hưởng ưu đãi về thuế) cho các quốc gia thứ ba [58, tr. 107-110]. Tuy nhiên Ban hội thẩm nhận thấy việc EU vi phạm Điều III.4 GATT không đồng nghĩa với việc vi phạm Điều 2 của TRIMs vì không có yêu cầu liên quan tới khoản đầu tư cụ thể tại quốc gia, và cũng không có yêu cầu mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước để được cấp phép đầu tư, hoặc thực hiện đầu tư [58, tr. 344].
+ Vụ việc: DS276 bị đơn Canada - Các biện pháp liên quan tới xuất khẩu lúa mì và quy định về nhập khẩu khẩu ngũ cốc, theo khiếu nại của Hoa Kỳ. Ban hội thẩm cho rằng, quy định của Canada, các hạt ngũ cố nhập khẩu không được trộn lẫn với các loại ngũ cốc trong nước Canada trong từ quá trình xử lý cho tới khi được đóng gói và; Canada đã tạo ra những lợi thế, ưu đãi nhiều hơn cho các loại ngũ cốc trong nước so với ngũ cốc nhập khẩu. Bằng cách tạo ra những thuận lợi hơn trong việc vận chuyển bằng việc bố trí, phân bổ các toa tàu do chính phủ sở hữu trong vận tải đường sắt đã vi phạm Điều III. 4 của GATT. Tuy nhiên Ban hội thẩm đã bác bỏ kiếu nại của Hoa Kỳ liên quan tới Điều 2 TRIMs [62, tr. 217-219]. Canada lưu ý rằng Hoa Kỳ không đưa ra được bất kỳ dấu hiệu về bản chất của các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại. Ví dụ, không có tham chiếu đến bất kỳ biện pháp được xác định trong Danh mục minh họa theo Điều 2 của Hiệp định TRIMs. Do đó, Canada cho rằng đó có thể suy đoán của Hoa Kỳ về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại và cơ sở pháp lý cho các cáo buộc về hành vi vi phạm Điều 2 của Hiệp định TRIMs. Canada cũng cho rằng việc phân bổ các toa xe lửa vận chuyển ngũ cốc không đòi hỏi cần phải đáp ứng những yêu cầu sử dụng sản phẩm trong nước, theo quan điểm của Canada thay vì sử dụng phương tiện vận chuyển bằng tàu hỏa họ có thể sử dụng các phương tiên khác thay thế.
+ Đối với vụ việc DS334, Ban hội thẩm cho rằng các biện pháp mà Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng như: từ chối không cấp giấy phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch, thực hiện việc cấp phép nhập khẩu tùy ý đã tạo ra những hạn chế về định lượng trong việc nhập khẩu gạo; đồng thời phải tuân theo những quy định trong nước (các yêu cầu mua hàng trong nước), yêu cầu các nhà nhập khẩu phải mua số lượng nhất định gạo trong nước, để được phép nhập khẩu số lượng cụ thể với các mức giảm thuế quan tương ứng là không phù hợp với Điều III.4 của GATT [63, tr. 112-113].
- Trong ngành công nghiệp ô tô:
+ Trong vụ việc DS54, DS55, DS59, DS64 – Bị đơn: Indonesia một số biện pháp ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô. Ban hội thẩm nhận định: “Các biện pháp đầu tư” mà Indonesia sử dụng nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển của ngành sản xuất ô tô và sản xuất các loại phù tùng ô tô trong nước nhằm: nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, tăng cường phát triển công nghiệp tổng thể; phát triển năng lực của ngành sản xuất linh kiện ô tô; khuyến khích sự phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ trợ; mang lại sự thay đổi lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp ô tô Indonesia; khuyến khích chuyển giao công nghệ, tạo việc làm trên diện rộng; khuyến khích sản xuất ô tô trong nước, tăng tỉ lệ nội địa hóa, nhằm tạo sự tăng trưởng nhanh chóng trong ngành công nghiệp ô tô. Gắn liền với mục tiêu này là những biện pháp tác động đáng kể tới đầu tư. Ban hội thẩm cũng cho rằng các biện pháp trên dù không do các cơ quan chức năng có thẩm quyền về đầu tư quy định (theo lập luận của Indonesia), nhưng vẫn được coi là các biện pháp liên quan tới đầu tư [60, tr. 341-342]. Vì vậy Ban hội thẩm kết luận rằng rằng, các biện pháp yêu cầu ô tô sản xuất (lắp ráp trong nước) phải đạt được tỉ lệ nội địa hóa nhất định theo yêu cầu của địa phương để nhận được những khoản ưu đãi về thuế vi phạm Điều III GATT, các biện pháp này nằm trong danh mục minh họa kèm theo Hiệp định TRIMs, và vi phạm Điều 2.1 TRIMs [60, tr. 345].
+ Vụ việc DS146, DS175 bị đơn Ấn Độ - Các biện pháp ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô. Ban hội thẩm nhận thấy các biện pháp mà Ấn Độ đã sử dụng bao gồm: áp đặt các nhà sản xuất ô tô có nghĩa vụ phải sử dụng một tỷ lệ nhất định các bộ phận và linh kiện trong nước trong sản xuất lắp ráp các loại xe ô tô (yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa); doanh nghiệp phải có nghĩa vụ bù đắp giá trị lượng linh kiện, phụ tùng bị hạn chế nhập khẩu trước đó trên thị trường Ấn Độ, bởi giá trị xuất khẩu tương đương; các nhà sản xuất ô tô có nghĩa vụ phải cân bằng giá trị nhập khẩu với giá trị hàng hàng hóa xuất khẩu, phải tương đương nhau (yêu cầu về cán cân thương mại) các biện pháp trên đã vi phạm nghĩa vụ của Ấn Độ theo Điều III.4 và Điều
XI.1 của GATT [61, tr. 167-168]. Liên quan tới quy định của TRIMs, sau khi xem
xét những biện pháp tương ứng là vi phạm Điều III: 4 và XI: 1 của GATT, Ban Hội thẩm áp dụng quy tắc chỉ xem xét một yêu cầu khi có hai hay nhiều yêu cầu xem xét cùng một hành vi (judicial economy) và thấy rằng cần không thiết để xem xét các vi phạm đó riêng rẽ với TRIMs, mặc dù các vi phạm đó không phù hợp với Điều 2 Hiệp định TRIMs [61, tr. 167].
- Trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo:
Điển hình là Vụ việc: DS412, DS426- Bị đơn: Canada – Một số biện pháp ảnh hưởng tới ngành năng lượng tái tạo [66].
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 5
- Giải Quyết Tranh Chấp Không Thông Qua Các Thủ Tục Tố Tụng
- Tình Hình Giải Quyết Các Tranh Chấp Liên Quan Tới Trims
- Thể Chế Pháp Lý Liên Quan Tới Giải Quyết Tranh Chấp Quốc Tế Nói Chung Và Trong Khuôn Khổ Wto Nói Riêng
- Số Vụ Tranh Chấp Tại Wto Theo Thứ Tự Thời Gian Từ Năm 1995 Tới Năm 2015
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Bên khiếu nại (gồm Nhật Bản và EU) cho rằng chương trình thuế quan trong ngành năng lượng tái tạo (the feed-in tariff program – FIT) của Canada đã vi phạm Điều III: 4 và III: 5 của Hiệp định GATT 1994 vì quy định này có những yêu cầu ảnh hưởng đến việc chào bán, bán hàng, mua, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng thiết bị của các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo, theo đó các thiết bị nhập khẩu bị đối xử kém thuận lợi hơn các thiết bị được sản xuất trong nước. Cụ thể, các thiết bị trong ngành năng lượng tái tạo muốn được hưởng mức thuế ưu đãi cần phải đạt được tỉ lệ nội địa hóa nhất định, theo Nhật Bản các biện pháp của chính phủ đưa ra nhằm bảo hộ cho các sản phẩm trong nước đối với các thiết bị tương tự, điều này trái với các nguyên tắc của Điều III: 1 của GATT 1994; và Điều 2.1 của Hiệp định TRIMs. Trong phần đánh giá của mình, Ban hội thẩm sẽ xem xét lập luận của các bên và đưa ra những phân tích liệu các biện pháp trên có nằm trong phạm vi các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại theo Điều 1 TRIMs và có đồng thời vi phạm Điều III.4 GATT và Điều 2.1 TRIMs hay không.
Trong phần lập luận của bên khiếu nại, tuy TRIMs không nêu rõ các biện pháp nào là các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại, nhưng họ cho rằng các biện pháp đó nhằm: thứ nhất, khuyến khích đầu tư sản xuất các thiết bị, sản phẩm sản xuất năng lượng tái tạo trong nước tại Ontario; thứ hai, nó làm ảnh hưởng đến thương mại trong sản xuất thiết bị năng lượng gió và mặt trời bằng cách ưu tiên dùng sản phẩm ở Ontario hơn các sản phẩm nhập khẩu. Thêm vào đó, Canada không có tranh luận phản đối về vấn đề này liên quan tới TRIMs.
Ban hội thẩm nhận thấy, với mục tiêu trong chương trình FIT theo lập luận của bên khiếu nại, đây là những biện pháp ảnh hưởng tới đầu tư khi khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước (tại Ontario). Các biện pháp đó nhằm thúc đẩy việc đầu tư để thiết lập các cơ sở sản xuất tại Ontario. Theo báo cáo của các nhà đầu tư như: Siemens - đầu tư trong lĩnh vực thương mại nông nghiệp và năng lượng mặt trời sẽ được nhận những khoản ưu đãi về thuế và phí ở mức tối thiểu; hay như công ty Automation Tooling Systems, nếu sản xuất các modules năng lượng mặt trời tại đó, sẽ nhận được mức giá cao hơn cho năng lượng mặt trời thông qua chương trình biểu giá về phí; tương tự như vậy, công ty Enercon và Niagara Region Corporation, để ký được hợp đồng cung cấp tua bin năng lượng gió, và xây dựng cơ sở sản xuất ở khu vực Niagara phải bảo đảm các yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa (yêu cầu trong nước).
Ban hội thẩm cho rằng, đây là các biện pháp liên quan tới thương mại, khi chương trình FIT áp đặt yêu cầu sử dụng sản phẩm trong nước đối với máy phát điện sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Tiếp theo Ban hội thẩm sẽ xem xét các biện pháp đó vi phạm Điều III.4 của GATT và Điều 2.1 của TRIMs. Theo Ban hội thẩm thì, khi EU lập luận rằng các biện pháp được đưa ra đã vi phạm Khoản 1 (a) của danh mục minh họa cùng với Điều 2.2 của TRIMs sẽ vi phạm Điều III.4 của GATT và do đó cũng vi phạm Điều 2.1 của TRIMs, không phản ánh đúng trình tự phân tích pháp lý được thể hiện theo Điều 2.1 và 2.2 của TRIMs. Ban hội thẩm xem xét trình tự phân tích pháp lý như sau: trong một trường hợp cụ thể trước hết, cần phải xem xét các biện pháp đó có vi phạm Điều
III.4 của GATT hay không. Tiếp theo đó, đối chiếu các biện pháp đó với danh mục minh họa để xác định có vi phạm Điều 2.1 của TRIMs hay không. Nếu các biện pháp đó có những đặc điểm mô tả giống với danh mục minh họa, đồng thời vi phạm Điều
III.4 GATT do đó cũng sẽ vi phạm Điều 2.1 của TRIMs. Ban hội thẩm cũng lưu ý rằng, Điều 2.1 TRIMs không thích hợp để suy ra từ khoản 1 (a) danh mục minh họa và rằng các đặc điểm đó luôn luôn không phù hợp với Điều III.4 GATT.
Như vậy trên cơ sở phân tích trên, Ban hội thẩm thấy rằng việc yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa không chỉ liên quan tới việc mua hoặc sử dụng các sản phẩm từ nguồn
trong nước theo định nghĩa tại khoản 1 (a) của danh mục minh họa, mà đây cũng là yêu cầu bắt buộc, như đối với máy phát điện sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời trong chương trình FIT để nhận được một lợi thế, và vi phạm Điều III. 4 của GATT, do đó cũng vi phạm Điều 2.1 của TRIMs.
Điểm đặc biệt trong vụ việc này không giống với các vụ việc khác đó là Ban hội thẩm kết luận rằng Canada đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều III.4 GATT, đồng thời cũng vi phạm Điều 2.1 TRIMs. Trong khi, ở các vụ việc khác sau khi đã xét thấy bị đơn đã vi phạm Điều III.4 GATT, thì Ban hội thẩm sẽ không xem xét vấn đề đó theo Điều 2 TRIMs (theo nguyên tắc “judicial economy”).
Theo lập luận của bị đơn thì các biện pháp trên không thuộc phạm vi áp dụng của GATT theo Điều III.8, liên quan tới các trường hợp mua sắm Chính phủ, Canada cho rằng đây là trường hợp mua sắm của chính phủ, khi chính phủ trực tiếp đứng ra mua và sử dụng các loại hàng hóa trên. Tuy nhiên, Ban hội thẩm nhận định rằng các trường hợp quy định tại Điều III.8 GATT chỉ áp dụng cho tiêu dùng, hoạt động của chính phủ; không áp dụng cho mục địch thương mại, hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại. Ở đây, Canada đã sử dụng các sản phẩm trong ngành năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng nhằm mục đích thương mại (bán lại cho người tiêu dùng). Để có căn cứ pháp lý thuyết phục, Ban hội thẩm đã đối chiếu các biện pháp trong danh mục minh họa của TRIMs, cùng các quy định tại Điều III.4 GATT để kết luận rằng các biện pháp đó đã vi phạm Điều III.4 GATT và Điều 2.1 TRIMs theo trình tự pháp lý nêu trên. Qua đó, có thể thấy được vai trò cũng như mục đích của TRIMs, thông qua việc làm rõ các quy định tại Điều III của GATT.
Thông qua việc xem xét các Báo cáo của Ban hội thẩm, các biện pháp mà các bên đã sử dụng trong ngành nông nghiệp đều liên quan tới việc áp đặt các quy định về hạn chế định lượng, các quy định liên quan tới giấy phép nhập khẩu nhằm mục đích hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản qua biên giới, nhằm bảo hộ các sản phẩm nông sản trong nước, và được sử dụng bởi các thành viên phát triển và đang phát triển. Trong ngành công nghiệp ô tô, thực tế cho thấy TRIMs được sử dụng bởi các thành viên đang phát triển (như Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Canada,
Ấn Độ...), các biện pháp thường được sử dụng bao gồm: những yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa để đạt được những khoản ưu đãi về thuế, các yêu cầu về cân đối giá trị nhập khẩu và xuất khẩu... nhưng nhìn chung những yêu cầu đó đều nhằm mục đích phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước của các quốc gia đang phát triển, điều này là thực tại khách quan mà mọi quốc gia đang phát triển đều muốn. Tương tự như vậy trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo đặc biệt được sử dụng bởi Canada và Ấn Độ, cũng áp dụng những yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa trong các sản phẩm để nhận được một khoản ưu đãi về thuế. Có thể thấy rằng, các biện pháp mà thành viên đang phát triển sử dụng trong ngành công nghiệp (ô tô và năng lượng tái tạo) nhằm mục đích vừa tạo ra được sự phát triển ngành công nghiệp trong nước (sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ), vừa thu hút được nguồn vốn kỹ thuật từ các quốc gia thành viên khác (thường là những đối tác chiến lược, cùng nhau có lợi). Đây cũng có thể coi là một trong những mục tiêu của TRIMs: “...với mục đích tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cho các thành viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển...” [55].
Phần lớn, thời gian giải quyết các tranh chấp liên quan tới TRIMs nói riêng và trong WTO nói chung thường giao động từ 19 tháng tới 32 tháng, kể từ thời điểm có yêu cầu tham vấn tới lúc DSB thông qua Báo cáo. Các Báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm (nếu có kháng cáo) đều được bên thua kiện tự nguyện tuân thủ sau một khoảng thời gian được các bên thỏa thuận hoặc do Trọng tài quyết định, khoảng thời gian này thường là từ 8 tới 15 tháng. Như vậy có thể thấy rằng, các quốc gia đã có một khoảng thời gian sử dụng TRIMs từ 02 tới 03 năm (hoặc có thể hơn), phần lớn các biện pháp này thường được sử dụng với hai mục đích. Thứ nhất, bảo vệ, tạo sự thuận lợi, ưu đãi cho các sản phẩm có sẵn trong nước (các sản phẩm thế mạnh do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đặc biệt trong ngành nông nghiệp). Thứ hai, với mục đích tạo động lực phát triển một cách nhanh chóng một số ngành sản xuất trong nước (những ngành được ưu tiên phát triển như công nghiệp ô tô, sản xuất năng lượng tái tạo) hướng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên, gắn với mục đích này là những yêu cầu về áp dụng tỉ lệ nội địa hóa để đạt được một khoản ưu đãi về thuế, thường được sử dụng bởi các nước đang phát triển.
Mặc dù số lượng tranh chấp liên quan tới TRIMs không nhiều, nhưng thông qua quá trình giải quyết tranh chấp chúng ta có thể học hỏi được một số kinh nghiệm quý báu, để áp dụng có hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO nói chung và trong khuôn khổ Hiệp định TRIMs nói riêng.
2.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trong giải quyết tranh chấp
2.2.1. Kinh nghiệm liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp
Thông qua việc phân tích, xem xét, đánh giá quá trình cũng như kết quả các vụ tranh chấp trong khuông khổ Hiệp định TRIMs chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Giai đoạn chuẩn bị tham gia vụ tranh chấp
Với mục tiêu giải quyết một cách nhanh chóng các tranh chấp phát sinh giữa các bên, DSU luôn đặt ra thời hạn giải quyết tranh chấp trong mỗi vụ việc: trong vòng 09 tháng báo cáo của Ban hội thẩm phải được thông qua kể từ khi thành lập Ban hội thẩm, nếu có kháng cáo là 12 tháng. Quá trình xem xét của Ban hội thẩm diễn ra rất nhanh, việc thu thập chứng cứ và đối số thực tế cần phải được thực hiện trước đó, vì việc vừa tham gia giải quyết tranh chấp vừa tiến hành thu thập chứng cứ liên quan sẽ không khả thi, và ảnh hưởng tới chất lượng của chứng cứ liên quan. Vì vậy, khâu chuẩn bị hồ sơ vụ việc trong giai đoạn trước khi khởi xướng vụ tranh chấp là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của tranh chấp bằng việc đưa ra những bằng chứng thực tế, những căn cứ pháp lý chứng minh cho sự vi phạm. Việc thu thập chứng cứ có thể có từ các nguồn khác nhau như: từ những yêu cầu phát sinh của các doanh nghiệp trong nước bị thiệt hại do các biện pháp của các nước thành viên gây ra, đây có thể coi là căn cứ ban đầu để khởi xướng vụ việc; các biện pháp được quy định trong hệ thống pháp luật của bên bị đơn ảnh hưởng tới lợi ích của các doanh nghiệp trong nước; một cách thu thập thông tin có hiệu quả nhất có lẽ là tham gia trực tiếp vào các vụ việc có nội dung tương tự (nếu có) với tư cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp, có thể phần nào hiểu rõ về bản chất của các vấn đề có liên quan, từ đó có những biện pháp thích hợp để bảo vệ lợi ích của quốc gia.
Ngoài những yêu cầu về thu thập chứng cứ có liên quan, điều quan trọng
không kém trong giai đoạn này đó là yếu tố con người, đòi hỏi cần phải có những chuyên gia am hiểu pháp luật quốc tế, đặc biệt trong việc áp dụng các Hiệp định có liên quan; tiếp đến là khả năng về ngoại ngữ trong quá trình thu thập chứng cứ từ hệ thống pháp luật của các thành viên khác, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ tài liệu bằng tiếng nước ngoài, trong quá trình tranh tụng...
Giai đoạn xem xét vụ việc
Tham vấn là giai đoạn đầu tiên và cũng là bắt buộc đối với mỗi vụ tranh chấp, vì yêu cầu tham vấn luôn là tài liệu chính thức đầu tiên để khởi xướng một vụ tranh chấp cụ thể tại WTO và mỗi vụ tranh chấp Panel chỉ xem xét trong phạm vi những vấn đề được bên nguyên đơn đưa ra, vì vậy cần thiết phải soạn thảo một cách chính xác, ngắn gọn, đầy đủ các căn cứ pháp lý và các vi phạm của bị đơn. Đề nghị thành lập Panel cũng vậy, phải đủ tính chính xác để tránh làm cho bên bị khiếu kiện phản đối ngay từ đầu hoặc khiến cho Panel từ chối xem xét đối với một vài khía cạnh của đơn kiện. Ngoài việc xác định các điều khoản tham chiếu, yêu cầu thành lập Panel cũng có chức năng là căn cứ thông báo tới bên bị đơn và bên thứ ba trong vụ tranh chấp. DSU không cấm các bên liên quan gặp gỡ trao đổi trước khi tham vấn diễn ra. Vì thế, để tham vấn đạt được hiệu quả, cần thiết phải tổ chức các cuộc gặp mặt trao đổi về các vấn đề được đưa ra trước đó với các bên.
Trong quá trình xem xét vụ việc, chúng ta cần phải chú ý tới thời gian, thời hạn cho từng giai đoạn để không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của mình trong giai đoạn đó, ví dụ như bảo đảm thời, gian thời hạn trong giai đoạn tham vấn, kịp thời tổ chức tham vấn; đưa ra yêu cầu thành lập Ban hội thẩm (để không mất quyền yêu cầu thành lập), bổ nhiệm thành viên ban hội thẩm; trong việc soạn thảo các văn bản đệ trình (liên quan tới chất lượng của các bản đệ trình); trong thời hạn liên quan tới việc kháng cáo (để không mất quyền kháng cáo). Như đã trình bày ở trên, thời hạn kháng cáo là 10 ngày (khoảng thời gian khá ngắn). Vì vậy, nếu có dự định kháng cáo, nên chuẩn bị ngay trong giai đoạn rà soát giữa kỳ... những kinh nghiệm này không chỉ giúp ích cho chúng ta trong tư cách là nguyên đơn, mà còn trong tư cách là bị đơn cũng như là bên thứ ba trong vụ tranh chấp.
Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là việc vận động, tranh thủ sự