Tình Hình Giải Quyết Các Vụ Án Đưa Ra Viac Trong Giai

so với năm 2000 (giảm 30,44%). Với những con số trên không thể đưa ra nhận định rằng xu hướng của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mặc dù trên thực tế điều này đang diễn ra. Lý do giải thích cho điều này là, mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức hơn về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì số vụ đưa ra VIAC giải quyết hàng năm còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nữa như: số vụ tranh chấp xảy ra hàng năm, việc giải quyết tranh chấp trước khi đưa ra trọng tài xét xử, số vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại các trung tâm khác (mặc dù VIAC vẫn là trung tâm nhận nhiều đơn kiện nhất trong số các trung tâm đang hoạt động), ...

Trong các năm, hầu hết các vụ kiện đều là các vụ tranh chấp quốc tế, số vụ tranh chấp trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ. Trước năm 1996, Trung tâm không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong nước, vì vậy số vụ kiện đưa ra giải quyết đều là các tranh chấp quốc tế. Từ năm 1997, Trung tâm mới bắt đầu nhận được đơn kiện của các tranh chấp trong nước, tuy nhiên số vụ cũng rất ít. Các tranh chấp trong nước thường có giá trị không quá cao, hơn nữa các bên tương đối hiểu nhau nên thường tìm đến phương thức thương lượng trực tiếp hoặc thông qua hòa giải để nhanh chóng giải quyết tranh chấp, tiết kiệm được chi phí, đồng thời giữ gìn được mối quan hệ hữu hảo giữa hai bên. Chỉ khi các vụ tranh chấp mang tính quốc tế, giá trị của vụ tranh chấp tương đối lớn, các bên không có điều kiện hiểu rõ về nhau thì mới khó đi đến thoả thuận chung và cần tới một chế định trung gian có uy tín để giải quyết vụ tranh chấp. Và khi đó, nếu ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các bên thường lựa chọn trọng tài hơn là tòa án. Tuy nhiên ở Việt Nam điều này chưa thực sự xảy ra, mới chỉ mang tính xu hướng.

Trị giá trung bình của các vụ tranh chấp thường ổn định ở mức trên

100.000 USD, trong đó đa số các vụ tranh chấp có giá trị trong khoảng 10.000

USD đến 100.000 USD (giá trị vừa), chiếm khoảng 50% tổng số vụ hàng năm. Nhóm có giá trị nhỏ (dưới 10.000 USD), lớn (100.000 USD đến

200.000 USD), rất lớn (trên 200.000 USD) chiếm tỷ trọng ít hơn. Nhưng cần phải nói rằng, trong đó tỷ trọng của nhóm rất lớn cũng chiếm tỷ trọng khá, điều này làm cho giá trị trung bình của các vụ hàng năm tăng lên trên 100.000 USD. Nhóm có giá trị vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất là điều dễ hiểu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm một lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng lớn để đầu tư vào các thương vụ, và nếu có nguồn vốn lớn thì các doanh nghiệp cũng muốn phân tán rủi ro, thường chỉ đầu tư vào các thương vụ vừa để có thể thu được một khoản lợi nhuận nhất định và không mất quá nhiều khi rủi ro xảy ra.

Trong số các vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại VIAC thì nguyên nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp giữa các bên thường là việc một trong hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cơ bản của mình: bên bán không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ giao hàng, bên mua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán của mình. Số vụ tranh chấp có một trong hai nguyên nhân này hoặc cả hai nguyên nhân chiếm khoảng 70% đến 80% tổng số vụ tranh chấp tại VIAC. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân tranh chấp khác như: không thanh toán tiền vi phạm hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ thuê tàu, không cung cấp dịch vụ như đã cam kết...

Vì là một trung tâm trọng tài của Việt Nam nên hầu hết các vụ tranh chấp đều có một bên là bên Việt Nam, bên còn lại thường là các doanh nghiệp, tổ chức của các nước: Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Anh, Áo, Pháp, Thụy Điển, Canada, Bahama, Mỹ, Ukraina,...

Các vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC không phải đều được đưa ra phán quyết cuối cùng. Lý do có thể là do bên nguyên tự rút đơn kiện, do hai bên hòa giải được trước khi Hội đồng trọng tài được thành lập hay đơn giản vì họ không nộp phí trọng tài nên không được Trung tâm thụ lý. Có thể xem xét tình hình này qua bảng sau:

Bảng 2: Tình hình giải quyết các vụ án đưa ra VIAC trong giai

đoạn 1996 - 2002


Năm

Tổng số vụ

Xét xử ra phán quyết

Hòa giải

Rút đơn kiện

Không đủ điều kiện thụ lý

hồ sơ

Lượng

Tỷ lệ

(%)

Lượng

Tỷ lệ

(%)

Lượng

Tỷ lệ

(%)

Lượng

Tỷ lệ

(%)

1996

25

17

68,0

4

16,0

2

8,0

2

8,0

1997

24

16

66,7

1

4,2

4

16,7

3

12,5

1998

18

11

61,1

1

5,6

2

11,1

4

22,2

1999

20

11

55,0

2

10,0

3

15,0

4

20,0

2000

23

15

65,2

3

13,0

2

8,7

2

8,7

2001

16

10

62,5

1

6,3

3

18,8

2

12,5

2002

19

11

57,9

0

0,0

4

21,1

2

10,5

Tổng

145

91

62,3

12

7,9

20

14,2

19

13,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 8

(Nguồn: Sổ theo dõi các vụ kiện của VIAC)


Như vậy, trong giai đoạn 1996-2002 số vụ đưa ra phán quyết cuối cùng chiếm trung bình 62,3% tổng số vụ, số vụ hòa giải chiếm trung bình 7,9% tổng số vụ, số vụ rút đơn kiện chiếm trung bình 14,2% tổng số vụ. Số vụ kiện đến VIAC nhưng không đủ điều kiện thụ lý hồ sơ còn khá nhiều. Tỷ lệ trung bình của số vụ loại này trong giai đoạn 1996-2002 là 13,5%. Năm thấp nhất như năm 1996, tỷ lệ này là 8%. Năm cao nhất là năm 1998, lên tới 22,2% tổng số vụ không đủ điều kiện thụ lý hồ sơ do đương sự không nộp đủ phí hoặc thỏa thuận trọng tài không hợp lệ vì thiếu sự thống nhất giữa các bên. Do vậy số vụ giải quyết bao gồm cả tổ chức xét xử và hòa giải trước xét xử trung bình chỉ đạt 70,2%. Tỷ lệ hòa giải trước xét xử đạt 7,9% là tỷ lệ đáng

khích lệ của Trung tâm, điều đó thể hiện Trung tâm luôn coi trọng lợi ích kinh tế của đương sự để nâng cao uy tín của Trung tâm, đồng thời phù hợp với cơ chế mới. Tỷ lệ hòa giải không ổn định qua các năm phản ánh thực tế là bên cạnh sự nỗ lực của ủy ban trọng tài, sự thành công của hòa giải đòi hỏi phụ thuộc rất lớn vào thiện ý và tinh thần hợp tác của các bên đương sự. Tỷ lệ hòa giải cao còn thể hiện hiệu quả giải quyết tranh chấp cao, xét về khía cạnh chuyên môn.

2.2 Tình hình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ 2003 đến nay

Sau khi Pháp lệnh Trọng tài Thương mại Việt Nam ra đời, nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trọng tài đã được thiết lập. Điều này ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các trung tâm trọng tài trên cả nước, trong đó có VIAC. Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003 có nhiều điểm mới:

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại. Điều này thể hiện ở việc Pháp lệnh đã đưa ra định nghĩa khái quát về hoạt động thương mại chứ không liệt kê các hoạt động thương mại như trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997.

Thứ hai, Pháp lệnh công nhận hình thức trọng tài Ad-hoc của Việt Nam. Trước đây, chúng ta chỉ công nhận hình thức trọng tài Ad-hoc của các quốc gia khác mà không có quy định nào nói về hình thức trọng tài Ad-hoc của Việt Nam. Đây là một hạn chế lớn của chúng ta bởi trọng tài Ad-hoc rất thuận tiện cho các vụ tranh chấp có giá trị nhỏ, cần xử lý nhanh gọn và ít tốn kém. Nó đảm bảo quyền tự do lựa chọn các hình thức trọng tài của các bên đương sự. Cùng với việc công nhận hình thức trọng tài này, Pháp lệnh cũng quy định về việc lưu trữ hồ sơ trọng tài đối với trọng tài Ad-hoc.

Thứ ba, Pháp lệnh sửa đổi tiêu chuẩn trọng tài viên theo hướng đơn giản hóa và ít thủ tục hơn theo đúng tinh thần cải cách thủ tục hành chính của ta hiện nay.

Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục xin phép thành lập trung tâm trọng tài.


Thứ năm, Pháp lệnh đã công nhận tính chung thẩm của phán quyết trọng tài. Trước đây, điều này đã được quy định tại Điều 31 Quy tắc tố tụng của VIAC có hiệu lực từ ngày 20/08/1993 nhưng cho đến thời điểm đó mới được chính thức đưa vào một văn bản luật có giá trị pháp lý cao như Pháp lệnh Trọng tài. Theo đó, Tòa án không có quyền xét xử lại vụ án, không có quyền đưa ra quyết định phán quyết của trọng tài đã tuyên là đúng hay sai một khi vụ tranh chấp đã có thỏa thuận đưa ra giải quyết tại trung tâm trọng tài. Tòa án chỉ có quyền xem xét lại thẩm quyền xét xử của trọng tài và quá trình tố tụng có đúng theo quy định của pháp luật hay không, từ đó đưa ra quyết định bác bỏ phán quyết của trọng tài hoặc cho cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài đã được tuyên. Điều này giúp các bên yên tâm khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại các trung tâm trọng tài. Một điểm đáng ghi nhận nữa của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại là: tại Điều 33 đã quy định rõ sự hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài bằng việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Những biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra giúp cho quá trình xét xử và thi hành phán quyết của trọng tài được thuận lợi hơn rất nhiều và các bên cũng có thể đảm bảo được lợi ích trực tiếp của mình không bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài cũng được quy định tại Điều 26 trong trường hợp các bên tự thành lập Hội đồng trọng tài (trọng tài Ad-hoc) Tòa án sẽ chỉ định trọng tài viên giúp cho các bên nếu như các bên không thống nhất được việc chọn trọng tài viên hoặc khi một bên cố tình không chọn trọng tài viên trong thời hạn quy định.

Như vậy, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm và bất cập của các văn bản pháp lý trước đó về trọng tài, giúp cho việc xét xử của trọng tài từ đó về sau được thuận lợi hơn và tạo được sự yên tâm của các bên khi chọn trọng tài làm cơ quan xét xử tranh chấp.

Tiếp đó, căn cứ theo quy định của Pháp lệnh, Trung tâm đã ban hành Quy tắc tố tụng trọng tài có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 (Quy tắc 2004). Bên cạnh đó, Trung tâm vẫn đồng thời giữ lại Quy tắc 1993 và Quy tắc 1996 để giải quyết các vụ tranh chấp có thỏa thuận trọng tài ký trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực.

So với các bản Quy tắc 1993 và Quy tắc 1996 vốn được xây dựng trong thời điểm hệ thống pháp luật về trọng tài của Việt Nam còn có nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Quy tắc 2004 đã khắc phục được những thiếu sót, bất cập cơ bản trong các Quy tắc 1993 và Quy tắc 1996. Bên cạnh những quy định còn phù hợp trong Quy tắc 1993 và Quy tắc 1996, Quy tắc 2004 có những điểm mới và ưu điểm sau:

Thứ nhất, về tổng thể, Quy tắc 2004 đã đáp ứng và thể hiện được các tiêu chí cơ bản của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, Pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế hiện đại.

Thứ hai, áp dụng thuận tiện, Quy tắc được áp dụng chung để giải quyết cả các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài và tranh chấp trong nước.

Thứ ba, các thủ tục tố tụng được quy định chi tiết nhưng rõ ràng và không phức tạp, đảm bảo tính đồng bộ, công khai và công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thứ tư, tôn trọng tối đa ý chí tự do thỏa thuận của các bên. Các bên được tự do thỏa thuận nhiều vấn đề liên quan tới tố tụng như thời gian, ngôn ngữ, địa điểm, luật áp dụng...

Bên cạnh những điểm mới cơ bản trên, Quy tắc 2004 còn có một số quy định cụ thể, chi tiết cho quá trình tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên.

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và Quy tắc 2004 đã tạo ra một khung pháp lý thuận tiện cho hoạt động của Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng có thêm nhiều thuận lợi như các doanh nghiệp biết đến phương thức giải quyết tranh chấp này ngày càng nhiều, đặc biệt khi chúng ta tham gia sâu hơn vào xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ trọng tài viên sau một thời gian làm việc và học hỏi đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...

Nhờ những điều kiện thuận lợi trên mà hoạt động của VIAC từ 2003 trở lại đây đã đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 3: Số vụ tranh chấp đưa ra VIAC trong giai đoạn 2003-2006


Năm

Số vụ

tranh chấp

Tăng so với

năm trước

Tranh chấp

trong nước

Tranh chấp

quốc tế

Số vụ

Tỷ lệ (%)

Số vụ

Tỷ lệ

(%)

Số vụ

Tỷ lệ (%)

2003

16

-

-

2

12,50

14

87,50

2004

32

16

100

6

18,75

26

81,25

2005

24

- 8

25

2

8,33

22

91,67

9 tháng đầu

năm 2006

28

-

-

-

-

-

-

(Nguồn: Sổ theo dõi các vụ kiện của VIAC)

Từ 2003 đến nay, trung bình mỗi năm Trung tâm giải quyết 27 vụ. Đặc biệt, năm 2004 số vụ kiện đến VIAC là 32, tăng 100% so với năm 2003. Chín tháng đầu năm nay (2006), Trung tâm tiếp nhận 28 vụ, là một kết quả khá khả quan. Đây là một điều đáng mừng đối với VIAC. Con số này đã thể hiện ngày càng rõ ràng rằng vị trí của VIAC đối với các bên đương sự khi chọn trọng tài giải quyết tranh chấp ngày càng được nâng cao. Trong tổng số các vụ đưa ra giải quyết tại VIAC, số vụ tranh chấp quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Việc giải quyết các vụ được đưa ra VIAC như sau:


Bảng 4: Tình hình giải quyết các vụ án đưa ra VIAC giai đoạn

2003-2006



Năm


Tổng số vụ

Xét xử ra phán quyết


Hòa giải


Rút đơn kiện

Không đủ điều kiện thụ

lý hồ sơ

Lượng

Tỷ lệ (%)

Lượng

Tỷ lệ

(%)

Lượng

Tỷ lệ (%)

Lượng

Tỷ lệ (%)

2003

16

11

68.75

1

6.25

2

12.50

2

12.50

2004

32

18

56.25

2

6.25

5

15.63

7

21.88

2005

24

16

66.67

1

4.17

1

4.17

6

25.00

9 tháng đầu

năm 2006


28


21


75.00


1


3.57


3


10.71


3


10.71

Tổng

100

66

66.00

5

5.00

11

11.00

18

18.00

(Nguồn: Sổ theo dõi các vụ kiện của VIAC)


Từ đầu năm 2003 đến hết 9 tháng đầu năm 2006 tổng số vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại Trung tâm là 100. Trong đó, số vụ đưa ra phán quyết cuối cùng đạt 66% (66 vụ), số vụ hòa giải chiếm 5% (5 vụ), số vụ rút đơn kiện chiếm 11% (11 vụ) và số vụ không đủ điều kiện thụ lý chiếm 18% (18 vụ).

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí