Dự Báo Sự Phát Triển Của Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh Quốc Tế Bằng Trọng Tài Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới

Nhìn chung, các phán quyết của trọng tài ở Trung tâm được đánh giá là có chất lượng cao, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên không phân biệt quốc tịch, thành phần kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ chưa được xét xử kịp thời, một vài vụ khác phải đưa ra phán quyết sửa đổi, bổ sung.

Một thách thức lớn của Trung tâm hiện nay là sự cạnh tranh của các tổ chức trọng tài nước ngoài, hoạt động rộng khắp trên thế giới. Các nước, lãnh thổ trong khu vực như Đài Loan, Trung Quốc, Sigapore, Thái Lan, Mỹ, Anh Thụy Điển, ... đều có các tổ chức trọng tài lớn về quy mô tổ chức cũng như cơ sở vật chất với uy tín cao và kinh nghiệm đi trước chúng ta hàng chục năm luôn muốn mở rộng hoạt động đến các nước khác. Họ đã tiến hành tiếp thị ở Việt Nam dịch vụ của họ. Họ có thể xét xử bằng nhiều thứ tiếng và tiến hành xét xử thông qua mạng Internet. VIAC luôn phải chuẩn bị để đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới để đến một lúc nào đó có thể xâm nhập vào thị trường "dịch vụ trọng tài quốc tế" chứ không chỉ là giải quyết các vụ tranh chấp có ít nhất một bên đương sự là Việt Nam.

Hơn nữa, dù đã nhận được sự giúp đỡ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về cả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nhưng những điều kiện cần thiết để trở thành một Trung tâm trọng tài mang tầm quốc tế thì Trung tâm còn thiếu rất nhiều. Những trọng tài viên có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm lâu năm đã nhiều tuổi, cần đào tạo thêm đội ngũ mới đảm bảo chất lượng, đông đảo hơn nhằm tránh tụt hậu so với khu vực và thế giới.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH‌‌‌

QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI TRONG THỜI GIAN TỚI


I. DỰ BÁO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trọng tài ở Việt Nam


1.1. Nhân tố truyền thống văn hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


Văn hóa Châu Á nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng đều coi trọng hòa giải khi xảy ra tranh chấp bởi người Việt Nam vốn có truyền thống dĩ hòa vi quý, không bao giờ muốn làm mất lòng đối tác kinh doanh. Điều này hoàn toàn khác với những người Châu Âu luôn coi trọng khía cạnh pháp luật trong kinh doanh và ít coi trọng cái “tình” trong các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, người Châu Á rất hiếm khi kiện nhau ra tòa, thường thì họ tìm cách giải quyết các tranh chấp xảy ra thông qua các biện pháp như thương lượng, hòa giải hay trọng tài trong những năm gần đây.

Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 9

Trọng tài thương mại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây. Là một nước Châu Á, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các nước Châu Á khác, đặc biệt các nước ASEAN có truyền thống giải quyết các tranh chấp bằng hòa giải. Từ trước tới nay, ở các nước Châu Á, việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chưa phổ biến. Đối với tranh chấp trong nước, biện pháp thông thường mà các thương nhân tìm đến nhiều nhất là thương lượng trực tiếp hoậc hòa giải hay trung gian. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ khiến nhu cầu sử dụng trọng tài ngày càng tăng. Do đó, dù truyền thống hòa giải đã ăn sâu và tác động nhiều đến thói quen của các thương nhân, nhưng, nhận thấy được những ưu điểm của phương thức giải

quyết tranh chấp bằng trọng tài nên các doanh nghiệp sẽ sử dụng phương thức này ngày một nhiều hơn.

Truyền thống hòa giải của người Á Đông ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Hòa giải trước khi xét xử hoặc trước khi đưa ra phán quyết trong thủ tục trọng tài là điều các trung tâm trọng tài Châu Á nói chung và các trung tâm trọng tài Việt Nam nói riêng rất chú trọng. Việc hòa giải trong quá trình xét xử trọng tài giúp các bên tiết kiệm chi phí, bảo mật được thông tin kinh doanh, giữ gìn mối quan hệ hữu hảo của các bên, đồng thời tìm ra hướng để các bên tự nguyện thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

1.2. Nhân tố lịch sử


Do Việt Nam có một thời gian dài thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với đặc thù là Nhà nước can thiệp vào hầu hết các hoạt động kinh tế nên trọng tài ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi nhân tố lịch sử này.

Trước kia trong thời bao cấp khi nghe thấy "trọng tài" là các doanh nghiệp rất e ngại bởi trọng tài lúc đó là cơ quan của nhà nước giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Xét về mặt lịch sử, trọng tài nhà nước xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế. Năm 1960, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/TTg (04/01/1960) quy định điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế. Mười ngày sau đó, ngày 14/01/1960, trọng tài nhà nước ra đời trên cơ sở Nghị định số 20/TTg. Tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trọng tài nhà nước được hoàn thiện dần. Đỉnh điểm của sự phát triển Trọng tài kinh tế Nhà nước ở Việt Nam là việc thành lập cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày 10/01/1990. Theo Điều 2 của Pháp lệnh này thì Trọng tài kinh tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế


- Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật


- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế

- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế


- Trọng tài kinh tế có thể được giao nhiệm vụ và quyền hạn khác khi cần thiết

Như vậy ta thấy rõ ràng là Trọng tài kinh tế Nhà nước có thẩm quyền đương nhiên trong việc kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp. Chính xuất phát từ địa vị pháp lý đặc biệt như vậy mà trong thủ tục xét xử tranh chấp hợp đồng kinh tế và thủ tục xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của trọng tài kinh tế nhà nước là sự đan xen giữa tố tụng tư pháp với thủ tục hành chính. Mặc dù trong Pháp lệnh trọng tài kinh tế ngày 10/01/1990 cũng quy định những nguyên tắc cơ bản của tố tụng trọng tài như: khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hoạt động kinh tế, trọng tài viên độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; các bên tranh chấp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng trọng tài kinh tế, có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện hoặc nhờ luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng tranh luận và biện minh trước trọng tài; ghi nhận quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức trọng tài giải quyết của các bên đương sự trong phạm vi nhất định... Nhưng hoạt động của trọng tài kinh tế nhà nước trong suốt thời gian tồn tại của mình vẫn mang tính hình thức, chưa có bề rộng cũng như chiều sâu, mang tính mệnh lệnh hành chính của cơ quan nhà nước. Điều này đã gây tâm lý e ngại cơ quan này trong suốt một thời gian dài. Chính vì vậy mà kể cả khi Trọng tài kinh tế nhà nước bị giải thể vào tháng 7 năm 1994 và chức năng của nó được chuyển giao cho Tòa án kinh tế và trọng tài phi chính phủ thì rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ vai trò và lợi ích của

trọng tài phi chính phủ hiện nay. Họ vẫn còn bị ám ảnh bởi sự nhũng nhiễu và phiền hà của Trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây.

Hệ thống pháp luật của chúng ta một thời gian dài còn khá nhiều bất cập, vừa thiếu lại không đồng bộ do chúng ta thiếu quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật trong những năm dài chiến tranh. Tư duy và cơ chế tập trung bao cấp vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động của các cơ quan công quyền và thực thi pháp luật. Chính vì vậy mà việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phi chính phủ ở nước ta chưa phát huy được hiệu quả và tạo lập được uy tín trong giới doanh nhân trong và ngoài nước.

1.3. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế đó. Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp các nước có điều kiện tốt nhất để phát triển nền kinh tế của mình. Điều này càng đúng hơn với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với các nước đang phát triển, hội nhập là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để phát triển kinh tế đất nước, phát huy những lợi thế so sánh vốn có của mình, tránh tụt hậu so với những nước khác có lịch sử phát triển lâu đời.

Trong quá trình tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với gần 200 quốc gia và vùng, lãnh thổ, trở thành thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, ... thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới cả hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có những bước chuyển đổi đáng khích lệ. Và những cố gắng của Việt Nam đã đã được đền đáp, ngày 7/10/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu - WTO.

Thương mại ngày càng phát triển, tranh chấp xảy ra trong kinh doanh và hoạt động thương mại càng nhiều hơn. Với mong muốn quá trình kinh doanh thông suốt, thuận lợi, giải quyết nhanh chóng những vấn đề tranh chấp xảy ra đồng thời nhận thức được những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do đó, chắc chắn trong thời gian tời nhu cầu sử dụng "dịch vụ trọng tài" của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất lớn. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của VIAC cũng như các trung tâm trọng tài khác trong cả nước.‌

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI

1. Nhóm kiến nghị đối với các tổ chức trọng tài thương mại


Nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp là vấn đề sống còn đối với các trung tâm trọng tài. Thật vậy, mặc dù nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng nhiều nhưng cũng không thể tránh khỏi sẽ ngày càng nhiều trung tâm trọng tài mới sẽ được ra đời, đó là còn chưa kể đến sự "xâm nhập thị trường" của các trung tâm trọng tài nước ngoài. Do đó, sự cạnh tranh giữa các trung tâm sẽ ngày càng gay gắt để có thể tạo được niềm tin đối với các doanh nghiệp, xây dựng được thương hiệu của chính mình. Chỉ có như vậy, các bên đương sự với quyền tự do lựa chọn của mình mới tìm đến một trung tâm cụ thể nào đó.

Là một trung tâm đã tạo dựng được hình ảnh trong giới doanh nhân, đồng thời có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các trung tâm khác, VIAC cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của mình để có thế giữ vững và nâng cao hơn nữa vị thế hiện nay của mình.

Để đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực và uy tín của mình, VIAC và các trung tâm trọng tài khác cần tập trung chủ yếu vào những điểm sau:

1.1 Chú trọng hơn nữa tới số lượng và chất lượng trọng tài viên


Là tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài không được nhà nước bao cấp, giám sát sự thành công hay thất bại của mỗi trung tâm, cả về lợi nhuận và các lợi ích khác. Điều này vừa có mặt lợi, vừa có mặt hạn chế. Hạn chế ở chỗ trung tâm sẽ thiếu đi một phần hỗ trợ vô cùng to lớn, nhưng ngược lại, các trung tâm lại có được quyền chủ động trong hoạt động của mình. Các trung tâm cần phát huy ưu điểm này. Muốn vậy, các trung tâm cần có nội lực mạnh mẽ, mà nhân tố quyết định đến nội lực của các trung tâm trọng tài chính là đội ngũ trọng tài viên của mỗi trung tâm. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tư cách đạo đức của các trọng tài viên có vai trò quyết định đến phán quyết trọng tài và sự phục tùng của các bên với phán quyết trọng tài được tuyên.

Các trung tâm cần chú ý đến ý kiến và nhu cầu của khách hàng để chọn được những trọng tài viên có uy tín, phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp về làm việc cho mình.

Mặc dù phải chú trọng vào cả chất lượng và số lượng trọng tài viên nhưng vấn đề đặt lên hàng đầu vẫn phải là chất lượng các trọng tài viên. Các trọng tài cần tạo điều kiện thuận lợi cho các trọng tài viên hiện có tích lũy kinh nghiệm, trao đổi thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ bằng các hình thức thích hợp; đồng thời tìm kiếm thêm những người đạt yêu cầu để mời làm trọng tài viên cho trung tâm.

Các trung tâm cần phải chuẩn bị cả về điều kiện vật chất và trình độ pháp lý để tiến hành mở rộng nguồn trọng tài viên trong tương lai gần. Các trung tâm nên lựa chọn cả những chuyên gia nước ngoài làm trọng tài viên hoặc tư vấn cho trung tâm. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp các trung tâm tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài trong hoạt động giải quyết tranh chấp, nâng cao chất lượng đội ngũ trọng tài viên. Mặt

khác, có như vậy các trung tâm mới có thể vươn ra thị trường trọng tài quốc tế.

Đối với VIAC, đội ngũ trọng tài viên của trung tâm hiện nay đang ở vị trí hàng đầu. Hơn nữa, Quy chế bốn năm tổ chức bầu lại trọng tài viên 1 lần là hợp lý, tạo điều kiện cho trung tâm duy trì, củng cố và tăng cường chất lượng trọng tài viên. Tuy nhiên, để phát huy những gì đã có, trung tâm cũng không được lơ là công tác nâng cao chất lượng đội ngũ trọng tài viên.

1.2 Nghiên cứu, xây dựng và kiện toàn bộ máy thường trực của các trung tâm


Các trung tâm nên xúc tiến việc nghiên cứu, xây dựng (đối với những trung tâm chưa có), kiện toàn (với những trung tâm đã có) Hội đồng nghiên cứu khoa học pháp lý. Biến Hội đồng này trở thành bộ phận thường trực, sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp thông tin tài liệu cho các Hội đồng trọng tài hoạt động và các trọng tài viên... giúp họ có thể cho ra những phán quyết có chất lượng cao.

Các trung tâm cần chuẩn bị nguồn nhân lực để mở rộng hoạt động của mình trên khắp cả nước. Đây không những là biện pháp mở rộng hoạt động của các trung tâm mà nó còn giúp các trung tâm theo sát và hiểu rõ thực tế kinh doanh tại địa bàn, nâng cao kiến thức thực tế của các trọng tài viên.

Các trung tâm cũng cần bố trí kinh phí hợp lý cho việc thiết lập trung tâm thông tin, tủ sách trọng tài, chú trọng đầu tư cho việc cập nhật thông tin, thiết lập mạng trao đổi thông tin nội bộ và với các cơ quan, tổ chức có liên quan như Tòa án, Bộ Tư pháp, các trung tâm trọng tài khác... nhằm tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn tìm hiểu về các tổ chức trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí