Người Chiến Sĩ Trước Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc

tay viết câu thơ đầu tiên tức là khi chiến dịch mở màn. Và khi chuyển chương đoạn là khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn mới. Trong quân sự, sai lầm của người chỉ huy trong một trận đánh có khi dẫn đến sự thất bại cho toàn bộ chiến dịch. Sai lầm của nhà thơ khi thực hiện một chương của trường ca cũng có thể dẫn đến sự thất bại của toàn bộ trường ca” [44, tr. 263-264]. Vì vậy, dù ở bất kỳ bản trường ca nào, theo Nguyễn Trọng Tạo cũng đòi hỏi sự chặt chẽ về bố cục, khả năng và bút lực của người viết.

Bởi dung lượng của mỗi bản trường ca là khá lớn do vậy, Nguyễn Trọng Tạo quan niệm, nếu như thơ trữ tình là cảm xúc một chiều của nhà thơ thì ở trường ca, cần có: “sự đa dạng của tâm hồn, và tác giả của nó, phải giữ được cảm xúc trên suốt chặng đường dài để hoàn thành tác phẩm” [44, tr. 264]. Nhờ có điều đó, các tác giả trường ca sẽ tạo ra trong không gian bản trường ca của mình những mạch cảm xúc phong phú và đa dạng. Khi cảm xúc được dồn nén một cách âm thầm, khi lại được trào dâng mãnh liệt thành những đỉnh điểm trong tâm hồn con người cũng như trong toàn tác phẩm. Có như vậy, sức hút và ấn tượng sẽ để lại dấu ấn trong lòng độc giả.

Trong khi nhiều bản trường ca viết về đề tài chiến tranh đã có những thành công nhất định, Nguyễn Trọng Tạo vẫn lưu ý: “điều đáng quan tâm nhất ở trường ca không phải là viết về cái gì, mà là phản ánh tinh thần của cái đó như thế nào” [44, tr. 266]. Do vậy, khi đặt bút viết trường ca, người cầm bút không nên băn khoăn về phạm vi của đề tài rộng hay hẹp mà cần đi sâu vào cách viết và nội dung phản ánh trong tác phẩm.

Như vậy, trên cơ sở những đặc trưng chung về thể loại trường ca, bằng những kiến giải riêng, Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra những ý kiến mang tính quan niệm về một thể loại đã và đang nở rộ trên hành trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại. Những vấn đề liên quan đến nội dung và hình thức cũng như tài năng của người cầm bút được Nguyễn Trọng Tạo khái quát và lý giải một cách xác đáng, trở thành những vấn đề lý luận quan trọng đối với những người sáng tác và nghiên cứu trường ca.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ TRONG TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO

Trong niềm cảm hứng sâu đậm về nhân dân, đất nước và những chiêm nghiệm về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, Nguyễn Trọng Tạo đã dựng lên trong hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao, những hình tượng mang tính biểu tượng cho hiện thực chiến tranh, số phận của dân tộc và niềm tin chiến thắng của đất nước. Dành nhiều tâm huyết cho mỗi hình tượng bởi theo nhà thơ: “trường ca phải phản ánh được những sự kiện lịch sử có ý nghĩa rộng lớn và soi sáng được cuộc sống của nhân dân trong toàn bộ tính đa dạng của nó” [44, tr.262].

2.1. Hình tượng người chiến sĩ

Người chiến sĩ là hình tượng xuyên suốt trong văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến. Trong nguồn cảm hứng chung ấy, Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng trong hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao hình tượng người chiến sĩ bằng da bằng thịt, xuất thân từ những quê nghèo, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho chặng đường trường chinh của đất nước.

2.1.1. Người chiến sĩ trước cuộc chiến tranh vệ quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chiến tranh đồng nghĩa với đau thương, hy sinh và mất mát, điều mà trước đây, văn học rất ít khi viết về nó. Song, khi chiến tranh đã lùi xa, sự thật ấy, nỗi đau ấy về cuộc chiến vẫn hiện lên qua nỗi ám ảnh, qua trí nhớ và sự nhận thức lại diện mạo của cuộc chiến mà những người đã từng trải qua không thể không nhớ, không thể không bàng hoàng và xót đau. Cùng chung với cảm hứng ấy, trong Trường ca sư đoàn Nguyễn Đức Mậu viết:“Xin đừng ai chối từ sự thật/Chúng ta nhìn trong suốt cuộc đời nhau” (Trường ca sư đoàn- Nguyễn Đức Mậu).

Nguyễn Trọng Tạo sáng tác hai bản trường ca vào đầu những năm 80 của thế kỷ nhưng hình ảnh người chiến sĩ khi bước vào trận chiến với những đau thương và lòng quả cảm luôn sống dậy trong mỗi trang của trường ca.

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 5

Khi đất nước có chiến tranh, người chiến sĩ đã xác định được sứ mệnh của cuộc đời mình. Bước vào trận chiến là dấn thân vào nơi ác liệt của cái chết, thời gian của cuộc chiến dài vô tận:“Anh đánh giặc ba năm/Bảy năm/Mười năm lẻ”(Tình ca người lính- số 1).

Chiến tranh ba năm, bảy năm hay mười năm và lâu hơn nữa. Đó là hiện thực mà người chiến sĩ phải trải qua, phải xác định để quyết tâm và chiến thắng. Có thể trở về khi trận chiến kết thúc, song kẻ thù vẫn chưa vắng bóng nên người chiến sĩ lại khoác ba lô lên đường:

“Anh lại đi với khẩu súng trong tay

Anh lại đi

Đôi dép đúc thay quai

Con tàu lính ồn ào lời tiễn biệt”

(Tình ca người lính- số 3)

Đối diện với chiến tranh là giáp mặt với đau thương, hy sinh và hủy diệt vì mũi súng của kẻ thù vẫn ngày đêm dòm ngó nơi biên cương:

“Bom nổ chậm vãi đen trời Đồng Lộc

chui xuống đất sâu mang cái chết nằm rình”

(Con đường của những vì sao)

Trên mỗi chặng đường hành quân, người chiến sĩ phải biết chấp nhận những thiếu thốn về vật chất:

“Với ngày hai thỏi lương khô

Với cơn sốt rét mùa mưa tái rừng”

(Tình ca người lính- số 2)

Nếu Thu Bồn miêu tả những khó khăn gian khổ của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với bao thiếu thốn: “Trận mùa khô đánh

Mỹ/ Quân ta thiếu cơm, thiếu súng, thiếu cả người”(Bazan khát- Thu Bồn), Hữu Thỉnh khắc họa hình ảnh người chiến sĩ trong trận sốt rét rừng: “Trận rét rừng xoắn tím cả làn môi” (Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh), thì hình ảnh người chiến sĩ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo hiện lên chân thực với bao vất vả, thiếu thốn và sự hoành hành của bệnh tật nơi rừng thiêng nước độc:

“bao chiến sĩ tựa vào cây khi lên cơn sốt cánh rừng rung lên nhận cơn sốt về rừng”

(Con đường của những vì sao)

Trường ca viết về chiến tranh nói chung và trường ca của Nguyễn Trọng Tạo nói riêng không hề né tránh những hy sinh. Đặc biệt, khi viết về hình tượng người chiến sĩ với biết bao gian khổ khi bước vào cuộc chiến thì sự hy sinh xương máu là điều mà các anh đều xác định được trước, cái chết không có gì là bất ngờ đối với họ:

“Người lính về có thể là anh

Cũng có thể là một người lính khác Biết bao nhiêu có thể trong chiến tranh Anh có thể hy sinh

Có thể anh vẫn sống...”

(Tình ca người lính- số 2)

Trên chiến trường cam go và quyết liệt, người chiến sĩ cận kề với cái chết, cái chết đối với họ “nhẹ tựa lông hồng”:

Nhưng em ơi, biết bao đồng đội

Nằm lại với non sông như đá tảng cây rừng Khi nằm xuống, họ tin ngày thắng lợi

Tin người mình yêu sẽ lấy chồng!...”

(Tình ca người lính- số 1)

Họ nằm lại chiến trường cùng đồng chí, đồng đội của mình, nằm lại với non sông đất nước, hóa thân vào dáng hình xứ sở. Khi nằm xuống, họ vững

tin một ngày mai thắng lợi, đất nước được giải phóng. Và có lẽ, trong sâu thẳm tâm hồn, những người chiến sĩ nhớ về người mình yêu, những người đang chờ đợi mình nơi hậu phương.

Chiến tranh như đúng nghĩa của nó với những gian khổ, với đau thương và cả những mất mát không sao lường hết được mà người chiến sĩ phải đương đầu, phải xác định như một điều hết sức nhẹ nhàng và thanh thản.

2.1.2. Người chiến sĩ trong trận chiến

Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược như một nỗi ám ảnh lớn đối với bất kỳ người dân Việt Nam nào. Hơn ai hết, người chiến sĩ, những chàng trai cô gái đang tuổi thanh xuân không thể khoanh tay đứng nhìn đất nước chìm trong đau thương, hy sinh và mất mát. Thu Bồn đã từng khắc họa tâm thế ấy của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ:

Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ Bay đừng hòng khuất phục đời ta

Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy

Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa”

(Bài ca chim Chơrao- Thu Bồn)

Là người trong cuộc, người đã trực tiếp cầm súng dấn thân vào cuộc kháng chiến của dân tộc, đi sâu vào dòng tâm tư với những suy nghĩ rất đời thường, mộc mạc mà mạnh mẽ, các bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo đã có sức gợi rất lớn khi để người chiến sĩ đứng trước chiến tranh, đối diện với chiến tranh và vận mệnh của dân tộc. Đó là những cảm xúc rất thực của người chiến sĩ dường như không kiềm chế nổi:

“Ôi ! Tổ quốc ta muôn đời muốn khóc Sau cơn bão chiến tranh quyết liệt Tóc biển xanh ôm vai đất mỡ màu”

(Con đường của những vì sao)

Từ trong sâu thẳm tâm hồn người chiến sĩ, hình ảnh Tổ quốc luôn thôi thúc và trở thành niềm tin để họ ý thức về vai trò của cá nhân mình, về nền

độc lập của nhân dân.

Trong trường ca Tình ca người lính, Nguyễn Trọng Tạo đã cảm nhận về một đất nước mà chiến tranh dường như không bao giờ chấm dứt, như ngưng đọng vĩnh viễn, như là điểm chết của mọi con người, mọi làng quê, mọi nơi, mọi chốn:

“Nhưng chiến tranh, chiến tranh không thể nào ngừng Chiến tranh không thể nào ngừng

Những trạm giao liên không đủ cây để mà mắc võng

……..

Những ngả đường chỉ gặp người và súng

……..

Chiến tranh như không thể nào ngừng

Như mùa mưa dầm dề không biết ngày ráo tạnh”

(Tình ca người lính số 1)

Sự trở đi trở lại điệp khúc: “Nhưng chiến tranh, chiến tranh không thể nào ngừng” như một ám ảnh xót đau của người chiến sĩ về đất nước. Những hình ảnh chiến tranh hiện lên rõ rệt như thước đo sự tận cùng của cuộc chiến tranh phi nghĩa: Trạm giao liên, võng hai tầng, võng ba tầng…như một hiện thực, như những số đếm mức độ và sự vĩnh viễn của cuộc chiến tranh. Biết bao giờ cơn mưa dầm tạnh ráo, biết bao giờ người chiến sĩ không phải ngủ đứng, biết bao giờ B.52 không càn quét trên bầu trời dân tộc. Đó là những cảm nhận, những suy ngẫm cất lên thành lời của người chiến sĩ.

Tình ca người lính được Nguyễn Trọng Tạo viết năm 1983, đó là khoảng thời gian mà cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã lùi xa gần 10 năm nhưng cảm giác chua xót, đớn đau và ớn lạnh từ trong sâu thẳm tâm hồn người chiến sĩ vẫn còn nguyên vẹn:

“Chiến tranh

Ngỡ đôi lần ớn lạnh

...Ôi chiến tranh! Chiến tranh Anh muốn kêu lên

Bao lá thư tình chiến tranh đốt cháy

...Anh xa thế

Chiến tranh thì dài thế…”

(Tình ca người lính- số 1)

Con đường chiến tranh của đất nước liên miên dường như không điểm dừng. Biết bao lá thư tình bị đốt cháy giữa trận tuyến, biết bao lần người chiến sĩ thấy tâm hồn mình ớn lạnh và cảm quan về “con đường dài lắm” đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong cả tình yêu lứa đôi, trong bao lời ước hẹn và trong mỗi bước đi trên những chặng đường gian truân khốc liệt.

Từng tấc đất, từng vạt rừng, từng giọt máu và từng bước chân như dậy lên nỗi ám ảnh đau thương về cuộc chiến tranh. Người chiến sĩ như bị lạc vào một khu rừng tưởng như không có lối ra, không ngày và không đêm:

“Anh như gọi giữa mênh mông biển tối Chiến tranh ào ã tiếng bom rơi”

( Tình ca người lính- số 1)

Cảm giác lạc vào giữa đêm tối mênh mông của biển trời chiến tranh, của tiếng bom đạn gào thét đã làm cho người chiến sĩ tự hỏi chính lòng mình: Chiến tranh bao giờ chấm dứt ? Cuộc hành quân mấy chục năm lẽ nào không tới đích ? Những câu hỏi ấy xoáy sâu vào trong tâm can họ, trong mỗi bước đi và để lại một nỗi ám ảnh xót xa.

2.1.3. Lý tưởng và hành trình đi tới chiến thắng

Đất nước đau thương, người chiến sĩ sẵn sàng đi vào nơi nguy hiểm để bảo vệ từng tấc đất, từng ngọn cỏ quê hương. Một câu hỏi đặt ra là, chiến tranh với biết bao gian khổ và hy sinh như thế thì sức mạnh nào đã trở thành điểm tựa thôi thúc người chiến sĩ tiến lên phía trước để tiêu diệt kẻ thù ? Phải chăng đó là điều mà nhà thơ Trần Mạnh Hảo muốn nói trong trường ca Thời

chúng ta yêu nhau:

Ở giữa anh và em là cái gì cao hơn sự chết Hơn cả sự sống hai ta là sự sống giống nòi”

(Thời chúng ta yêu nhau- Trần Mạnh Hảo)

Nguyễn Trọng Tạo khi viết hai bản trường ca không đi vào kể lể sự kiện hay chiến công mà nhà thơ đi sâu lý giải những điều rất đỗi thiêng liêng được hình thành trong tâm hồn người chiến sĩ. Đó là lý tưởng cách mạng, là vẻ đẹp của lòng quả cảm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trong mỗi bản trường ca, sức mạnh và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được nhà thơ khai thác như một yếu tố không thể thiếu khi nói tới diện mạo của cuộc chiến tranh và vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trên chặng đường hành quân đầy gian khổ, vẻ đẹp của“Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” (Lê Anh Xuân).

Đứng trước hoàn cảnh đất nước bị giặc giày xéo, khắp ba miền ầm vang tiếng súng:

chiến tranh như gió dữ phừng phừng tràn qua vĩ tuyến

máu miền Bắc đã nhuộm bầm đất Bắc”

(Con đường của những vì sao)

Là những chàng trai, cô gái căng tràn sức trẻ, những người chiến sĩ không thể khoanh tay đứng nhìn đất nước chìn trong lửa đạn:

“ Ngày tháng anh mang theo

Cả thân thể căng tràn sức lực…”

(Tình ca người lính- số 1)

Nếu như trong Tình ca người lính, những cô gái là người vợ hiền nơi hậu phương thì trong Con đường của những vì sao, họ đã trở thành những cô thanh niên xung phong ngày đêm phá bom, mở đường cho xe ra tiền tuyến:

“Cô gái áo nâu vai tròn gió thổi ngực căng đầy hồi hộp ánh trăng

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí