Tình Hình Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh Quốc Tế Tại Các Tổ Chức Trọng Tài Phi Chính Phủ Ở Việt Nam

và Tòa án; nâng cao vị thế của Trọng tài bằng việc ghi nhận tính cưỡng chế thi hành của các phán quyết trọng tài; quy định nhiều cơ chế mới để đảm bảo cho việc thành lập các trung tâm trọng tài được chặt chẽ hơn trên cơ sở đó mà nâng cao chất lượng và uy tín của các Trung tâm Trọng tài.

Những quy định mới của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã tạo ra khả năng lớn cho sự phát triển của trọng tài thương mại ở nước ta, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thương mại, giảm bớt gánh nặng của cơ quan Tòa án... Đồng thời, cùng với các quy định pháp luật khác, pháp luật về trọng tài đã góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật trong sạch, phục vụ yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước.

Sau khi Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và Nghị định số 25/2004/NĐ- CP ngày 15/01/2004 có hiệu lực thi hành, Bộ Tư pháp đã khẩn trương ban hành Quyết định số 125/QĐ-BTP ngày 27/02/2004 về việc ban hành Mẫu Giấy đăng ký hoạt động của trung tâm Trọng tài. Trên cơ sở các mẫu đã được ban hành, Bộ đã trực tiếp in ấn Giấy phép thành lập cũng như chỉ đạo của các Sở Tư pháp tại các tỉnh, thành phố có Trung tâm Trọng tài khẩn trương tổ chức việc in ấn Giấy phép đăng ký hoạt động để phục vụ kịp thời cho việc cấp giấy phép thành lập cũng như giấy phếp đăng ký kinh hoạt động cho trung tâm Trọng tài. Trước đó, ngày 16/02/2004 Bộ Tư pháp đã có công văn đề nghị các trung tâm Trọng tài thành lập trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xin phê chuẩn điều lệ sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 25/2005/NĐ-CP. Đồng thời trong khuôn khổ chương trình hợp tác với dự án STAR (Mỹ), Bộ Tư pháp đã phối hợp với dự án tổ chức ba lớp tập huấn về Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và Pháp lệnh Trọng tài Thương mại nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp, các luật sư hành nghề những quy định mới của Pháp lệnh...

Cho đến tháng 09/2006, Bộ Tư pháp đã phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung cho 5 Trung tâm Trọng tài là Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu (39). Đồng thời, Bộ cũng đã hướng dẫn Trung tâm trọng tài Kinh tế Bắc Giang hoàn tất các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 25/2004/NĐ-CP. Như vậy, sau hơn ba năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Trọng tài Thương mại thì chưa có một trung tâm Trọng tài mới nào được thành lập, không những thế, số lượng trung tâm vốn đã ít nay còn giảm đi. Hiện nay, cả nước có 5 trung tâm Trọng tài với tổng số trọng tài viên là 136, trong đó riêng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có 74 trọng tài viên (40).

Các trung tâm trọng tài hoạt động chưa hiệu quả vì trọng tài tuy không phải là một chế định quá mới mẻ, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng trọng tài như là một trong những phương thức cơ bản để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động. Với hầu hết các trung tâm đang tồn tại, việc triển khai thi hành Pháp lệnh cũng hầu như mới chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động và Quy tắc tố tụng.

Bên cạnh hoạt động chính là giải quyết tranh chấp thương mại, một số trung tâm đã chủ trì hoặc tham gia những hoạt động có tính chất hỗ trợ khác, như tuyên truyền, đào tạo, xây dựng pháp luật, hỗ trợ pháp lý. Trong năm 2004, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Quản lý thị trường tổ chức thành công hai cuộc hội thảo “Bảo hộ và giải quyết tranh chấp

về sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức đóng góp ý kiến cũng như giới thiệu nhiều chuyên gia là các trọng tài viên của Trung tâm tham gia vào ban soạn thảo Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại (sửa đổi); tư vấn miễn phí cho hàng trăm lượt doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến pháp luật kinh doanh...

Có thể nói rằng, tuy kết quả hoạt động trong thời gian qua vẫn chưa cao nhưng các Trung tâm hi vọng trong thời gian tới phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn.

2. Tình hình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế tại các tổ chức trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam

Cả nước hiện nay có 5 trung tâm trọng tài với tổng số trọng tài viên là 136 người. Tuy nhiên các trung tâm trọng tài hầu như không có việc. Hàng năm số vụ tranh chấp được đưa ra trọng tài còn quá ít mặc dù hầu hết các hợp đồng kinh tế đều có thỏa thuận trọng tài, trong đó Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) thuộc vào loại lớn nhất nhưng mỗi năm cũng chỉ xử lý được 20-25 vụ (39). Các trung tâm khác khoảng 5 đến 7 vụ, thậm chí có trung tâm có năm không có vụ tranh chấp nào (39). Trong nhiệm kỳ 1998-2001, VIAC thụ lý 74 vụ kiện, trong đó trên 67% vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 USD. Trong khi đó, trung bình một năm Tòa án kinh tế cả nước thụ lý khoảng 1.000 vụ, nhiều vụ trị giá hàng chục triệu USD. Năm 2005, VIAC thụ lý 24 vụ kiện, giảm 25% so với năm 2004 (32 vụ), tăng so với 2003 là 71.43%, và so với 2002 tăng 50%. Trong 9 tháng đầu năm 2006, VIAC nhận thụ lý 28 vụ (Sổ theo dõi các vụ kiện của VIAC). Hoạt động của các trung tâm khác còn ít hơn. Tính đến hết năm 2000, trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà Nội chỉ nhận hai vụ kiện, không có vụ nào giải quyết thành công, con số này ở trung tâm Trọng tài Kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

tế Bắc Giang (nay đã chấm dứt hoạt động) là 4 và số vụ giải quyết thành công là 2. Số vụ tranh chấp đưa ra Trọng tài Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2000 là 15 và số vụ giải quyết thành công là 13. Trong năm 2003 Trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà Nội (tiền thân của Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội) giải quyết được 2 vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh trong nửa đầu năm 2004 không giải quyết một vụ nào, trong nửa đầu năm 2006 trung tâm này chỉ giải quyết 6 hồ sơ tranh chấp của doanh nghiệp và con số này bằng cả năm ngoái.

Nguyên nhân giải thích cho việc doanh nghiệp chưa mặn mà lắm với trọng tài là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết nhiều về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Họ chưa thực sự nhận ra những ưu việt của phương thức giải quyết tranh chấp này. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng những bất cập trong các quy định của luật pháp hiện hành cũng là rào cản đối với hoạt động của trọng tài. Hơn nữa, số lượng các trọng tài tinh thông về ngoại ngữ và có trình độ tiếp cận các hợp đồng thương mại quốc tế gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.‌

Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 6

II. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM BÊN CẠNH PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

1. Sự hình thành và phát triển của VIAC


Ở Việt Nam, trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, để có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế, bên cạnh mô hình tổ chức trọng tài kinh tế nhà nước, mô hình tổ chức trọng tài kinh tế có tính chất xã hội - nghề nghiệp đã được hình thành và tồn tại nhiều năm. Trước năm 1993, các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế ở Việt Nam do Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải giải quyết. Hai tổ chức này tồn tại độc lập và là tiền thân của VIAC sau này.

Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (FTAC)


Hội đồng trọng tài Ngoại thương (FTAC) là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại Việt Nam theo Nghị quyết số 59/CP ra ngày 30/04/1963 của Hội đồng Chính phủ. FTAC gồm 15 ủy viên được chỉ định cho một nhiệm kỳ là ba năm. Ủy viên của FTAC là công dân Việt Nam có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và pháp luật do Ban trị sự Phòng Thương mại lựa chọn.

FTAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam và tổ chức kinh tế nước ngoài trong khi giao dịch về ngoại thương trong phạm vi thi hành các Hiệp định hoặc các Hiệp nghị, hợp đồng ký kết giữa các bên đương sự. Đó là các tranh chấp liên quan đến thanh toán, vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm... khi có ít nhất một trong các bên đương sự cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Theo Điều 3 Quy tắc tố tụng của FTAC, FTAC có thẩm quyền giải quyết các vụ việc khi:

- Thẩm quyền đó được quy định trong một Điều ước Quốc tế hay trong luật pháp nước Việt Nam, mà các bên phải thi hành, hoặc

- Các bên đương sự đã thỏa thuận thừa nhận thẩm quyền xét xử của FTAC thông qua thỏa thuận trọng tài

(Nguồn:Quy tắc tố tụng Hội đồng trọng tài Ngoại thương)


Thẩm quyền của FTAC chỉ hạn chế đối với các giao dịch ngoại thương. FTAC không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự và kinh tế trong nước.

Hội đồng Trọng tài Hàng hải

Hội đồng Trọng tài Hàng hải (MAC) được thành lập ngày 05/10/1964 theo Quyết định số 153-CP của Chính phủ Việt Nam. MAC là một tổ chức phi chính phủ bên cạnh Phòng Thương mại Việt Nam. Nhìn chung, MAC có Điều lệ và Quy tắc trọng tài giống như là của FTAC.

MAC gồm có 15 ủy viên do Ban trị sự Phòng Thương mại lựa chọn trong số những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải biển và ngoại thương, cho một nhiệm kỳ ba năm.

Sự khác nhau giữa MAC và FTAC chỉ là ở thẩm quyền. Theo Điều 2 Điều lệ của MAC, MAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về các vấn đề giao thông vận tải đường biển sau:

- Việc thuê tàu, thuê lai dắt, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển


- Công tác đại lý tàu biển


- Thù lao về việc cứu giúp giữa các tàu biển, hoặc giữa tàu biển và tàu sông


- Tàu biển đâm nhau, tàu biển và tàu sông đâm nhau, tàu biển làm hư hỏng công trình kiến trúc hoặc thiết bị phục vụ cho việc giao thông đường biển ở trong hay ngoài phạm vi cảng

- Bảo hiểm hàng hải


(Nguồn:Quy tắc tố tụng Hội đồng trọng tài Hàng hải)


MAC chấp nhận xét xử khi một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:


- Một hoặc các bên là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài


- Thẩm quyền đó được quy định trong một Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia và các bên phải thi hành

- Các bên đương sự đã thỏa thuận thừa nhận thẩm quyền xét xử của MAC


(Nguồn:Quy tắc tố tụng Hội đồng trọng tài Hàng hải)

Như vậy, so với FTAC, MAC có thẩm quyền xét xử tương tự: Thẩm quyền do Điều ước Quốc tế quy định và/ hoặc được các bên giao cho. Tuy nhiên thẩm quyền đó bị hạn chế trong lĩnh vực vận tải đường biển khi có ít nhất một trong các bên là tổ chức nước ngoài. MAC không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hoạt động dân sự hoặc kinh tế do các cá nhân và tổ chức Việt Nam ký kết, kể cả tranh chấp về đầu tư.

Là các tổ chức trọng tài thường trực, FTAC và MAC có quy tắc tố tụng riêng, quy định trình tự xét xử trọng tài. Các quy tắc tố tụng trọng tài do ban trị sự Phòng Thương mại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua. Mỗi bản quy tắc bao gồm 29 điều bao gồm các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục tiến hành trọng tài như đơn kiện, chọn và đình chỉ trọng tài viên, xét xử, chấp hành quyết định của trọng tài, thỏa thuận trực tiếp giữa các bên đương sự...

Quy tắc tố tụng của FTAC và MAC được quy định trong hai văn bản riêng biệt nhưng nhìn chung các quy định về tố tụng của hai tổ chức này là giống nhau. Các quy tắc tố tụng của FTAC và MAC mặc dù còn thiếu các quy định chi tiết, cụ thể nhưng về cơ bản đã đảm bảo được các nguyên tắc chung của tố tụng trọng tài là: bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên đương sự trong việc lựa chọn tổ chức trọng tài, quyền lựa chọn và khước từ trọng tài viên, quyền tự do bảo vệ và cử người thay mặt hợp pháp bênh vực quyền lợi cho mình, quyền các bên được trực tiếp thương lượng trước và trong quá trình tố tụng, quyền được chọn hình thức xét xử... Và một trong những quy định quan trọng thể hiện tính chất cơ bản của tố tụng trọng tài kinh tế là tính chung thẩm của phán quyết trọng tài "Quyết định trọng tài là quyết định chung thẩm, không thể bị khiếu nại trước bất cứ tòa án hay tổ chức nào khác". (Điều 24 Quy tắc tố tụng Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải).

Các bên đương sự có nghĩa vụ phải tự nguyện thực hiện quyết định của trọng tài "trong thời hạn đã được ấn định trong quyết định trọng tài. Trường hợp quyết định của trọng tài không được thi hành trong thời hạn đã định thì một trong các bên có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền chiếu theo pháp luật bắt buộc bên kia thi hành". (Điều 25 Quy tắc tố tụng Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải).

Tuy ra đời khá lâu nhưng hoạt động của FTAC và MAC rất ít. Trong thời kì 1963-1986, FTAC và MAC giải quyết rất ít các vụ tranh chấp, trong thời gian này, Việt Nam hầu như chỉ tập trung các mối quan hệ quốc tế của mình với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt là trao đổi ngoại thương và viện trợ phát triển mà bản chất của việc viện trợ đó ít mang tính chất thương mại. Chính vì thế các tranh chấp ngoại thương và hàng hải rất hạn chế. Khi có tranh chấp, bên Việt Nam và đối tác thường tìm cách giải quyết bằng thương lượng trực tiếp. Khi một vụ việc được đưa ra FTAC hoặc MAC, hai tổ chức trọng tài này thường tìm mọi cách để giúp hai bên đạt được thỏa thuận trên cơ sở nhân nhượng lẫn nhau. Điều này đã ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến hoạt động của trọng tài. Về mặt tích cực, nó thể hiện tinh thần hợp tác giữa các bên đương sự. Song về mặt tiêu cực, nó làm cho các bên đương sự hiểu sai về bản chất của trọng tài, coi việc đưa ra trọng tài xét xử là một việc căng thẳng, ảnh hưởng đến sự tín nhiệm đối với nhau. Ngoài ra, nó còn khiến cho các trọng tài viên ít có điều kiện thực hiện nghiệp vụ cho nên ít có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp, uy tín trên trường quốc tế thấp.

Từ 1986-1993, khi chính sách đổi mới làm tăng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng như giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các nước khác, đặc biệt là những nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa, tranh chấp trong hoạt động ngoại thương xảy ra càng nhiều và càng phức tạp hơn. Đến lúc này thì FTAC và MAC mới gặp nhiều khó khăn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022