Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 13

Sau mỗi hiện thực được miêu tả về cuộc chiến, sự đối lập khốc liệt giữa tội ác hủy diệt và lòng yêu nước, giữa sự sống và cái chết, nhà thơ đã có những cái nhìn chiêm nghiệm khái quát:

“ đất và đá

yếu mềm và cứng rắn cán xẻng với tay người đòn gánh với vai người con đường và trái núi

phá và xây ngày tháng đỡ đần nhau…”

(Con đường của những vì sao)

Sự hội tụ thành triết lý sống, triết lý muôn đời mà mỗi con người đi ra từ đêm tối, từ gian nan đều vươn tới:“ Tôi ca tụng những yêu tin/Sống không quỳ lụy, van xin, hẹp hòi”(Con đường của những vì sao).

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, con người ta luôn chiêm nghiệm về hạnh phúc. Không phải là cái gì cao sang, to lớn, hạnh phúc là những gì đời thường nhất, giản dị nhất như nó vốn có: “Hạnh phúc bình thường như hạnh phúc” (Tình ca người lính- số 1). Và trong cả những mong ước giản đơn, những khát khao đời thường, có thể nói ra là lời yêu thương nhưng trong những lúc gắt gao của số phận, đó lại là nỗi sợ hãi của con người: “Ôi, có những điều mong ước giản đơn/nói ra thành yêu thương/nói ra thành sợ hãi” (Con đường của những vì sao). Nhà thơ đã nghiệm ra điều đó từ trong chiến tranh đau thương, khi số phận con người mong manh và khát vọng hạnh phúc trở nên cháy bỏng.

Chiến tranh đi liền với sự hủy diệt. Những gì con người ta xây dựng nên đều trở thành cát bụi dưới tội ác của kẻ thù. Nhưng nếu con người biết sống với niềm tin, có ý chí để tạo dựng cuộc sống sau bão táp thì tất cả sẽ trở về, kể cả tình yêu thương của mẹ:

Thật là đơn giản

Bom đạn giặc bay tung đất đá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bay tung con đường

Rồi đất đá lại trở về đất đá

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 13

Rồi con đường vẫn là con đường ấy Với ngã ba vẫn ngã ba này

Bởi con vẫn là con của mẹ”

(Con đường của những vì sao)

Lẽ sống và những điều quý giá nhất trong mỗi con người được nhà thơ khái quát thành những chiêm nghiệm, những điều răn đạo lý. Ở bất kỳ lúc nào, con người với trái tim, với dòng máu và sự thủy chung quý giá hơn bất kỳ điều gì trên đời:

“Cầm dao, cầm cán nghe con…

Với trái tim máu quý hơn vàng mười Thủy chung người với con người Cũng là giọt máu bao đời nuôi nhau

(Con đường của những vì sao)

Mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống được nhà thơ khái quát bằng những câu thơ đậm chất dân gian. Đó là lẽ sống mà con người ta dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần gìn giữ:

Thương nhau không nịnh tâng nhau Nhường áo xẻ cơm chia lửa

Chẳng thấy giá gương, ít gặp nhiễu điều Vẫn nhớ câu ca răn điều ăn ở…”

(Con đường của những vì sao)

Thành quả có được là do con người đánh đổi bằng những giọt máu và sự hy sinh. Nhưng lại có những kẻ hèn nhát, không chịu đổ máu, không dám đương đầu với cái chết nhưng lại mơ về thành quả: “ Trách ai nay hững mai hờ/tránh nhìn máu đổ lại mơ cờ hồng” (Con đường của những vì sao).

Sau những giông bão của cuộc chiến, con người như choàng dậy đón hòa bình. Như một quy luật trong cuộc đời con người, sau những đau thương,

sau những bão táp, con người sẽ được làm lại cuộc đời, đất lại nở hoa và thêu dệt nên hạnh phúc:

“ Sau cơn mưa muốn mặc áo màu gì Đất lại dệt chuyên cần màu cây ấy

(Con đường của những vì sao)

Là người từng trải trong chiến tranh, khi viết trường ca trong sự chiêm nghiệm, nhận diện lại cuộc chiến và con người, Nguyễn Trọng Tạo đã trăn trở, nghĩ suy và thể nghiệm thành những triết lý sống mang giá trị nhân văn cao đẹp. Giữa mưa bom bão đạn, tình yêu vẫn nảy nở, niềm tin chiến thắng và hành trình đi từ đêm đen đến bình minh hòa bình của dân tộc Việt Nam kiên cường đã được nhà thơ đúc rút thành những chân lý.

KẾT LUẬN


1. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Trọng Tạo ngày càng có nhiều đóng góp vào hành trình thơ ca kháng chiến. Là người sống trọn vẹn cho thơ ca, tôn thờ thơ ca, luôn coi thơ như một sự ám ảnh tâm hồn và luôn có ý thức đưa thơ ca gần với đời sống, Nguyễn Trọng Tạo với các tập thơ như Đồng dao cho người lớn, Thư trên máy chữ, Tản mạn thời tôi sống, Nương thân, Thế giới không còn trăng đã thể hiện một hồn thơ đa cảm, giàu chất trữ tình. Hàng loạt những giải thưởng văn chương cao quý đã góp phần khẳng định tài năng và tên tuổi của Nguyễn Trọng Tạo. Với hai bản trường ca ra đời thời hậu chiến là Tình ca người lính Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo đã góp một tiếng nói riêng giữa nguồn chung của thời kỳ “nở rộ” thể loại trường ca. Hai tác phẩm là cái nhìn và sự chiêm nghiệm nghiêm túc, khá đầy đủ về cuộc kháng chiến của dân tộc.

2. Đi sâu tìm hiểu hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo trên cơ sở soi sáng của lý thuyết về thể loại trường ca, tác giả luận văn đã khai thác thế giới hình tượng trong mỗi bản trường ca. Đây được xem như linh hồn, là đối tượng thẩm mỹ tạo nên hồn cốt và điểm nhấn cảm xúc của mỗi tác phẩm. Viết về chiến tranh với những biến thái phức tạp, trường ca Nguyễn Trọng Tạo đã có sức bao chứa rộng lớn hiện thực cuộc chiến. Ông chú ý từ những sự kiện lớn cho đến những góc khuất nhỏ trong cuộc sống cũng như số phận con người thời chiến.

Hình tượng người chiến sĩ hiện lên trong hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo đẹp hơn bao giờ hết. Nhà thơ đã xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong hành trình đến với cuộc chiến. Trước cuộc chiến họ mang tâm trạng của những con người giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc thân yêu. Trong trận chiến, lòng dũng cảm và ý chí

quyết thắng đã thôi thúc bước chân họ vượt lên phía trước. Trong tim họ, lý tưởng và khát vọng chiến thắng hòa làm một để tạo nên sức mạnh chiến đấu. Đặc biệt, miêu tả chân thực hình ảnh 10 cô thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc ác liệt, Nguyễn Trọng Tạo đã ngợi ca sự hy sinh anh dũng của họ cho những cung đường, cho đất nước.

Hình tượng người mẹ trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong niềm động viên, khích lệ và là niềm tin để những đứa con ngày đêm chiến đấu chống giặc thù. Trong gian lao, hình ảnh Nhân dân và Đất nước trở nên khó phai mờ trong mỗi bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo. Nhân dân lam lũ mà giàu lòng yêu nước, Nhân dân căm hờn dựng thành chông thành lũy thành để bảo vệ đồng chí. Đất nước tươi đẹp với bờ tre ruộng lúa câu hò và bừng lên trong mưa bom bão đạn.

Đó là sự hình tượng hóa Máu, đàn bê nhỏ và vầng trăng trong cả hai bản trường ca. Đó là những đối tượng thẩm mỹ khi nhà thơ ca ngợi sự thiêng liêng và sức sống bền bỉ của dòng máu Lạc Hồng, khắc họa sự đau thương của những con người nhỏ bé dưới tội ác hủy diệt của kẻ thù và khát vọng hạnh phúc, tự do luôn gửi gắm vào mỗi vầng trăng.

Sự hội tụ nhiều hình tượng trong hai bản trường ca đã khẳng định cái nhìn hiện thực và cảm xúc mang đậm chất trữ tình của Nguyễn Trọng Tạo. Nhà thơ nhìn nhận cuộc kháng chiến với đầy đủ diện mạo của nó. Tác giả đã lấy tâm điểm là con người để lý giải, để khẳng định và ngợi ca.

3. Bên cạnh việc khai thác thế giới hình tượng trong hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao, chúng tôi tìm hiểu những thành công và nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Trọng Tạo trong mỗi bản trường ca. Với sức chứa khá lớn phạm vi hiện thực, Nguyễn Trọng Tạo đã tạo cho trường ca của mình những lối đi riêng về cốt truyện, hệ thống nhân vật, ngôn ngữ, thể thơ và giọng điệu.

Với việc kết cấu trường ca trong sự đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình, Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng yếu tố cốt truyện trong cả hai bản trường ca. Tuy có những đoạn, cốt truyện bị ẩn đi bởi cảm xúc trữ tình song mạch truyện luôn xuyên suốt và trở thành dây sống trong tác phẩm. Lấy chất liệu từ hiện thực, hệ thống nhân vật trong hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo hiện lên khá đậm nét và sinh động.

Chú trọng lựa chọn ngôn từ trong sự chuyển tải thế giới hình tượng, ngôn ngữ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo vừa giàu màu sắc dân gian, vừa đậm chất ngôn ngữ đời sống và được phát triển theo hình thức lạ hóa ngôn từ. Chính đặc điểm này đã làm cho ngôn ngữ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo vừa gần gũi, vừa mang mầu sắc hiện đại.

Với dung lượng câu chữ khá lớn, Nguyễn Trọng Tạo đã vận dụng khéo léo và thành công đan xen thể thơ tự do, thơ lục bát và sự gián cách khổ thơ, sự tạo khoảng trống thẩm mỹ và vĩ thanh trong tác phẩm. Nhờ vậy, nhịp điệu và điểm nhấn cảm xúc cũng như những chiêm nghiệm suy ngẫm được bộc lộ rõ nét trong mỗi bản trường ca. Viết về đề tài chiến tranh với quan điểm không né tránh hiện thực với những đau thương, hy sinh nên bên cạnh giọng điệu ngợi ca mang âm hưởng sử thi, trường ca của Nguyễn Trọng Tạo còn thể hiện giọng điệu bi thương xen lẫn giọng điệu trữ tình, triết lý sâu sắc.

4. Với những nỗ lực và sự sáng tạo không mệt mỏi, trong suốt những năm cầm bút, Nguyễn Trọng Tạo đã góp phần quan trọng vào sự phát triển thơ ca hiện đại Việt Nam. Hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo là minh chứng cho sự bền bỉ bám sát hiện thực cuộc chiến tranh và cái nhìn đầy chiêm nghiệm, cái nhìn thẳng vào hiện thực để thấy được diện mạo đầy đủ của nó. Với những thành công nhất định cả về nội dung và hình thức ở mỗi bản trường ca, Nguyễn Trọng Tạo đã đóng góp tiếng nói riêng đầy mới mẻ cho sáng tác trường ca

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói riêng và sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói chung, “trở thành một gương mặt sáng giá trong đội ngũ những nhà thơ mấy thập niên qua” [46, Tr. 18].

Luận văn về đề tài Trường ca Nguyễn Trọng Tạo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, song với tấm lòng yêu mến trường ca Nguyễn Trọng Tạo và sự nghiệp thơ ca của ông, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc đánh giá, khẳng định một gương mặt thơ, trường ca đã có những thành công nhất định và chắc chắn sẽ còn nhiều gặt hái trong sự nghiệp sáng tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dương Kỳ Anh (2011). Ứa nghẹn những bức bách đời thường, http://tamnhin.net/VanhoaThethao, ngày 19/6/2011.

2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1984), “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca”, Tạp chí văn học, (4), tr. 27-29.

4. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới.

5. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đào Thị Bình (2008), Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX – LATS, ĐHSP Hà Nội.

7. Hoàng Cầm (1996). Đọc lại Đồng dao cho người lớn, http://nguyentrongtao.vnweblogs.com, ngày 9/7/2011.

8. Nguyễn Văn Dân (2008), “Trường ca với tư cách là một thể loại mới”, Tạp chí Sông Hương, (230), tr 15-16.

9. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Điệp (1999). Nguyễn Trọng Tạo cảm và luận văn chương, http://nguyentrongtao.vnweblogs.com, ngày 27/5/2011.

11. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (Đồng chủ biên, 2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Mai Hương (1980), “Đọc Đường tới thành phố”, Tạp chí Văn học, (3), tr. 15-19.

14. Mai Hương (2001), “Thơ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh cách mạng”,

Tạp chí Văn học, (6), tr. 10-11.

15. Nguyễn Thị Thu Hương (2002), Một số trường ca tiêu biểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LVTHS, ĐHSP Hà Nội.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí