quạ đói chiến tranh; con ma, thần sấm; con đường A- phẩy, con đường A; tóc trong đất, gió thời gian thổi mãi; bạch đàn xỏa tóc màu xanh; La nhìn đất- đỏ lời máu gọi; tiếng đêm gọi bình minh; mắt xanh nhập vào dòng sông trẻ; tát cạn mồ hôi cho lúa trổ đòng; khi hoang vu lớn dậy những công trường; ngực lộng gió bao cánh đồng màu mỡ…

Giá trị biểu đạt của cách nói trên là khá lớn. Biên độ ngôn ngữ được mở rộng, hình ảnh trở nên sống động và mang đậm không khí của thời đại chiến tranh. Sự tác động mạnh mẽ vào giác quan của độc giả khi cảm nhận hình ảnh đã khái quát sâu sắc sự ác liệt với tội ác đen tối của kẻ thù và nỗi đau của đất và người trong những năm tháng chiến tranh.

3.2.3. Thể thơ

3.2.3.1. Thơ tự do

Thơ tự do là một thể loại mà trong đó hình thức cơ bản của bài thơ không hề bị ràng buộc bởi những qui tắc nhất định về câu chữ, niêm, đối. Thể

thơ này có sự co giãn linh hoạt, câu thơ có thể mở rộng, kéo dài hàng chục chữ, nhiều dòng in, có thể xếp thành bậc thang, để tô đậm nhịp điệu ở câu thơ, có thể xen kẽ câu dài ngắn. Chính nhờ những đặc điểm này mà thơ tự do chiếm được ưu thế trong sáng tác thơ hiện đại, đặc biệt là trong thơ ca kháng chiến.

Nguyễn Trọng Tạo đã vận dụng khá thành công thể thơ tự do trong hai bản trường ca của mình. Với những đặc trưng vốn có, thơ tự do đã phát huy tác dụng trong khi nhà văn miêu tả cuộc kháng chiến với nhiều biến thái, nhiều cung bậc. Nhà thơ đã đẩy hình ảnh thơ thành tầng bậc, từng bậc một. Khi miêu tả không khí chiến trường ác liệt nơi ngã ba Đồng Lộc, nhà thơ cũng tạo thế tăng tiến cho hình ảnh thơ:

“Qua một chuyến xe Qua hai chuyến xe Con đường thở dốc ... Qua ba chuyến xe Qua bốn chuyến xe tim người hồi hộp... năm

sáu bảy tám...

chuyến xe”

(Con đường của những vì sao)

Sự chia nhỏ dòng thơ theo hình thức tự do, mỗi dòng gần như chỉ có một từ theo hình thức số đếm đã tạo nên sức gợi và sức ngân vang của hình ảnh thơ. Câu thơ tưởng như rời rạc nhưng thực chất lại thể hiện khá đậm nét không khí chiến trường với những hình ảnh đoàn xe nối đuôi nhau ra tiền tuyến.

Biên độ của dòng thơ được tự do co giãn, từng hình ảnh thơ kết lại tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp về con người và cuộc kháng chiến nhân dân:

“ Mãi còn

Những người hy sinh vì Tổ quốc Hy sinh

Thành phù sa Thành cỏ mùa xuân Thành lúa trên đồng Thành tiếng hát Rừng xanh

Nhà máy”

(Tình ca người lính, Điệp khúc)

Mỗi dòng thơ là một hình ảnh, tất cả được sắp xếp như một dây chuyền mang tính quy luật. Từ hình ảnh những con người hy sinh vì Tổ quốc- Phù sa- Cỏ mùa xuân- Lúa trên đồng- Tiếng hát- Rừng xanh- Nhà máy đã tạo nên nhịp đập cho trái tim của Tổ quốc, cho hành trình đi từ “thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” (Chế Lan Viên).

Sự sắp xếp khổ thơ theo hình thức “bẻ dòng” cộng với điệp từ trong trường ca đã tạo nên sự nhấn mạnh cảm xúc:

“ Hãy đến bên anh Vợ anh mới sinh con Con,

hạnh phúc trên tay bồng bế được Con,

bông hoa biết nói cười, biết khóc Con,

nhịp cầu nối những bờ vui Con,

có thể tới những gì cha mẹ không tới được Con,

niềm hy vọng, niềm tin !”

(Tình ca người lính- số 2)

Trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo, sự bố trí xen kẽ giữa câu thơ ngắn với câu thơ dài là khá phổ biến. Câu trên chỉ có một, hai hay ba từ thì câu dưới buông dài lên tới 10 từ:

“ Ấy là năm

Không chỉ máu miền Nam đổ xuống đất miền Nam”

(Con đường của những vì sao)

Chính điều đó vừa tạo nhịp điệu cho cảm xúc, vừa tránh được sự đơn điệu, tẻ nhạt trong cách diễn đạt của trường ca.

Phát huy lợi thế của thể thơ tự do, có khổ thơ, Nguyễn Trọng Tạo đã bố trí duy nhất một câu thơ đứng riêng rẽ. Đó là sự dồn nén cảm xúc cũng như điểm nhấn của hoàn cảnh, của hình tượng thơ:“Đồng Lộc lại bắt đầu một bình minh chiến đấu !”( Con đường của những vì sao).

3.2.3.2. Tạo gián cách và khoảng lặng trong trường ca

Bên cạnh thể thơ tự do, Nguyễn Trọng Tạo đã vượt qua biên giới ngôn ngữ để tạo yếu tố phi ngôn ngữ trong quá trình xây dựng lâu đài ngôn ngữ trường ca. Đó là sự gián cách khổ thơ được nhà thơ vận dụng triệt để trong cả hai bản trường ca. Qua khảo sát hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao, chúng tôi đã thống kê được 16 lượt nhà thơ tạo sự gián cách khổ thơ. Điều đó cho thấy mức độ sử dụng gián cách để tạo khoảng lặng trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo là khá lớn.

Đó là khoảng lặng trong tình yêu đôi lứa trước mưa bom bão đạn:

“Cô gái ấy

Bao nhiêu đồng đội

Chưa gặp một lần, đã quen tên Thư anh viết nhiều thư không gửi

Thư anh gửi không nhiều- không phải không tem (………..)

Em ơi em, biết em có đợi chờ

Anh xa thế

Con đường dài lắm thế…”

(Tình ca người lính- số 1)

Ý chí quyết tâm ra đi để bảo vệ đất nước của người chiến sĩ được gợi lên bằng sự gián cách đầy sự suy ngẫm:

“ Anh như gọi giữa mênh mông biển tối Chiến tranh ồn ã tiếng bom rơi

(……..) Đi

Đi

Và đi…”

(Tình ca người lính- số 1)

Những suy ngẫm về cuộc chiến và sự ra đi của người chiến sĩ khi cuộc chiến tranh tái diễn tạo nên một mảng khuất lấp tâm trạng trong tâm tư của người vợ:

“ Anh lại đi

Đôi dép đúc thay quai

Con tàu lính ồn ào tiễn biệt (……)

Cái vẫy tay của vợ và con theo tới mọi chân trời (……)

Lại những trận đánh lấp ngày

Những trận đánh nhớ con, thương vợ”

(Tình ca người lính- số 2)

Tạo gián cách giữa hai khổ thơ, Nguyễn Trọng Tạo đã tạo nên cảm xúc ngậm ngùi, bi thương về hình ảnh những cô gái nơi ngã ba máu lửa:

“ Hôm qua còn đuổi nhau quanh ngã ba xóm nhỏ Nụ cười tuổi trẻ

Rung rinh mấy cánh bèo vương

………

Rồi một sớm- bình minh

La cùng Tần, Xanh, Cúc…”

(Con đường của những vì sao)

Không chỉ tạo ra sự gián cách giữa các khổ thơ, trong mỗi bản trường ca, Nguyễn Trọng Tạo còn tạo ra những khoảng lặng sau mỗi câu thơ. Những khoảng lặng đó đã tạo nên những khoảng trống thẩm mỹ trong cảm nhận hình tượng và bề sâu ngôn từ. Có thể thấy ở cả hai bản trường ca, Nguyễn Trọng Tạo đã tạo khoảng lặng với tần số cao. Dụng ý nghệ thuật này đã gieo vào lòng người đọc sự suy ngẫm, những tư tưởng không nói bằng lời.

Trong mỗi tình huống, mỗi hoàn cảnh của nhân vật trường ca, hàng loạt những khoảng lặng đã có sức gợi lớn: “ Như chiến tranh không hề có/ Như con người trên trái đất yêu nhau…” (Tình ca người lính- số 1); “ Bùng cháy đất nước mình/Bùng cháy…” (Tình ca người lính- số 1); “ Nếu anh về/Em sẽ chạy đến anh !...” (Tình ca người lính- số 3); “ vẫn âm thầm dành dụm/vẫn âm thầm dồn máu xuống phương Nam…” (Con đường của những vì sao); “ để tới đêm tân hôn có thật/ có cái gì hơn cả máu xương !...” (Con đường của những vì sao); “ qua cửa hầm, mắt những người lái xe gặp/bao nụ cười lấp lánh dưới đất sâu…” (Con đường của những vì sao)…

Sau mỗi khoảng lặng của từng câu thơ, có lẽ ý thơ và sự ngân vang lan tỏa của nó đã vượt ra khỏi biên giới của ngôn từ. Tác giả không sa vào kể lể và giãi bày mọi tâm tư, nỗi niềm, bằng những khoảng trống thẩm mỹ ở mỗi dòng thơ, ý vị trường ca và sức căng trong cảm nhận của độc giả đã làm tăng giá trị thẩm mỹ cho hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo.

3.2.3.3. Thể thơ lục bát

Lục bát là một thể thơ mang giọng điệu êm đềm, mượt mà, sâu lắng, thiên về bộc lộ tình cảm của tâm hồn con người. Trong hai bản trường ca,

không phải đoạn nào, Nguyễn Trọng Tạo cũng sử dụng thể thơ lục bát mà những đoạn lục bát được nhà thơ xen vào thể thơ tự do với dụng ý nghệ thuật nhất định. Trong trường ca Con đường của những vì sao, có hai chương nhà thơ sử dụng thể thơ lục bát là chương thứ 6 Độc thoại của máu và chương thứ 9 Khúc hát mười cây xanh.

Khi mở đầu chương Độc thoại của máu, nhà thơ viết: “ Cho tôi được viết vần lục bát/ để nói lời của máu dọc đường” (Con đường của những vì sao) để hình tượng hóa máu trong trường ca. Nhà thơ sử dụng thể thơ lục bát để nói về máu, một biểu tượng gần gũi và thiêng liêng của con người:

Tự bao giờ máu đỏ tươi

Cho hồng gương mặt, nụ cười ngàn năm

(Con đường của những vì sao)

Ý chí và sự hiến dâng giọt máu của con người Việt Nam được thể hiện đậm nét qua vần thơ lục bát:

Máu xin luyện với đất bền

Cho anh được dựng móng nền nơi đây

(Con đường của những vì sao)

Ngợi ca sức sống lâu bền của dòng máu Việt qua đó ca ngợi sự hy sinh của con người cho đất nước, cho Tổ quốc được hồi sinh là cảm xúc dâng trào trong chương viết về máu. Do vậy, sự ngợi ca đáng trân trọng ấy không gì phù hợp hơn khi được thể dưới những vần thơ lục bát làm lay động lòng người.

Ở chương thứ 9 Khúc hát mười cây xanh, nhà thơ sử dụng 100 câu lục bát để nói về 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc. Lúc này cảm hứng ngợi ca còn hòa điệu cùng tình cảm buồn đau trước sự hy sinh của những cô gái quả cảm:

Một ngày bom đạn ê chề

Vắng mười cô gái không về cùng tôi”

(Con đường của những vì sao)

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí