Giọng Điệu Ngợi Ca Mang Âm Hưởng Sử Thi

10 cô gái đã vĩnh viễn nằm lại nơi ngã ba ác liệt:

“Dáng mười cô gái trong đêm Chói lên như thể sao trên bầu trời”

(Con đường của những vì sao)

Những câu thơ lục bát trở nên da diết, sâu lắng khi tác giả thể hiện sự đau thương trước sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc:

“ Tôi ca tụng những Anh hùng Những cuộc đời trọn hiếu trung với đời”

(Con đường của những vì sao)

Cảm hứng ngợi ca, đau thương và cảm phục choán ngợp cả chương và cả bản trường ca. Những vần thơ lục bát nhẹ nhàng, êm đềm như lời ru đất nước cho những con người đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình.

Như vậy, từ một thể loại hiện đại, trường ca Nguyễn Trọng Tạo vẫn tạo được những nhịp điệu mang dáng dấp truyền thống. Những vần thơ lục bát đã phát huy tác dụng cao độ khi nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn trong việc khắc sâu cảm xúc và cảm hứng ngợi ca.

3.2.3.4. Vĩ thanh

Vĩ thanh là yếu tố thường có trong nhạc giao hưởng, xuất hiện nhiều trong các trường ca hiện đại. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, vĩ thanh là “ phần bổ sung vào tác phẩm văn học, bao gồm những kết luận, những điều mà tác giả cho là cần thiết nhằm làm rõ thêm những gì đã được viết ra trong văn bản” [12, tr 355].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Khảo sát trường ca của Nguyễn Trọng Tạo, chúng tôi nhận thấy tác giả đã tạo chương Vĩ thanh riêng trong trường ca Con đường của những vì sao. Ở chương 10 Thay cho vĩ thanh, nhà thơ đã tập trung tổng kết lại hiện thực đã được tái hiện ở các chương trước, đồng thời bày tỏ lòng kính phục ngợi ca hình ảnh 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc và hình ảnh đất nước hào hùng. Đoạn vĩ thanh là khoảng lặng xuống của đau thương, là sự ngợi ca tri ân đối với các nữ anh hùng nơi Đồng Lộc ác liệt:

“ Em đã về, vẫn em của anh đây Em yêu anh như yêu đất nước”

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 12

(Con đường của những vì sao)

Đồng thời, đoạn vĩ thanh còn là bản tổng kết một chặng đường của đất nước gian lao:

“ Ôi Tổ quốc ! Ta muôn đời muốn khóc Sau cơn bão chiến tranh quyết liệt

Tóc biển xanh ôm vai đất mỡ màu”

(Con đường của những vì sao)

Lòng biết ơn và sự bất tử hóa hình tượng 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc được tác giả gửi gắm trong những dòng vĩ thanh cuối bản trường ca:

“Xin đừng quên thuở Đồng Lộc trụi trần Đất nhận máu bao người con ngã xuống”

(Con đường của những vì sao)

Tuy là một phần độc lập về mặt cấu trúc, nhưng vĩ thanh trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng sức ngân vang nội dung tác phẩm. Đoạn vĩ thanh mang đậm tính trữ tình tạo sự kết thúc hoàn hảo của tác phẩm trong sự lắng đọng da diết của cảm xúc.

3.3. Giọng điệu

Giọng điệu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tác phẩm văn học, “giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể” [21, tr. 48]. Giọng điệu chính là hình thức mang tính nội dung, là yếu tố nội tại của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Khi khảo sát hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao, chúng tôi nhận thấy trường ca của Nguyễn Trọng Tạo xuất hiện những giọng điệu chính như sau:

3.3.1. Giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng sử thi

Mặc dù viết sau khi chiến tranh đã lùi xa nhưng hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo đã làm sống lại một thời khói lửa ác liệt và hình tượng nhân dân, đất nước gồng mình trong cuộc trường chinh của dân tộc. Do vậy, giọng điệu và cảm hứng chủ đạo trong mỗi bản trường ca là ngợi ca, mang đậm âm hưởng sử thi.

Đó là hình tượng đất nước trong đau thương mà anh hùng:

“ Đất nước rung lên cơn giận dữ thiêng liêng Những ngọn núi dòng sông như cơn chớp rạch”

(Tình ca người lính- số 1)

Sự ngợi ca trân trọng những con người đã hy sinh máu xương của mình cho Tổ quốc thân yêu:

“ Mãi còn

Những người lính chết anh hùng dũng cảm Những bia đá có tên và không tên

Ghi công họ”

(Tình ca người lính- Điệp khúc)

Hình tượng nhân dân- bức thành đồng vững chắc làm nên chiến thắng đã trở thành cảm hứng ngợi ca đầy thiêng liêng trong hai bản trường ca. Đó là những con người cần cù lam lũ và giàu lòng yêu nước:

“ nước mắt Nhân dân

Như những vì sao chậm chạp rụng xuống Đất nhận mùa sao sáng”

(Con đường của những vì sao)

Hình tượng hóa máu trở thành nhân vật có linh hồn, có hành động, có nghĩ suy để tác giả dành trọn vẹn chương thứ 6 Độc thoại của máu trong trường ca Con đường của những vì sao nhằm ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của những người con không tiếc máu xương cho Tổ quốc:

“ Máu anh đổ xuống bây giờ

Nơi cao điểm, chẳng bất ngờ đâu em”

(Con đường của những vì sao)

Đó còn là hình tượng những chiến sỹ ngày đêm bám trụ mảnh đất bị bom đạn cày xới nơi chiến trường ác liệt. Họ ở bên nhau, cùng chung ý chí, cùng hướng về kẻ thù chung. Bức tượng đài ấy hiện lên thật đẹp:

“ Đồng đội tựa vào nhau dáng một tượng đài Ôi, dáng đứng của những người bám trụ Những cặp mắt tuổi hai mươi không ngủ Những khoảng trời- khói đạn chẳng thể che !”

(Con đường của những vì sao)

Hình ảnh người mẹ trong mỗi bước đường chiến đấu như là điểm tựa thôi thúc bước chân của những người chiến sỹ:

“Trái tim mẹ trải mọi vùng bom đạn Anh đi đi, phía trước, mẹ đang chờ”

(Con đường của những vì sao)

Hòa mình vào không khí ác liệt nơi ngã ba Đồng Lộc, hình ảnh dũng cảm tiến lên phía trước của những cô thanh niên xung phong đã trở thành tiêu điểm ngợi ca:

“ Không nhầm lẫn. Dáng La lao tới Cắm cờ tiêu báo tử mỗi đầu thù”

(Con đường của những vì sao)

Trái tim sáng ngời của những con người trẻ tuổi đã chuyển hóa thành hoa thơm quả ngọt cho đất nước tự do:

“ Trái tim

Làm nở tung những bông hoa Làm quả ngọt

Mưa nhuần Trăng sáng”

(Tình ca người lính- Điệp khúc)

Không khí chiến thắng nơi chiến trường và niềm vui sướng khi cánh cửa hòa bình được mở ra đã trở thành một khúc ca ngân vang về một đất nước tự do:

“Cánh cửa thép hòa bình tung mở Hòa bình ơi !

Hòa bình ơi !

Tiếng reo hò cuộn sóng mọi ngả đường”

(Tình ca người lính- số 1)

Bằng giọng điệu ngợi ca, cùng không khí hào hùng mang đậm chất sử thi, hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo thực sự làm sống lại một thời bom đạn ác liệt và cuộc hành quân trường chinh lớn lao của cả dân tộc. Mỗi lời thơ như một khúc ca hào sảng về tinh thần vệ quốc và sự hy sinh cao đẹp của những con người dấn thân vào nơi bom thù ác liệt.

3.3.2. Giọng điệu bi thương

Chính chiến tranh đã đẻ ra anh hùng ca, trường ca, bi ca…”[49, tr. 251], vì vậy, khi viết về chiến tranh, hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo không né tránh những đau thương, mất mát và hy sinh. Bên cạnh những dòng thơ tràn đầy cảm hứng ngợi ca thì những dòng thơ mang giọng điệu bi thương đã làm tăng sự biểu hiện sự thật về cuộc chiến.

Nỗi đau thương khi cuộc chiến tranh xảy ra trên đất nước mình, dự cảm về sự hy sinh của người chiến sỹ trong ngày mai đã tạo thành giọng điệu đầy bi thương:

“ Em ơi em, có thể anh ngã xuống

…Em tìm anh, không thể nào gặp được Máu anh bay lên trên những lá cờ”

(Tình ca người lính- số 1)

Chiến tranh tràn qua vĩ tuyến, cả ba miền nhuốm đỏ máu tươi. Khi chiến tranh xảy ra, người dân vô tội là những người khổ nhất. Tiếng kêu khóc

của họ xoáy vào lòng người nỗi đau thương mất nước, mất người thân. Những người mẹ, người vợ, những đứa trẻ trở nên bơ vơ:

“ Từng đàn quạ chiến tranh đói máu lại bay đi Những F những A những B những H

Mặc bao mẹ già tiếng kêu gào khản đặc

Mặc bao người vợ trẻ gọi chồng thao thiết khắp năm châu…”

(Con đường của những vì sao)

Tội ác hủy diệt của kẻ thù còn được hiện hữu qua đàn bê nhỏ nơi sườn đồi. Giữa khói lửa đạn bom, tiếng kêu thất thanh của lũ bê con đã tạo thành giọng điệu xót thương:

“ Bom nổ ngay nhằm đàn bê ném xuống Cỏ cháy rồi không ăn được, bê ơi

Bê bị thương chạy về phía sườn đồi Tiếng bê gọi nghẹn ngào như tiếng khóc”

(Con đường của những vì sao)

Hình ảnh 10 cô thanh niên xung phong ngã xuống nơi ngã ba Đồng Lộc ác liệt đã gieo vào lòng tác giả nỗi ám ảnh khôn nguôi. Mái tóc tuổi 20 hòa vào mùi khét lẹt của đạn bom, vào sâu trong đất. Giọng điệu thơ không sao tránh khỏi sự bi thương, đau xót khi miêu tả hiện thực này:

“ Mười chị em đâu rồi

Để cho nước mắt khôn nguôi tìm người Con đường xe hãy còn lên

Và mai và cuốc vẫn tìm, người ơi Cách nhau một lớp đất thôi

Mà xa xôi thế- không lời…lặng im…”

(Con đường của những vì sao)

Như những thước phim ghi lại hiện thực chiến tranh khốc liệt với đầy đủ diện mạo của nó, trường ca Nguyễn Trọng Tạo bên cạnh giọng điệu ngợi

ca hào hùng nói chung của trường ca thì giọng điệu riêng mang màu sắc bi thương, đau xót thấm đẫm trong những dòng thơ, đoạn thơ.

3.3.3. Giọng điệu trữ tình, triết lý

Với đặc thù là một thể loại có khả năng nhận thức và bao chứa phạm vi cuộc sống và hiện thực rộng lớn, trường ca xuất hiện giọng điệu trữ tình, triết lý. Viết về chiến tranh với biết bao tình tiết để nhìn nhận và khái quát, Nguyễn Trọng Tạo cùng với việc tạo ra những khoảng trống thẩm mỹ đã xen lẫn giọng điệu trữ tình, triết lý để phản ánh rõ nét hiện thực và thời đại.

Là trường ca viết về chiến tranh, hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo không vì thế mà khô cứng, gân guốc về ngôn từ cũng như giọng điệu. Sự đa sắc màu trong giọng điệu đã tạo nhịp điệu vừa hào hùng sử thi vừa trữ tình trong mỗi bản trường ca. Đó là sự cảm nhận vừa ngọt ngào vừa thơ mộng:

“Cô gái ấy, xa rồi anh nhớ

Con đường làng phơ phất cỏ may Cô gái ấy, xa rồi anh kể

Không biết người nghe đã ngủ say”

(Tình ca người lính- số 1)

Hình ảnh người chiến sỹ trở về sau trận đánh ác liệt với vẻ yêu đời, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống:

“ Anh trở về với một ba lô, một búp bê, một khung xe mua lại ở Sài Gòn

Vài ba vết thương chưa kín sẹo Huân chương cất đáy ba lô Vừa đi vừa huýt sáo

Đường đất cỏ may dẫn anh về”

(Tình ca người lính- số 2)

Tình yêu đôi lứa nồng ấm giữa cuộc chiến tranh được thể hiện qua giọng điệu thấm đượm chất trữ tình:

“ Hai người yêu nhau dừng lại tự lúc nào Trên thảm cỏ những chú bê thường đến Hai cặp mắt nhìn nhau trìu mến

Hai cặp mắt quyện hòa ánh sáng”

(Con đường của những vì sao)

Bên cạnh giọng điệu trữ tình làm cho mỗi bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo thêm thắm đượm cảm xúc, dung dị và ngọt ngào là giọng điệu triết lý qua mỗi sự chiêm nghiệm từ hiện thực cuộc sống, chiến tranh.

Đó là niềm tin vào con người, vào tình yêu trong hoàn cảnh bom đạn. Chỉ có tình yêu và sự chờ đợi mới giúp con người vượt qua mọi thử thách của không gian và thời gian:

“ Ôi đá ngàn năm Thì đá vẫn đá mà thôi

Bao truyền thuyết đá chẳng nghe thấy được Chỉ em đợi anh là điều thật nhất”

(Tình ca người lính- số 3)

Hành trình vượt qua bao đau đớn, bao tủi cực để có được thành quả, có được hạnh phúc đã được nhà thơ chiêm nghiệm qua lớp ngôn từ giàu hình ảnh:

“ Không đùa đâu, thơ tôi nói thật lòng

Trước niềm đau, trước niềm vui có lẽ nào dối trá (Thật kinh tởm sau cơn trở dạ

Lại sinh ra một búp bê vàng)”

(Con đường của những vì sao)

Trong chiến đấu và hy sinh, con người nếu đầu hàng số phận, nếu lùi bước trước gian nguy thì có lẽ cánh cửa bình minh sẽ chẳng bao giờ hé mở:

“ sẽ chẳng thành người lính bao giờ Nếu từ nan cái chết

Đất nước những người sợ chết

Chẳng bao giờ đất nước sống bình an !”

(Con đường của những vì sao)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023