Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Tự Do Định Đoạt Trong Việc Giải Quyết Các Tranh Chấp Kinh Tế

Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự cũng có những quy định để bảo vệ quyền tự do thành lập doanh nghiệp: pháp luật đã nghiêm cấm các chủ thể kinh doanh những mặt hàng cấm như ma túy, các loại vũ khí... Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể các tội phạm và hình phạt nếu các chủ thể cố ý kinh doanh các mặt hàng này. Bên cạnh đó, pháp luật hình sự cũng quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ví dụ như: tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội sản xuất buôn bán hàng giả, tội kinh doanh trái phép...Nếu các chủ thể kinh doanh vi phạm những quy định cấm của pháp luật và các hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong Bộ luật Hình sự thì họ sẽ chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.

2.1.3. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do định đoạt trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hình thức giải quyết tranh chấp trong pháp luật hiện hành của nước ta hiện nay bao gồm: Hòa giải; thương lượng; giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại; thông qua con đường Tòa án.

- Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa giải


“Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian, giúp các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp phù hợp để chấm dứt các xung đột đã phát sinh” [9, tr. 144]. Về cơ bản hoà giải và thương lượng cũng tương tự về cách thức tiến hành. Điểm khác nhau cơ bản là bên thứ ba làm trung gian. Bên thứ ba do các bên tranh chấp cùng chấp nhận hay chỉ định, có vai trò đưa ra các gợi ý để các bên tham khảo, nhằm tìm ra một giải pháp chung có thể chấp nhận được cho tất cả các bên. Bên thứ ba phải có vị trí độc lập với các bên tranh chấp, nghĩa là không ở vị thế xung đột hay gắn kết lợi ích đối với một hoặc các bên tranh chấp.

Trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2003, ngoài một số loại việc không cần tiến hành hòa giải, còn lại hòa giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết các tranh chấp về dân sự. Tại Điều 10 của bộ luật này quy định cụ thể về hòa giải như sau: " Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này" [36]. Đối với việc giải quyết vụ việc dân sự thì hòa giải được coi là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Khoản 2, Điều 317 Luật Thương mại cũng quy định: " Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải" [42]. Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2003 quy định đối với các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai thì hòa giải ở cơ sở là một biện pháp cần thiết. Cụ thể Điều 135 đã quy định: "Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở". Trong Luật Đầu tư năm 2005, thì giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư thì ưu tiên hàng đầu phải lựa chọn là hòa giải: "Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật" [43].

Như vậy, hòa giải là một biện pháp được pháp luật khuyến khích và yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải áp dụng khi có tranh chấp. Trên thực tế, hình thức này rất phổ biến đặc biệt như ở nước ta vốn chịu nhiều ảnh hưởng của phật giáo, nho giáo và theo truyền thống tự quản làng xã và truyền thống đó được thể hiện tương đối rõ nét trong quy định của pháp luật.

- Hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

“Là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh mà không cần đến chủ thể thứ ba. Các bên trong tranh chấp thường tự tìm đến nhau để cùng bàn bạc, thảo luận để tìm các giải pháp phù hợp nhằm chấm dứt xung đột, bất đồng” [9, tr. 143]. Trong các tranh chấp thì bất kể chủ thể thứ ba nào cũng không thể hiểu rõ ngọn nguồn bằng các bên tranh chấp. Xuất phát từ ý chí của

các bên tranh chấp muốn gỡ những mâu thuẫn bằng cách tự tìm đến với nhau để cùng đàm phán, thương lượng.

Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 7

Thương lượng là hình thức thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Ưu điểm là không chịu sự ràng buộc của bất cứ các thủ tục pháp lý cứng nhắc nào. Việc thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, kỹ năng đàm phán của các bên. Thương lượng là phương pháp ít tốn kém nhất các bên trong quan hệ tranh chấp sẽ tự tìm cách tháo gỡ, ít làm tổn hại đến quan hệ của các bên, bí mật kinh doanh được bảo vệ tuyệt đối.

- Trọng tài thương mại

Trong thực tế, để giải quyết những tranh chấp thương mại và tranh chấp đầu tư, các bên tranh chấp có thể áp dụng rất nhiều cách thức. Có thể liệt kê ra đây những hình thức giải quyết tranh chấp như: tự thương lượng, tiến hành hòa giải, yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết hoặc giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài. Mỗi một cách thức đều có những ưu điểm và nhược điểm. Các bên thường sẽ dựa trên những ưu và nhược điểm này để cân nhắc và lựa chọn cho mình một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả nhất.

Nếu như đối với các nhà kinh doanh nước ta, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp chưa được xem là sự lựa chọn phổ biến, đơn giản là vì các nhà kinh doanh của ta chưa đặt trọn niềm tin tưởng vào các trọng tài viên, cũng như chưa hoàn toàn coi trọng hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hiệu lực thi hành của những quyết định trọng tài, nhất là trọng tài trong nước, thì ngược lại, trong thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư trên thế giới, cơ chế trọng tài lại được áp dụng rất thường xuyên và càng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Thông thường, khi sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, các nhà kinh doanh và nhà đầu tư hay chú ý đến những ưu điểm của cơ chế này so với thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án. Căn cứ vào quy định của Luật trọng tài

thương mại năm 2010 và những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục tố tụng tại tòa án có thể thấy giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại sẽ có nhiều ưu điểm như: tính chung thẩm và hiệu lực của phán quyết trọng tài rộng hơn phán quyết của Tòa án, đảm bảo cơ chế bí mật, giữ gìn được quan hệ đối tác, bên cạnh đó Trọng tài còn là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, linh hoạt...

- Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Chấp nhận nền kinh tế thị trường, đồng nghĩa với việc tuân theo quy tắc cạnh tranh khốc liệt, dưới sự phát triển nhanh của nền kinh tế kéo theo hàng loạt các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh ngày càng gay gắt. Đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn, để giải quyết các tranh chấp phát sinh thì pháp luật phải thể hiện vai trò đảm bảo duy trì trật tự trong xã hội. Trước đây pháp luật của ta quy định việc giải quyết tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh tế trong hai pháp lệnh khác nhau. Đó là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989. Hiện nay, đã được thống nhất trong bộ luật tố tụng dân sự. Theo quy định thì cơ quan tài phán mà cụ thể ở đây là Tòa án sẽ giải quyết các tranh chấp và yêu cầu của đương sự bao gồm các lĩnh vực: dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.

Ưu điểm của hình thức tố tụng tại Tòa án là thủ tục tiến hành chặt chẽ, theo những trình tự bắt buộc, qua hai phiên xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Bản án, quyết định được tuyên nhân danh nhà nước, nó được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước nếu các bên không tự nguyện thi hành. Nhưng bên cạnh đó, tố tụng Tòa án có những bất lợi cho các nhà kinh doanh: quyền tự định đoạt của đương sự ở một số phương diện bị hạn chế như không được tự do lựa chọn thẩm phán, tòa án…Thời hạn xét xử kéo dài vì phải tuân theo trình tự tố tụng, nguyên tắc xét xử công khai khó đảm bảo được bí mật cho các bên tranh chấp; tính chất của việc giải quyết tranh chấp thường căng thẳng hơn so với trọng tài.

2.1.4. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do hợp đồng

- Pháp luật thừa nhận quyền tự do giao kết hợp đồng

Xuất phát từ bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, nhìn từ góc độ cuộc sống đời thường thì hợp đồng chính là các bên tự quy định các quyền và nghĩa vụ cho nhau bởi vậy các bên có thể tự do đưa ra ý chí của mình trong việc giao kết hợp đồng. Pháp luật hoặc bất cứ cá nhân nào cũng không thể dùng ý chí của mình để ép buộc chủ thể khác giao kết hợp đồng mà nó phải xuất phát từ sự mong muốn thực sự của các bên nhằm tạo lập ra các giá trị pháp lý. Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định tự do thỏa thuận là một trong những nguyên tắc của pháp luật dân sự. Nguyên tắc này đã ghi nhận một cách tổng quát, bao trùm toàn bộ quan hệ pháp luật dân sự đó là sự thỏa thuận, tự do cam kết. Pháp luật cho phép các bên có quyền tự do xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau, sau khi xác lập một cách hợp pháp chúng có hiệu lực bắt buộc các bên tôn trọng và nghiêm túc thực hiện. Từ nguyên tắc chung này, tại Điều 389 của Bộ luật Dân sự đã quy định cụ thể nguyên tắc trong giao kết hợp đồng dân sự để các chủ thể tham gia hợp đồng căn cứ và thực hiện:

Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng [39].

Ngoài việc đưa ra các nguyên tắc để bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng, pháp luật hiện hành cũng quy định trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội:

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng [39].

Về cơ bản nguyên tắc này được hiểu như sau: hợp đồng được các chủ thể tham gia tự do giao kết trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, thiện chí… nhưng không được trái pháp luật. Các điều cấm của pháp luật thường được quy định rõ trong nhiều văn bản khác nhau. Hiểu một cách đơn giản là chủ thể tham gia hợp đồng được giao kết hợp đồng trong phạm vi pháp không cấm. Chẳng hạn như pháp luật cấm buôn bán vũ khí, cấm buôn bán nội tạng người... thì các chủ thể không có quyền thực hiện các giao kết liên quan đến những điều mà pháp luật không cho phép. Mặt khác, đạo đức xã hội là những quy chuẩn chung được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng, và được bảo vệ bằng các giá trị văn hóa tồn tại lâu đời. Việc quy định hợp đồng không được vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, không thể vì lợi ích cá nhân mà xâm phạm đến trật tự công.

Quyền tự do giao kết hợp đồng còn được thể hiện trong việc pháp luật mở rộng các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng. Mọi chủ thể khi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền giao kết hợp đồng. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình pháp nhân… Trong một số trường hợp cá nhân chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự vẫn được thừa nhận là chủ thể trong giao dịch dân sự. Khoản 2, Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [39].

- Tự do lựa chọn đối tác

Quyền tự do giao kết hợp đồng chỉ là hình thức nếu các chủ thể hợp đồng không được tự do lựa chọn đối tác (hay bạn hàng) trong quan hệ hợp đồng. Khi thiết lập quan hệ hợp đồng, điều quan trọng đầu tiên mà chủ thể hợp đồng quan tâm là giao kết hợp đồng với ai, người đó có khả năng như thế nào đối với việc thực hiện hợp đồng sẽ được giao kết [9, tr. 112].

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn đối tác, pháp luật không can thiệp vào việc chủ thể sẽ ký kết hợp đồng với ai, cá nhân hay tổ chức (chỉ cần chủ thể tham gia thỏa mãn một số điều kiện về năng lực hành vi dân sự). Mặt khác, pháp luật nghiêm cấm việc đe dọa, ép buộc, lừa dối trong việc giao kết hợp đồng. Pháp luật cho phép các chủ thể kinh doanh tự căn cứ vào nhu cầu để lựa chọn, kiếm tìm đối tác, đặt mục tiêu tôn trọng, tự do ý chí lên hàng đầu trong việc lựa chọn bạn hàng.

- Tự do thỏa thuận về hình thức

Hình thức của hợp đồng dân sự được hiểu là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dưới một dạng vật chất nhất định.

Việc tự do thỏa thuận về hình thức của hợp đồng được quy định trong pháp luật dân sự thể hiện khá rõ nét yếu tố chủ thể tham gia hợp đồng có thể lựa chọn các hình thức khác nhau để xác định quyền và nghĩa vụ:

Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [39].

Như vậy, theo quy định nêu trên của pháp luật thì hợp đồng dân sự sẽ được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản nếu pháp luật không có quy định khác. Ví dụ như việc vận chuyển hành khách liên tỉnh bằng đường bộ được thể hiện bằng hành vi cụ thể là các chủ phương tiện đưa hành đến bến sau đó khách hàng sẽ trả tiền giữa hành khách và các chủ phương tiện trên thực tế đã giao kết với nhau một hợp đồng vận chuyển. Trên thực tế các hợp đồng cần có sự kiểm soát thường liên quan đến bất động sản, các tài sản có giá trị lớn, các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh...

- Bảo vệ quyền tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng

“Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các điều khoản mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng” [9, tr. 113]. Việc trao cho các chủ thể quyền thỏa thuận của hợp đồng là lẽ đương nhiên. Các chủ thể có quyền tự thỏa thuận với nhau về giá cả, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm thanh toán, thời điểm giao hàng, thời điểm phát sinh quyền nghĩa vụ, thời điểm giao kết, pháp luật còn thừa nhận hợp đồng có hiệu lực trong tương lai...Tự do thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng chính là một phần biểu hiện của sự tự do ý chí, khi ý chí của các bên được biểu đạt thông qua các quy định trong hợp đồng tức là các bên tham gia tự soạn luật cho nhau và buộc phải nghiêm túc thực hiện những

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí