Tình Hình Giải Quyết Tranh Chấp Tại Viac Từ 2002 Trở Về Trước

Theo thống kê của Phòng Thương mại thì từ khi thành lập cho đến năm 1992, FTAC và MAC giải quyết 94 vụ tranh chấp, trong đó từ năm 1963 đến 1988 có 3 vụ, từ năm 1988 đến năm 1992 có 91 vụ. Trong số 94 vụ thì có 14 vụ tranh chấp liên quan đến hàng hải quốc tế còn 80 vụ liên quan đến hợp đồng mua bán ngoại thương, có 35 vụ đưa ra phán quyết còn 59 vụ giải quyết thông qua thương lượng hoặc thông qua hòa giải của trọng tài (12).

Trước tình hình này FTAC và MAC đã bộc lộ những nhược điểm sau:


- FTAC và MAC ra đời nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống pháp luật tương tự, do đó ít có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp với các bên đương sự từ những nước không thuộc khối xã hội chủ nghĩa.

- Hai hội đồng trọng tài trên chưa có quy định về việc các bên tranh chấp có thể chọn chuyên gia quốc tế làm trọng tài viên và chưa có quy định về việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Do đó, các bên tranh chấp từ các nước không theo chế độ xã hội chủ nghĩa không muốn đưa tranh chấp của họ ra xét xử tại FTAC và MAC.

- Về mặt tổ chức, hai Hội đồng trọng tài trên đều là tổ chức phi chính phủ, điều lệ và quy tắc tố tụng trọng tài gần giống nhau ngoại trừ quy định về đối tượng tranh chấp. Hơn nữa, ngoại thương có quan hệ gần gũi với vận tải đường biển cho nên việc giữ nguyên hai Hội đồng trên là không cần thiết.

- Quy tắc tố tụng của FTAC và MAC đều chưa hoàn thiện, chưa thống nhất và có nhiều nhược điểm cần khắc phục.

Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, căn cứ theo Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/09/1992 và theo đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đã kí quyết định số 204/TTg hợp nhất hai cơ quan trọng tài là Hội đồng Trọng tài ngoại thương và Hội đồng Trọng tài hàng hải thành một tổ chức trọng tài duy nhất là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt

Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) vào ngày 28/04/1993.

Theo Quyết định số 204/TTg nêu trên, VIAC là tổ chức phi chính phủ, có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như hợp đồng ngoại thương, đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế... Bằng quyết định số 114/TTg ngày 16/02/1996, thủ tướng Chính phủ cho phép VIAC giải quyết các tranh chấp quốc tế không có yếu tố nước ngoài nếu các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm này.

VIAC bao gồm các trọng tài viên là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật, ngoại thương, đầu tư, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm... do Ban thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chọn. Trọng tài viên có nhiệm kỳ bốn năm và sau mỗi nhiệm kỳ trọng tài viên có thể được chọn lại. Ngoài ra, VIAC còn có thể mời các chuyên gia nước ngoài làm trọng tài viên. VIAC có chủ tịch và hai phó chủ tịch do các trọng tài viên bầu ra. Giống như trọng tài viên, chủ tịch và hai phó chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm. Chủ tịch VIAC có quyền chỉ định một thư ký thường trực của VIAC.

Toàn bộ hoạt động xét xử của VIAC được quy định trong Quy tắc tố tụng của VIAC. Quy tắc tố tụng là một văn bản pháp lý hết sức quan trọng, trong đó quy định đầy đủ, chi tiết trình tự các bước tố tụng kể từ khi các bên lập hồ sơ đi kiện cho đến khi phán quyết được công bố. Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện và các bên đương sự phải tuân thủ. Quy tắc tố tụng của VIAC được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của trọng tài Việt Nam đồng thời có tham khảo các quy tắc của các tổ chức trọng tài khác trên thế giới.

Điều lệ của VIAC là cơ sở pháp lý để VIAC hoạt động và để các tổ chức nhà nước thực hiện vai trò giám sát sự tuân thủ của VIAC đối với quy tắc tố tụng này.

Các hoạt động chính của VIAC


Hoạt động xét xử: là hoạt động chính của trung tâm, được đặt trong sự quan tâm hàng đầu. Các vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

Hoạt động góp ý xây dựng pháp luật: Mặc dù không phải là hoạt động chính nhưng với lợi thế có đội ngũ trọng tài viên có kiến thức sâu rộng về pháp luật, VIAC tham gia vào hoạt động này khá hiệu quả. VIAC đã tham gia góp ý, soạn thảo các luật, pháp lệnh, nghị định quan trọng... Một số trọng tài viên của VIAC là thành viên của Ban soạn thảo nhiều dự luật quan trọng như Luật Thương mại, Luật hàng hải, Luật doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, Pháp lệnh Thương phiếu, Pháp lệnh trọng tài thương mại,...

Hoạt động đào tạo, tuyên truyền Pháp luật: thông qua tổ chức các buổi giới thiệu về pháp luật kinh doanh, quá trình xét xử theo yêu cầu của các bên đương sự và hoạt động xuất bản, trung tâm đã tuyên truyền luật và chính sách của nhà nước tới cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. VIAC đã tham gia biên soạn hoặc trực tiếp biên soạn và phát hành nhiều ấn phẩm như CD Rom Pháp luật thương mại Việt Nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, trọng tài và giải quyết các tranh chấp lựa chọn. Từ đầu 2004, VIAC còn phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp triển khai chuyên mục: "Giới thiệu và bình luận pháp luật" hàng tuần.

Hoạt động hợp tác quốc tế: Khác với FTAC và MAC, VIAC có quan hệ rộng rãi với các hiệp hội, tổ chức kinh tế trên thế giới, đẩy mạnh từng bước trong hợp tác quốc tế. VIAC tham gia nhiều hội thảo quốc tế về trọng tài như

hội thảo thường niên của đoàn luật sư Châu Á - Thái Bình Dương ở Singapore năm 1994, ở Mỹ năm 1995, hội thảo quốc tế của Trung tâm giải quyết tranh chấp về đầu tư - thương mại quốc tế, hội thảo của Hiệp hội trọng tài Mỹ. Đặc biệt, VIAC còn thiết lập quan hệ được với một số luật sư hàng đầu về lĩnh vực trọng tài trên thế giới.

Hoạt động hòa giải: Mặc dù VIAC chưa có quy tắc hòa giải riêng, độc lập với quy tắc tố tụng trọng tài nhưng trong quy tắc tố tụng của VIAC vai trò của hòa giải được đặt ở vị trí đúng mức. Ngay từ khi mới tiếp nhận đơn kiện, VIAC đồng thời sẽ đóng vai trò của một tổ chức hòa giải với điều kiện được các bên chấp nhận. Quá trình hòa giải được tiếp tục với sự trợ giúp của hội đồng trọng tài cho đến trước khi hội đồng trọng tài tiến hành xét xử. Trong quá trình xem xét vụ kiện, thông qua việc trao đổi hồ sơ, tài liệu, cung cấp thông tin, yêu cầu xuất trình các bằng chứng mới, hội đồng trọng tài đã giúp các bên hiểu rõ lập trường cũng như chỗ mạnh, chỗ yếu của nhau; từ đó, họ có thể tự thương thuyết, hòa giải với nhau mà không cần thiết phải đưa vụ kiện ra xét xử. Thực tiễn cho thấy mức độ tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ được cam kết trong các văn bản hòa giải thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên đương sự thường cao hơn so với việc thi hành phán quyết của trọng tài.

Từ năm 1993 đến nay, VIAC trở thành tổ chức trọng tài lớn nhất có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực ngoại thương, hàng hải, các tranh chấp khác trong kinh doanh quốc tế.

2. Tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại ra đời năm 2003 là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động của các trung tâm trọng tài trên cả nước. Là một trung tâm Trọng tài được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay, VIAC cũng có nhiều thay đổi trong hoạt động trọng tài của mình kể từ khi Pháp lệnh ra đời. Chính vì thế khóa luận chia chặng đường phát triển của VIAC ra làm hai giai

đoạn và lấy năm 2003 làm mốc để tìm hiều những khó khăn thuận lợi của Trung tâm trong từng giai đoạn, kết quả Trung tâm đạt được trong từng giai đoạn đó, từ đó đưa ra những nhận xét về hoạt động của VIAC và rút ra những bài học cho hoạt động của Trung tâm về sau.

2.1 Tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC từ 2002 trở về trước

Như trên có thể thấy, VIAC là trung tâm trọng tài lớn nhất ở Việt Nam hiện nay và cũng là trung tâm thụ lý số vụ kiện hàng năm lớn nhất, điều này đúng cho cả quá trình từ khi VIAC thành lập cho đến nay. Trước năm 2003, mặc dù hoạt động trọng tài ở nước ta còn thưa thớt nhưng dù sao VIAC cũng hoạt động có hiệu quả nhất. Có được kết quả như vậy là do VIAC có được nhiều lợi thế. Có thể nhắc đến những thuận lợi đó là:

Thứ nhất, VIAC có sự độc lập trong việc hình thành quy tắc tố tụng, biểu phí trọng tài, quy định về chọn các chuyên gia làm trọng tài viên. Khi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài, nguyên tắc tự do thỏa thuận luôn được đặt lên hàng đầu. Nhưng khi các bên đã đồng ý đưa vụ kiện ra VIAC thì nhất thiết phải theo quy tắc tố tụng của Trung tâm. Theo quy tắc tố tụng của Trung tâm, ngày xét xử do Chủ tịch Ủy ban trọng tài quyết định, ngôn ngữ xét xử là tiếng Việt; cùng với việc gửi đơn kiện, nguyên đơn phải ứng trước toàn bộ phí trọng tài. Như vậy, Trung tâm luôn giành thế chủ động trong việc tiến hành xét xử.

Thứ hai, VIAC có được kinh nghiệm giải quyết Tranh chấp từ hai Hội đồng trọng tài tiền thân. VIAC không chỉ được kế thừa từ hai Hội đồng trọng tài tiền thân cơ sở vật chất, mà còn được kế thừa cả một hệ thông tư liệu, thông tin và đội ngũ nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn.

Thứ ba, xét về khía cạnh pháp lý của phán quyết trọng tài, VIAC có ưu thế hơn hẳn so với các trung tâm trọng tài kinh tế khác - cũng là tổ chức xã hội - nghề nhiệp được thành lập theo Nghị định 116-CP (ngày 05/09/1994) ở chỗ phán Quyết của trọng tài của VIAC có giá trị chung thẩm. Khi đưa tranh chấp ra xét xử ở các trung tâm trọng tài kinh tế khác, một bên đương sự có

quyền yêu cầu Tòa án Nhân dân xét xử lại nếu bên này không đồng ý với phán quyết của trọng tài đưa ra. Chính điều này đã làm cho các trung tâm trọng tài kinh tế khác không thu hút được đơn kiện cũng như các chuyên gia giỏi làm việc cho họ. Ngược lại, phán quyết trọng tài của VIAC có giá trị chung thẩm làm cho bên nguyên yên tâm khi đưa đơn kiện ra VIAC và cũng khích lệ các trọng tài viên làm việc có hiệu quả vì kết quả lao động của họ sẽ được công nhận.

Một thuận lợi nữa phải kể đến là VIAC nhận được sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về cơ sở vật chất cũng như các mối quan hệ quốc tế, một thuận lợi mà các trung tâm trọng tài khác ít có cơ hội nhận được.

Bên cạnh những thuận lợi đã được đề cập đến ở trên, trong giai đoạn từ năm 2002 trở về trước, VIAC cũng gặp không ít khó khăn hạn chế trong việc mở rộng hoạt động của trung tâm.

Khó khăn thứ nhất bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế chung, Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu cho nên mặc dù từ 1986 chúng ta thực hiện đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhưng nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém, chưa bắt kịp ngay được với nền kinh tế thế giới. Điều này tác động tới hai vấn đề trong hoạt động của VIAC. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam xưa nay vốn làm ăn theo cung cách cũ, không có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh trên thương trường quốc tế. Việc này không những ảnh hưởng tới quá trình thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài mà còn ảnh hưởng tới quá trình giải quyết tranh chấp khi mà thương vụ làm ăn không diễn ra như dự định ban đầu của các bên. Các bên còn chưa có thói quen sử dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp hữu ích, thậm chí có những doanh nhân còn không biết đến trọng tài thương mại. Vì vậy các vụ tranh chấp xảy ra ít được đưa đến trọng tài giải quyết. Hơn nữa, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã biết đến phương thức trọng tài nhưng trong quá trình sử dụng còn có nhiều sơ suất như: việc nêu tên không chính xác trung tâm trọng tài và mình muốn đưa tranh chấp ra xét xử, không tuân thủ đúng

quy tắc tố tụng trọng tài, chậm trễ trong việc cung cấp các tài liệu cần thiết cho quá trình ra phán quyết của trọng tài. Thứ hai, các trọng tài viên của chúng ta xuất phát từ thiếu va chạm thực tế dẫn đến có ít kinh nghiệm trong giải quyết các tranh chấp quốc tế với những vụ mà một bên đương sự là tổ chức nước ngoài không thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây đặc biệt là các vụ tranh chấp trong các lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam.

Khó khăn thứ hai xuất phát từ hoàn cảnh khách quan là: pháp luật Việt Nam nói chung và khung pháp lý về hoạt động của trọng tài nói riêng còn nhiều bất cập. Có thể nói hệ thống pháp luật của chúng ta chuyển đổi khá nhanh theo sự chuyển đổi của nền kinh tế, nhưng lại không đề cập hết được những vấn đề phát sinh trong thực tế và còn hiện tượng chồng chéo, không thống nhất. Ví dụ, Luật Thương mại năm 1997 không đưa ra cách hiểu thống nhất về hoạt động thương mại mà chỉ liệt kê một số hành vi thương mại. Khi có hợp đồng lựa chọn luật điều chỉnh là Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 nhưng hoạt động giao dịch thông qua hợp đồng lại không được liệt kê trong Luật Thương mại Việt Nam 1997. Điều này gây khó khăn lớn trong hoạt động giải quyết tranh chấp của Trung tâm, đồng thời xác định luật nội dung là một khó khăn đáng kể.

Một khó khăn nữa làm cản trở hoạt động của trung tâm và làm các trọng tài viên phải trăn trở nhiều là Việt Nam đã tham gia Công ước New York năm 1958 về Công nhận và Thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài năm 1995 nhưng cho đến tận đầu năm 2003, quyết định của trọng tài trong nước thì không có sự cưỡng chế thi hành nào cả. Khiến cho các doanh nghiệp còn nhiều e ngại khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài.

Khó khăn cuối cùng xuất phát từ chính những quy định trong Điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm. Như đã nói ở trên, những quy định mà Trung tâm đề ra mang lại sự chủ động cho VIAC nhưng đôi khi lại hạn chế quyền tự do lựa chọn của các bên về ngôn ngữ sử dụng và thời gian xét xử...

Trong tình hình đó, trong vòng 10 năm hoạt động từ khi thành lập đến hết năm 2002, trung bình mỗi năm VIAC giải quyết 18 vụ tranh chấp. Con số thông kê được như sau

Bảng 1: Số vụ kiện ra VIAC và giá trị các vụ kiện trong giai đoạn

1993 - 2002


Năm

Số vụ

Tổng trị giá (USD)

Trị giá trung bình (USD)

Số vụ tranh chấp

quốc tế

Trị giá tranh chấp quốc tế (USD)

Trị giá TB tranh chấp quốc tế

1993

6

479.000

79.800

6

479.000

79.800

1994

14

1.250.000

89.286

14

1.250.000

89.286

1995

17

3.250.000

191.176

17

3.250.000

191.176

1996

25

3.894.000

155.760

25

3.894.000

155.760

1997

24

7.530.000

313.750

23

7.465.000

324.565

1998

18

2.099.000

116.611

16

2.040.000

127.500

1999

20

3.870.000

193.500

17

3.329.000

195.823

2000

23

2.639.000

114.739

19

2.538.000

133.579

2001

16

-

-

16

-

-

2002

19

-

-

14

-

-

Tổng

182

25.011.000

156.828

167

24.245.000

152.227

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 7

(Nguồn: Sổ theo dõi các vụ kiện của VIAC)


Trong giai đoạn 1993-2002, số vụ tranh chấp được đưa ra VIAC giải quyết tăng giảm không đều, có lúc tăng lúc giảm, không thể hiện được xu thế sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 1993, VIAC nhận được 6 đơn kiện, đến năm 1994 là 14 vụ, tăng 133,33% so với năm 1993. Đây cũng là con số tăng lớn nhất của giai đoạn này. Tiếp theo là năm 1996 so với năm 1995 tăng 8 vụ (tăng 47,06%), năm 1995 tăng so với năm 1994 là 7 vụ (tăng 21,42%), những năm tăng khác có con số không cao:18,75% (2002 so với 2001), 15% (2000 so với 1999), 11,11%(1999 so với 1998). Những năm còn lại có số vụ đưa ra giải quyết thấp hơn năm trước đó: năm 1997 giảm 1 vụ so với năm 1996 (giảm 4%), năm 1998 giảm 6 vụ so với năm 1997 (giảm 25%), năm 2001 giảm 7 vụ

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí