Một Số Tổ Chức Trọng Tài Tiêu Biểu Trên Thế Giới

Trọng tài thường trực có thể được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài nằm bên cạnh Phòng thương mại, hoặc dưới dạng công ty, chịu sự điều chỉnh của luật công ty hay dưới dạng hiệp hội theo luật điều chỉnh về hiệp hội...

Về tên gọi, các tổ chức trọng tài thường trực có thể có tên gọi khác nhau và mỗi tên gọi thường phản ánh đặc tính của tổ chức trọng tài đó. Chẳng hạn "hiệp hội trọng tài", ví dụ "hiệp hội trọng tài Mỹ" phản ánh không chỉ tên gọi mà còn mang ý nghĩa về tính chất tổ chức của hiệp hội khác với loại hình công ty.

Các tổ chức trọng tài độc lập với nhau và không có quan hệ gì với nhau trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, không phụ thuộc vào nhau và chúng đều bình đẳng trước sự lựa chọn của các bên tranh chấp. Việc lựa chọn tổ chức trọng tài nào cũng như trọng tài viên nào hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên.

Điểm thuận lợi của trọng tài quy chế là trọng tài quy chế có quy tắc xét xử công khai. Các quy tắc này thường được soạn thảo và sửa đổi bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm nên nó đảm bảo tính đúng đắn và hợp lý. Việc tập hợp các quy chế của trọng tài thường trực tạo điều kiện thuận lợi cho các bên cân nhắc trước các vấn đề như chọn, cử, thay đổi, bãi miễn trọng tài viên, vấn đề lệ phí... Ngoài ra, điểm thuận lợi của trọng tài quy chế còn ở tính chuyên nghiệp và không ngừng được đào tạo của các trọng tài viên của trung tâm trọng tài.

Dưới đây chúng ta tìm hiểu về một số tổ chức trọng tài thường trực tiêu

biểu.


3.2.2 Một số tổ chức trọng tài tiêu biểu trên thế giới


3.2.2.1 Tòa án trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Phòng Thương mại Quốc tế - ICC là một tổ chức phi chính phủ phục vụ hoạt động kinh doanh trên thế giới. ICC có tới 10.000 tổ chức kinh doanh thành viên trên thế giới với quyền lợi quốc tế ở trên 100 nước. Các ủy ban Quốc tế hay Hội đồng quốc gia của ICC hoạt động ở 59 nước. Các chức năng của ICC có thể là:

Đại diện cho cộng đồng kinh doanh trên thế giới ở cấp độ quốc gia và quốc tế

Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 4

Khuyến khích hoạt động thương mại và đầu tư trên thế giới

Đưa ra những thuật ngữ, hướng dẫn và làm công tác tư vấn, cung cấp các dịch vụ thiết thực cho kinh doanh

Tòa án Trọng tài Quốc tế được ICC thành lập năm 1923 và tính đến năm 1994 đã giải quyết được 7.500 vụ việc. Nó được xác định là cơ quan Trọng tài Quốc tế đặt bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế. Các thành viên của Tòa án Trọng tài do Hội đồng Phòng Thương mại Quốc tế quyết định. Chức năng của Tòa án là giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh có tính chất quốc tế bằng phương thức trọng tài. Tòa án tự quy định quy tắc hoạt động của mình và có văn phòng trụ sở tại Phòng Thương mại Quốc tế.

3.2.2.2 Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID)


ICSID là một cơ quan phi tài chính của Ngân hàng thế giới, viết tắt của Inter national Center for Settlement of Investment Disputes. ICSID được thành lập trên cơ sở Công ước Washington có hiệu lực ngày 14/10/1966. ICSID hòa giải và xét xử bằng trọng tài tất cả các tranh chấp giữa các nhà đầu tư và nhà nước sở tại. Tổ chức này tự đặt ra quy chế riêng cho mình. Việc tiến hành xét xử diễn ra tại Washington D.C., trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc thành lập trung tâm trọng tài này là để khuyến khích tư nhân đầu tư vào các nước đang phát triển, gạt bỏ những e ngại về quốc hữu hóa của chính phủ đối với các công trình đầu tư.

Trung tâm có một Hội đồng quản trị, một Ban thư ký và hai nhóm chuyên gia. Hội đồng quản trị bao gồm đại diện của nhà nước thành viên tham gia Công ước. Hội đồng có trách nhiệm soạn thảo quy chế và giám sát sự hoạt động của công ty.

Khi đã tự nguyện giải quyết bằng trọng tài ICSID thì vụ tranh chấp không thể giải quyết bằng Tòa án khác cũng như nhà đầu tư không thể yêu cầu Nhà nước họ bảo vệ bằng con đường ngoại giao. Quyết định của Tòa án Trọng tài ICSID có hiệu lực bắt buộc với các bên, song không phải là chung thẩm. Quyết định này có thể bị xem xét phúc thẩm bằng hội đồng Ad-hoc, có thẩn quyền tuyên bố một quyết định đã tuyên là vô hiệu và đưa ra phán quyết mới có hiệu lực thi hành.

3.2.2.3 Viện Trọng tài Thụy Điển (Viện Trọng tài Stockholm)


Tổ chức trọng tài thường trực ở Thụy Điển do Phòng Thương mại thành lập. Tổ chức trọng tài thương mại Stockholm do Phòng thương mại Stockholm thành lập là một tổ chức trọng tài thương mại hàng đầu trên thế giới được thành lập từ năm 1917. Đến năm 1949 Tổ chức này được xây dựng thành cơ quan độc lập của Phòng thương mại Stockholm. Hiện nay, Tổ chức trọng tài này được sử dụng ngày càng nhiều cho việc giải quyết tranh chấp ở những nước thứ ba. Quyết định của hội đồng trọng tài có giá trị chung thẩm và không bị Phòng thương mại Thụy Điển xem xét lại. Ban trọng tài gồm 3 thành viên do ủy ban điều hành Phòng thương mại Thụy Điển chọn, có nhiệm kỳ 3 năm. Trưởng ban là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Các thành viên khác là những luật sư có kinh nghiệm và được giới kinh doanh tín nhiệm.

Quá trình trọng tài được tiến hành khi có đơn bằng văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong đó có ghi rõ các bên có yêu cầu giải quyết bằng trọng tài, nội dung tranh chấp và yêu cầu trọng tài đưa ra phán quyết. Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết trong vòng một năm.

3.2.2.4 Hiệp hội trọng tài Mỹ


Hiệp hội trọng tài Mỹ (American Abitration Association - AAA) giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại trên cơ sở Luật trọng tài Liên bang năm 1987.

AAA có các trọng tài viên từ nhiều quốc tịch khác nhau và có kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế. Khi quyết định trọng tài viên để giải quyết các vụ tranh chấp trong thương mại quốc tế, AAA yêu cầu các trọng tài viên phải có quốc tịch khác với quốc tịch của nguyên đơn (bên yêu cầu giải quyết tranh chấp), trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác bằng văn bản. Trong trường hợp các bên tranh chấp khước từ trọng tài viên hoặc khước từ hội đồng trọng tài, AAA sẽ bổ nhiệm một hội đồng đặc biệt để giải quyết gồm ba người, trong đó phần lớn các trọng tài viên có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên tranh chấp. Tiêu chuẩn đạo đức của trọng tài viên do AAA quy định là một trong những căn cứ chủ yếu để các bên tranh chấp xem xét trước khi khước từ trọng tài viên.

AAA không có biểu mẫu về phí trọng tài, do vậy, phí trọng tài thường được tính trên cơ sở trị giá của từng vụ việc cụ thể. Thông tin về quá trình trọng tài sẽ được thực hiện thông qua ban điều hành trọng tài, trừ lúc xét xử.

3.2.2.5 Trọng tài thương mại Đức


Ở Đức có 6 tổ chức trọng tài thường xuyên, gồm Ban thư ký điều hành và các trọng tài viên kiêm chức. Tố tụng trọng tài về cơ bản phải tuân theo quy tắc tố tụng dân sự, tuy nhiên, có đơn giản, nhanh chóng và đỡ tốn phí hơn. Quyết định của trọng tài được các bên tự nguyện thi hành. Nếu một bên không tự nguyện thi hành, theo đề nghị của bên kia, trọng tài có thể ra quyết định cưỡng chế.

Trong trường hợp trọng tài vi phạm luật tố tụng, các bên có quyền khiếu nại lên tòa án để hủy quyết định trọng tài và tiến hành xét xử lại theo

trình tự tố tụng dân sự. Tòa án có thẩm quyền cưỡng chế hoặc hủy quyết định của trọng tài là Tòa án hoặc Tòa án thương mại của Tòa án cấp tỉnh.

3.2.2.6 Trung tâm trọng tài Quốc tế Hồng Kông


Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông được thành lập năm 1985 bởi một nhóm nhà kinh doanh hàng đầu và các nhà chuyên môn ở Hồng Kông nhằm tập trung giải quyết các tranh chấp thương mại trong khu vực Châu Á. Trung tâm trọng tài này được tài trợ bởi Hội đồng Kinh doanh và Chính phủ Hồng Kông, là một tổ chức phi lợi nhuận.

Ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp tại Trung tâm này thường là tiếng Anh và tiếng Trung. Mọi tranh chấp cũng có thể được giải quyết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào do hai bên lựa chọn. Quyết định của trọng tài có thể được dịch ra bất kỳ thứ tiếng nào mà các bên đã chọn.

Mọi tranh chấp, tranh cãi hay khiếu nại phát sinh hoặc liên quan tới hợp đồng sẽ được giải quyết bằng trọng tài theo luật trọng tài UNCITRAL. Nếu các bên không muốn áp dụng luật của UNCITRAL thì có thể sử dụng Luật Hồng Kông. Thể chế trọng tài nội địa của Hồng Kông dựa trên cơ sở của Luật Anh.

4. Những ưu việt của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng trọng tài

4.1 Tính chung thẩm và hiệu lực của phán quyết trọng tài


Nếu như trong tố tụng tòa án, các bên có thể kháng cáo hoặc kháng nghị thì trong tố tụng trọng tài, phán quyết của trọng tài bao giờ cũng là chung thẩm. Đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài so với tòa án. Các quyết định của trọng tài luôn luôn có hiệu lực thi hành và các bên đương sự không có quyền kháng cáo. Nhìn trên phương diện quốc tế, bản án của tòa án khó đạt được sự công nhận quốc tế. Thông thường, bản án của tòa án để được công nhận tại một quốc gia khác phải thông qua một hiệp định song phương

ký giữa hai quốc gia theo những quy tắc rất nghiêm ngặt. Ngược lại, quyết định của trọng tài dễ dàng đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một số công ước mà đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về Công nhận và Thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Hiện tại có khoảng 130 quốc gia là thành viên của Công ước New York và Việt Nam cũng đã tham gia Công ước này vào năm 1995.

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền tự định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định cưỡng chế thi hành. Trước khi ra quyết định công nhận và cưỡng chế thi hành, tóa án chỉ kiểm tra tính hợp pháp của phán quyết trọng tài và xem xét quá trình tố tụng có đúng theo nguyên tắc tố tụng trọng tài và tuân theo luật hay không. Nếu đúng thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận và cưỡng chế thi hành, còn nếu sai thì tòa án có quyền không công nhận phán quyết và không cho thi hành phán quyết.

4.2 Tính bí mật trong giải quyết tranh chấp


Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phi chính phủ, việc tiến hành tố tụng trọng tài do các bên tự lựa chọn, có thể tiến hành công khai hoặc bí mật. Nguyên tắc này xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong môi trường tự do cạnh tranh, việc bảo vệ các bí mật trong sản xuất kinh doanh và giữ uy tín của các doanh nghiệp trên thương trường là vấn đề sống còn của các nhà kinh doanh, góp phần tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp có thể giành thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, nếu trong quá trình tham gia vào các quan hệ kinh tế mà phát sinh tranh chấp, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đều mong

muốn việc giải quyết tranh chấp đó được tiến hành một cách kín đáo, giải quyết được tranh chấp mà không làm ảnh hưởng tới uy tín.

Do vậy, việc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp của trọng tài trở thành nguyên tắc được thể hiện trong hầu hết các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài.

Theo nguyên tắc này, các buổi xét xử của trọng tài trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của các bên có thể tiến hành ở địa điểm mà ngoài thành viên và các bên đương sự ra thì những người không có trách nhiệm hoặc không có liên quan không được có mặt. Trọng tài viên phải có trách nhiệm đảm bảo bí mật mọi vấn đề liên quan đến các bên mà mình biết được do tiến hành giải quyết vụ việc, không được tiết lộ cho bất cứ ai. Quyết định của trọng tài cũng như những căn cứ để trọng tài ra quyết định sẽ không được công bố công khai nếu các bên không có yêu cầu khác. Quyết định của trọng tài chỉ được phép công bố công khai nếu các bên đồng ý. Có thể nói, nguyên tắc này hoàn toàn đối lập với nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng tòa án. Đây cũng chính là ưu điểm lớn của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

4.3 Tính linh hoạt trong giải quyết tranh chấp


Tự nguyện và bình đẳng giữa các bên tranh chấp là nguyên tắc cốt lõi trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Sự hình thành trọng tài là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự và trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài đều nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng giữa các bên làm cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính linh hoạt. Có thể thấy tính linh hoạt của phương thức giải quyết tranh chấp này thông qua những điểm sau: Các bên đương sự hoàn toàn có thể lựa chọn các hình thức trọng tài mà họ cho là phù hợp trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các bên mà không có sự áp đặt ý chí của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Cũng trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, các bên có thể

chọn tổ chức trọng tài, chọn trọng tài viên mình tín nhiệm, tin tưởng có thể giải quyết tốt những tranh chấp giữa họ. Hơn nữa, các bên có thể chọn địa điểm tiến hành trọng tài mà thấy là thuận tiện, thậm chí các bên có thể thỏa thuận với nhau lập ra quy tắc tố tụng áp dụng cho vụ kiện hay ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Trong quá trình tham gia tranh tụng tại trọng tài, các bên vẫn có thể tự thương lượng để đạt đến thỏa thuận nhằm thu xếp những bất đồng đã xảy ra và trọng tài luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

Trên cơ sở tự nguyện, các bên tham gia tố tụng luôn được bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn hoặc bãi miễn trọng tài viên, trong việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng, trong việc đưa đơn yêu cầu và đơn biện minh đối với đơn yêu cầu của phía bên kia, cũng như mọi chứng cứ tài liệu khác mà các bên cho là cần thiết để chứng minh hay bác bỏ đơn yêu cầu của phía bên kia, trong việc nhận thông tin từ phía trọng tài và phía bên kia. Tất cả các tài liệu, thông tin do một bên cung cấp cho trọng tài đều sẽ được trọng tài thông báo cho bên kia. Mọi biện pháp, quyết định của trọng tài tiến hành trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp đều phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tranh chấp. Có như vậy việc giải quyết tranh chấp mới đạt được kết quả và quyết định của trọng tài mới được các bên tự nguyện chấp hành.

Khi đưa tranh chấp ra trọng tài xét xử thì một vấn đề được đặt ra là áp dụng luật nào để giải quyết. Việc xác định luật áp dụng trong xét xử trọng tài được xem xét ở hai vấn đề. Đó là việc xác định luật áp dụng để xét xử đối với quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tranh chấp - luật nội dung và việc xác định luật áp dụng cho quá trình tố tụng trọng tài - luật tố tụng. Thực tế cho thấy hiện tượng xung đột luật luôn xuất hiện. Trong đó, luật của rất nhiều nước liên quan tới quan hệ của các bên đương sự cùng có khả năng điều chỉnh như luật của nước do các bên đương sự mang quốc tịch hoặc cư trú, luật nơi

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí